Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học Lịch sử lớp Bốn

pptx 21 trang Giang Anh 20/03/2024 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học Lịch sử lớp Bốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phuong_phap_ban_tay_nan_bot_t.pptx
  • pptxCUOC KC CHONG TONG LAN THU HAI.pptx
  • mp3Richard Clayderman - Chiquitita.mp3
  • mp4Em Yêu Hòa Bình - Karaoke Full HD.mp4-.mp4
  • mp3Ghep NQSH H-V.mp3
  • mp4KaraOke Nam Quốc Sơn Hà - Hoàng Dũng Vocal [ Official HD ].mp4-.mp4
  • mp4video-ai tinh ai nhanh.mp4-.mp4
  • mp4videodung.mp4

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học Lịch sử lớp Bốn

  1. BÁO CÁO THAM LUẬN Chuyên đề: Ứng dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học Lịch sử lớp Bốn.
  2. I. Đặt vấn đề: Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Lịch sử là hồn phách của dân tộc. Trong chương trình Tiểu học, Lịch sử là một môn học có vị trí đặc biệt. Nó đảm nhận việc giáo dục nhân cách, đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan, góp phần hình thành những phẩm chất của con người Việt Nam và bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc.
  3. Tuy nhiên, dạy học Lịch sử hiện nay giáo viên và học sinh còn nhiều lúng túng. Việc tiếp cận của giáo viên và học sinh đối với môn học còn hạn chế. Hình thức tổ chức dạy học chưa linh hoạt, chưa phát huy hết năng lực học tập của học sinh, chưa biết phối hợp phương pháp tích cực và phương pháp truyền thống nên khi dạy học sinh phải tự làm việc mà không có định hướng rõ ràng. Việc đổi mới phương pháp dạy học và hình thức dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh trong từng lớp là một yêu cầu đặt ra và cần được giải quyết để nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử trong trường Tiểu học.
  4. Cần phải thay đổi quan niệm rằng học tập lịch sử đồng nghĩa với kể chuyện lịch sử, cung cấp sẵn cho học sinh những thông tin về các sự kiện đã diễn ra mà học sinh phải được làm việc với các nguồn tư liệu lịch sử, tự phát hiện ra dấu hiệu về các sự kiện để hình thành trong nhận thức biểu tượng về chúng. Xác định được quan điểm đó, tập thể giáo viên khối lớp Bốn, Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân thực hiện chuyên đề: “Ứng dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học Lịch sử lớp Bốn”, với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử trong nhà trường tiểu học bằng những phương pháp dạy học tích cực.
  5. Thuận lợi Phương pháp “Bàn tay nặn bột” được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đầu tư nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn giáo viên để từng bước triển khai áp dụng trong dạy học. Qua quá trình thử nghiệm áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào trong lớp học, học sinh hứng thú với những hoạt động tìm kiếm kiến thức mới. Khó khăn Quan điểm của một số giáo viên xem phương pháp “Bàn tay nặn bột” chỉ áp dụng cho dạy học các môn khoa học tự nhiên, chưa mạnh dạn nghiên cứu, tìm cách áp dụng vào các môn khoa học xã hội.
  6. III. Giải quyết vấn đề: Học lịch sử không chỉ để hình dung được hình ảnh của quá khứ mà vấn đề chủ yếu là phải hiểu lịch sử. Tức là nắm được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trên cơ sở đó, hình thành khái niệm, phát hiện mối quan hệ và rút ra các bài học lịch sử. Do đó, giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập, tạo điều kiện cho học sinh độc lập suy nghĩ, tự tìm tòi phát hiện kiến thức, có như vậy, học sinh mới dễ nhớ và nhớ lâu sự kiện, các mốc thời gian lịch sử, các nhân vật lịch sử.
  7. Trong phần Lịch sử lớp Bốn, giáo viên có thể áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” để tiến hành một hoặc một số hoạt động phù hợp, ở một số bài cụ thể. Học sinh tiểu học cần có những biểu tượng về “các sự kiện đã diễn ra”, cần tạo ra trong nhận thức của học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian không gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, những quan niệm xã hội cụ thể. Vì vậy, ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học Lịch sử, ở tiết học minh họa, giáo viên cho học sinh tiến hành nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu sưu tầm thay cho việc làm thí nghiệm là có căn cứ khoa học.
  8. Để ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học ở phân môn Lịch sử, giáo viên cần thực hiện tốt một số nội dung sau đây: 1.Kĩ thuật đặt câu hỏi của giáo viên Trong khi điều khiển tiết học, nếu giáo viên đặt câu hỏi mà học sinh không hiểu, hiểu sai ý hoặc câu hỏi dẫn đến nhiều cách nghĩ khác nhau thì nhất thiết giáo viên phải đặt lại câu hỏi cho phù hợp.
  9. 2. Giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu - Giữ nguyên các quan niệm ban đầu này để đối chiếu, so sánh sau khi hình thành kiến thức cho học sinh. - Giáo viên cần khuyến khích học sinh trình bày ý kiến của mình. Biểu tượng ban đầu có thể trình bày bằng lời nói hay viết, vẽ ra giấy.
  10. Trong chuyên đề này, giáo viên đã định hướng cho học sinh bộc lộ quan điểm ban đầu về diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai của nhân dân ta (hoạt động 2 của bài). Học sinh sẽ dựa trên những hiểu biết ban đầu của mình thông qua tìm hiểu các tài liệu, thông qua kiến thức đã được học về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất, để đưa ra các quan niệm ban đầu. Giáo viên có thể áp dụng kĩ thuật này trong khi dạy một số bài Lịch sử trong chương trình lớp Bốn có liên quan đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược:
  11. Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đo. - Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981). Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông. Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng. Bài 25 : Quang Trung Đại Phá Quân Thanh.
  12. Ngoài ra, một số bài Lịch sử có thể áp dụng phương pháp BTNB ở hoạt động nhỏ như: Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê. Hoạt động 1: Điều kiện nước ta và truyền thống chống lũ lụt của nhân dân. - GV nêu vấn đề: Vì sao nhân dân ta có truyền thống đắp đê chống lũ lụt? - HS nêu các quan niệm ban đầu: + Vì mưa nhiều làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, + Vì người dân sinh sống dọc theo các con sông nên khi nước sông dâng cao dễ bị lụt. + Vì nước ta có nhiều sông lớn nên thường xuyên xảy ra lũ lụt. Hay ở bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, ở hoạt động 2: Kế sách của vua tôi nhà Trần, giáo viên có thể nêu tình huống xuất phát bằng câu hỏi: Dự đoán các kế sách của vua tôi nhà Trần,
  13. 3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động thảo luận cho học sinh + Thảo luận trong phương pháp “Bàn tay nặn bột” thực hiện bằng sự tương tác giữa học sinh với học sinh, phần trả lời của học sinh sau bổ sung cho học sinh trước hoặc đặt câu hỏi đối với ý kiến trước; hoặc trình bày một quan điểm mới, hặc đưa ra ý kiến tranh cãi của nhóm mình.
  14. 4. Hướng dẫn học sinh đề xuất thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu hay phương án tìm câu trả lời Tùy từng trường hợp cụ thể mà giáo viên có phương pháp phù hợp. - Một số phương án tìm câu trả lời bằng cách nghiên cứu các tài liệu và sách giáo khoa, các thông tin được các em cập nhật hàng ngày. - Đối với ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, ít phương án chứng minh thì giáo viên có thể cho học sinh trả lời trực tiếp phương án mà học sinh đề xuất. - Đối với các kiến thức phức tạp, cần kiểm chứng, học sinh khó trả lời đầy đủ và chuẩn xác, giáo viên có thể yêu cầu các nhóm thảo luận
  15. 5. Giáo viên cần tạo lập môi trường thân thiện, hỗ trợ học sinh trong giờ học - Tạo điều kiện để học sinh hợp tác, tranh luận với các bạn dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên. - Học sinh được khuyến khích đưa ra câu hỏi, nêu ý kiến riêng của bản thân mà không sợ bị chê bai. - Tôn trọng, lắng nghe các ý kiến khác của học sinh - Trường hợp học sinh bế tắc, giáo viên nên đưa ra các vấn đề đơn giản. Giáo viên cũng có thể phải đưa ra ý kiến khoa học.
  16. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Đối với giáo viên Giáo viên có thêm phương pháp để tổ chức lớp học sinh động, nhẹ nhàng, hiệu quả. . Giáo viên có sự nghiên cứu tìm tòi để áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học. Tự trang bị cho bản thân một vốn kiến thức phong phú, để khơi gợi được sự tò mò, thích khám phá, hham hiểu biết của học sinh. - Các buổi sinh hoạt chuyên môn giảng dạy một tiết có áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học Lịch sử, giáo viên phải có sự trao đổi nghiên cứu bài học với đồng nghiệp trong tổ khối chuyên môn. - Việc xây dựng kế hoạch thực hiện các bài dạy áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” có chất lượng hơn giúp giáo viên có phương án cụ thể để giải quyết những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập.
  17. 2. Đối với học sinh - Trong mỗi giờ học vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột, các em học sinh đều tỏ ra rất hứng thú tìm tòi, khám phá, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động học tập. tinh tế trong quan sát, thuyết phục trong trình bày, chuẩn xác trong thực hành, năng động trong làm việc nhóm, chặt chẽ trong phân tích và đánh giá, ghi nhớ lâu và chắc những kiến thức của bài học. - Hình thành ở các em những năng lực như tự giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm trước những kết luận mà mình đưa ra. - Các em có hứng thú khi học Lịch sử.
  18. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” chú trọng đến quan niệm ban đầu của học sinh về kiến thức mới sẽ học. 2. Với phương pháp “Bàn tay nặn bột”, kể cả học sinh đọc sách trước, học thêm trước hoặc biết trước kiến thức thì chưa chắc học sinh hiểu tường tận và đề xuất phương án chứng minh cho phát biểu đúng. 3. Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong khi tổ chức hoạt động dạy học, giáo viên không được nhận xét quan điểm của học sinh nào đúng, học sinh nào sai. Thông qua tìm tòi, nghiên cứu, chính học sinh sẽ tự đánh giá đúng hay sai.
  19. 4. Việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” với 5 bước cho cả bài là rất khó, nhưng giáo viên có thể áp dụng từng phần, ở từng hoạt động phù hợp, thì sẽ tạo được hứng thú học tập cho học sinh. 5. Các vấn đề xuất phát phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận 6. Tình huống có vấn đề trong dạy học lịch sử có thể tạo ra từ 3 cơ sở chủ yếu. Từ đó, nêu ra nhiệm vụ mà học sinh cần giải quyết qua một vài câu hỏi định hướng.
  20. Trên đây là một số kinh nghiệm nhằm ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học Lịch sử lớp Bốn đã được vận dụng trong quá trình dạy học tại Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô cán bộ quản lý và đồng nghiệp, để việc dạy học Lịch sử nói riêng và việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung ngày càng đạt hiệu quả thiết thực hơn.
  21. TẬP THỂ GIÁO VIÊN KHỐI LỚP BỐN TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIẾT XUÂN.