Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tự tin khi biểu diễn bài hát

pdf 14 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5342
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tự tin khi biểu diễn bài hát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_tu_tin.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tự tin khi biểu diễn bài hát

  1. qua đó, hướng dẫn tốt nhất giúp học sinh hiểu và thực hiện tốt yêu cầu của bài học. Giáo viên sử dụng nhạc cụ đệm như đàn Piano, đàn Organ, kèn Melodion, thanh phách, song loan, mõ, trống để tạo sự sôi động, giúp các em nghe, cảm nhận âm nhạc tốt hơn. + Trước hết tôi nghiên cứu chương tình Âm nhạc Tiểu học từ đầu năm đến nay chọn ra những tiết ôn tập để có thể vận dụng các biện pháp có kết quả tốt nhất, lên kế hoạch chuẩn bị cho tiết dạy đó. + Mỗi bài hát là một cảm xúc, một tâm trạng, một cách nhìn thế giới khách quan và thể hiện nội tâm được diễn tả bằng ngôn ngữ âm nhạc nên người giáo viên phải đưa ra cái hồn trong tiết dạy để các em cảm nhận được nội dung, giai điệu và tình cảm mà tác giả gửi gắm vào bài hát để thể hiện cho đúng. + Học âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thoải mái thư giãn, học mà chơi, chơi mà học.Vậy làm thế nào để các em cảm thấy thoải mái, tự tin mạnh dạn trong giờ học và biểu diễn bài hát trước lớp nên ngoài việc giáo viên gần gũi, giúp đỡ các em trong giờ học thì trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải lồng ghép hoạt động trò chơi được ứng dụng từ nội dung bài học để các em dễ dàng nhớ được bài, tổ chức thi đua có thưởng giữa các nhóm, tổ và cá nhân để các em hứng thú. Không chỉ có vậy thông qua đó giúp cho các em mạnh dạn tự tin hơn khi đứng trước lớp. + Nghiên cứu cụ thể trên đối tượng học sinh của học sinh. Từ đó có những kiến nghị, đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường để được tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng tốt các biện pháp này. Nghiên cứu này nhằm giúp bản thân tôi cũng như các giáo viên dạy môn Âm nhạc khác thêm yêu thích việc dạy học môn Âm nhạc. Từ đó giúp học sinh chủ động, tích cực tự tin mạnh dạn trong giờ học và biểu diễn bài hát trước lớp. 1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài. Phạm vi áp dụng của đề tài như sau: Thông qua nghiên cứu đề tài Một số biện pháp giúp học sinh tự tin khi biểu diễn bài hát ,giáo viên hiểu thêm về các biện pháp để vận dụng vào dạy môn Âm nhạc trong trường học, đồng thời phổ biến để các đơn vị bạn cùng thực hiện. Sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh tự tin khi biểu diễn bài hát” áp dụng cho môn Âm nhạc từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 ở trường Tiểu học. 3
  2. 2. PHẦN NỘI DUNG. 2.1. Thực trạng việc biểu diễn bài hát của học sinh. Hiện nay có 1 số ý kiến cho rằng giáo dục Âm nhạc trong trường Tiểu học chỉ cần dạy cho các em thuộc các bài hát trong chương trình cơ bản là được không cần chú ý đến việc vận động phụ họa hay biểu diễn bài hát. Tuy nhiên trên thực tế, qua nhiều năm dạy Âm nhạc tôi nhận thấy chỉ học hát đơn thuần tôi thì tiết học sẽ không gây hứng thú cho các em, sẽ làm các em bị thụ động, không mạnh dạn tự tin và cảm thấy nhàm chán. Âm nhạc nó là một môn học mang tính nghệ thuật cao, khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí có một chút gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc. Do chưa đáp ứng đầy đủ trang thiết bị đối với môn học ở những năm trước, do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em. Để giúp các em mạnh dạn tự tin khi biểu diễn bài hát người giáo viên phải giúp các em nắm vững kiến thức về Âm nhạc, hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, đúng sắc thái của bài từ đó các em mới tự tin. Ngoài ra để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng đó là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc,giáo viên phải tràn đầy năng lượng để truyền nhiệt cho các em. Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, chưa có phòng chức năng cho bộ môn Âm nhạc. Đại đa số các em sống tên địa bàn xã miền núi, thuộc diện gia đình khó khăn, sự chăm lo quan tâm trong vấn đề học hành, áo quần, sách vở của gia đình còn hạn chế. Bên cạnh đó môi trường điều kiện sống của gia đình thấp, các em ít được giao tiếp với xã hội bên ngoài,ít tiếp xúc với mạng Internet để học hoi tìm tòi. Vì vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải từng bước giúp các em tự tin mạnh dạn và hoà đồng là một việc rất khó khăn. * Điều tra động cơ học tập bộ môn của học sinh. Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường, tôi đã tìm hiểu khả năng học hát của học sinh. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn Âm nhạc và nhất là khi học các tiết ôn tập, biểu diễn bài hát chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học 4
  3. nên ít có sự sáng tạo, các em chỉ học theo bản năng là đến giờ học các em học Âm nhạc cùng các bạn chứ không có động cơ nào khác. Đồng thời trong quá trình học các em rất nhút nhát và rụt rè, không chú ý, khi được cô giáo gọi lên hát thì lại rất sợ như em (Phan Tuấn Huy, Đàm Nhật Sơn 1A, Chu Anh Nhật 2B, Tạ Hoàng Lâm 3B, Như Ngọc lớp 4C, ) * Khảo sát trình độ học sinh. Để phục vụ cho đề tài “giúp học sinh tự tin khi biểu diễn bài hát” có kết quả, ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng học sinh các khối qua các bài học. Kế hoạch khảo sát, đánh giá học sinh.Tổng số học sinh cả 5 khối: Có 304 học sinh Kết quả đạt được như sau: Hoàn thành Chưa hoànthành Khối Tổng số HS SL % SL % Khối 1 70 60 85,7 10 14,3 Khối 2 69 60 87 9 13 Khối 3 42 30 71,4 12 28,6 Khối 4 71 60 84,5 11 15,5 Khối 5 52 40 77 12 23 Tổng 304 250 82,2 54 17,8 Qua khảo sát trình độ học sinh, qua kiểm tra chất lượng và qua thực tế giảng dạy các đối tượng học sinh tôi đã tiến hành phân loại từng nhóm và đi sâu vào tìm hiểu những hạn chế từng mặt của mỗi học sinh cũng như hoàn cảnh, cá tính, sở thích của các em để từ đó có hướng bồi dưỡng và giúp đỡ phù hợp với đối tượng học sinh giúp học sinh mạnh dạn tự tin khi biểu diễn bài hát. Tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để giúp học sinh mạnh dạn tự tin khi biểu diễn bài hát. 2.2. Các giải pháp. Muốn có một tiết học Âm nhạc đạt hiệu quả, tạo được hứng thú cho các em học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Giáo viên phải xác định thái độ, ý thức học tập của học sinh đối với môn Âm nhạc. Do đó, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ cho các em các kiến thức của bài một cách dễ hiểu nhất và các em tự tin mạnh dạn biểu diễn bài hát trong quá trình học. 2.2.1. Học thuộc bài hát sau tiết học thứ nhất - Vì ở phân phối chương trình của phân môn Âm nhạc,các tiết học biểu diễn bài hát thường ở tiết học Ôn tập bài hát. 5
  4. Để gây được sự chú ý, tò mò cho học sinh tôi chuẩn bị rất kỹ phần giới thiệu và dẫn dắt vào bài một cách sinh động, làm cho các em cảm nhận được giai điệu của bài thông qua nghe hát mẫu và đọc lời ca cùng các bạn. Giải nghĩa những từ khó để giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca. Ví dụ: Trong bài “Lớp chúng ta đoàn kết” (Nhạc và lời của Mộng Lân). Khi đọc lời ca phải hướng dẫn các em đọc theo tiết tấu và ngắt ở cụm từ như sau: Lớp chúng mình/ rất rất vui,/ anh em ta chan hòa tình thân./ Để các em đọc đúng tiết tấu, giáo viên chỉ bảng phụ và hướng dẫn các em đọc câu theo mẫu. Sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca giáo viên phải hướng dẫn các em khởi động giọng. Ví dụ: Khi tập hát cần sự đồng đều hoà giọng chính xác và diễn cảm với những trạng thái khác nhau. Để các em cảm nhận giai điệu của từng câu hát, giáo viên đàn, hát mẫu. Việc tập hát từng câu và kết nối theo lối móc xích sẽ giúp các em mau nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu hơn. Khi học hát từng câu để biết được các em có tiếp thu được không thì sau khi tập từng câu tôi sẽ gọi các em đứng tại chỗ hát lại câu hát đó và thực hiện lại cùng các bạn trong tổ của mình. Đồng thời để khích lệ các em trong giờ học và nắm bắt được khả năng tiếp thu bài của các em tôi thường gọi học sinh thể hiện lại bài hát và động viên khuyến khích cho dù em chưa thể hiện được bài hát một cách chính xác. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát giúp các em cảm nhận giai điệu và lời ca, tự tin. Đặc biệt là giúp các em loại bỏ sự chán nản khi chưa thực hiện được . * Hát kết hợp gõ đệm nhịp nhàng. Việc sử dụng các nhạc cụ để gõ đệm theo khi hát làm cho bài hát sinh động, gây hứng thú, giúp các em giữ được nhịp độ của bài mà không bị cuốn nhanh. Thông thường, có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát đó là: Hát gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu. Tuy nhiên tuỳ theo từng bài hát cụ thể mà vận dụng cho phù hợp. Ví dụ: Bài " Quê hương tươi đẹp" dân ca Nùng. Sử dụng cách gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu đã được viết sẵn vào bảng phụ trên khuông nhạc chia làm 2 cách gõ đệm khác nhau. 6
  5. *Gõ theo tiết tấu: X X X X X X X *Gõ đệm theo phách: x x x x Mỗi nốt trên khuông nhạc giáo viên đã đánh dấu x tương ứng với ti Mỗi nốt trên khuông nhạc giáo viên đã đánh dấu x tương ứng với tiếng được gõ trong ô nhịp. Không giải thích vì sao chỉ nhận xét về hai cách gõ. Sau đó hướng dẫn học sinh cách tự xác định tiết tấu, phách ở những câu còn lại trong bài hát. Để phân biệt hai cách gõ trên giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện gõ một cách, khi đã được gõ và được nghe các em sẽ nhận biết được điểm khác của hai cách gõ trên. Ví dụ: Bài hát : "Gà gáy" lớp 3, dân ca Cống, lời mới nhạc sĩ Huy Trân. Để các em hát và gõ đúng nhịp, phách, tiết tấu thì lần lượt cho học sinh nêu 3 cách gõ đệm với câu hát 1 *Gõ đệm theo tiết tấu: x x x x x x x x x x *Gõ đệm theo phách: x x x x x x x x xx *Gõ đệm theo nhịp 2: x x x x Để củng cố kĩ năng gõ đệm giáo viên tổ chức trò chơi thi đua trong các nhóm. Bằng cách chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm một cách 7
  6. gõ. Hát theo kiểu nối tiếp đến câu hát nào ở nhóm đó sẽ có cách gõ riêng về nhịp, tiết tấu hay phách. Nhằm tạo một không khí sôi động khi các em hát và tạo điều kiện cho học sinh nắm vững giai điệu của bài hơn. 2.2.2. Tìm động tác phụ họa cho bài hát. Sau khi học thuộc bài hát học sinh sẽ cảm nhận được tình cảm, sắc thái của bài hát, từ đó gợi lên sự sáng tạo của học sinh khi tìm động tác phụ họa cho bài hát. Một số động tác phụ họa gợi ý: Ví dụ: Bài Chú chim nhỏ dễ thương( lớp 2) - Nhạc Pháp - Bài hát này được đặt lời Việt, nhạc nước ngoài ( nước Pháp),có giai điệu và tiết tấu vui tươi nên có thể gợi ý cho học sinh một số động tác phụ họa đơn giản. + Tay phải chống hông, tay trái giơ cao như vẫy gọi, chân dậm theo tiết tấu,đầu hơi ngả sang bên phải, bên trái, mắt ngước nhìn theo tay. + Hai tay chống hông, chân dậm theo tiết tấu và xòe tay ra như mời bạn ở cuối câu hát. + Một tay chống hông, tay kia vòng từ từ lên cao và bàn tay lật nhanh vào ở cuối câu hát rồi đổi lại. Học sinh đã làm quen với giai điệu nhạc đệm ở tiết học trước, đã biết nghe nhạc dạo và cách trình bày bài hát, hình thức kết thúc bài hát nên ở tiết này các em có thể hoạt động nhóm tạo cảm giác thoải mái, thư giản để sẵn sàng tham gia biểu diễn bài hát trước lớp với nhiều hình thức. 2.2.3. Luyện hát thể hiện tính chất nhạc điệu, kết hợp vận động biểu diễn bài hát: Sau khi đã tập cho học sinh hát đúng giai điệu,thuộc lời ca kết hợp gõ đệm nhịp nhàng, tìm được các động tác phụ họa thì các em sẽ tham gia biểu diễn bài hát: Vào những tiết này tôi tổ chức hát ôn dưới dạng trò chơi vào nội dung bài học để tạo cho các em không khí thoải mái, thư giãn, mạnh dạn như: hát đuổi, hát đối đáp, bên hát lời, bên gõ đệm theo phách, nhịp, hát kết hợp vận động. Ngoài ra tôi còn tổ chức các trò chơi trong tiết tập biễu diễn các bài hát hoặc ôn luyện bài hát để các em được thoải mái hứng thú hơn. + Trò chơi: Tập làm ca sĩ *Tác dụng: Rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn. - Vui chơi, giải trí. * Cách chơi: Giáo viên quy định một bài hát, mời học sinh lên biễu diễn bài hát thi đua theo từng cặp và tự sáng tác những động tác cho phù hợp, các bạn trong lớp nhận xét đánh giá. Nếu học sinh nào được đánh giá cao thì sẽ trở thành ca sĩ. Tôi nhận thấy các em mạnh dạn, hoà đồng với các bạn và tạo được tinh thần học tập tốt nhất trong lớp. Các em rất thích thú khi được biểu diễn bằng các động tác phụ họa do mình và các bạn tự sáng tạo ra, các nhóm thi đua biểu diễn 8
  7. cho đẹp, tự nhiên để được cô và các bạn tuyên dương. Đối với những học sinh có năng khiếu có cách biểu diễn bài hát vừa hay, đẹp lại rất có cảm xúc. Ngoài ra các học sinh khác cũng đã rất cố gắng, các em mạnh dạn hơn. Qua đó tôi cũng đã có được một số kinh nghiệm từ những học sinh của mình, ngoài các hình thức tổ chức tiết dạy như trên tôi luôn cố gắng làm cho bài dạy phong phú hơn, tạo cảm giác thảo mái giúp các em mạnh dạn tự tin hơn. - Coi trọng các hoạt động theo từng bài, chú ý phát triển tai nghe và giọng hát. - Thông qua vận động phụ họa múa đơn giản để bồi dưỡng khả năng âm nhạc cho học sinh. - Luôn cố gắng động viên khích lệ khả năng sáng tạo và năng lực hoạt động Âm nhạc của học sinh thông qua các giờ ôn tập giúp các em tự tin biểu diễn trước đám đông, có thể tham gia vào các buổi văn nghệ của lớp, của nhà trường. - Nhiệt tình, hăng say, có tác phong nhẹ nhàng gần gũi, chan hòa gây ấn tượng với các em học sinh. - Trong các tiết dạy tôi luôn sử dụng và dùng phương pháp như: đàn phím điện tử, đĩa nhạc, áp dụng phương pháp dạy học có sự hổ trợ của công nghệ thông tin tạo không khí trong lớp luôn sinh động, sôi nôi làm cho giờ học đạt hiệu quả cao. Sau đây tôi xin được trình bày kế hoạch một bài học cụ thể với nội dung: Ôn tập bài hát: ÔN TẬP BÀI HÁT: SẮP ĐẾN TẾT RỒI ( Nhạc và lời: Hoàng Vân) I.Mục tiêu: - Kiến thức: + Biết hát theo giai điệu và lời ca. + BiÕt h¸t kÕt hîp vận động phụ họa. - Kỹ năng : Mạnh dạn, tụ tin biểu diễn bài hát. - Thái độ: yêu ca hát, Thích hoạt động ca hát. - Năng lực: HS sáng tạo ra các động tác phù hợp với bài hát. Biểu diễn trước lớp tự tin mạnh dạn. HSKT: Biết hát theo bạn. II. Chuẩn bị: GV- Đàn phím điện tử, Thanh phách HS: Thanh phách. III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản. Khởi động: Ban văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát vừa chơi trò chơi “Ai là ca sĩ”. 9
  8. Dự kiến ĐGTX - Tiêu chí: Biểu diễn bài hát tự nhiên, thể hiện được tính chất bài hát. - Phương pháp: Tích hợp - Kỹ thuật: Trò chơi Giới thiệu bài mới: - ghi đề bài Việc 1:- Đọc mục tiêu - Giáo viên đàn Học sinh khởi động giọng theo mẫu: Mi ì ị Ma à ạ - Đọc theo đàn - GV đệm đàn HS hát lại bài hát 2 lần. - Giáo viên đệm đàn Học sinh hát hòa giọng kết hợp với gõ phách. - Học sinh hát nối tiếp và hòa giọng kết hợp vỗ tay. B. Hoạt động thực hành - CTHĐTQ điều khiển cho các nhóm luyện tập( kết hợp vận động phụ họa). GV tiếp cận hướng dẫn HS hát và vận động phụ họa. Việc 1: Nhóm trưởng bắt nhịp, cả nhóm hát kết hợp nhún chân( 3 lần) Việc 2: - Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Việc 3: Thi biểu diễn giữa các nhóm. - CTHĐTQ điều hành các nhóm lên biểu diễn: + Nhóm Đô + Nhóm Rê + Nhóm Mi Bình chọn nhóm trình bày tốt nhất. CTHĐTQ trao nốt nhạc vàng. - Một số các nhân lên biểu diễn. Học sinh bình chọn bạn hát hay, biểu diễn tươi vui nhất và Gv trao nốt nhạc vàng cho cá nhân. Dự kiến ĐGTX - Tiêu chí: + HS tham gia hoạt động nhóm để thuộc lời ca và đúng giai điệu. + Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản + Tham gia thi giữa các nhóm. - Phương pháp: Quan sát - Kỹ thuật: Đánh giá tiêu chí *Chia sẻ cảm xúc bài học: 10
  9. CTHĐTQ điều khiển các bạn chia sẻ cảm xúc của mình khi học xong bài học này. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà em hãy hát cho cả nhà nghe và hát vào đầu giờ, sinh hoạt lớp. Với cách làm như vậy, tôi nhận thấy không khí lớp học sinh động, sôi nổi hẳn lên. Em nào cũng muốn trình bày biểu diễn bài hát, hăng hái tìm ra được những bạn biểu diễn đẹp, hát hay, thi đua giữa các nhóm các tổ. Điều đó chứng tỏ giờ học đạt hiệu quả cao hơn. 11
  10. 3. KẾT LUẬN CHUNG 3.1. Ý nghĩa: Với các phương pháp và biện pháp đã trình bày, bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy và thấy các em rất say mê hứng thú học tập, do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt: Kết quả đánh giá học lực môn Âm nhạc học kì I năm học 2018- 2019 của các khối , tất cả các học sinh đều đạt, học sinh hoàn thành tốt đã được nâng lên, trong đó phần biểu diễn bài hát các em thể hiện được tốt hơn cụ thể ở các khối như sau: Qua kiểm tra chất lượng cuối học kì I kết quả thu được như sau: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoànthành Khối Tổng số HS SL % SL % SL % Khối 1 70 16 22,9 54 77,1 0 0 Khối 2 69 14 20,3 55 79,7 0 0 Khối 3 42 16 38 26 62 0 0 Khối 4 71 24 33,8 47 66,2 0 0 Khối 5 52 18 34,6 34 65,4 0 0 Tổng 304 88 29 216 71 0 0 Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Số học sinh hoàn thành tốt tăng gần gấp đôi. Không còn tình trạng học sinh chưa hoàn thành. Các đồng nghiệp trong trường tán thành với nội dung đề tài đưa ra, bản thân tôi tránh được những thắc mắc, lúng túng khi giảng dạy Âm nhạc. Kết quả tiết dạy đã được nâng lên một cách rõ rệt, học sinh yêu thích phân môn Âm nhạc. Các em không những biết hát đúng giai điệu, thuộc lời ca kết hợp gõ đệm nhịp nhàng, diễn đạt tốt những giai điệu, tình cảm của bài hát mà còn biểu diễn bài hát một cách sinh động, mạnh dan, tự nhiên một cách thuyết phục. Nhìn chung các em không ngại lên biểu diễn bài hát như trước nữa. Các em đã có sự ham mê học hát, cảm nhận được sự tinh tế trong âm nhạc đặc biệt biết rung động trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống thể hiện trong lời ca. Các em đã tự tin biểu diễn được nhiều tiết mục văn nghệ hay trong các ngày lễ mà trường tổ chức như: Khai giảng, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Đặc biệt là hai tiết mục tham hội thi văn nghệ Mừng Đảng, Mừng Xuân vào ngày mồng 4 Tết Nguyên Đán Xuân Kỷ Hợi: Hát song ca bài Ngày xuân Long Phụng sum vầy, phối hợp với đội múa phụ họa của hai em Khánh Linh, Thu Hiền và tiết mục hát múa kết hợp giữa học sinh, giáo viên bài Linh thiêng Việt Nam. Đã được ban giám khảo nhận xét là một tiết mục đặc sắc rất phù hợp với HS tiểu học. 12
  11. 3.2. Những kiến nghị, đề xuất: Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc nói chung và phân môn giúp học sinh mạnh dạn tự tin khi biểu diễn bài hát nói riêng cho học sinh tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau: Một là, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích cũng như tính cách của từng em. Phân loại được học sinh, người giáo viên mới có thể áp dụng những phương pháp dạy học giáo dục phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh. Phải thường xuyên tuyên dương, khen ngợi khích lệ kịp thời để tạo hứng thú. Hai là, phải lập kế hoạch dạy học và thiết kế giáo án một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học, các lớp học và kỹ năng trình bày thể hiện. Thành lập các nhóm và các câu lạc bộ để tạo sân chơi và môi trường cho chính các em được gips đỡ nhau. Ba là, mạnh dạn đề xuất nhà trường tiếp tục bổ sung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn như: Đàn organ, sênh, phách, mõ, trống, máy nghe nhạc, màn hình để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn. Đầu tư xây dựng phòng học chức năng riêng để học sinh có không gian hoạt động biểu diễn. Tăng cường chỉ đạo lồng ghép phong trào văn hoá văn nghệ hơn nữa, tạo cơ hội để các em có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi mạnh dạn thể hiện mình trong lĩnh vực nghệ thuật. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra trong quá trình nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp học sinh tự tin khi biểu diễn bài hát” thu hút các em tham gia hoạt động tích cực, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi biểu diễn bài hát, góp phần mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp. Tuy nhiên, đây mới chỉ là cách nhìn chủ quan của tôi truong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và được áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giờ học Âm nhạc ở trường Tiểu học. Xin chân thành cảm ơn! 13
  12. MỤC LỤC 1. Phần mở đầu 1 1.1. Lý do chọn đề tài. 1 1.2. Điểm mới của đề tài 2 1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài. 3 2. Phần nội dung. 4 2.1. Thực trạng việc biểu diễn bài hát của học sinh. 4 2.2. Các giải pháp. 5 2.2.1. Học thuộc bài hát sau tiết học thứ nhất 5 2.2.2. Tìm động tác phụ họa cho bài hát. 8 2.2.3. Luyện hát thể hiện tính chất nhạc điệu, kết hợp vận động biểu diễn bài hát: 8 3. Kết luận chung 12 3.1. Ý nghĩa: 12 3.2. Những kiến nghị, đề xuất: 13 14