Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn Địa lí Lớp 4

pdf 12 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5372
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn Địa lí Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_de_day_tot_phan_mon.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn Địa lí Lớp 4

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019 Biện pháp 4: Giải thích hiện tượng Địa lí. Biện pháp 5: Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố Địa lí. Biện pháp 6: Liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Biện pháp 7: Tổ chức thi đua khen thưởng qua những trò chơi. Phần III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT * Biện pháp 1: Rèn kỹ năng đọc và chỉ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu: Trong mỗi tiết học của phân môn Địa lí các em đều phải sử dụng bản đồ, lược đồ, . Vì bản đồ, lược đồ được sử dụng như là nguồn cung cấp kiến thức, là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực khai thác kiến thức Địa lí, học sinh phải biết đọc các kí hiệu trên bản đồ, lược đồ, hiểu được ý nghĩa màu sắc được biểu thị trên bản đồ, lược đồ, xác định được các yếu tố Địa lí trên bản đồ. Đồ dùng dạy học không thể thiếu trong giảng dạy môn Địa lí là bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu, bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học, phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin về Địa lí. Do đó, giáo viên sử dụng bản đồ, lược đồ cần chính xác và hiệu quả để khai thác kiến thức mới. Muốn vậy, giáo viên phải: * Nắm được mục đích làm việc với bản đồ: Tức là đọc tên bản đồ, để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài học. Bước này không khó, giáo viên cần lưu ý khi tự vẽ thêm bản đồ thì phải có tên bản đồ (có thể viết trên hoặc viết ở dưới) * Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ: Đọc bảng chú giải, kí hiệu nào cho biết thông tin gì. Ví dụ: đường đứt khúc chỉ ranh giới giữa các tỉnh, cây dù chỉ bãi biển, chấm tròn chỉ thành phố * Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ. Đây chính là bước kĩ năng chỉ bản đồ. Ở bước này giáo viên cũng như học sinh thường chỉ không chính xác do không thường xuyên chỉ bản đồ nên dễ lúng túng. Chỉ bản đồ có các cách chỉ sau : Chỉ điểm (thành phố , khoáng sản, ) Chỉ đường (sông, dãy núi, ) Trần Thị Lệ Quyên Trang 2
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019 Chỉ vùng (chỉ vị trí giới hạn của tỉnh, thành phố, ) + Một số thao tác khi chỉ các biểu tượng địa lí: - Chỉ về một địa danh, một thành phố, một tỉnh Nếu là bản đồ hành chính thì sẽ có ranh giới giữa các nước, các thành phố, tỉnh. Giáo viên chỉ theo đường ranh giới, bắt đầu ở điểm nào thì kết thúc ở điểm đó của một châu lục, một nước, một thành phố, một tỉnh muốn chỉ. Nếu là bản đồ tự nhiên thì thường một thành phố được kí hiệu bằng dấu chấm tròn, giáo viên chỉ ngay vào chấm tròn là thành phố, hoặc chỉ các phương tiện đi lại của các vùng miền (Xem chú giải trên bản đồ, lược đồ) - Chỉ về biển, sông ngòi, đại dương khi chỉ kéo rộng trong giới hạn của nó không lấn vào đất liền. Biển, sông, dãy núi chỉ theo hướng từ thượng lưu đổ xuống hạ lưu, từ nơi cao (độ cao của địa hình) xuống nơi thấp. * Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng (khai thác một phần kiến thức mới). Ví dụ: Khi chỉ vị trí của nước Việt Nam, nhận xét vị trí nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam, nằm phía cực Nam. - Bài Đồng bằng Nam Bộ, quan sát và chỉ lược đồ xong, học sinh có thể nhận xét ngay là hệ thống sông ngòi nhiều, chằng chịt. - Bài Người dân ở đồng bằng Nam Bộ, quan sát, nhận xét trang phục của người dân ở dồng bằng Nam Bộ * Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố tự nhiên: Ví dụ: Khi học sinh chỉ được vị trí nước ta, phía Đông giáp biển Đông, đường bờ biển kéo dài như thế thì sẽ thuận lợi để phát triển ngành nào? (đánh bắt thủy hải sản). Đó chính là mối quan hệ giữa vị trí địa lí và hoạt động sản xuất. * Một số lưu ý: - Tư thế khi thao tác là mặt quay xuống phía học sinh, có thể đứng bên trái hay bên phải tùy thuộc giáo viên thuận tay nào. - Sử dụng dụng cụ chỉ bản đồ, không dùng tay thao tác. - Giới thiệu biểu tượng muốn chỉ rồi thao tác, hoặc thao tác trước rồi giới thiệu biểu tượng, tránh vừa thao tác vừa giới thiệu rất dễ sai. Trần Thị Lệ Quyên Trang 3
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019 - Bản đồ, lược đồ khi treo trên bảng cần đủ lớn để tất cả học sinh có thể quan sát được (trường hợp nhỏ phát về nhóm cho các em tự quan sát). Giáo viên và học sinh nên thường xuyên thao tác trên bản đồ để giúp học sinh nhuần nhuyễn khi lên học lên lớp trên. * Biện pháp 2: Hình thành biểu tượng Địa lí: Đây là bước rất quan trọng. Vì vậy phương pháp hình thành biểu tượng Địa lí tốt nhất là giáo viên phải biết lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện của lớp, của địa phương để cho các em quan sát trực tiếp các đối tượng tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, Ví dụ : Khi dạy bài: Hoạt động sản xuất của người dân Tây Nguyên Để hình thành biểu tượng rừng rụng lá trong mùa khô (rừng khộp). Tôi cho học sinh quan sát tranh về rừng khộp mà tôi sưu tầm được. Sau đó tôi hướng dẫn các em xác định mục đích quan sát về đặc điểm của rừng rụng lá mùa khô mà các em quan sát từ tranh ảnh là: + Rừng thưa + Chỉ có một vài cây + Lá rụng vào mùa khô * Biện pháp 3: Hình thành khái niệm Địa lí: Hình thành khái niệm Địa lí là một trong những mục đích của việc dạy Địa lí. Vì thế bước này rất quan trọng. Vậy muốn hình thành khái niệm Địa lí cho học sinh, tôi yêu cầu các em phải nắm được các dấu hiệu của đối tượng Địa lí mà các em quan sát được từ thực tế, từ băng hình, tranh ảnh để các em tìm ra những dấu hiệu, bản chất của đối tượng Địa lí nhằm đưa ra khái niệm đúng về đối tượng. Ví dụ: Khi dạy bài: Trung du Bắc Bộ Điều đầu tiên tôi cho học sinh xác định các tỉnh ở vùng trung du trên bản đồ Địa lí Việt Nam (tỉnh: Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên) Sau đó tôi cho học sinh quan sát vùng trung du qua tranh ảnh và băng hình, rồi tôi khai thác kinh nghiệm sống của các em bằng những câu hỏi sau :  Trong lớp ta, em nào đã nhìn thấy vùng trung du chưa ? Khi nào ? Ở đâu ?  Em hãy tả hoặc vẽ lại vùng trung du mà em đã thấy. Trần Thị Lệ Quyên Trang 4
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019 Sau khi hình thành khái niệm Địa lí chung cho học sinh, tôi dựa vào trình độ của lớp để soạn ra một hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm hướng dẫn các em phát hiện ra dấu hiệu riêng của đối tượng Địa lí. Ví dụ: Khi dạy bài: Tây Nguyên. Học sinh đã nêu được khái nịêm về cao nguyên là: Những vùng đất cao, có bề mặt tương đối bằng phẳng. * Biện pháp 4: Giải thích hiện tượng Địa lí: Trong quá trình dạy Địa lí, tôi không để học sinh tiếp nhận suông các hiện tượng Địa lí mà tôi tập cho các em phải biết quan sát sự vật, hiện tượng, tìm kiếm, thu thập tư liệu về Địa lí từ các nguồn khác nhau để tự mình giải thích được các hiện tượng Địa lí gần gũi, đơn giản bằng vốn hiểu biết của các em. Trong quá trình quan sát sự vật, hiện tượng, tìm kiếm, thu thập tư liệu, tôi tạo điều kiện cho các em nêu thắc mắc, đặt câu hỏi để các em giải thích, nhận biết đúng các hiện tượng Địa lí. Rồi sau đó tôi tổ chức cho các em trình bày kết quả làm việc của mình. Nếu làm được điều này, tức là đã gây hứng thú, phát huy được tính tích cực học tập của các em. Ví dụ: Khi dạy bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung Tôi yêu cầu học sinh phải tự mình giải thích được các hiện tượng Địa Lý mà các em tìm được. Chẳng hạn như:  Tại sao lại có tên gọi là dải đồng bằng duyên hải miền Trung ? (Do các đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển chạy dọc theo biển khu vực miền Trung nên mới gọi là Dải đồng bằng duyên hải miền Trung.  Tại sao hệ thống sông ngòi ở miền Trung thường nhỏ và ngắn? (Do ở miền Trung có nhiều đồi núi và nơi đây chủ yếu là dãy đất hẹp.  Tại sao vào mùa hạ ở nước ta thường có gió thổi từ Lào sang (còn gọi là gió Lào)? (Khi gặp dãy núi Trường Sơn, gió bị chặn lại, trút hết mưa ở sườn tây, khi thổi sang sườn bên kia chỉ còn hơi khô, nóng. Do đó ở đồng bằng duyên hải miền Trung vào mùa hạ, gió rất khô và nóng. Vào mùa đông ở đây có gió thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước gây mưa nhiều. Do sông ở đây ngắn và nhỏ nên thường có lụt, nước từ núi đổ xuống đồng bằng thường gây ra lũ lụt đột ngột). * Biện pháp 5: Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố địa lí: Trần Thị Lệ Quyên Trang 5
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019 Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố địa lí là một bước rất quan trọng. Nó không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy Địa lí. Vì thế tôi luôn hướng dẫn học sinh biết xác lập mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với kinh tế - xã hội, để các em thấy được sự tương quan, hỗ trợ giữa các yếu tố địa lí. Mặt khác, các em sẽ làm quen với cách tìm nguyên nhân khi biết kết quả. Ví dụ: Khi dạy bài: Thành phố Đà Nẵng Bằng hoạt động nhóm kết hợp với hình ảnh về các hoạt động sản xuất ở Đà Nẵng mà các em sưu tầm được thì các em sẽ hiểu và phân tích được: Sản phẩm của Đà Nẵng chở đến các nơi khác chủ yếu là nguyên liệu chưa chế biến như: cá, tôm đông lạnh để cung cấp cho các nhà máy chế biến, vật liệu thô như: đá để xây dựng. Nếu các sản phẩm đông lạnh được chế biến sẽ có giá trị cao hơn rất nhiều. Đà Nẵng có các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng, dệt chế biến thực phẩm, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay Đà Nẵng đã xuất hiện những khu công nghiệp lớn thu hút nhiều nhà đầu tư. Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghiệp lớn và quan trọng của miền Trung. * Biện pháp 6: Liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức cho học sinh: Nếu giáo viên chỉ dạy những gì trong sách giáo khoa và sách giáo viên thể hiện thì chưa đủ. Vì chỉ dạy những gì trong sách thì chưa thấy được vai trò của giáo viên. Trong sách có sẵn câu hỏi, phần trả lời, học sinh chỉ cần xem là làm được. Vậy vai trò giáo viên phải làm gì ? Trước hết, chúng ta cần xác định dạy môn Tự nhiên xã hội nói chung và Địa lí nói riêng là cung cấp thêm cho các em một số vốn sống phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em. Trẻ nhỏ thì mau quên nhưng cũng rất “tò mò”, thích khám phá. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên khắc sâu kiến thức sẽ giúp các em hứng thú tìm tòi, yêu thích môn học hơn. Để làm được điều này, trước tiên giáo viên cần tham khảo sách, báo tư liệu, tranh ảnh liên quan đến nhiều môn chứ không riêng môn Địa lí. Cập nhật kiến thức thường xuyên như một thói quen thì lúc đó chúng ta sẽ nhớ lâu hơn. Tuy nhiên khi khắc sâu hay mở rộng kiến thức phải có sự lựa chọn, đảm bảo tính chính xác, bám sát vào nội dung bài đang dạy tránh sa đà đi quá mục tiêu bài. Trần Thị Lệ Quyên Trang 6
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019 Để tiết học Địa lí được sinh động, hấp dẫn, phát huy được tính tích cực của học sinh, không những tôi cung cấp kiến thức Địa lí ở sách giáo khoa mà còn cung cấp cho trẻ kiến thức từ cuộc sống, ngoài thực tế xã hội, để trẻ có được vốn kiến thức khá đầy đủ vừa ở sách vừa ở cuộc sống thực tế. Muốn làm được điều này, tôi phải học hỏi, thu thập những kiến thức về Địa lí qua các nguồn tài liệu, để làm giàu thêm vốn hiểu biết của học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo) Tôi yêu cầu các em dựa vào tranh đã sưu tầm để tìm thông tin và trình bày khai thác rừng và những nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng bị giảm. Sau đó tôi giảng thêm rằng: Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ. Ngoài gỗ, rừng còn có tre, nứa, mây, các loại cây làm thuốc và nhiều thú quý. Tuy nhiên hiện nay do phong trào di dân tự do từ các nơi khác đến Tây Nguyên để phá rừng, lấy đất trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su, tiêu ), nên rừng ở Tây Nguyên bị chặt phá bừa bãi, dẫn đến diện tích rừng giảm mạnh, môi trường bị huỷ hoại, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của con người. Vì thế chúng ta phải bảo vệ rừng bằng nhiều cách: + Khai thác rừng hợp lý. + Tạo điều kiện để đồng bào định canh định cư. + Không đốt phá rừng. + Mở rộng diện tích trồng cây. + Ví dụ: Khi dạy bài: Biển, đảo và quần đảo Để cho tiết học được sinh động, thu hút học sinh, tôi tổ chức cho lớp thăm cảnh biển qua tranh ảnh, kết hợp với việc xem băng hình về các đảo và quần đảo ở nước ta để học sinh thấy được: Chúng ta đã lợi dụng thuỷ triều lên xuống để đánh bắt cá và làm muối. Ngoài những loài cá, loài tôm có giá trị xuất khẩu cao, vùng biển nước ta còn có nhiều đặc sản quý như: hải sâm, bào ngư, sò huyết Dọc bãi biển có nhiều bãi cát chứa ôxít titan có giá trị xuất khẩu. Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Nghề làm muối được phát triển từ lâu đời ở vùng ven biển từ Trần Thị Lệ Quyên Trang 7
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019 Bắc vào Nam. Đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ ở Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận). Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch. Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kỳ thú hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt Vịnh Hạ Long dược UNETCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích rừng ngập mặn nước ta giảm nhanh. Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, khiến cho lượng cá đánh bắt hàng năm giảm, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng như: cá mòi, cá cháy Ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng rõ rệt làm cho chất lượng nhiều vùng biển của nước ta giảm sút. Hậu quả là làm giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới chất lượng của khu du lịch biển. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ giống loài, không đánh bắt cá bừa bãi, giữ vệ sinh môi trường biển, lập khu bảo tồn động vật biển. Khi dạy bài: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam Tôi hướng dẫn học sinh thấy được nước ta có nhiều loại khoáng sản nhưng nguồn dự trữ của từng mỏ không lớn. Nếu khai thác không có kế hoạch thì nguồn khoáng sản sẽ cạn kiệt nhanh chóng. * Biện pháp 7: Tổ chức thi đua khen thưởng qua những trò chơi: Trong những yếu tố quyết định cho phần kiểm tra, củng cố kiến thức sau bài học đạt chất lượng cao đó là “Tổ chức thi đua khen thưởng qua những trò chơi”. Muốn làm tốt điều này tôi phải luôn thay đổi trò chơi với nhiều hình thức mới lạ nhằm tạo hứng thú cho học sinh để thu hút các em học tập. Ví dụ: Trò chơi: “Ô CHỮ KÌ DIỆU” - Tôi chuẩn bị sẵn các ô chữ hàng dọc và hàng ngang. Luật chơi của các nhóm. - Sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước có thể phất cờ để xin trả lời trước. - Mỗi ô chữ hàng ngang trả lời đúng: đội ghi được 5 điểm. - Ô chữ hàng dọc trả lời đúng: đội ghi được 20 điểm. - Nếu sai: đội không ghi được điểm. Trần Thị Lệ Quyên Trang 8
  8. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019 - Các đội đều có quyền đặt bông hoa hy vọng ở mỗi lần trước khi giải ô chữ hàng ngang để nếu trả lời đúng thì được tăng gấp đôi số điểm của mình. - Nội dung ô chữ: 1. Đây là một đặc điểm của loại đất ba dan có 6 ô chữ. 2. Đây là loài gia súc được chăn nuôi phổ biến ở Tây Nguyên có 6 ô chữ. 3. Đây là dụng cụ phục vụ việc tưới tiêu vào mùa khô có 6 ô chữ. 4. Đây là một thuận lợi tạo điều kiện cho việc phát triển chăn nuôi trâu bò có 6 ô chữ. 5. Đặc điểm hương vị của cà phê ở Buôn Ma Thuột có 8 ô chữ. 6. Đây là một trong các loại cây trồng có giá trị xuất khẩu có 5 ô chữ. 7. Nuôi và thuần dưỡng voi ở Tây Nguyên được xem là nghề như thế nào? có 11 ô chữ. 8. Đây là loại cây trồng nhiều nhất ở Buôn Ma Thuột có 5 ô chữ. 9. Đây là loài vật đặc trưng của Tây Nguyên có 6 ô chữ.  Ô chữ hàng dọc: Tây Nguyên Qua những tiết học, những tiết ôn tập và những tiết thực hành trên bản đồ, học sinh sẽ tự mình giải thích được các hiện tượng địa lí đơn giản bằng những kiến thức Trần Thị Lệ Quyên Trang 9
  9. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019 mà mình đã học, và tự mình tìm hiểu các vùng, miền trên đất nước về điều kiện tự nhiên, về đặc điểm kinh tế của từng nơi, biết phân tích các mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí. Trong quá trình học, các em biết được các vùng, miền, thành phố nằm ở phía nào (phần nào) của bản đồ; Địa hình khí hậu, sông ngòi, thực vật, động vật nơi đó ra sao? Tóm lại các em có thể du lịch vòng quanh đất nước Việt Nam bằng tấm bản đồ. Từ đó các em sẽ biết tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hoá gần gũi với các em. Qua phần tìm hiểu những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở các bài Địa lí học sinh sẽ biết nhân dân ở mỗi khu vực sinh sống và hoạt động như thế nào, khai thác và sử dụng điều kiện tự nhiên ở nơi đó ra sao. Qua đó các em hiểu biết hơn về đời sống của nhân dân ta ở từng nơi, từng vùng. Từ đây, học sinh sẽ hãnh diện về tinh thần vượt khó, cần cù lao động của người Việt Nam, về những nét văn hoá độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời thêm lòng yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước. Vậy sau khi học xong phân môn Địa lí các em thấy rằng: Đất nước ta rất giàu tài nguyên khoáng sản, động vật, thực vật . Thông qua phân môn Địa lí các em thấy tự hào về đất nước của mình. Muốn sử dụng các nguồn tài nguyên đó để làm giàu cho đất nước thì điều đó còn phụ thuộc vào tinh thần, khả năng học tập của mỗi chúng ta. Phần IV. KẾT QUẢ Qua quá trình thực hiện biện pháp trên, tôi thấy lớp tôi học Địa lí có nhiều tiến bộ rõ rệt. Điều đó thể hiện rõ ở các giai đoạn khảo sát như sau: Giai đoạn Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Cuối học kì I 8 22.9% 12 34.3% 11 31.4% 4 11.4% Cuối học kì II 14 40.0% 16 45.7% 5 14.3% 0 0% Qua kết quả khảo sát và số liệu ghi chép tôi rất phấn khởi thấy trong các giờ Địa lí, học sinh say mê tìm hiểu và lớp học sôi nổi hẳn lên. Đây chính là động lực thúc đẩy tôi đem hết khả năng và sự hiểu biết của mình truyền đạt cho các em. Trần Thị Lệ Quyên Trang 10
  10. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019 Phần V. KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp: Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên, tôi thấy các en học sinh có sự chuyển biến rõ rệt về phân môn Địa lí và các môn học khác như Lịch sử, Khoa học , nhất là các em đã yêu thích, hứng thú học các tiết Địa lí. Bên cạnh đó kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, phân tích bảng số liệu, các mối quan hệ Địa lí đơn giản rất thành thạo, nên trong các tiết thực hành, các bài tập hay các tiết ôn tập được tiến hành tốt và đạt kết quả cao, lớp học rất sôi động thông qua hoạt động nhóm, cá nhân Có bài Địa lí các em không cần phải học thuộc lòng mà thông qua các lược đồ, bản đồ của tiết học đó thì các em có thể hiểu được toàn bộ nội dung bài học đầy đủ, chính xác. Điều đáng mừng hơn nữa là học sinh rất có ý thức tự giác trong học tập. Nhờ học tốt phân môn Địa lí mà học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống trong việc yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước, tôn trọng, bảo vệ, môi trường và di sản văn hoá. Để dạy tốt - học tốt Địa lí chúng tôi luôn tâm niệm rằng: Giáo viên phải hình thành được biểu tượng địa lí và rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng địa lí như: Sử dụng bản đồ, phân tích bảng số liệu và biểu đồ Do đó việc hình thành biểu tượng địa lí và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ là hai nhiệm vụ quan trọng của phần Địa lí ở tiểu học. Theo tôi nghĩ có sử dụng tốt các phương pháp này thì người giáo viên mới dạy tốt phân môn Địa lí được và một số môn học khác. Ngoài các giải pháp nêu trên, chúng ta cần cập nhật các thông tin về dân số, tình hình kinh tế, chính trị của đất nước cũng như trên thế giới để bổ sung các thông tin giúp cho các em hiểu biết thêm, để áp dụng vào so sánh bảng số liệu. Vì nếu chúng ta chỉ sử dụng sách giáo khoa thì chưa đủ, mà cần phải cập nhật thông tin kịp thời, chính xác có liên quan đến nội dung bài học (Ví dụ như: dân số mỗi năm ở mỗi huyện, tỉnh, thành phố mỗi khác, kinh tế chính trị cũng thay đổi). 2. Phạm vi đối tượng áp dụng: Trên đây mới là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi để học sinh yêu thích, hứng thú học Địa lí và để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, trong thực tế giảng Trần Thị Lệ Quyên Trang 11
  11. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019 dạy mỗi người đều có suy nghĩ, kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp riêng của mình nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Đề tài này áp dụng cho lớp 4/4 nói riêng và khối 4 nói chung của trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh năm học 2018 - 2019 đạt hiệu quả tốt, tôi nghĩ rằng có thể áp dụng cho tất cả các trường Tiểu học trong toàn huyện để nâng cao chất lượng dạy và học. Trần Thị Lệ Quyên Trang 12