Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học ở Lớp 2

doc 9 trang thulinhhd34 6971
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_cac_ye.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học ở Lớp 2

  1. Mẫu số 01 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Đinh Thị Hà - Ngày tháng năm sinh: 4/01/1979 - Nữ - Đơn vị công tác: Trường tiểu học Gia Khánh A - Chức danh: Giáo viên tiểu học - Trình độ chuyên môn: CĐTH b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: c) Tên sáng kiến: " Biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt các bài toán có yếu tố hình học trong chương trình toán 2". - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: + Môn Toán lớp 2+3 có nội dung hình học. + Học sinh khối 2+3 trường tiểu học Gia Khánh A. + Đội ngũ giáo viên khối 2+3 trong nhà trường. - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Môn Toán là một trong những môn học có vị trí quan trọng, hình học là một trong những yếu tố cấu thành chương trình toán bậc Tiểu học. Trong nhiều năm dạy học, tôi nhận thấy việc dạy các yếu tố hình học trong chương trình Toán ở lớp 2 là hết sức cần thiết,vừa phải đảm bảo tính hệ thống chính xác của toán học vừa phải đảm bảo tính vừa sức của học sinh. Kết hợp yêu cầu đó là một việc làm khó đòi hỏi tính khoa học và nhận thức tốt về cả nội dung lẫn phương pháp. Trong chương trình Toán 2, các yếu tố hình học được đề cập như: Nhận dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc, biết tính độ dài đường gấp khúc,tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, biết thực hành vẽ hình, biết xếp ghép các hình đã học thành những khối hình khác nhau, biết đếm hỡnh bước đầu làm quen với các thao tác lựa chọn, phân tích, tổng hợp hình, phát triển tư duy, trí tưởng tượng trong không gian. Do năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng của học sinh lớp 2 còn hạn chế. Mặt khác, những bài toán có yếu tố hình học ở lớp 2 là những bài toán yêu cầu phải cú sự tư duy trừu tượng, óc quan sát và trí tưởng tượng phong phú. Nhiều học sinh có thể làm thành thạo các bài toán số học trong chương trình nhưng khi đứng trước bài toán có yếu tố hình học thì lại lúng túng không biết làm
  2. như thế nào. Vì vậy việc giúp học sinh lớp 2 học tốt được các bài toán có yếu tố hình học đòi hỏi người giáo viên phải có tính sáng tạo trong phương pháp để phát huy được khả năng tư duy, tính độc lập sáng tạo của học sinh. Đó là nội dung tôi muốn đề cập tới trong sáng kiến " Biện pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học ở lớp 2"để nghiên cứu với những giải pháp cụ thể sau đây: * Trước tiên cần tìm hiểu để nắm vững nội dung yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng các yếu tố hình học trong chương trình lớp 2. Nội dung dạy học yếu tố hình học lớp 2 phong phú, đa dạng, được giới thiệu đầy đủ về: Ba điểm thẳng hàng, đường thẳng, đoạn thẳng; Đo độ dài đoạn thẳng cho trước; nhận diện đường gấp khúc, đo độ dài đường gấp khúc; Giới thiệu hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông. Vẽ hình trên giấy có kẻ ô li. Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác; Bài toán về đếm hình, xếp hình, vẽ hình theo mẫu. Như vậy, cấu trúc, nội dung các yếu tố hình học trong sách giáo khoa toán 2 được sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác phù hợp sự phát triển tư duy theo từng giai đoạn của học sinh: biết nhận dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, hỡnh vuụng, hình tứ giác, đường thẳng, đường gấp khúc, nhận dạng hình “tổng thể”, chưa yêu cầu nhận ra hình chữ nhật cũng là hình tứ giác, hình vuông cũng là hình chữ nhật. Biết thực hành vẽ hình (theo mẫu) trên giấycó ô li, xếp, ghép các hình đơn giản. Biết tính chu vi của hình dựa vào đặc điểm của từng hình ( Có mở rộng tính chu vi của hình vuông, hình tam giác đều ) Bước đầu vẽ được hình đó bằng cách nối các điểm hoặc vẽ dựa trên các đường kẻ ô vuông (giấy kẻ ô ly). Một cách khác nữa là khi dạy, giáo viên cần lưu ý cho học sinh có thói quen đặt câu hỏi “tại sao”và tự suy nghĩ để trả lời các câu hỏi đó. Trong nhiều tình huống giáo viên còn có thể đặt ra câu hỏi “Tại sao làm như vậy? Có cách làm nào khác không? Có cách nào hay hơn không?”. Các câu hỏi của giáo viên như “tại sao”, “vì sao” đã thôi thúc học sinh phải suy nghĩ tìm tòi giải thích. Đó là chỗ dựa để đưa ra cách làm bài hoặc cách giải, sự lựa chọn trong vốn kiến thức đã học để học sinh có thể trả lời và làm bài tốt hơn. Từ thói quen trong suy nghĩ ta hình thành và rèn luyện thói quen đó trong diễn đạt, trong trình bày. * Cỏch thực hiện dạy hệ thống các dạng bài tập thực hành về yếu tố hình học trong chương trỡnh toỏn 2. 1. Dạng bài tập nhận biết hình: a. Về đoạn thẳng, đường thẳng. Về nội dung dạy học “đoạn thẳng, đường thẳng” được giới thiệu ở Tiểu học có thể có nhiều cách khác nhau. Trong sách toán 2, khái niệm “đường thẳng” được giới thiệu bắt đầu từ “đoạn thẳng” như sau: Cho điểm A và điểm B, lấy thước và bút nối hai điểm đó ta được đoạn thẳng AB. Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía, ta được đường thẳng AB. Khái niệm đường thẳng không định nghĩa được, học sinh làm quen với “biểu tượng” về đường thẳng thông qua hoạt động thực hành: Vẽ đường thẳng qua 2 điểm, vẽ đường thẳng qua 1 điểm. GV chốt kiến thức cần ghi nhớ: Đoạn thẳng có giới hạn ở 2 đầu và có thể đo được độ dài cũn đường thẳng không có giới hạn ở 2 đầu và có thể kéo dài vô tận. b. Nhận biết giao điểm giao điểm của hai đoạn thẳng:
  3. Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ và hỏi: Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm nào? hoặc “Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại điểm O”. Điểm cắt chính là giao điểm(hay cũn gọi là điểm gặp nhau) c. Nhận biết 3 điểm thẳng hàng; Giáo viên cho học sinh quan sát hifnh vẽ mẫu, nêu tên 3 điểm thẳng hàng, dùng thước thẳng để kiểm tra và đưa ra nhận xét: Ba điểm thẳng hàng là cùng nằm trên 1 đường thẳng. Sau đó HS tifm 3 điểm thẳng hàng trên các đồ vật có xung quanh lớp học để minh hoạ. d. Nhận biết hình chữ nhật, hỡnh vuụng, hình tứ giác. ở lớp 2, chưa yêu cầu học sinh nắm được khái niệm, định nghĩa hình học dựa trên các đặc điểm, tính chất của hình (chẳng hạn, chưa yêu cầu học sinh biết hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông, hoặc có 2 cạnh đối diện song song và bằng nhau ), chỉ yêu cầu học sinh phân biệt được hình ở dạng “tổng thể”, phân biệt được hình này với hình khác và gọi đúng tên hình của nó. Bước đầu vẽ được hình đó bằng cách nối các điểm hoặc vẽ dựa trên các đường kẻ ô vuông (trên giấy kẻ ô ly) e. Nhận biết đường gấp khúc: Giáo viên cho học sinh quan sát đường gấp khúc ABCD và hỏi đường gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn thẳng? Đó là những đoạn thẳng nào? Hãy đọc tên các đoạn thẳng đó. Có thể dùng 1 đoạn dây cứng gấp thành nhiều đoạn rồi kéo ra thành 1 đoạn dài và cho HS nhận xét. Như vậy: Các dạng bài nhận biết hình ở lớp 2 là các bài tập đơn giản nhất và chỉ cần quan sát kĩ là HS có thể nhận diện và đưa ra kết luận chính xác. Biện pháp quan trọng là giáo viên định hướng cho HS quan sát, khai thác, tìm tòi kiến thức mới, tạo điều kiện cho HS quan sát và bày tỏ ý kiến của mình trước lớp. Giáo viên có thể liên hệ đền những đồ vật xung quanh để làm rõ mối liên kết giữa kiến thức và thực tiễn qua đó khắc sâu kiến thức cần truyền thụ cho HS. 2. Về nội dung " vẽ hình ". ở lớp 2 học sinh được làm quen với hoạt động vẽ hình đơn giản theo các hình thức sau: a. Vẽ hình không yêu cầu có số đo các kích thước. b. Vẽ hình theo mẫu; c. Vẽ đường thẳng đi qua 1 hoặc 2 điểm cho trước; d. Vẽ thêm đoạn thẳng để được hình mới; Vậy khi dạy học sinh cách vẽ hình, tôi thường tuân thủ theo các bước sau: 1. Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng thước kẻ, bút chì, bút mực để vẽ hình.Cần sử dụng hợp lý chức năng của mỗi dụng cụ, thước thẳng có vạch chia dùng để đo độ dài đoạn thẳng,vẽ đoạn thẳng (đường thẳng), thước thẳng còn dùng để kiểm tra sự thẳng hàng của các điểm. Khi sử dụng thước thẳng cần đặt thước đúng cách để đo, kẻ hình chính xác. 2. HS phải được hướng dẫn và được luyện tập kỹ năngvẽ hình, dựng hình theo quy trình hợp lý thể hiện được những đặc điểm chớnh xỏc của hình phải vẽ.
  4. 3. Hình vẽ phải rõ ràng,chuẩn xác về hình dạng và đặc điểm, các nét vẽ phải mảnh, không nhoè, không tẩy xoá có độ chính xác cao. 3. Về nội dung xếp, ghép hình. Yêu cầu của bài “xếp, ghép hình” ở lớp 2 là: Từ 4 hình tam giác đã cho, học sinh xếp, ghép được thành hình mới theo yêu cầu đề bài . Cách thực hiện: Mỗi học sinh cần có một bộ hình tam giác để xếp hình (bộ xếp hình này có trong hộp đồ dùng học toán lớp 2 hoặc học sinh có thể tự làm bằng cách từ một hình vuông cắt theo 2 đường chéo để được 4 hình tam giác). Học sinh lựa chọn vị trí thích hợp để xếp, ghép 4 hình tam giác thành hình mới. Loại toán, “xếp, ghép hình” chỉ có ý nghĩa khi mỗi học sinh phải được tự xếp, ghép hình (các em có thể xếp, ghép nhanh chậm khác nhau), nhưng kết quả đạt được là “sản phẩm” do mỗi em được “tự thiết kế và thi công” và do đó sẽ gây hứng thú học tập cho mỗi HS. - Điều cơ bản là khuyến khích học sinh tìm được các cách khác nhau đó. Qua việc “xếp, ghép” này các em được phát triển tư duy, trí tưởng tượng không gian và sự khéo tay, kiên trì, sáng tạo. Ví dụ: Xếp 4 hình tam giác: a. Thành các hình sau và cho biết mỗi hình đó giống với những sự vật gì xung quanh chúng ta. Đây là bài toán giúp học sinh phát triển tư duy, óc tưởng tượng và năng lực quan sát, là một trong những bài toán nâng cao được phát triển từ bài toán đơn giản trong SGK. Để làm được bài tập này, yêu cầu học sinh phải có trí tưởng tượng, đặc biệt là sự liên tưởng với những vật có thật trong cuộc sống. 4. Tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác: Yêu cầu học “chu vi” ở lớp 2 phù hợp với trình độ chuẩn của toán 2. Cụ thể là: ở lớp 2, chưa yêu cầu học sinh nắm được “khái niệm, biểu tượng” về chu vi của hình, chỉ yêu cầu học sinh biết cách tính chu vi hình tam giác, tứ giác khi cho
  5. sẵn độ dài mỗi cạnh của hình đó, bằng cách tính tổng độ dài các cạnh của hình (độ dài các cạnh của hình có cùng một đơn vị đo). - Trước hết, cho học sinh dùng thước thẳng có vạch chia để đo độ dài các cạnh của hình tam giác ABC. (mỗi cạnh là 3cm). - Dựa vào kết quả đo trên, tính chu vi hình tam giác ABC. Vậy với các tam giác có độ dài 3 cạnh bằng nhau, ta sẽ tính chu vi tam giỏc đó như thế nào ? ( Lấy độ dài một cạnh nhân với 3 ) 5. Cách thực hiện 1 số bài tập đếm hình học ở lớp 2. Loại bài “đếm hình” trong sách giáo khoa toán 2 là loai bài toán khó nhất có tính phát triển, đòi hỏi học sinh biết “phân tích, tổng hợp”. Do đó sẽ là “khó” đối với một số học sinh chưa làm quen hoặc chưa biết nên xuất phát từ đâu khi làm bài toán này. Sau đây xin gợi ý một cách làm để học sinh dễ thực hiện “đếm hình” (khỏi bị sót hình). Đó là cách đánh số vào hình rồi đếm hình, chẳng hạn: Ví dụ 1: Trong hình bên có mấy hình tam giác? Gợi ý cách đếm: - Đánh số vào hình, chẳng hạn: 1, 2, 3, 4. - Hình tam giác nào chỉ gồm một hình có đánh số? (Có 4 hình là hình 1, hình 1 2 2, hình 3 và hình 4). 4 3 Hình tam giác nào gồm 2 hình có đánh số? (Có 2 hình là hình gồm hình 2và hình 3, hình gồm hình 1 và hình 4). - Hình tam giác nào gồm 3 hình có đánh số? (không có). - Hình tam giác nào gồm 4 hình có đánh số? (Có 1 hình gồm hình 1, hình 2, hình 3 và hình 4). Vậy tất cả có 7 hình tam giác (4 + 2 + 0 + 1 = 7). Ví dụ 2: Hình dưới đây gồm bao nhiêu tam giác ? bao nhiêu tứ giác ? - Dựa vào ví dụ 1, ta cũng đánh số như hình vẽ. Có 4 tam giác nhỏ, nên số tam giác ở trên đoạn MN là : 2 1 + 2 + 3 + 4 = 10 1 3 4 - Có 10 tứ giác vì : 1 + 2 + 3 + 4 = 10 Mỗi hình tam giác có đã đánh số gộp với một hình tứ giác thì được một hình tam giác nữa. Vậy số hình tam giác ở hình trên là : 10 + 10 = 20 hình Vậy hình trên có 20 tam giác và 10 tứ giác. ở lớp 2 chỉ yêu cầu học sinh đếm được số hình (trả lời đúng số lượng hình cần đếm là được), chưa yêu cầu học sinh viết cách giải thích như trên. Qua các ví dụ được nêu ở trên, dạy học các yếu tố hình học ở lớp 2 là rất quan trọng, đòi hỏi sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên và hơn thế nữa là sự tìm tòi cách dạy giúp học sinh có thể bóc tách cách làm để hiểu cách làm và làm bài tập một cách nhanh nhất. Qua thực tế cho thấy, việc dạy học các yếu tố hình học ở
  6. lớp 2 là rất khó, đặc biệt là phần đếm hình, ghép hình, học sinh rất dễ bị nhầm lẫn và thường đếm sai hình. Việc đưa ra các câu hỏi gợi ý cho học sinh là rất quan trọng, và sự vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học là nguyên tắc quan trọng giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức cần đạt theo mục tiờu của bài học. Vậy để nâng cao hiệu quả giảng dạy các yếu tố hình học ở lớp 2 , giáo viên cần làm tốt một số việc như sau ; - Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài học, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, bằng cách cho học sinh thực hành, vận dụng nhiều kiến thức mới để giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Vì vậy ngay sau khi học sinh đã nắm chắc kiến thức cơ bản trong bài, cần cho học sinh làm ngay các bài trong SGK và có liên hệ kiến thức thực tế ( nếu có ). - Giúp học sinh thiết lập được mối quan hệ giữa phần kiến thức đã học với kiến thức mới ( Từ bài học Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc, giáo viên giúp học sinh liên hệ để học tốt bài Chu vi hình tam giác, chu vi hình giác ). - Cho học sinh hoạt động nhóm nhiều, đặc biệt là với các bài tập về đếm hình, ghép hình. Từ đó khuyến khích khả năng học tập hợp tác và phát triển tư duy tập thể cho học sinh. - Giáo viên phải đặt các câu hỏi vì sao? nhằm giúp học sinh luôn tìm tòi , sáng tạo và tập thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình, với các cách giải có sẵn cho học sinh. - Đặc biệt, khi dạy các yếu tố hình học ở lớp 2, người giáo viên phải hướng dẫn thật chính xác cách sử dụng các đồ dùng học tập giúp học sinh làm bài chính xác ( các bài tập về vẽ hình, đo hình ) Việc dạy phần kiến thức cơ bản là rất quan trọng, trên thực tế người giáo viên phải biết phát triển từ những bài tập cơ bản trong SGK, lập ra các bài tập mới có nội dung nâng cao, sỏng tạo giúp học sinh không ngừng phát triển khả năng hiểu biết của mình. - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Từ việc nghiên cứu các phương pháp dạy học để dạy học các yếu tố hình học ở lớp 2 nờu trờn, tôi đã chọn lớp 2D Trường Tiểu học Gia Khánh A để dạy thực nghiệm. Tôi chọn bài : " Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác "( SGK Toán 2 - trang 130 ) để dạy thực nghiệm, đồng thời trong suốt quá trình dạy học toán với việc đan xen các bài tập hình học tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học giúp học sinh có thể ghi nhớ kiến thức một cách nhanh nhất và vận dụng tốt nhất. + Cú thể hỏi: Hình tam giác có mấy cạnh; cú mấy đỉnh; kí hiệu đỉnh của hình tam giỏc, đọc tên các đỉnh và các cạnh của hình tam giác. + Cho HS thực hành cỏch vẽ hỡnh tam giác bằng cách mối các đỉnh với nhau. + Dùng thước có vạch chia để đo độ dài các cạnh của hình tam giác một cách chính xác, đọc kết quả vừa đo được. + Nêu cách tính chu vi của hình tam giác (GV cú thể liên tưởng đến cách tính độ dài đường gấp khúc) các em đó được học ở các bài học trước để tính. Vậy qua bài tính chu vi của hình tam giỏc, ta cú thể giúp các em liên tưởng và ôn lại nhiều kiến thức hình học đó học có liên quan. Bằng cách hỏi gợi mở, phương
  7. pháp trực quan sinh động, GV đó giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mới trờn nền tảng hệ thống kiến thức cũ một cỏch hiệu quả. * Kết quả khảo sát học sinh lớp tôi chủ nhiệm qua các giai đoạn như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Bắt đầu thử nghiệm 10 =28,6% 10=28,6% 13= 37,2 1=5.6% Cuối kì I 12=34,3% 15=42,8% 8= 22,8% 0 Giữa kì II 18=51,5% 17=48,6% 5=14,3% 0 Cuối năm học 22=62,8% 11=31,4% 2=5,7 0 Nhìn vào số liệu trên tôi thấy bằng việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy học đúng đắn đã giúp tôi có thể truyền thụ toàn bộ kiến thức cơ bản giúp học sinh nắm chắc và vận dụng các kiến thức cơ bản để làm các bài tập hình học được tốt nhất và điều đặc biệt là số lượng học sinh đạt điểm giỏi của lớp tăng đáng kể, số HS điểm yếu không cũn. Từ kết quả trên, tôi đó cố gắng hoàn thành sỏng kiến của mỡnh và thảo luận trong tổ chuyên môn dưới hình thức chuyên đề. Qua trình bày phần lý thuyết chuyên đề với kết quả thực nghiệm của lớp mình, số đông giáo viên trong tổ chuyên môn đều đồng ý với sáng kiến trên. Tôi mạnh dạn đề xuất tổ chuyên môn tổ chức hội thảo chuyên đề và áp dụng rộng rãi sáng kiến của tôi trong tổ. Sau nhiều giờ dạy thực nghiệm áp dụng ở nhiều đối tựơng học sinh khối lớp 2 trong trường, tôi mạnh dạn khảo sát chất lượng của học sinh qua các bài tập dạng trắc nghiệm khách quan và kết quả cho thấy: học sinh có thể làm thành thạo các bài toán trong chương trình có yếu tố hình học, nhận diện hình, vẽ hình, đếm hình chianh xác hơn, sự tưởng tượng và tính sáng tạo của các em trong giải toán có yếu tố hình học tiến bộ rất nhiều. Tôi cảm thấy hài lòng hơn vì sáng kiến của tôi không chỉ đạt hiệu quả khi áp dụng với học sinh đại trà mà tụi còn áp dụng thành công trong năm học khi áp dụng với đối tượng học sinh giỏi. Số lượng học sinh ham mờ học toán có yếu tố hình học tăng đáng kể. - Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến 1. Khi chưa áp dụng sáng kiến: Những bài toán có yếu tố hình học ở lớp 2 là những bài toán yêu cầu phải cú sự tư duy trừu tượng, óc quan sát và trí tưởng tượng phong phú. Nhiều học sinh có thể làm thành thạo các bài toán số học trong chương trình nhưng khi đứng trước bài toán có yếu tố hình học thì lại lúng túng không biết làm như thế nào. Kĩ năng nhận diện hình, vẽ hình, gộp hình, đếm hình của các em gặp rất nhiều khó khăn do năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng còn hạn chế và việc làm quen với các thao tác lựa chọn, phân tích, tổng hợp hình, phát triển tư duy, trí tưởng tượng trong không gian của học sinh lớp 2 chỉ ở giai đoạn đầu của tiếp cận vấn đề mới bằng nhận thức cảm tính. 2. Khi áp dụng sáng kiến:
  8. Với việc áp dụng các giải pháp nêu trên tôi nhận thấy: HS không còn lúng túng khi đứng trước bài toán có yếu tố hình học, các em ham mê và thích thú khi học toán về hình học. Kĩ năng nhận diện hình nhanh và chính xác, biết dựng hình và vẽ hình theo quy trình hợp lý, thể hiện những đặc điểm chính xác của hình phải vẽ; xếp và ghép hình với trí tưởng tượng cao về không gian; biết liên tưởng đến các vật có thật trong cuộc sống. Biết nhận diện, đo độ dài đường gấp khúc và vận dụng kiến thức về đường gấp khúc để tính chu vi một số hình như tam giác và tứ giác. Đặc biệt các em đã biết làm các bài toán đếm hình một cách thành thạo và sáng tạo mặc dù đây là dạng toán hình khó nhất đòi hỏi tính sáng tạo và khả năng suy luận logic cao. Tôi nhận thấy thành công nhất trong sáng kiến của tôi là từ các dạng toán hình trong chương trình toán 2, tôi đã phân loại chúng thành các dạng cơ bản, đi từ đơn giản đến phức tạp; phát triển chúng thành những dạng bài tập cơ bản, lập các bài tập mới có nội dung sáng tạo giúp HS tính toán chính xác và phát triển kĩ năng tư duy và suy luận lô gic của mình. Cách làm của tôi phù hợp với mọi đối tượng trong lớp: đối với HS trung bình và còn hạn chế về nhận thức, các em có thể hoàn thành tốt các bài tập ở các dạng đơn giản và cơ bản; đối với HS khá giỏi có thể hoàn thành tốt các dạng bài có nội dung sáng tạo nêu trên. Cách làm của tôi nêu trên còn góp phần lớn trong việc truyền cảm hứng cho người học, đây phải chăng là thành công lớn nhất mà mỗi người thầy đều hướng tới trong quá trình giúp HS chiếm lĩnh kiến thức mới. Tôi nhận thấy sáng kiến của mình có thể áp dụng rộng rãi trong các nhà trường tiểu học khi dạy toán có yếu tố hình học ở lớp 2 đem lại hiệu quả cao, là nền móng cho sự phát triển tư duy hình học cho học sinh trong những lớp học và bậc học tiếp theo và cho cuộc sống sau này của các em. - Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Đinh Thị Hà Trường TH Gia Khánh A- Lớp chủ nhiệm 2D Bình Xuyên- Vĩnh Phúc 2 Tổ 2+3 Trường TH Gia Khánh A- Khối lớp 2 : 149 HS Bình Xuyên- Vĩnh Phúc Khối lớp 3 : 150 HS 3 GV tổ 2+3 Trường TH Gia Khánh A- 10 Giáo viên Bình Xuyên- Vĩnh Phúc Tôi cam đoan đây là sáng kiến của tôi, không sao chép của người khác
  9. Gia Khánh, ngày tháng 1 năm 2019 Gia Khánh, ngày 1 tháng 1 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên)