Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng kỹ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh Lớp 4

doc 8 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4606
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng kỹ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_ky_nang.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng kỹ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh Lớp 4

  1. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KỸ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI CHO HỌC SINH LỚP 4 Giáo viên dự thi: NGUYỄN THỊ HƯƠNG Phần hành được giao: Giảng dạy Toán, TV, CN 4A 1. Đánh giá thực trạng: 1.1 Thuận lợi: - Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn có hiệu quả, góp phần nâng cao tay nghề cho GV. - Giáo viên đều được trang bị đầy đủ tài liệu dạy học, các phương tiện dạy học hỗ trợ khác. Đội ngũ giáo viên có năng lực, yêu nghề đã áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh một cách linh hoạt và hiệu quả. - Từ lớp 2, 3 học sinh đã được luyện tập quan sát và trả lời câu hỏi để làm quen với văn miêu tả, đã biết cách luyện tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tự chiếm lĩnh tri thức. - Đối tượng miêu tả cây cối khá gần gũi với học sinh nông thôn (cây bàng, cây phượng, ) - Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học có tâm hồn trong sáng, thơ ngây, giàu cảm xúc và sức sáng tạo. Thế giới của các em là thế giới cổ tích. Những đồ vật, con vật, cây cối là những người bạn thân thiết, gần gũi, các em có thể tâm sự, chia sẻ tình cảm của mình. Đặc điểm tâm lí này rất thuận lợi cho việc khơi gợi ở các em những cảm xúc miêu tả bất ngờ, thú vị, 1.2 Khó khăn: * Về phía giáo viên: - Thời lượng để giáo viên dạy Tập làm văn trong từng tuần là không nhiều. - Tập làm văn là một phân môn khó, đòi hỏi phải tổng hợp được kiến thức, phải thể hiện sự rung cảm cá nhân, phải biết thể hiện tiếng mẹ đẻ một cách trong sáng. Trong quá trình giảng dạy, hai thái cực thường xảy ra: + Hoặc hướng dẫn chung chung để học sinh tự mày mò. + Hoặc dùng “văn mẫu”, học sinh cứ việc sao chép. * Về phía học sinh: - Các em là con nhà thuần nông. Ở nhà, nhiều em không nhận được sự giúp đỡ của anh chị hoặc cha mẹ mỗi khi các em gặp khó khăn trong quá trình quan sát, lập dàn ý hay viết bài văn miêu tả. - Một số em vốn từ còn rất hạn chế, thiếu tài liệu tham khảo nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc viết bài văn miêu tả cây cối. - Ở lớp 2,3 các em đã biết tập quan sát và trả lời câu hỏi để làm quen viết văn miêu tả cây cối. Nhưng lên lớp 4, các em mới bắt đầu học cách lập dàn ý, dựng đoạn và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. Hơn nữa, khả năng ngôn ngữ của các em còn hạn chế. Mỗi bài văn miêu tả hay lại đòi hỏi khả năng tưởng tượng và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt thật sinh động. Thực tế cho thấy, đa số học sinh lớp 4 viết văn miêu tả chưa hay, hình ảnh trong bài văn chưa gợi tả hoặc là sao chép những bài văn mẫu.
  2. * Khảo sát thực tế: Qua thống kê về chất lượng viết văn miêu tả cây cối của học sinh đầu năm học với đề bài: Hãy tả một cây ở sân trường gắn với nhiều kỷ niệm của em; tôi thu được kết quả cụ thể như sau : Đạt điểm 5- Đạt điểm 9-10 Đạt điểm 7-8 Đạt điểm <5 6 Số HS 24 SL % SL % SL % SL % 1 4,2 7 29,1 15 62,5 1 4,2 - Đọc bài văn miêu tả của các em, tôi thấy các em viết còn nghèo cảm xúc, lan man, dài dòng, lủng củng, không lột tả được đối tượng miêu tả. - Nhiều em muốn bắt chước cho bài văn hay hơn đã sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa một cách tùy tiện. VD : Cây bàng hiên ngang như siêu nhân Rễ cây to như những con sâu đang bò. - Học sinh còn sai nhiều mỗi chính tả và sử dụng dấu câu chưa hợp lý. 1.3 Nguyên nhân thực trạng * Về phía giáo viên: - Giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh khi dạy phân môn Tập làm văn. Giáo viên chưa khơi gợi được sự ham học, yêu thích miêu tả cây cối, chưa tạo được động cơ học văn miêu tả ở các em. - Giáo viên chưa thực sự chú ý đến việc hình thành cho các em thói quen tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học, chưa giúp các em tích lũy được vốn từ. - Một số giáo viên chưa thật sự chú ý đến việc dạy học sinh cách lập dàn ý cho một bài văn. * Về phía học sinh: - Học sinh ngại học văn đặc biệt là làm bài tập về đặt câu, viết đoạn văn và học phân môn Tập làm văn. - Vốn sống, thói quen và khả năng tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học còn hạn chế. - Mặc dù học sinh đã được thực hành luyện viết câu, đoạn văn ngắn khá nhiều trong chương trình Tiếng Việt 2, 3 và viết bài văn có cấu tạo ba phần của Tiếng Việt 4 nhưng việc viết câu văn, đoạn văn của học sinh còn rất hạn chế. Cụ thể: Vốn từ học sinh còn nghèo nàn dẫn đến việc sử dụng từ còn lặp, chưa đúng. Một số học sinh khá giỏi cũng chưa chú ý một cách “đúng mức” đến việc tập viết câu giàu giá trị nghệ thuật. Học sinh còn rất hạn chế khi nối câu, tạo đoạn, liên kết đoạn để viết thành bài văn hoàn chỉnh. 2. Nội dung biện pháp: Biện pháp 1: Tạo động cơ, hứng thú học văn miêu tả cho học sinh. Trước hết, hãy tạo tình huống khiến các em háo hức khám phá điều thú vị trong đối tượng miêu tả. VD: Giáo viên cho các em quan sát bức tranh cây hoa phượng đang ra hoa đỏ rực và hỏi : Quan sát tranh, em thấy cây hoa có đặc điểm gì mà nhà văn Xuân Diệu đã ví “ như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít
  3. nhau.”? Học sinh sẽ phân tích tìm ra đặc điểm tương đồng của bộ phận nào đó của cây hoa với muôn ngàn con bướm đậu khít nhau. Qua đây cũng rèn cho các em óc quan sát tinh tế, sự liên tưởng và tư duy phân tích, kích thích các em suy luận. Dạy học sinh viết văn miêu tả cây cối phải gắn liền với việc hình thành những kĩ năng sống khác như dạy các em yêu quý, tổ chức cho học sinh trồng, chăm sóc và bảo vệ cây Học sinh được trau dồi vốn sống, biết suy nghĩ, có những cảm xúc, tình cảm. Từ đó, mới dạy các em cách thể hiện suy nghĩ, tình cảm bằng ngôn ngữ nói, viết. Biện pháp 2: Giúp học sinh hình thành thói quen tích luỹ vốn từ miêu tả thông qua thực tế và thông qua các môn học. Giáo viên cần giúp học sinh tích luỹ vốn từ miêu tả và làm giàu tưởng tượng của các em trong làm văn miêu tả. Vốn từ được tích luỹ từ nhiều nguồn: giao tiếp hàng ngày; đọc sách, báo; xem, nghe truyền hình truyền thanh; trao đổi với bạn bè; cô giáo cung cấp; Vấn đề tích luỹ vốn từ cần được tiến hành thường xuyên và dưới nhiều hình thức: Thông qua các giờ học Tiếng Việt trong nhà trường, thông qua giao tiếp hàng ngày, thông qua quá trình đọc sách, đọc tài liệu tham khảo có liên quan tới văn miêu tả. Nhưng chủ yếu thông qua các phân môn của Tiếng Việt: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả. Mục tiêu chính của phân môn Luyện từ và câu là giúp học sinh mở rộng vốn từ; cách sử dụng từ chính xác, cách viết câu đủ ý. Khi dạy về các nội dung mở rộng vốn từ theo chủ điểm, tôi giúp học sinh hiểu rõ nghĩa các từ ngữ, các thành ngữ, các tục ngữ thuộc chủ điểm đó. Từ đó sẽ giúp các em sử dụng các từ ngữ đó chính xác, hợp lý. Để tích lũy vốn từ cho học sinh tôi cho học sinh tìm thêm các từ cùng nghĩa, từ gần nghĩa, từ trái nghĩa. Ví dụ: Bên cạnh tính từ “đỏ” dùng để miêu tả hoa hồng (hoa phượng) còn có nhiều từ ngữ khác như: đỏ rực, đỏ tươi, đỏ thẫm, đỏ chót, đỏ như lửa tùy từng sự vật mà học sinh có thể lựa chọn nên dùng từ ngữ nào cho phù hợp Trong các tiết Luyện từ và câu có nội dung về ngữ pháp, ngoài việc dạy các em cách viết câu đúng, tôi luôn tìm cách dạy các em cách viết câu văn có hình ảnh. Trong tất cả các bài tập dùng từ đặt câu, tôi luôn đặt một câu văn đủ ý bên cạnh một câu văn khác đủ ý nhưng có hình ảnh để các em so sánh. Ngoài ra thông qua giờ Chính tả, tôi cũng giúp các em tích lũy thêm vốn từ ngữ miêu tả và cách sử dụng chúng. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng quan sát cây cối . Trong văn miêu tả, quan sát rất quan trọng. Việc quan sát và vị trí quan sát tốt, góc quan sát phù hợp: xa hay gần, trong hay ngoài, ban ngày hay ban đêm, mùa xuân hay mùa hạ, sẽ giúp ta nắm được cái thần của đối tượng, cảm nhận đối tượng một cách rõ ràng, cụ thể và tinh tế hơn. Vì vậy khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát tỉ mỉ các bộ phận theo một trình tự hợp lí. Kết quả của quan sát được thể hiện rõ trong từng bài làm của học sinh. Em nào quan sát tốt thì em đó sẽ nhận ra được những nét riêng biệt, đặc sắc của loài cây mình định tả để thể hiện trong bài viết. Từ quan sát và ghi chép các em mới có vốn để làm văn miêu tả. Nhưng trong thực tế các các em ít quan sát, không có thói quen để ý các sự vật, sự việc, hiện tượng quanh mình. Để giúp các
  4. em tìm ra được những nét riêng biệt, tiêu biểu cho từng lọai cây tôi giúp các em rèn kỹ năng quan sát như sau: - Quan sát tỷ mỷ các bộ phận của cây theo trình tự hợp lý: Các em có thể quan sát theo các trình tự sau: - Quan sát theo trình tự từng thời kỳ phát triển của cây. - Quan sát theo trình tự từng bộ phận của cây. - Quan sát theo trình tự từng thời kỳ phát triển của một bộ phận trên cây Ví dụ: Quan sát cây phượng. Tôi hướng dẫn các em quan sát theo trình tự: + Quan sát từ xa: Hình dáng của cây khi nhìn từ xa. + Quan sát khi đến gần: - Gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả. - Cảnh vật xung quanh tác động đến cây (nắng, gió, chim chóc, ong bướm, con người ) - Quan sát cây cối bằng nhiều giác quan: Ví dụ: Quan sát cây bàng: Tôi hướng dẫn như sau: Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào? trông nó giống cái gì? (cái ô khổng lồ, chiếc lọng lớn) Em hãy dùng tay để sờ xem vỏ cây của cây bàng như thế nào (sần sùi, hơi nham nhám) Em hãy dùng mắt và tai để quan sát và lắng nghe xem trên cây có những loài vật nào? Chúng làm gỉ? - Quan sát để phát hiện, tìm ra những điểm riêng của cây Nếu đối tượng miêu tả không xuất hiện trực tiếp hàng ngày trong cuộc sống của các em thì làm sao có thể quan sát? Tôi định hướng cho học sinh biết có nhiều nguồn để thu thập kiến thức thực tế cho mình. Các em có thể quan sát qua những hình ảnh trên truyền hình, quan sát qua những bức tranh phong cảnh, ảnh đẹp về cây cối, đọc những tác phẩm có giá trị nghệ thuật miêu tả đặc sắc Từ nhiều nguồn khác nhau đó, các em chắc chắn sẽ có một vốn kiến thức thực tế hết sức phong phú. Biện pháp 4 : Rèn kỹ năng lập dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả cây cối. Để viết được một bài văn hay, thì học sinh cần phải có thói quen lập dàn bài chi tiết. Vì vậy sau khi hướng dẫn học sinh quan sát, tôi giúp các em có thói quen chọn lọc các chi tiết quan sát được và sắp xếp chúng thành một dàn bài chi tiết. - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trình bày bố cục của bài văn bằng câu hỏi dẫn dắt : Em cần trình bày bài viết của mình như thế nào ? (Trình bày theo mấy phần? Đó là những phần nào ?) - Hướng dẫn học sinh xác định đúng nội dung của từng phần (mở bài, thân bài và kết bài) Sau khi học sinh đã có một vốn từ TV nhất định liên quan đến yêu cầu của bài tập, GV cho học sinh lập dàn ý chi tiết và trình bày miệng dàn ý vừa lập. GV giúp học sinh sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt, để hoàn thiện những ý cơ bản nhất theo yêu cầu của đề bài. Ví dụ: Với đề bài: Tả cây ăn quả mà em thích.
  5. Sau khi chọn lọc được các chi tiết, nếu các em không biết các sắp xếp ý thì bài văn của các em sẽ lủng củng, lộn xộn. Để giúp các em làm tốt kỹ năng này tôi luôn lưu ý học sinh: một bài văn cho dù dài hay ngắn thì luôn đủ ba phần: + Mở bài: Giới thiệu cây sẽ tả. (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp) + Thân bài: Miêu tả cây: - Tả bao quát: (từ xa đến gần) - Tả chi tiết: (từng bộ phận của cây) - Ích lợi của cây: (cho ta quả để ăn, cải thiện kinh tế gia đình.) + Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây (theo cách mở rộng hoặc không mở rộng.) Biện pháp 5: Rèn kĩ năng viết bài văn cho học sinh. Viết bài văn là sản phẩm cuối cùng của học sinh. Kĩ năng viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Do vậy, trong quá trình rèn kĩ năng viết, giáo viên cần giúp học sinh thực hiện tốt những yêu cầu sau: Bước1: Phân tích đề bài, xác định nội dung viết; tìm ý, sắp xếp ý để chuẩn bị thực hiện yêu cầu viết (đoạn văn, bài văn). Bước 2: Tập viết đoạn văn bảo đảm sự liên kết chặt chẽ về ý. Cụ thể, viết đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp), viết các đoạn phần thân bài, viết đoạn kết bài (mở rộng, không mở rộng) sao cho có sự liền mạch về ý (không rời rạc, lộn xộn), các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh hoạ cụ thể hoá ý chính (có mở đầu, triển khai và kết thúc). Bước 3: Viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại, cụ thể : Các đoạn văn trong một bài phải liên kết với nhau thành một văn bản hoàn chỉnh. Một bài văn tả cảnh thường có bố cục gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần miêu tả - Thân bài: Lần lượt miêu tả từng bộ phận của cây, chú ý miêu tả kỹ hơn những nét đẹp, nét tiêu biểu nổi bật của cây. - Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Theo mô hình này thì văn miêu tả trở nên đơn điệu, rập khuôn, thậm chí có một số em học sinh dùng cái khuôn ấy để lắp ghép cho tất cả các bài văn miêu tả khác nhau. Vì vậy, giáo viên cần dạy cho các em viết theo các cách khác nhau. * Dạy cách mở bài, kết bài. Để bài văn sáng tạo hơn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh một số cách mở bài gián tiếp và kết thúc mở rộng. - Cách mở bài : Có thể mở bài bằng một lời thông báo ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. Cũng có thể dẫn dắt từ các tình huống khác nhau để dẫn vào sự vật được tả. - Cách kết bài: Có thể kết bài bằng một câu văn tả. Cũng có thể kết bài bằng một vài lời tâm tình trực tiếp với đối tượng được miêu tả. *Dạy viết phần thân bài: Giáo viên phải giúp học sinh xác định những ý cần triển khai trong nội dung bài văn miêu tả để chia thân bài thành các đoạn văn tương ứng. Có nhiều cách để chia đoạn trong bài văn tả cây cối.
  6. Chia đoạn theo trình tự thời gian: Học sinh đặt đối tượng miêu tả vào các khoảng thời gian khác nhau trong một năm thì theo bốn mùa: xuân, hạ, thu đông; trong một ngày thì có sáng, trưa, chiều, tối. Chia đoạn theo trình tự không gian : Học sinh quan sát đối tượng từ nhiều hướng khác nhau: Từ xa nhìn lại, từ ngoài nhìn vào, từ trong nhìn ra, nhìn toàn bộ hay nhìn chi tiết, Chia đoạn theo đối tượng được miêu tả: Ví như tả gốc, thân, cành lá, hoa quả, cảnh vật xung quanh, Chia đoạn rồi thì phải suy nghĩ cách triển khai ý trong từng đoạn. Có thể liên kết các đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối hoặc cách sắp xếp ý theo trình tự đã học. Khi viết hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng. Biện pháp 6: Rèn kỹ năng sử dụng các từ ngữ biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật . Trong văn miêu tả, thường xuất hiện các lớp từ có giá trị hình tượng, có giá trị biểu cảm như từ láy, tính từ. Chúng là thế mạnh đặc trưng của Tiếng Việt và là phương tiện miêu tả hiệu quả. Từ láy luôn có giá trị gợi tả, đó chính là mối quan hệ giữa âm và nghĩa. Nó có khả năng tạo nên nhịp điệu và hình ảnh cho bài văn. Khi dạy HS viết văn miêu tả, GV cần hướng dẫn HS khai thác và sử dụng có hiệu quả các từ tượng thanh, tượng hình như: đỏ chon chót, sâu hun hút, xanh ngăn ngắt, sâu thăm thẳm, rộng mênh mông, Các tính từ chỉ màu sắc như: vàng óng, vàng hoe, vàng xuộm, vàng lịm, vàng ối, ; xanh um, xanh thẳm, xanh trong, xanh lét, ; đỏ ối, đỏ chon chót, đỏ hoe, tím ngắt, tím biếc, tím hoa cà, Các tính từ chỉ mùi vị: thơm ngát, thơm nức, thơm thoang thoảng, thơm ngan ngát, Thế giới âm thanh, hình tượng và màu sắc tạo cho bài văn miêu tả của các em thật hơn, sinh động hơn đóng góp một phần không nhỏ làm nên vẻ đẹp bài văn. Các biện pháp tu từ: nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ cũng là thế mạnh đặc trưng, là phương tiện miêu tả, là cách thức làm đẹp ngôn từ. Trong văn miêu tả có rất nhiều hình ảnh so sánh, cách so sánh khác nhau. Ví dụ khi tả trái sầu riêng, tác giả dùng: “Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến.” Nhờ có so sánh và nhân hoá mà cùng một dàn ý nhưng người viết lại tìm được cái mới cái riêng cho bài viết của mình. Trước khi viết, học sinh phải lựa chọn được những chi tiết, sự vật nào có thể miêu tả theo cách so sánh hay nhân hoá. Chọn được sự vật rồi ta mới lựa chọn xem so sánh với cái gì và nhân hóa như thế nào ? Ví dụ: Trong bài tả cây ăn quả: Câu văn : “Hoa cam màu trắng, thơm nhẹ. Những chùm cam chín vàng trông thật là ngon.” Học sinh có thể viết thành: “Hoa cam kết lại thành chùm, bông hoa trắng muốt. Mùa hoa nở, hương cam ngan ngát dịu nhẹ dâng lên khiến không khí khu vườn thật thanh mát, trong lành, dễ chịu.” Tôi thấy tất cả các môn học đều bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Nhất là trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn lại là sự “tích hợp” kiến thức của tất cả phân môn còn lại. Các em học tốt các phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả thì các em sẽ học tốt phân môn Tập làm văn. Vì thế thông
  7. qua từng phân môn của môn Tiếng Việt tôi đều chú ý giúp các em khai thác nội dung này. Khi dạy Tập đọc tôi luôn giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài, cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đồng thời khuyến khích các em học thuộc lòng những đoạn văn, những bài thơ hay mà các em yêu thích. Những buổi sinh hoạt ngoại khoá tôi tổ chức cho các em thi đọc những bài văn, bài thơ hay mà các em sưu tầm được ngoài sách giáo khoa, giới thiệu về cảnh đẹp địa phương, để trau dồi cảm xúc cho các em. Ví dụ : Khi dạy đến bài “Hoa học trò” Tiếng việt 4 – Tập 2/43. Trong phần tìm hiểu bài tôi giúp các em cảm nhận được cái hay, cái độc đáo qua cách dùng từ của Xuân Diệu. Để giúp người đọc cảm nhận được số lượng hoa phượng ra nhiều và rất đẹp, ông đã sử dụng một loạt các điệp từ, điệp ngữ để diễn tả điều đó: “Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành. Phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi, người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau”. Biện pháp 7: Làm tốt tiết trả bài. Một khâu cuối cùng trong khi dạy học sinh viết văn miêu tả cây cối là tiết trả bài. Chấm bài và nhận xét bài chính là đánh giá cái được, cái chưa được của học sinh. Mục đích của việc chấm bài là đánh giá kết quả bài viết của học sinh từ đó nắm được năng lực viết văn của từng em để chuẩn bị tốt hơn cho những bài viết sau. Chính vì thế khi chấm bài tôi chấm kỹ, sửa lỗi cho học sinh một cách triệt để, đồng thời ghi lại những ý có sáng tạo, cách sử dụng từ, hình ảnh có giá trị của học sinh để các em phát huy. Khi nhận xét bài, tôi đã chỉ rõ cái được, cái chưa được của bài về từng khía cạnh như: + Bài viết đúng nội dung, đủ ba phần, đúng theo yêu cầu chưa. + Cách dùng từ, viết câu ra sao (từ nào, câu nào viết hay, hay ở chỗ nào; từ nào sử dụng chưa hợp lý, câu nào viết chưa đúng thì yêu cầu học sinh sửa lại. Có thể cho học sinh ghi lại những câu văn hay để học tập). + Việc liên kết các câu, liên kết đoạn đã phù hợp chưa? Sau đó, đối với những bài viết chưa tốt tôi yêu cầu các em về nhà viết lại bài, giáo viên vẫn tiếp tục kiểm tra, cần khích lệ học sinh. Đặc biệt, trong các giờ trả bài viết, sau khi nhận xét và hướng dẫn học sinh chữa lỗi, tôi chọn những bài văn hay, đạt điểm cao của học sinh trong lớp để biểu dương, sau đó đọc cho cả lớp cùng nghe. Đọc xong, tôi đặt ra một số câu hỏi để các em trả lời. Ví dụ: - Bài làm của bạn hay ở chỗ nào? Sáng tạo ở chỗ nào? - Em học tập được những gì từ bài làm của bạn? Trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên đặt ra là học sinh đã học tập được chính bạn của mình. Ngoài ra trong quá trình dạy học, tôi tích lũy được rất nhiều
  8. những bài văn hay của học sinh trong các năm học trước, tôi đọc cho các em nghe rồi cùng các em phân tích cái hay, cái cần học tập trong từng bài văn. Ngoài các biện pháp trên, tôi khuyến khích các em lập sổ tay văn học và hướng dẫn các em cách sử dụng. Sổ tay văn học để ghi những câu văn hay, giàu hình ảnh, các câu văn sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà các em đọc được trong sách báo, sách tham khảo, trong cuộc sống hàng ngày và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, vốn từ ngữ của các em sẽ ngày càng giàu lên. 3. Hiệu quả của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học: Sau khi thực hiện các biện pháp trên trong năm học vừa qua tôi nhận thấy về mặt chuyên môn, tôi hiểu biết thêm nhiều và tự tin, không còn thấy ngại trong giờ dạy Tập làm văn cho học sinh nhất là văn tả cây cối. Tôi càng vui hơn khi thấy học sinh của mình có nhiều tiến bộ, những kiến thức đã học phần lớn các em vận dụng tốt trong việc viết văn tả cây cối, các em đã bắt đầu yêu thích giờ học văn. Chính vì thế chất lượng các bài văn của học sinh đã được nâng lên một cách rõ rệt. Cụ thể : Qua khảo sát kết quả cuối năm học cũng với đề bài: Hãy tả một cây ở sân trường gắn với nhiều kỷ niệm của em. Kết quả thu được như sau: Đạt điểm 9-10 Đạt điểm 7-8 Đạt điểm 5-6 Đạt điểm <5 Số HS SL % SL % SL % SL % 24 5 20,8 14 58,4 5 20,8 0 0 Cũng với đề bài ấy, qua một năm học, tôi thấy hầu hết các em trình bày bài văn rõ ràng hơn, viết câu đúng và hay hơn; đặc biệt đã có học sinh viết bài văn rất có “hồn” với những câu văn rất sinh động, với cảm xúc chân thật . Đặc biệt là số lượng bài đạt điểm khá, giỏi nâng lên rõ rệt. Phân môn TLV là môn học sáng tạo chứ không phải sao chép, Đó là môn học tổng hợp kiến thức của các môn học khác và kiến thức của cuộc sống, là môn tổng hợp các kĩ năng (kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng trình bày và tạo lập văn bản, ). Muốn học và vận dụng tốt môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn, học sinh phải tích lũy kiến thức từ cuộc sống quanh ta, những cảnh vật, những con người, những cây cối xanh tươi rợp mát, hoa rực rỡ khoe hương sắc; kiến thức từ sách vở - qua các bài Tập đọc, Luyện từ và câu, Văn miêu tả nói chung và văn miêu tả cây cối nói riêng giúp học sinh sản sinh văn bản nói và viết, giúp các em gắn bó với thiên nhiên, với người và việc xung quanh trẻ, những cảm xúc tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương, thôn xóm, trường lớp, bạn bè thân quen (cây bàng, cây phượng sân trường, cây hoa mai ông trước nhà, cây cam sau vườn ). Đó chính là những nhân tố quan trọng hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em.