Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành trong môn Tin học

docx 14 trang thulinhhd34 9663
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành trong môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_gio_day.docx
  • docxTóm tắt sáng kiến_Đoàn Thị Phượng + La Thị Loan_TH Hải Lựu.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành trong môn Tin học

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. Lời giới thiệu: Trong những năm gần đây sự phát triển của công nghệ thông tin đang ngày càng lớn mạnh. Trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống như học tập, vui chơi, sản xuất đều có sự tham gia trợ giúp của máy tính: + Trong gia đình: Máy tính hoạt động được là nhờ có bộ xử lí. Ngày nay rất nhiều các thiết bị trong gia đình cũng có bộ xử lí như: máy giặt, nồi cơm điện, lò vi sóng, ti vi . Nhờ đó mà các thành viên trong gia đình có thể lựa chọn chương tình giặt cho máy giặt, chọn chương trình để nấu cơm, chọn kênh cho ti vi + Trong cơ quan, cửa hàng, bệnh viện: Nhiều công việc như soạn thảo và in văn bản, cho mượn sách ở thư viện, tính tiền khi mua hàng ở siêu thị, được thực hiện rất thuận tiện và chính xác là nhờ có máy tính. Trong bệnh viện, từ việc lấy sổ khám bệnh, hỗ trợ bác sĩ khám bệnh, kê đơn thuốc, theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng được thực hiện nhờ sự trợ giúp của máy tính. + Trong phòng nghiên cứu, thiết kế: Các ngành thiết kế thời trang, ô tô, đều sử dụng bằng máy tính với các phần mềm chuyên nghiệp. Nhờ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, vật liệu, Như vậy, có thể nói máy tính đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta. Việc sử dụng máy tính để học tập và nghiên cứu là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0 trên thế giới đã và đang có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các nước. Cách mạng công nghiệp 4.0 hội tụ nhiều công nghệ, trong đó cốt lõi là công nghệ thông tin. Chính vì xác định được tầm đó nên Nhà nước ta đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ Tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực Công nghệ thông tin, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. 1
  2. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học chúng tôi nhận thấy các em rất thông minh và có hứng thú trong việc học bộ môn này. Tuy nhiên nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy, tỏ ra ngại thực hành, thao tác cơ bản trên máy còn chưa chuẩn, đa số thực hành trên máy chỉ tập trung vào học sinh khá và giỏi, số còn lại chỉ quan sát. Qua thực tế đó chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở và mong muốn tìm ra biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng mỗi giờ thực hành, để các em học sinh sau khi học xong bậc tiểu học các em có thể nắm được những kĩ năng cơ bản nhất để sử dụng máy tính. Từ những kinh nghiệm của bản thân và học hỏi từ các anh chị đi trước chúng tôi đã áp dụng “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành trong môn Tin học”. Chúng tôi đã và đang áp dụng tại trường nơi tôi công tác và đạt những kết quả khả quan. II. Tên sáng kiến: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành trong môn Tin học” III. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Đoàn Thị Phượng - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hải Lựu - Số điện thoại: 0345403965 Email: phuongdtk6tin@gmail.com - Họ và tên: La Thị Loan - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hải Lựu - Số điện thoại: 0348 270 669 Email: lathiloan79@gmail.com IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Giáo viên: Đoàn Thị Phượng và La Thị Loan V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong bộ môn Tin học VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ đầu năm học 2020-2021 đến nay. 2
  3. VII. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến. Trước khi áp dụng sáng kiến chúng tôi đã khảo sát học sinh thông qua giờ dạy thực hành, đối tượng là học sinh khối 5. Tổng số học sinh tham gia khảo sát 57 em. Kết quả thu được: Trước khi thực hiện Sáng kiến Mức độ thao tác Số học sinh Tỉ lệ % Thao tác nhanh, đúng 10/57 17,54 Thao tác đúng 18/57 31,58 Thao tác chậm 23/57 40,35 Chưa biết thao tác 6/57 10,53 * Thuận lợi: - Được các cấp lãnh đạo, nhà trường quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phòng máy, phụ huynh học sinh trang bị cho con em đầy đủ sách vở, một số gia đình phụ huynh còn có máy tính để bàn ở nhà cho học sinh thực hành. - Nội dung sách nhẹ nhàng, trình bày đẹp, sách chú trọng nhiều về phần thực hành rất phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. - Sau những tiết học văn hóa căng thẳng các em được thực hành trên máy tính, số tiết trong 1 tuần 2 tiết nên phần lớn học sinh đều có hứng thú với máy tính. Kỹ năng thực hành của một bộ phận học sinh khá tốt. - Việc thực hành mang lại kết quả ngay lập tức và có được cái nhìn trực quan, sinh động, chính vì thế các em thích học tin học, nhất là tiết thực hành. - Nhà trường đã trang bị cho phòng máy có kết nổi mạng internet để kết nối và tải các phần mềm học tập khi cần thiết. * Khó khăn - Do điều kiện kinh tế, đa số về nhà các em không có máy tính để học mà 3
  4. chỉ khi đến lớp mới có máy để thực hành, số lượng tiết học 2 tiết/tuần nên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học môn Tin học. 2.Nội dung của sáng kiến: Tin học là môn học đặc thù và có liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính, nếu giáo viên chỉ dạy lý thuyết mà không chú trọng đến thực hành thì sẽ không khắc sâu được kiến thức cho học sinh. Để tiết thực hành đạt hiệu quả chúng tôi đã áp dụng sáng kiến sau: Thứ nhất: Giáo dục ý thức học tập cho học sinh Ý thức học tập là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập. Để học sinh có thái độ học tập nghiêm túc và yêu thích môn học: - Phòng máy phải có nội quy cụ thể, chặt chẽ với cả học sinh và giáo viên: + Đối với học sinh: Lên phòng máy đúng giờ, không đùa nghịch gây mất trật tự, ngồi đúng vị trí phân công, không đi lại tự do trong phòng, không ăn quà vặt và vứt rác bừa bãi trong phòng máy, có ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ dùng trong phòng, không tự ý vào các chương trình khác mà giáo viên chưa cho phép và để quản lý các thao tác trên máy tính của học sinh chúng tôi sử dụng phần mềm Netop School, Tất cả những điều này tạo cho học sinh ý thức chấp hành nghiêm túc nội quy phòng học và tạo cho học sinh có thái độ học tập nghiêm túc. Tôi luôn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để nhắc nhở các em, giúp các em tiến bộ. Hình 1: Học sinh xếp hàng lên phòng học Tin 4
  5. + Đối với giáo viên: Lên lớp đúng giờ, kiểm tra phòng máy trước và sau tiết học, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở học sinh thực hiện đúng nội quy. - Sử dụng bài giảng điện tử thiết kế bài giảng sinh động, phong phú giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn. - Trong mỗi tiết dạy chúng tôi luôn liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng Công nghệ thông tin và tầm quan trọng của môn Tin học trong thực tiễn và tương lai sau này. Ví dụ: Khi học chủ đề Soạn thảo văn bản chúng tôi nói cho các em nghe tác dụng của việc soạn thảo: có thể chỉnh sửa, sử dụng nhiều lần, có nhiều định dạng và chúng ta có thể dễ dàng chia sẻ. Hay khi học phần mềm trình chiếu chúng tôi giới thiệu với các em Phần mềm Power Point là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu trong việc chuyển tải thông tin tới người nghe trong thuyết trình về một chủ đề cụ thể trước mọi người. Chúng ta có thể tạo bài trình chiếu phục vụ các cuộc họp hoặc hội thảo. Tạo các bài giảng điện tử phục vụ công việc dạy và học, các bài kiểm tra trắc nghiệm Ngoài ra phần mềm có thể tạo ra các sản phẩm giải trí khác như tạo album ảnh, album ca nhạc - Trong các tiết học chúng tôi luôn tạo không khí thân thiện, cởi mở, lớp học thoải mái, nhẹ nhàng không gây căng thẳng cho học sinh. + Giúp học sinh cảm thấy yêu trường, yêu lớp, yêu các giờ học và tự tin thể hiện bản thân khi tham gia học tập. + Giáo viên nhẹ nhàng với học sinh, luôn khơi dậy tình cảm bạn bè giữa các nhóm học sinh bằng cách tạo các nhiệm vụ, trò chơi cho tình bạn của học sinh thêm gắn bó. + Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn theo hướng động viên, khuyến khích, tránh chê bai. + Làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình. 5
  6. - Bên cạnh đó chúng tôi cũng luôn kịp thời động viên đúng lúc đúng chỗ đối với từng học sinh và có những biện pháp cụ thể để hạn chế những học sinh chưa hoặc không làm bài tập. + Xếp vị trí học sinh giỏi ngồi cùng máy tính với học sinh yếu, kém để các em tiện giúp đỡ bạn. + Yêu cầu học sinh giỏi gợi ý cho bạn tuyệt đối không làm bài giúp bạn. Thứ hai: Lập kế hoạch thực hành chi tiết và cụ thể phù hợp với nhiều đối tượng học sinh Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và trình độ nhận thức của học sinh, giáo viên lên kế hoạch cụ thể cho các giờ thực hành. Để soạn giáo án giờ dạy thực hành giáo viên cần thực hiện những công việc sau: + Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kỹ năng. Tìm ra được những kỹ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và những kiến thức kỹ năng dành cho học sinh khá giỏi. + Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng, giúp giáo viên nắm tổng thể, giải thích cho học sinh khi cần thiết. + Giáo viên cũng cần nắm được mục đích yêu cầu, chuẩn kiến thức của chương, của bài để thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện dạy và học. + Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể. Trước đây, tôi thường hướng dẫn trực tiếp cho học sinh theo nhóm hoặc sử dụng bài giảng điện tử. Kết quả tôi thấy học sinh thụ động, đặc biệt không nhớ rõ lý thuyết nếu giáo viên yêu cầu nhắc lại. Vì vậy, tôi đã sử dụng bài giảng điện tử có các đoạn video hướng dẫn trong quá trình giảng dạy để học sinh có thể trực tiếp nghe, trực tiếp quan sát, giúp học sinh nhớ lâu hơn và chuyển sang thực hành 6
  7. dễ dàng hơn, giáo viên chỉ cần quan sát, hướng dẫn cho những học sinh còn lúng túng khi thực hành. Để giúp các em khắc sâu được kiến thức tôi thường thiết kế một số trò chơi cho các em như: Rung chuông vàng, ô cửa bí mật, ong tìm chữ, chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phải bám sát trọng tâm bài dạy đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, tư duy tránh những câu hỏi lan man, tùy tiện hoặc quá giản đơn, giúp các em học tập sôi nổi hơn vào mỗi tiết học và tạo hứng thú cho các em vào các tiết học tiếp theo. Hình 2: Bài giảng sử dụng trò chơi học tập Hình 3: Học sinh sử dụng hiệu ứng tạo chuyển động cho những chú ong Một số bài thực hành gồm nhiều yêu cầu khác nhau, giáo viên có thể chia nhỏ ra thành nhiều yêu cầu với mức độ từ dễ đến khó, cho học sinh thực hành theo những yêu cầu đã nêu. Giáo viên phải đặt ra mỗi yêu cầu hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định nào đó với mỗi nhóm đối tượng. Điều đó có thể thúc đẩy sự 7
  8. cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; học sinh khá giỏi có thể thực hiện theo nhiều cách để có thể hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhanh nhất. Ngoài ra giáo viên có thể kết hợp với kiến thức của bài học trước hoặc liên hệ với môn học khác. Ví dụ: Khi dạy bài “Tìm hiểu thẻ View, thay đổi kích thước trang vẽ” Trong sách Hướng dẫn học Tin học lớp 4, với nội dung bài thực hành dưới đây: Giáo viên có thể chia nhỏ nội dung bằng cách đặt ra những câu hỏi như sau: Để vẽ hình theo mẫu em chọn công cụ nào? Em thấy trong bài những chi tiết nào sử dụng cùng một công cụ? Em sử dụng công cụ sao chép để sao chép những chi tiết giống nhau. Giáo viên không nên làm thay mà hướng dẫn học sinh bằng cách đặt những câu hỏi để chia nhỏ nội dung bài thực hành. Hình 4: Bài vẽ của học sinh 8
  9. Thứ ba: Phát huy khả năng sáng tạo, chủ động của học sinh thông qua các hoạt động nhóm - Sau khi đã có hệ thống các bài thực hành, giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ và tổ chức các hoạt động thực hành cho học sinh. Các hoạt động của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ thực hành ở phòng máy chủ yếu được tổ chức dưới hình thức làm việc theo nhóm. Để phát huy tối đa cuả việc học nhóm, giáo viên cần chọn ra một em làm nhóm trưởng, thực hiện điều hành công việc của nhóm. Sau một khoảng thời gian nhất định, nhóm trưởng có thể được thay đổi để các em có cơ hội tập duyệt năng lực quản lý nhóm. - Để tổ chức các hoạt động thực hành đạt hiệu quả, yêu cầu giáo viên và học sinh cần xác định rõ nhiệm vụ và vai trò của mình. Cụ thể như sau: + Nhiệm vụ của giáo viên Ngay đầu giờ thực hành giáo viên ần nhấn mạnh mục tiêu về nội dung, những công việc sẽ thực hành, trọng tâm của việc thực hành trong tiết học này là gì. Điều đó giúp học sinh nâng cao ý thức tập trung vào mục tiêu của hoạt động thực hành trong giờ học. Có thể in sẵn các yêu cầu nội dung thực hành ra giấy hoặc chiếu trên máy chiếu nội dung yêu cầu thực hành. Việc chia lớp thành các nhóm học tập và yêu cầu học sinh trong nhóm thực hành theo sự phân công của nhóm trưởng không có nghĩa là làm giảm vai trò của giáo viên. Vai trò của giáo viên là giám sát hoạt động của các nhóm để đảm bảo cho các nhóm hoạt động liên tục và hiệu quả. Trong quá trình học sinh thực hành giáo viên thường xuyên quan sát, để ý các máy để kịp thời trợ giúp các em trong giải đáp các khó khăn, vướng mắc khi cần thiết. Cuối buổi thực hành giáo viên tổng kết đánh giá, nhắc nhở các vấn đề tồn tại trong giờ thực hành, nhận xét các bài làm tốt, khen ngợi, động viên các em có tinh thần học tập cao, đồng thời nhắc nhở các em học tập chưa nghiêm túc, chưa hoàn 9
  10. thành bài thực hành. Một số nhóm thực hành tốt, giải quyết được những vấn đề khó được yêu cầu lên báo cáo. + Nhiệm vụ của học sinh Máy tính được đánh số thứ tự. Phân công cụ thể học sinh ngồi thực hành trên một máy tính cố định suốt cả năm học để tránh tình trạng các em tranh giành nhau làm cho việc ổn định lớp mất nhiều thời gian gây mất trật tự lớp học và đòi hỏi các em phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn máy tính của mình. Hình 5: Học sinh học tập theo nhóm Học sinh tiến hành làm việc nhóm, thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu học tập do giáo viên đã chuẩn bị, in ra và phát cho học sinh. Nhóm trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng đặc biệt trong việc điều hành các hoạt động của nhóm. Nhóm trưởng có trách nhiệm quản lý nhóm của mình, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, đảm bảo cho mọi thành viên trong nhóm đều có cơ hội quan sát và tự thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của bài thực hành. Học sinh được phép trao đổi nhưng không được gây ồn ào, hợp tác làm việc tích cực trong nhóm, có ý thức chấp hành mọi nội quy của giờ thực hành, chủ động luyện tập thực hành các nội dung đã giao. Một số học sinh hay nhóm học sinh thực hiện tốt sẽ có trách nhiệm trợ giúp các bạn ở nhóm khác khi được giáo viên yêu cầu. 10
  11. Khi học sinh có thái độ học tập và yêu thích môn học, giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo, đa dạng các hình thức tổ chức các hoạt động dạy học và tổ chức tốt các hoạt động trong giờ thực hành thì chất lượng giờ dạy sẽ được nâng cao. 3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả tại đơn vị. - Với những biện pháp, cách làm mà chúng tôi đã áp dụng có hiệu quả ở trường đều có thể áp dụng được trong việc triển khai thực hiện ở các trường Tiểu học khác. VIII. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Nội dung sáng kiến được xây dựng theo hướng mở để áp dụng vào thực tiễn giảng dạy cho học sinh nên các thông tin có thể đem ra thảo luận để có thể tìm ra nhược điểm của sáng kiến để khắc phục giúp sáng kiến ngày một hoàn thiện hơn và áp dụng được nhiều hơn vào thực tế giảng dạy. IX. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phòng máy: + Phòng máy phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh học đường: Phòng máy phải thoáng mát, ngăn nắp, sạch sẽ và có đầy đủ ánh sáng. + Máy tính trong phòng phải được cài đặt phần mềm sẵn sàng và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh: Trước khi thực hành giáo viên cần dành thời gian nhất định để chuẩn bị và cài đặt những phần mềm phục vụ cho nội dung thực hành. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy tính hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác. 11
  12. X. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Trước khi áp dụng những sáng kiến trên, các học sinh thực hành tin học chưa mấy hứng thú, vừa làm vừa chơi, đa phần các em làm cho có bài. Từ sau khi áp dụng chúng tôi nhận thấy nhiều học sinh đã có thái độ yêu thích môn học hơn, thao tác thành thạo, đúng chuẩn, biết vận dụng môn tin học vào trong học toán, tiếng việt và đặc biệt hơn là xây dựng cho các em tác phong hoạt động nhóm. Việc dạy học với biện pháp đã nêu đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả. Chúng tôi tin rằng nếu áp dụng sáng kiến này ở những giờ học bộ môn của các khối lớp khác thì cũng sẽ đem lại những hiệu quả rõ rệt, áp dụng được nhiều kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng môn học. So với đầu năm học thì số học sinh thao tác nhanh, thao tác đúng đã tăng rõ rệt, số học thao tác chậm, chưa biết thao tác giảm đáng kể. *Kết quả thu được trước và sau khi thực hiện: Trước khi thực Sau khi thực hiện hiện Sáng kiến Sáng kiến Mức độ thao tác Ghi chú Số Số Tỉ lệ % Tỉ lệ % học sinh học sinh Thao tác nhanh, đúng 10/57 17,54 17/57 29,82 Tăng 12,28 % Thao tác đúng 18/57 31,58 24/57 42,11 Tăng 10,52% Thao tác chậm 23/57 40,35 16/57 28,07 Giảm 12,28% Chưa biết thao tác 6/57 10,53 0/57 7,3 Giảm 10,53% 12
  13. 2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Ứng dụng Sáng kiến đã được nghiên cứu và áp dụng vào dạy trong các tiết Tin học. - Tính mới, tính sáng tạo: Ứng dụng Sáng kiến có tính mới, tính sáng tạo cao mạng lại hiệu quả thiết thực. - Khả năng áp dụng, nhân rộng: Ứng dụng Sáng kiến có khả năng áp dụng, phổ biến rộng rãi trong huyện, trong tỉnh. - Khả năng mang lại lợi ích thiết thực: Ứng dụng Sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cao trong thực tế. 13
  14. XI. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: STT Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng Sáng kiến 1 Đoàn Thị Phượng Trường Tiểu học Hải Lựu Bộ môn Tin học 2 La Thị Loan Trường tiểu học Hải Lựu Bộ môn Tin học , ngày tháng năm , ngày tháng năm HIỆU TRƯỞNG CÁC TÁC GIẢ (Ký, ghi rõ họ tên) Đào Tiến Khoa Đoàn Thị Phượng La Thị Loan , ngày tháng năm HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN 14