Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả

doc 23 trang binhlieuqn2 08/03/2022 11331
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tap.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả

  1. 11 “Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác ” 5. Làm giàu vốn từ cho học sinh ▪ Giáo viên cần có biện pháp làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh qua từng bài đọc, từng bài tập ở các môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ- câu cùng chủ điểm. Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự vật, một cảnh vật hay một con người nào đó và thể hiện những điều đã quan sát và đánh giá được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình, kịp thời điều chỉnh những lỗi về dùng từ, viết câu, làm văn a. Bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các phân môn Tiếng Việt: ▪ Môn Tập đọc giúp các em hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng, hiểu được nội dung của các đoạn văn, khổ thơ có ý nghĩa miêu tả (cảnh vật, con người, ). Mỗi tiết dạy Tập đọc nên thêm một vài câu hỏi về thể loại, bố cục và trình tự miêu tả của tác giả để học sinh thấm dần về Tập làm văn miêu tả. ▪ Môn Luyện từ- câu là môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều nhất khi dạy các tiết Mở rộng vốn từ. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, phát hiện từ miêu tả, dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả như nhóm từ ngữ miêu tả ngoại hình, nhóm từ ngữ miêu tả đặc điểm cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động, Đặc biệt ở chính phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ: Ví dụ 1: Tìm từ láy gợi tả âm thanh trên dòng sông (bì bọp, ì ọp, ì ầm, xôn xao, ào ào ) Ví dụ 2: Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với dòng sông: dòng sông như dải lụa, dòng sông như con trăn khổng lồ, dòng sông như người mẹ hiền ôm ấp đồng lúa chín vàng b. Sử dụng từ ngữ trong miêu tả: Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các cách sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối (đỏ mọng, đặc sệt, trong suốt ), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ ). Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ ” Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng chim báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời nhô lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai bay trong gió. Đàn gà con gọi nhau, theo chân mẹ. Đường làng đã người qua lại.” Ví dụ 2: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để được các câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất (tiếng chuông, chùm sao, thuỷ tinh, dải lụa, giọng bà tiên). - Hoa xoan nở từng chùm trông giống như ( những chùm sao )
  2. 12 - Nắng cứ như xối xuống mặt đất. ( thuỷ tinh ) - Giọng bà trầm ấm ngân nga như ( tiếng chuông ) Ở ví dụ 1 và ví dụ 2, cho số từ nhiều hơn số chỗ trống cần điền, buộc HS phải suy nghĩ kĩ hơn khi chọn từ. 6. Lập và hoàn thiện dàn ý Để làm một bài văn đúng trình tự, đầy đủ nội dung, hay về ý tứ lời văn, đẹp về hình ảnh sống động, dùng từ viết câu chính xác, rõ ràng đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức về từ ngữ, kiến thức về câu, về cách xây dựng văn bản. Khi học sinh đã được cung cấp những từ ngữ miêu tả rồi, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho các em lập dàn ý, lựa chọn sắp xếp ý để miêu tả. Mục đích xây dựng dàn ý là giúp học sinh xác định được đúng yêu cầu của từng phần: mở bài, thân bài, kết bài, xác định thể loại và đối tượng miêu tả để tránh tình trạng học sinh viết tràn lan, lạc đề và miêu tả không trọng tâm. Hoạt động tiếp theo sau khi lập dàn ý là hoàn thiện dàn ý. Đây là bước quan trọng, cần thiết để có được một bài tập làm văn viết tốt nhất. Khi làm bài vào vở, học sinh cần chú ý cách trình bày, chữ viết, lỗi chính tả. Đó là những yếu tố giúp học sinh thành công trong quá trình học Tập làm văn. Cuối cùng, khi đã làm bài xong học sinh cần kiểm tra lại bài viết của mình trước khi nộp bài. 7. Giáo viên chấm bài và trả bài viết Chương trình Tập làm văn lớp 5 có 3 tiết trả bài tả cảnh, 3 tiết trả bài tả người, 4 tiết trả bài kể chuyện, đồ vật, cây cối, con vật. Ta nhận thấy rằng có chấm bài chu đáo thì mới có tiết trả bài đạt hiệu quả. a. Chấm bài: Khi chấm bài Tập làm văn cho học sinh, mỗi bài tôi đọc qua một lượt để có cái nhìn chung về bố cục, về diễn đạt của học sinh, xem thử học sinh đã làm bài đúng thể loại, nội dung và trọng tâm bài viết chưa. Tôi ghi ra sổ chấm bài những chỗ hay, chưa hay hoặc sai những lỗi gì của từng HS. Khi chấm điểm xong cho cả lớp, tôi đánh giá chung kết quả bài làm của học sinh và rút ra những tiến bộ cần phát huy, và những thiếu sót cần sửa chữa bổ sung để chuẩn bị cho tiết trả bài sắp tới b. Trả bài viết: Nội dung, phương pháp lên lớp một tiết trả bài Tập làm văn viết lớp 5, theo sách giáo khoa xác định có 3 hoạt động chính: 1. Nghe thầy (cô) nhận xét chung về kết quả bài làm của lớp. 2. Chữa bài. 3. Đọc tham khảo các bài văn hay được thầy (cô) giáo khen để học tập và rút kinh nghiệm (TV5- T1- T53). Để tiết trả bài viết đạt hiệu quả, giáo viên cần lấy thông tin từ bài viết của học sinh (đã chấm và ghi ở sổ chấm bài) và thực hiện các hoạt động trả bài một cách bài bản, có linh hoạt tuỳ theo tình hình chất lượng Tập làm văn của lớp.
  3. 13 ✓ Hoạt động 1: Nhận xét chung về bài làm của lớp gồm các bước sau: o Bước 1: Đánh giá việc nắm vững các yêu cầu của đề bài (ghi đề, học sinh đọc đề bài, xác định 3 yêu cầu: thể loại, nội dung và trọng tâm). Đánh giá tình hình làm bài của lớp về mặt nhận thức đề (số bài đã đạt 3 yêu cầu của đề, số bài chưa đạt hoặc đạt chưa đủ 3 yêu cầu. Biểu dương cá nhân, cả lớp ). o Bước 2: Đánh giá về nội dung bài viết (cho học sinh nêu dàn ý chung của kiểu bài tả cảnh,( tả người ) Đọc một vài đoạn văn đã chọn sẵn cho học sinh nghe và nhận xét, cuối cùng giáo viên đánh giá chung về nội dung đoạn văn đó. ✓ Hoạt động 2: Chữa bài: Nội dung và cách thức thực hiện sửa chữa lỗi diễn đạt: ▪ Việc sửa chữa lỗi diễn đạt dựa trên cơ sở bài làm của cả lớp mà trong quá trình chấm bài, GV đã ghi ra các câu có vấn đề về ngữ pháp, các lỗi chính tả Đến lúc này GV tổ chức, hướng dẫn cho HS nhận xét, sửa chữa. Định hướng như vậy sẽ giúp cho việc sửa chữa lỗi sát hợp và kịp thời uốn nắn kĩ năng diễn đạt cho lớp. Tuy nhiên, sửa như vậy sẽ dẫn đến tình trạng nhàm chán trong HS vì tiết trả bài nào cũng sửa chữa những lỗi đó. ▪ Riêng tôi, ngay từ đầu năm học đã lên kế hoạch sửa lỗi diễn đạt cho lớp, mỗi tiết trả bài viết tập trung sửa chữa cho một hoặc hai loại lỗi nào đó một cách bền vững, tức là cần có trọng tâm sửa lỗi cho từng tiết. * Hoạt động 2 này tiến hành theo 3 bước : o Bước 1: Tham gia chữa lỗi chung cho cả lớp: Ví dụ: Tiết trả bài viết số 1(tả cảnh, tuần 5) : Trọng tâm sửa lỗi là luyện từ -câu và thực trạng viết câu. o Bước 2: Học sinh đọc lại bài làm của mình, chú ý những chỗ mực đỏ ghi lời khen, chê của cô giáo. ( Ví dụ : câu hay, đoạn hay, hoặc lỗi dùng từ, lỗi viết câu, lỗi chính tả ) o Bước 3: Học sinh tự chữa bài vào vở tập làm văn. ✓ Hoạt động 3: Đọc tham khảo một số đoạn, hoặc vài bài văn hay của một số em cho cả lớp nghe để học tập và rút kinh nghiệm. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua những biện pháp và giải pháp tôi đã áp dụng được nêu ở trên, đến cuối học kì I năm học 2016 – 2017 các em đã nắm được một số vốn kiến thức nhất định để học có hiệu quả phân môn Tập làm văn. Cả lớp đều ham thích môn học, không sợ sệt khi đến tiết Tập làm văn như đầu năm học nữa. Bài làm của các em đa số đã có tiến bộ, học sinh nắm được cách sắp xếp ý, bố cục chặt chẽ, dùng từ chính xác, viết câu văn trôi chảy, mạch lạc, bước đầu có hình ảnh, cảm xúc, hiểu và vận dụng khá tốt các biện pháp tu từ trong các bài tập làm văn của mình. Các em cảm thụ được bài văn, đọc bài trôi chảy, hiểu đúng nội dung bài, nhất là rất tự tin khi đến tiết học Tập làm văn.
  4. 14 Diễn biến chất lượng Tập làm văn: Thời điểm Số Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 1, 2 HS Khảo sát đầu năm 30 0 0% 2 4,4% 8 34,8% 10 60,8% 2016-2017 Giữa học kì I 30 3 8,7% 7 21,7% 10 43,5% 5 26,1% Cuối học kì I 30 5 17,4% 9 30,4% 9 39,1% 0 13,1% Diễn biến chất lượng môn Tiếng Việt (Điểm kiểm tra): Số Điểm Điểm Điểm Điểm Thời điểm HS 9 - 10 7- 8 5 - 6 1,2,3,4 Khảo sát đầu năm 30 0 0% 5 21,7% 12 52,2% 6 26,1% 2016 – 2017 Giữa học kì I 30 4 17,4% 7 30,4% 9 39,1% 3 13,1% Cuối học kì I 30 7 30,4% 8 34,8% 8 34,8% 0 0% Diễn biến chất lượng phân môn Tập làm văn sau khi áp dụng đề tài này thật đáng phấn khởi, đây là kết quả của một quá trình phấn đấu của cô giáo và học sinh lớp 5C trường Tiểu học Văn Cao. Chất lượng phân môn Tập làm văn đi lên rõ rệt đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt của lớp và của tổ chuyên môn. VII. KẾT LUẬN Sau một học kì áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, thành công tuy nhỏ nhoi nhưng tôi ý thức được rằng để giúp học sinh lớp 5 làm được bài văn miêu tả sinh động, đúng kiểu bài, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu soạn giảng, có lòng nhiệt tình với học sinh và tâm huyết với nghề nghiệp. Thầy cô giáo đã miệt mài, tận tuỵ thì việc mong muốn có nhiều học sinh giỏi văn sẽ không còn là khó. Sau thời gian đầu tư nghiên cứu và áp dụng những biện pháp dạy học như trên, học sinh lớp tôi đã có chuyển biến đi lên về chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Tập làm văn đúng là phân môn có tính chất tổng hợp và sáng tạo cao. Cho nên mỗi bài văn của từng học sinh là một tác phẩm văn học của các em, chúng ta phải tôn trọng nó, giúp đỡ nó để mỗi ngày có được nhiều học sinh giỏi văn. Biết đâu sau này trong các em, sẽ có người trở thành nhà văn, nhà thơ Có thể nói, bước đầu thành công trong việc dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn ở học kì II và các năm sau, với mong
  5. 15 muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cấp Tiểu học. Tuy nhiên những biện pháp mà tôi đã áp dụng trên, tuỳ đối tượng học sinh cũng cần có sự vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo của giáo viên. Tôi nghĩ rằng nội dung đề tài này không có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hằng ngày của giáo viên mà thôi. Nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng nếu lâu nay ta làm chưa tốt thì bây giờ ta dốc hết tâm huyết vào, tận tuỵ với học sinh, soạn giảng nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công. Rất mong nhận được sự đồng tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp lớp 4- 5. VIII. ĐỀ NGHỊ Để dạy học có hiệu quả Tập làm văn ở Tiểu học ( nhất là văn miêu tả ở lớp 4, 5) tôi xin có mấy đề nghị sau : 1. Đối với cấp trên : Cần điều chỉnh phân phối chương trình Tập làm văn lớp 4-5 để có thêm số tiết Tập làm văn viết và trả bài. 2. Đối với BGH nhà trường : Cần cho áp dụng đối với các lớp khối 4,5 trong trường, nhằm rút kinh nghiệm chung đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng. 3. Đối với đồng nghiệp dạy lớp 4, 5 : Thầy, cô giáo cần phải đầu tư hơn nữa về phương pháp và biện pháp cho mỗi giờ học phân môn Tập làm văn (từng thể loại, từng kiểu bài cụ thể ) để từng bước giúp các em nắm vững kiến thức, chủ động nói lên những suy nghĩ hồn nhiên của mình; nói đúng, nói hay, làm giàu thêm vốn từ ngữ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt .
  6. 16 IX. PHỤ LỤC Giáo án minh hoạ 1 : Tuần : 1 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH Ngày dạy : Tiết : 2 27/08/2010 I- Mục tiêu: HS biết: - Nêu được n/xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng(BT1). - Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2). II- Đồ dùng dạy-học: - 2 bảng phụ, tranh ảnh cánh đồng vào buổi sớm. III- Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HTĐB 1/ Kiểm tra bài cũ (4-5 phút) - Trình bày cấu tạo của bài văn tả cảnh? - Hãy phân tích cấu tạo của bài Nắng trưa. - 2 HS trình bày. - GV nhận xét chung, ghi điểm. - Nhận xét. 2/ Bài mới: (32-35 phút) a/Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1-2 phút) - Qua việc phân tích bài Buổi sớm trên cánh đồng, các em sẽ hiểu thế nào là q/sát và chọn - Lắng nghe. lọc chi tiết trong 1 bài văn tả cảnh. b/Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT(24-25’) * Bài 1 : - 1 HS đọc yêu cầu của BT 1 và đoạn văn. - Lớp đọc thầm. - GV giao việc theo nhóm đôi: - Thảo luận nhóm đôi. - Tìm những sự vật được tác giả tả trong buổi * HS sớm mùa thu. K, G - Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan hoàn nào? chỉnh - Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế dàn ý của tác giả. rồi viết - Tổ chức cho các nhóm trình bày. - Đại diện nhóm trình bày. vào vở. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. - Nhận xét. * GV *Những sự vật được tả trong bài : giúp +Bằng xúc giác: mát lạnh, ướt lạnh bàn chân. HS +Bằng thị giác: mây xám đục, vòm trời xanh trung vòi vọi. bình, +Câu 3 “Giữa những xanh vòi vọi", chi tiết yếu “vài giọt mưa loáng thoáng rơi " hoàn * Bài 2 : 1 HS đọc yêu cầu BT2. thành - Cho HS giới thiệu tranh ảnh với nhau. - HS trao đổi giới thiệu dàn ý. - GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS. tranh ảnh với nhau.(nhóm
  7. 17 - HS tự lập dàn ý vào vở nháp, 2 HS làm bảng đôi) phụ. - 2 HS làm bảng. - GV gọi HS khác đọc dàn ý của mình. - Nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung. - 2-3 HS trình bày. * Ví dụ: Dàn ý tả cảnh công viên vào buổi - Nhận xét, bổ sung. sáng. + MB: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên. + TB: (Tả các bộ phận của cảnh vật) + KB: Rất thích đến công viên vào buổi sớm mai. - GV cho HS tự sửa lại dàn ý của mình. 3/Củng cố-dặn dò: (1-2 phút) - Tự sửa bài . - Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị tiết sau :Viết đoạn văn tả cảnh một - Lắng nghe. buổi trong ngày. Giáo án minh họa 2 : Tuần : 15 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI Ngày dạy: Tiết : 29 (Tả hoạt động) 2/12/2010 I/ Mục tiêu : 1/ Nắm được cách tả hoạt động của người ( các đoạn của bài văn, nội dung chính của từng đoạn, các chi tiết tả từng hoạt động ). (BT1) 2/ Viết được một đoạn văn tả hoạt động của người (BT2). II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ + dàn ý đã làm từ tiết TLV trước. - Tranh 1 số hoạt động của người trong cuộc sống. III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HTĐB 1/ KTBC: (4-5 phút) -HS đọc lại biên bản đã tập ghi ở tuần trước. - 1HS đọc -HS nêu cách viết phần tả ngoại hình của bài - HS lắng nghe. văn tả người. -GV -GV nhận xét, ghi điểm. giúp 2/ Bài mới: (32-33 phút) HS( Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới (1-2 phút) Nhất là Hoạt động 2: H/dẫn HS tìm hiểu bài(13-15’) - HS nêu yêu cầu HS Bài 1 :*Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, phân tích đề. - 1 HS đọc to bài “Công yếu) - Giao việc theo từng câu hỏi. nhân sửa đường” lớp nắm a/ Các em cho biết bài văn có mấy đoạn? Mỗi theo dõi đọc thầm. được đoạn từ đâu đến đâu? -HS thảo luận cặp cách tả -GV ghi tóm tắt lên bảng lớp. -Trả lời hoạt
  8. 18 b/ Nêu ý chính của mỗi đoạn. -Nhận xét động -Ghi lại những chi tiết tả bác Tâm trong bài -HS thảo luận N4 của văn. - HS trả lời đại diện người, - Cho HS làm bài và trả lời kết quả. - Cả lớp nhận xét. các chi - GV nhận xét, chốt ý. -HS nêu lại toàn bộ nội tiết tả c/Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm dung. từng -GV ghi tóm tắt lên bảng ý chính. -HS trả lời cá nhân hoạt * Qua bài văn giúp em nắm được điều gì? - Lớp nhận xét. động ). -GV gạch chân từ tả hoạt động ở đề -HS quan sát và nêu Viết *Để các em biết thêm một số hoạt động của một số hoạt động của được người lao động: từng tranh một -GV đính tranh lên bảng. -HS nêu thêm hoạt động đoạn -GV nhận xét, sửa chữa cách tả hoạt động. 2/ 1 HS nêu đề. văn tả Bài 2 : *Cho HS đọc đề bài 2. -HS nắm 1 số hoạt động hoạt -Cho HS phân tích đề, GV giúp đỡ HS làm bài từ đó viết một đoạn văn động cá nhân. thể hiện điều đó. của -GV chấm bài. -HS nắm yêu cầu của người. -Nhận xét: dùng từ, câu, lỗi chính tả. đề. - GV nhận xét, khen những HS viết đoạn văn Làm vào vở bài tập. đúng chủ đề, hay. 3/ Củng cố, dặn dò: *GV nhận xét tiết học. Lắng nghe - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn tả hoạt động của người mà em yêu mến. Bài sau: Luyện tập tả người Giáo án minh họa 3 : Tuần: 17 TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI Ngày dạy: Tiết : 34 17/12/2010 I/ Mục tiêu : 1/ Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả.) 2/ Có khả năng phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn. Nhận biết điểm của những bài văn hay. Viết lại được một đoạn trong bài cho hay hơn. II/ Đồ dùng dạy học : - Phiếu ghi thống kê các lỗi sai + bút dạ + bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS HTĐB 1/ Kiểm tra bài cũ : (4- 5 phút) - Gọi một số học sinh đứng tại chỗ đọc đơn xin học - 3 HS lần lượt đọc môn tự chọn ở tiết trước.
  9. 19 - Nhận xét, ghi điểm. 2/ Bài mới : a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (1-2 phút) - Trong tiết TLV hôm nay, cô sẽ trả bài kiểm tra - Nghe. cho các em. b/ Hoạt động 2: Nhận xét chung (4-5 phút) - GV ghi đề bài ( cả 4 đề ). - Cho HS đọc lại đề. - 1 HS đọc. - Xác định trọng tâm đề. - GV nhận xét kết quả bài làm của HS. • Ưu điểm. - Cả lớp lắng nghe. o Về nội dung. o Về hình thức trình bày. • Hạn chế về nội dung, về hình thức trình bày. c/ Hoạt động 3 : Chữa lỗi (12-14 phút) -Giúp HS • Sửa lỗi chính tả và cách dùng từ. - HS làm việc cá yếu nhận - Đọc lỗi chính tả sai cho HS sửa. nhân biết lỗi - Đọc câu dùng từ sai cho HS sửa - HS lên bảng sửa. trong bài - Cho HS tự sửa vào VBT và lên bảng làm. - Lớp nhận xét. văn và tự • Sửa lỗi những câu văn sai sửa được - Đọc cho HS những câu văn sai. lỗi. - Cho HS tự sửa vào VBT và lên bảng làm. - HS lắng nghe, tự d/ Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh học tập ghi chép những đoạn văn, bài văn hay và viết lại một đoạn văn (8-10’) - Gọi một số học sinh có đoạn văn hay, bài văn được điểm cao đọc cho cả lớp nghe. - 3 đến 5 học sinh - Gợi ý cho HS chọn một đoạn văn, có nhiều lỗi đọc. chính tả, đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa rõ ý. - Viết lại đoạn văn Đoạn văn dùng từ chưa hay. Mở bài, kết bài đơn có nhiều chỗ sai đó. giản. - 3 đến 5 học sinh - Gọi một số HS đọc lại đoạn văn vừa viết. đọc đoạn văn vừa viết lại. 4/ Củng cố, dặn dò (1-2 phút) - Nhắc lại một số điểm cần ghi nhớ về cách làm bài văn tả cảnh. - GV nhận xét tiết học. - HS về nhà thực - Yêu cầu HS về nhà đọc kĩ bài làm và hoàn thiện hiện. một đoạn và cả bài văn. - Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn, ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối HKI.
  10. 20 X. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt Lớp 4, Lớp 5 hiện hành. 2- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3. 3- Học tốt Tiếng Việt 5 (Tập 1, Tập 2)- Tác giả: Phạm Thị Hồng Hoa. 4- Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học- Tác giả: Trần Mạnh Hưởng. 5- Tạp chí thế giới trong ta. 6- Dạy học lấy học sinh làm trung tâm. 7- Phương pháp luyện từ và câu Tiểu học (Lớp 4)- Tác giả: Trần Đức Niềm, Lê Thị Nguyên, Ngô Lê Hương Giang.
  11. 21 XII. MỤC LỤC Trang I. TÊN ĐỀ TÀI .3 II. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 III. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3-4 IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN 4-5 V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5-13 1/ GV phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn 2/ Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh 3/ Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài 4/ Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả 5/ Làm giàu vốn từ cho học sinh 6/ Lập và hoàn thiện dàn ý 7/ Giáo viên chấm bài và trả bài viết VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13-14 VII. KẾT LUẬN 14-15 VIII. ĐỀ NGHỊ 15 IX.PHỤ LỤC 16-18 X. TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
  12. 22 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu SK1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học : 2010 - 2011 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường Tiểu học Cao Bá Quát 1. Tên đề tài : Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả 2. Họ và tên tác giả : Trịnh Thị Thanh 3. Chức vụ : Giáo viên Tổ : 4 - 5 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài : a. Ưu điểm : b. Hạn chế : 5. Đánh giá, xếp loại : Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường : thống nhất xếp loại : Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD & ĐT Thăng Bình Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT: thống nhất xếp loại : Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD & ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT: thống nhất xếp loại : Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)
  13. 23 Mẫu SK3 PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2010 – 2011 (Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN) HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường (Phòng, Sở) - Đề tài: Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả - Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Thanh - Đơn vị: Trường TH Cao Bá Quát - Điểm cụ thể: Nhận xét Điểm Điểm Phần của người đánh giá xếp loại đề tài tối đa đạt được 1. Tên đề tài 1 2. Đặt vấn đề 3. Cơ sở lý luận 1 4. Cơ sở thực tiễn 2 5. Nội dung nghiên cứu 9 6. Kết quả nghiên cứu 3 7. Kết luận 1 8. Đề nghị 1 9. Phụ lục 10. Tài liệu tham khảo 1 11. Mục lục 12. Phiếu đánh giá xếp loại Thể thức văn bản, chính tả 1 Tổng cộng 20đ Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại: Người đánh giá xếp loại đề tài :