Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động âm nhạc
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_ho.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động âm nhạc
- phong phú đa dạng, củng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng và hiệu quả của tiết học. Số trẻ đông vì thế gây khó khăn cho việc phân nhóm hoạt động. Khả năng âm nhạc của trẻ thì không đồng đều. Thời gian cho một hoạt động thì còn ít, trẻ ít có cơ hội được rèn luyện. Một số trẻ có bố mẹ làm nghề nông nên đối với việc học tập của trẻ chưa được quan tâm đúng mức, nhiều phụ huynh còn chưa nắm được những phuơng pháp chăm sóc giáo dục trẻ, nên việc phối hợp giữa cô giáo và gia đình chưa đem lại hiệu quả. Vốn biểu tượng về âm nhạc của trẻ còn quá thấp, tổng số trẻ của lớp tôi là 42 cháu, trong đó có 18/42 cháu đạt các tiêu chuẩn đánh giá, và 24/42 cháu chưa đạt. Qua quá trình chăm sóc và giáo dục, dựa vào vốn kiến thức đã học, và được bồi dưỡng chuyên môn tôi đã tìm ra một số giải pháp sau: 2.2. Các giải pháp: 2.2.1 Tạo môi trường học tập. Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, phòng Âm nhạc và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ. Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động Âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh họa thì nên tổ chức ở phồng Âm nhạc để trẻ có thể tự mình soi gương và chỉnh sửa các động tác, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn. Trẻ mầm non phát âm còn chưa chuẩn vì thế tôi chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn luyện cho trẻ. Để có một tiết học sôi nổi và hứng thú ngay từ đầu, người dạy trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện đàn, giọng hát và nghe hát để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác. Tôi luôn thay đổi trang trí góc âm nhạc thật sinh động theo chủ điểm chủ để gây sự thu hút với trẻ. Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của ḿnh, trẻ có thể làm quen, ôn luyện , củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các tṛò chơi, các họat động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo. VD: Chủ điểm thực vật tôi làm các dụng cụ âm nhạc dưới dạng hoa lá. Chủ điểm động vật là các con vật ngộ ngĩnh đáng yêu múa hát. 2.2.2 Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt. Tìm cách vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ: chủ điểm “Nghề nghiệp” khi dạy với đề tài: “Bác đưa thư vui tính”, tôi hóa trang và đóng vai bác đưa thư để gây sự hứng thú cho trẻ Ngoài những phương pháp đã truyền đạt, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học âm nhạc, bằng cách quay những đoạn clip mô phỏng cho bài hát tôi dạy. Tôi tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm bài hát. Ví dụ: Khi trọng tâm là dạy hát thì tôi tổ chức cho trẻ hát to hay hát nhỏ, hát nối đuôi dựa theo các hình thức khác nhau.
- 2.2.3 Rèn kỷ năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ. Nội dung giáo dục âm nhạc ở trường mầm non được thực hiện thông qua các dạng: Dạy hát, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. * Dạy hát: Trong quá trình giáo dục âm nhạc, dạy hát là tạo sự phối hợp giữa tai nghe và giọng. Bắt chước có chuẩn xác hay không là do tai nghe kiểm tra. Muốn trẻ phát triển giọng tốt, cần rèn luyện thường xuyên, đảm bảo vừa sức. Khi đến trường trẻ được dạy các bài hát, hát đúng nhạc, biết thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát bằng hình thức biểu diễn sinh động, hồn nhiên. Từ đó trẻ sẽ có nhiều sáng tạo trong ca hát và trong các hoạt động khác, làm phong phú đời sống tinh thần. Trẻ hiểu về nội dung lời ca và tính chất giai điệu, qua bài hát thể hiện sắc thái: Mượt mà, nhẹ nhàng, rộn ràng. Trẻ sẽ hát và thực hiện các động tác minh họa như: Vươn cổ làm con gà gáy “ò ó o”, đưa hai tay vẫy tai giả làm cún con sủa: “ Gâu ! Gâu! Gâu! ”, đưa tay lên vuốt hai bên mép giả làm con mèo kêu: “ Meo Meo .Meo ” Dạy trẻ hát nhằm giúp trẻ biết cảm thụ và thể hiện qua giọng hát, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa. Để trẻ có được các kỷ năng đó trong quá trình dạy hát, đoạn nào trẻ hát chưa đúng, tôi hát lại trọn câu và hướng dẫn trẻ hát chính xác. Khi trẻ đã hát đúng tôi cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân. Trong quá trình dạy hát tôi nên khuyến khích trẻ vừa hát vừa thể hiện cử chỉ, động tác minh họa như vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo xúc cảm của trẻ. Trong quá trình trẻ ca hát tôi luôn luôn bao quát và sửa sai cho trẻ kịp thời. Đổi hình thức hát tổ, nhóm, luân phiên, nối tiếp để trẻ có dịp nghỉ ngơi, theo dõi, đánh giá hoặc biết hòa nhập đúng lúc với các bạn. Cần đổi tư thế ngồi hoặc đứng để trẻ đỡ chán và kết hợp với vận động nhẹ nhàng. VD: Khi hát bài “ Chú bộ đội” NVL: Hoàng Hà, cho trẻ làm động tác mang súng trên vai. Hay bài “Trống Cơm” DCQH Bắc Ninh cho trẻ đánh trống cơm Tóm lại! để trẻ có kỷ năng ca hát trong giờ học tôi đã sử dụng biện pháp trực quan truyền cảm, biểu diễn bài hát trọn vẹn, hát đúng, hát hay, rõ lời, sẽ thu hút sự chú ý của trẻ tới hình tượng nghệ thuật của bài hát, tạo cho trẻ tri giác bài hát trọn vẹn, gợi lên sự hưởng ứng, cảm xúc, đồng cảm với hình tượng, lôi cuốn trẻ vào tâm trạng cảm xúc chung của bài hát bởi vì tính truyền cảm diễn xuất ở trẻ phụ thuộc vào diễn xuất mẫu của giáo viên. Giáo viên sử dụng biện pháp luyện tập kết hợp với biện pháp dùng lời chỉ dẫn kỹ năng ca hát, tính chất cảm xúc của bài hát cho trẻ. Đặc điểm của trẻ mầm non là chưa biết chữ, do đó phương pháp dạy hát chung cho các lứa tuổi là dạy “truyền khẩu”. Đối với bài hát ngắn, trẻ đã được làm quen từ trước, trẻ sẽ hát theo cô liên tục cả bài, không dạy thuộc câu này mới sang câu khác làm gián đoạn tri giác. Dạy trẻ bằng âm thanh vang tự nhiện, để trẻ hát thoải mái, không bị ức chế hay căng thẳng giúp các cháu hát đúng hát hay. Tránh âm vực giọng hát cao quá hay thấp quá, bằng cách dịch giọng cho phù hợp khi kết hợp nhạc cụ
- để bảo vệ và phát triển giọng hát của trẻ. Giáo viên vừa hát bắt nhịp bằng tay để giữ tốc độ đều cho các cháu hát. Trong quá trình dạy hát, với kỹ năng hát du dương tạo âm ngân dài, cô có thể hát mẫu ngân dài kết hợp dùng tay đưa sang ngang làm động tác so sánh trực quan. Dạy trẻ phát âm ( nhã chữ) và giải nghĩa từ, giúp trẻ phân biệt từ đúng trong bài hát với từ trẻ hát nhầm kết hợp làm mẫu cách cấu tạo của từ đúng để trẻ bắt chước đặt môi lưỡi cho chính xác. Ví dụ: Câu hát “mẹ trồng cây trái ” trong bài “Cháu đi mẫu giáo” Nhạc và lời: Phạm Minh Tuấn. Trẻ hát chệch thành “cây chuối”. Không nên nói với trẻ là “các con hãy hát hay hơn nửa nào”. Vì câu nói này trẻ khó hình dung phải thể hiện như thế nào. Cô nên giải thích nêu rõ ý nghĩa của lời ca để trẻ thể hiện đúng phong cách. Nếu gặp chỗ khó trong giai điệu hoặc tiết tấu thì phải tập riêng, trẻ hát sai âm điệu (luyến chưa đúng), tôi hát mẫu riêng chỗ cần sửa và cho trẻ nghe trên đàn nhiều lần. Trong quá trình dạy hát cho trẻ, tôi chú ý sửa nếu trẻ hát sai, hát ngang, cần thay đổi hình thức hát tổ, nhóm luân phiên tiếp để trẻ có dịp nghỉ ngơi, theo dõi, đánh giá hoặc biết hòa nhập đúng lúc với các bạn. * Vận động theo nhạc: Vận động theo nhạc nhằm giúp trẻ cảm nhận và thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng các vận động của cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát: Hoạt động nhảy múa: Căn cứ vào tính chất âm nhạc của các ca khúc và nội dung chương trình giáo dục âm nhạc, để trẻ thực hiện các động tác vận động minh họa, hoặc bài múa mô tả sự khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát của trẻ sao cho phù hợp. Ví dụ bài: Múa với bạn tây nguyên, Chim con, Chim mẹ, Cho con, Con cào cào Với những bài hát này mang sắc thái vui tươi, sôi nổi vì thế đòi hỏi phải kết hợp các động tác nhanh, dứt khoát. Trẻ nghe nhạc và vận động tự do theo sự cảm nhận âm nhạc của riêng mình. Trẻ tự tạo ra các âm thanh: Từ các bộ phận trên cơ thể: Vỗ tay, giậm chân, âm “ ư, a” Từ các nguyên liệu thiên nhiên: Kèn lá, gáo dừa, phách tre *Nghe hát, nghe nhạc: Việc nghe nhạc, nghe hát có ý nghĩa rất quan trọng nó làm phong phú đời sống âm nhạc của trẻ, góp phần phát triển cảm xúc của trẻ đối với âm nhạc, hình thành ở trẻ thói quen nghe nhạc, nghe hát có kiến thức, từ đó biết ghi nhớ tác phẩm, phân biệt nội dung, hình thành mối liên hệ giữa âm nhạc và cuộc sống. Cho trẻ nghe nhạc, nghe hát nhằm phát triển khả năng nghe, tạo cho trẻ có được những ấn tượng đẹp về mọi thứ xung quanh. Tôi còn cho trẻ nghe nhạc, nghe hát bằng các hình thức: Nghe cô giáo hát, nghe qua các phương tiện nghệ thuật ( Băng đĩa, đài, video .)
- Khi nghe các làn điệu dân ca, nghe âm nhạc dân tộc bằng nhiều hình thức hấp dẫn, trẻ sẽ cảm nhận phần nào văn hóa nghệ thuật dân gian. Từ đó khơi gợi ở trẻ tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc. Có thể cho nghe nhạc không lời, các bản nhạc nước ngoài để cho trẻ thưởng thức những tinh hoa của loài người. Khi tôi hát cho trẻ nghe hoặc cho trẻ nghe qua băng đĩa đòi hỏi tôi phải thể hiện được cảm xúc, thể hiện được sắc thái của bài hát thì mới giúp trẻ cảm nhận được các sắc thái khác nhau của các bài hát. * Trò chơi âm nhạc: Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác động mạnh mẽ và trẻ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc được tốt hơn. Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ như: Trò chơi định hướng và phân biệt âm thanh: “ Tai ai tinh”. Trò chơi này sẽ giúp trẻ nghe âm thanh phát ra từ phía nào, trẻ có thể nhận biết được âm thanh của nhạc cụ nào đó hoặc nhận được một vài loại nhạc cụ khi nghe bản nhạc. Trò chơi làm quen với xướng âm như: “ Mi sol la” Trò chơi : “ Ai nhanh nhất”, “ Bao nhiêu người hát”, “ Đoán tên bài hát” Có tác dụng luyện phản xạ nhanh thông qua nghe âm thanh. Trò chơi minh họa nội dung bài hát: “ Bắt chước tiếng kêu của các con vật” . Với việc tổ chức các trò chơi trong giáo dục âm nhac sẽ giúp trẻ dể nhớ dể thuộc các bài hát, sự cảm thụ âm nhạc của trẻ được tốt hơn. 2.2.4 Tạo sự hứng thú cho trẻ. Khi tổ chức hoạt động dạy hát tôi cho trẻ xem một số hình ảnh có nội dung liên quan đến bài sắp dạy và cho trẻ đoán tên bài hát tùy ý thích của trẻ. Ví dụ: khi dạy bài hát "Màu hoa" tôi cho trẻ xem một số hình ảnh về các loài hoa và cho trẻ nhận biết tên các loài hoa, sau đó cho trẻ đoán tên bài hát mà hôm nay chúng ta sẻ học. Làm như thế sẻ gây cho trẻ sự tò mò, hứng thú cho trẻ. Vận động theo nhạc là quá trình trẻ thực hành, trải nghiệm và cảm thụ nghệ thuật. Để quá trình vận động không bị đợn điệu, gây mệt mỏi và sự chán nản cho trẻ, tôi tổ chức cho trẻ thực hiện vận động dưới nhiều hình thức thi đua có lồng yếu tố vui chơi. Ví dụ như: Khi cho trẻ thực hiện vận động theo tiết tấu phối hợp bài hát “Bọn mình là anh nghệ sĩ”, tôi tổ chức cuộc thi tài giữa các nhóm nghệ sĩ: Nhóm nghệ sĩ trống, nhóm nghệ sĩ đàn ghi ta và thi đua giữa các tổ.
- Việc sử dụng hợp lý các dụng cụ âm nhạc trong quá trình trẻ vận động làm tăng hứng thú, phát huy tính tích cực vận động của trẻ, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình vận động. 2.2.5. Ôn luyện mọi lúc, mọi nơi: * Giờ đón trẻ : Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. Vì thế mà trong giờ đón trẻ tôi luôn tạo cho trẻ hứng thú khi đến trường bằng những biện pháp: Cho trẻ ngồi thành nhóm mở những bài hát mà tuần đó chúng ta thực hiện để cho trẻ làm quen trước, một phần để trẻ có sự hứng thú khi được nghe bài hát mới, một phần để trẻ cảm nhận được âm điệu của bài hát, làm thế khi dạy các bài hát đó sẻ đạt kết quả hơn. Ngoài ra, tôi còn cho trẻ chơi góc âm nhạc để trẻ làm quen với các loại nhạc cụ mới, trẻ có thể quan sát, tìm hiểu các loại nhạc cụ trước khi vào giờ hoạt động chung. * Kết hợp với các môn học khác: Tôi thường xuyên chú ý lồng ghép âm nhạc vào các môn học khác ở các bài phù hợp để trẻ được ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi, mặt khác qua nội dung lồng ghép này các môn học khác cũng trở nên phong phú sinh động hơn. Ví dụ: môn Văn học: Đề tài: “ Chú thỏ tinh khôn” cô có thể tổ chức cho trẻ vận động theo bài: “ Trời nắng - Trời mưa” Môn tạo hình: Đề tài: “In hoa” cô cho trẻ hát bài “Màu hoa” Môn: MTXQ Đề tài: Động vật nuôi trong gia đình, có các bài hát “Một con vịt”, “Gà trống mèo con và cún con”, “Con gà trống”. Môn: toán Đề tài: “Cao hơn – thấp hơn”có bài hát “Năm ngón tay ngoan” *Trong các lễ hội: Tôi thường cho các cháu biễu diễn tập thể để cháu nào cũng được múa, được hát, được biễu diễn trước đám đông như: dịp khai giảng năm học mới, dịp trung thu Một phần giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn, một phần làm cho các cháu thấy được hãnh diện khi mình được biễu diễn văn nghệ trước khán giả. 2.2.6. Sữ dụng các loại nhạc cụ, học cụ thu hút sự chú ý của trẻ. Ngoài những dụng cụ mua sẵn như hoa vải, hoa nhựa, phách tre, trống lắc Tôi còn sử dụng nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng nhôm, thùng giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành. Có thể để giấy báo hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy theo trí tưởng tượng của các nhân vật, phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảy múa tự do. Tôi còn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển các loại nhạc cụ dân tộc. Nếu có điều kiện dùng đàn thật hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. Ngoài ra cần có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: khăn choàng, vòng đeo tay, chân, những con búp
- bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. Ví dụ: Nắp sữa làm trống lắc, chai ly nhựa bỏ hạt – hột vào, muỗng và chú ý trang trí đa dạng màu sắc để thu hút trẻ. Để kích thích tính ṭò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi phải chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa. Ví dụ: Cái nắp xoong, úp xuống ta sẽ đánh âm thanh khác so với khi ta ngửa ra, hay đánh trên đỉnh thì âm thanh khác với khi ta đánh để ngửa nắp. Để làm trang phục cho trẻ có thể dùng các loại giấy, bảng kính, ống hút, xốp màu, lá cây tạo nhiều kiểu trang phục lạ mắt. Những dụng cụ này một phần làm phong phú thêm các loại nhạc cụ, một phần các loại nhạc cụ này rất gần gũi với trẻ, trẻ có thể cảm nhận âm thanh một cách dễ dàng hơn. 2.2.7. Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ. Để tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt, tôi dùng các trang phục làm từ ruy băng, giấy màu các loại, trang kim, phế liệu Tôi và trẻ cùng nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc. 2.2.8. Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo cho trẻ: Trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết chia nhóm, biết về hàng và tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹn và linh hoạt qua việc trẻ lên biểu diễn. Rèn thêm cho trẻ một số động tác múa như: nhún chân, cuộn tay, lắc mông nhịp nhàng theo lời bài hát. Vận động và múa sáng tạo là cách làm trẻ vui thích để phát triển kỹ năng thể chất. Múa tạo cơ hội để trẻ giải tỏa năng lượng, kích thích trí tưởng tượng và phát huy tính sáng tạo. Múa sáng tạo bao gồm những cử động thân thể nhằm truyền đạt một nội dung hình ảnh (ví dụ một cơn gió), một ý tưởng (ví dụ một cuộc hành trình) hoặc một cảm giác (ví dụ sức mạnh). Tạo điều kiện cho trẻ tự thỏa thuận và tự chọn các vận động theo ý thích và sự sáng tạo của trẻ. Cô có thể dùng lời để khuyến khích, động viên trẻ thực hiện các hoạt động sáng tạo khác nhau mà không trùng với vận động của bạn. 2.2.9. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh. Bản thân đã tuyên truyền với phụ huynh bằng nhiều hình thức: Thông qua các giờ đón, trả trẻ, các buổi họp phụ huynh tuyên truyền về khả năng nhận biết về âm nhạc của từng trẻ. Lên bảng tin về chương trình dạy theo chủ điểm và thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ. Những trẻ có năng khiếu về âm nhạc tôi luôn tham mưu với phụ huynh để tạo điều kiện cho trẻ phát huy tài năng như: Cho trẻ tham gia các lớp học múa, học hát, học đàn.
- Những trẻ nào còn yếu tôi vận động phụ huynh mua thêm băng đĩa các bài hát về mẩu giáo để cho trẻ nghe và hát theo. Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu mở như : Thùng giấy, lon sữa, bóng, chai nhựa, vải vụn, dụng cụ hoá trang Để làm thêm những loại dụng cụ phục vụ cho môn học âm nhạc. *. Kết quả đạt được Qua kết quả khảo sát đầu năm và đến bây giờ lớp tôi đã đạt được những kết quả như sau: * Hoạt động hát: Sĩ số lớp : 42 cháu, Trẻ đạt: 42/42, tỷ lệ: 100%. trẻ chưa đạt: 0 * Hoạt động vận động theo nhạc: Sĩ số lớp: 42 cháu, Trẻ đạt: 40/42 tỷ lệ 95%, trẻ chưa đạt: 02/42 tỷ lệ 5%. * Hoạt động nghe hát, nghe nhạc: Sĩ số lớp: 42 cháu, Trẻ đạt: 42/42, tỷ lệ 100% trẻ chưa đạt: 0 * Hoạt động biểu diễn văn nghệ: Sĩ số lớp : 42 cháu, Trẻ đạt: 40/42 tỷ lệ 95%, trẻ chưa đạt 02/42 tỷ lệ 5 %. Sau khi thực hiện các biện pháp trên tại lớp Mẫu giáo lớn, tôi thấy giờ học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều đặc biệt đa số trẻ đã tự tin mạnh dạn khi đứng trước đám đông biễu diễn văn nghệ. đây cũng là một yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách cho trẻ cụ thể như: Trẻ linh hoạt và nhanh nhẹn trong các hoạt động. Tiết học sinh động và lôi cuốn trẻ. Trẻ hiểu nội dung bài hát, biết tự sáng tạo ra những động tác minh họa theo lời ca.Trẻ tự tin khi biểu diễn độc lập và kết hợp vận động cùng bạn, cùng cô và chơi mang tính sáng tạo. Trẻ hứng thú say mê với hoạt động âm nhạc. Trẻ tiếp thu kiến thức âm nhạc một cách nhẹ nhàng thoải mái. Năng lực cảm thụ âm nhạc của trẻ tốt khi cô giáo tổ chức và hướng dẫn trẻ hoạt động âm nhạc. Đa số trẻ mạnh dạn, linh hoạt, tự tin hát và vận động nhịp nhàng các bài hát trong chương trình, các bài hát ngoài chương trình phù hợp với độ tuổi. Qua việc dự giờ thăm lớp tôi được ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao về tiết học. Tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi đạt giải: nhất. Tham gia hội thi văn nghệ lớp đạt giải nhất. 3. PHẦN KẾT LUẬN: 3.1. Ý nghĩa sáng kiến kinh nghiệm. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở lớp Mẫu giáo lớn, việc hình thành cho trẻ những phương pháp, kỹ năng về Âm nhạc là hết sức cần thiết, để từ đó giúp trẻ trở nên sinh động, thoải mái, trẻ học hứng thú và tích cực hơn, cụ thể sau khi áp dụng sáng kiến này giúp trẻ phát triển một số kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng thẩm mỹ, kỹ năng nhận thức.
- Kỹ năng giao tiếp: Khi tham gia hoạt động âm nhạc trẻ được hoạt động cùng với bạn, khi biểu diễn trẻ học cách trình bày, giới thiệu. Kỹ năng thể hiện cảm xúc: Trẻ biết cách thể hiện cảm xúc theo nội dung bài hát. khi biểu diển trẻ biết giao lưu tình cảm với khán giả. Kỹ năng thẩm mỹ: Trẻ biết yêu âm nhạc, biết yêu quý cái đẹp. Biết thể hiện những sắc thái, động tác minh họa đẹp. Kỹ năng nhận thức: Tạo điều kiện để trẻ có thêm những hiểu biết xã hội, những kiến thức văn hóa, hay môi trường xung quanh trẻ. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp bản thân tôi có một số kiến nghị đề xuất sau: * Đối với phòng giáo dục: Tăng cường tổ chức hội thảo về chuyên đề cho trẻ làm quen với Âm nhạc để chị em giáo viên được thường xuyên giao lưu trao đổi kinh nghiệm dạy trẻ môn làm quen với Âm nhạc tốt hơn. * Đối với nhà trường: Cần quan tâm, tăng cường mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ môn hoạt động âm nhạc của trẻ 5-6 tuổi. Chỉ đạo sâu sát việc xây dựng kế hoạch giáo dục và xây dựng loại tiết học của hoạt động âm nhạc cụ thể rõ ràng và phù hợp hơn. * Đối với phụ huynh: Có sự quan tâm hơn nữa, sưu tầm ủng hộ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương nhằm giúp cho giáo viên có điều kiện làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động âm nhạc tốt hơn. Tóm lại: Với kinh nghiệm ít ỏi của tôi khi tổ chức "Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt hoạt động Âm nhạc" không ngoài mục đích mong muốn trẻ có các kỷ năng về âm nhạc. Tuy nhiên vì điều kiện thời gian, cũng như tình hình thực tế của trẻ ở địa phương và năng lực của cá nhân còn hạn chế nên việc thực hiện những kinh nghiệm mà không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các đồng chí và đồng nghiệp tham khảo, trao đổi và góp ý để giúp tôi hoàn thiện hơn trong chuyên môn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- ®¸nh gi¸ cña héi ®ång khoa häc NHÀ TRƯỜNG ®¸nh gi¸ cña héi ®ång khoa häc PHÒNG GD & ĐT LỆ THỦY