SKKN Phát huy kĩ năng hoạt động theo nhóm cho học sinh Lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học môn Thể dục

doc 13 trang binhlieuqn2 08/03/2022 5234
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy kĩ năng hoạt động theo nhóm cho học sinh Lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học môn Thể dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_ki_nang_hoat_dong_theo_nhom_cho_hoc_sinh_lop_4.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Phát huy kĩ năng hoạt động theo nhóm cho học sinh Lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học môn Thể dục

  1. Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Mục lục 1 2 2 Phần mở đầu: +Lí do chọn đề tài 3 Cơ sở lí luận 3 Cơ sở thực tiễn 4 5 . Tính cấp thiết 5 6 +Mục đích nghiên cứu 6 +Đối tượng nghiên cứu 6 +Đối tượng khảo sát thực nghiệm 6 +Phương pháp nghiên cứu 6 +Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 7 3 Nội dung: 7 +Những nội dung lí luận 7 8 +Thực trạng vấn đề 8 Thuận lợi 8 Khó khăn 8 9 +Các giải pháp cụ thể 10 Môn: Thể dục 1  Người thực hiện: Phan Ngọc Hiếu
  2. Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm + Kết quả thực hiện 11 4 Kết luận : + Bài học kinh nghiệm 12 + Ý kiến đề xuất 13 Môn: Thể dục 2  Người thực hiện: Phan Ngọc Hiếu
  3. Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận: Từ xưa đến nay, con người đã coi tập luyện thể dục thể thao là biện pháp tích cực hiệu quả đối với việc tăng cường sức khoẻ và giúp con người ý thức hơn về cái đẹp, cái đáng quý của bản thân mình. Đó là vẻ đẹp của sức mạnh, vẻ đẹp của một tinh thần minh mẩn trong một cơ thể cường tráng, tạo niềm tin cho chúng ta bước vào cuộc sống mới và tương lai mới phía trước Nhận thức rõ điều đó, ngay sau khi giành độc lập Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến phong trào thể dục thể thao trong cả nước, vào ngày 30/01/1946 với tầm nhìn chiến lược, Hồ chủ tịch đã kí sắc lệnh thành lập nhà thể dục trung ương thuộc Bộ thanh niên trên cơ sở “ một vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng bổ sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”. Xuất phát từ ý nghĩa to lớn của Giáo dục thể chất trong nhà trường. Phân môn thể dục cùng với các phân môn khác trong nhà trường, có nhiệm vụ quan trọng trong hình thành ở người học những nhân cách sống của con người lao động mới, trong thời đại mới, mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là đào tạo con người: Tựchủ -năng động -sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, tự do được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống. Qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Không những thế, Giáo dục thể chất cho thế hệ thanh thiếu niên và nhi đồng là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội văn minh nói chung và của công cuộc xây dựng XHCN, bảo vệ Tổ quốc nói riêng. Phân môn thể dục còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt Môn: Thể dục 3  Người thực hiện: Phan Ngọc Hiếu
  4. Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động thẩm mĩ nhằm góp phần đào tạo thế hệ thanh thiếu niên, nhi đồng Việt Nam thành những người "phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". 2. Cơ sở thực tiễn: Môn thể dục ở bậc tiểu học là một môn chuyên biệt trong quá trình giáo dục từng bước hình thành thói quen luyện tập giúp học sinh phát triển toàn diện về đức - trí - thể -mỹ và các kĩ năng cơ bản khác, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện. Tuy nhiên hiện nay việc học môn thể dục ở một số nhà trường, GV còn xem nhẹ, coi đây là môn phụ nên dạy cho qua loa lấy có, Giáo viên ít có nghiên cứu đầu tư trong giảng dạy, từ đó việc tiếp thu bài của HS không tốt các em thường hay chán nản không hứng thú khi đến giờ học thể dục. - Qua nghiên cứu mục tiêu, yêu cầu và đặc điểm nội dung chương trình thể dục trước đây, nhất là căn cứ vào đặc điểm phân phối chương trình (do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định), trong mỗi tiết học thể dục hiện nay thông thường chỉ thực hiện giảng dạy 1 nội dung, do đó việc sử dụng các hình thức tập luyện mang đặc điểm sau. Sử dụng hình thức tập luyện đồng loạt có tính chất phổ biến, chiếm khá nhiều thời gian trong một giờ học thể dục. Hình thức tập luyện theo nhóm rất ít được sử dụng do không có kế hoạch bồi dưỡng cán sự thể dục thể thao và giáo viên chưa tin tưởng vào năng lực tiềm tàng của học sinh. Hình thức tập luyện cá nhân hầu như chưa được quan tâm tới. - Trong trường Tiểu học hiện nay, mặc dù thời gian biểu cũng như phân lượng thời gian số tiết cho các môn học rất rõ ràng nhưng ở môn thể dục nhiều khi Vẫn mang tính chất là môn phụ. Bới vì khối lượng kiến thức Toán và Tiếng Việt rất Môn: Thể dục 4  Người thực hiện: Phan Ngọc Hiếu
  5. Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm nhiều nên phân môn Thể dục bị lấn lướt và bị cắt giảm thời lượng. Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách thức tổ chức hoạt động tích cực cho học sinh lĩnh hội kiến thức. Hoặc có tổ chức thì còn lúng túng, mất thời gian, còn qua loa, đại khái. Chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu kỹ đồ dùng giảng dạy trước khi lên lớp. Chính vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoạt động nhóm của học sinh trong phân môn Thể dục là vấn đề nóng bỏng, bức Xúc, cần thiết giúp học sinh chủ động trong các hoạt động, tự chiếm lĩnh, tự tìm kiếm kiến thức mới tốt hơn, trớ thành những người năng động, sáng tạo, làm bước đà để học sinh thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của toàn Xã hội 3. Tính cấp thiết: Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, thể dục cũng được coi là bộ môn quan trọng, cơ bản trong quá trình giáo dục thể chất cho HS. Thể dục không những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố tăng cường sức khỏe cho HS mà còn nâng cao năng lực, phát triển trí óc và thể lực, giáo dục đạo đức thẩm mỹ, giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, tiểu học là bậc học nền móng, là tiền đề và cơ sở vững chắc để các em học tiếp các bậc học trên. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc điểm tâm - sinh lý của các em đang ở thời kỳ hình thành và phát triển, do đó việc giáo dục thể chất lại cần được coi trọng hơn lúc nào hết. Vậy dạy và học môn thể dục như thế nào nhất là dạy theo chương trình đổi mới và theo cách đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư " Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học" để đạt hiệu quả phù hợp và phát huy tính tích cực, sáng tạo, động não, hứng thú, hình thành thói quen rèn luyện sức khoẻ cho học sinh điều đó đã và đang là mối quan tâm chung của mỗi giáo viên chúng ta, của ngành giáo dục - đào tạo và của toàn xã hội. Vì vậy, để đáp ứng được mục tiêu của giáo dục nói chung và mục tiêu của môn thể dục nói riêng, là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4 tôi đã mạnh dạn nghiên cứu Môn: Thể dục 5  Người thực hiện: Phan Ngọc Hiếu
  6. Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: " Phát huy kĩ năng hoạt động theo nhóm cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học môn thể dục", thông qua đó giúp giáo viên dễ đánh giá được từng đối tượng học sinh, để từ đó có biện pháp theo dõi đánh giá và hướng khắc phục cho những học sinh chưa thực hiện tốt phân môn này thực hiện được tốt hơn. II. Mục đích nghiên cứu: Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm xây dựng nên cách tổ chức dạy - học theo nhóm trong từng tiết dạy cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn thể dục cho học sinh lớp 4 để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học. III. Đối tượng nghiên cứu: - " Phát huy kĩ năng hoạt động theo nhóm cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học môn thể dục". - Học sinh tiểu học. IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: - Học sinh lớp 4. V. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lí luận: Phương pháp này nhằm mục đích tìm hiểu các cơ sở lí luận về thực hiện chương trình giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học thông qua các văn bản chỉ thị nghị quyết của Đảng, Chính Phủ, Quốc hội ngành giáo dục và đào tạo cùng với chương trình sách giáo khoa hiện hành môn thể dục lớp 4. - Phương pháp điều tra phỏng vấn. Giúp tìm hiểu thực trạng giảng dạy môn thể dục lớp 4 và tình hình hoạt động giáo dục thể chất của học sinh lớp 4 hiện nay. Môn: Thể dục 6  Người thực hiện: Phan Ngọc Hiếu
  7. Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm Đối tượng phỏng vấn điều tra là các giáo viên giảng dạy thể dục trong các trường tiểu học nói chung và giảng dạy môn thể dục lớp 4 nói riêng. Hình thức phỏng vấn: Trực tiếp - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, phương pháp thực nghiệm được sử dụng để kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả của việc tổ chức dạy – học theo nhóm nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn thể dục cho học sinh lớp 4. VI. Phạm vi và kế hoach nghiên cứu: 1. Phạm vi: Trường Tiểu học TT Gio Linh. 2. Kế hoạch nghiên cứu: Bắt đầu vào đầu năm học 2015-2016. Kết thúc vào cuối năm học 2015-2016. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: Để góp phần thực hiện thành công nghị quyết của quốc hội và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, việc đổi mới phương pháp giảng dạy có vai trò, vị trí rất quan trọng. Xuất phát từ đặc điểm đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình mà phương pháp giảng dạy cũng được thay đổi theo hướng “tích cực hoá học sinh”. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn thể dục chúng ta đều có quan điểm muốn truyền thụ được kiến thức cơ bản có hiệu quả thì việc tổ chức dạy – học theo nhóm có vai trò rất quan trọng. Muốn dạy tốt chương trình đổi mới ở bậc tiểu học nói chung và chương trình thể dục lớp 4 nói riêng không những giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình mà còn phải năng động sáng tạo để vận dụng linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh. Môn: Thể dục 7  Người thực hiện: Phan Ngọc Hiếu
  8. Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm Những năm vừa qua đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục trong nhà trường là trên cơ sở phát huy các mặt tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao hiệu quả của giáo dục. Trong quá trình dạy học nói chung và dạy môn thể dục nói riêng thì người giáo viên là người tổ chức hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động và học tập để hiểu biết về kinh nghiệm và chiếm lĩnh tri thức biết vận dụng các tri thức đó trong thực hành ôn luyện. Từ đó tạo cho học sinh tự giác, tích cực và chủ động trong luyện tập không rập khuôn máy móc và biết tự đánh giá kết quả học tập của mình. Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực sở trường của mình biết ứng dụng kiến thức mới trong học tập thể dục vào đời sống hàng ngày. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Qua quá trình giảng dạy khối lớp 4 trong nhà trường và dự giờ đồng nghiệp, qua tìm hiểu sách báo tham khảo tài liệu, sinh hoạt cụm, học chuyên đề, cùng với kinh nghiệm thực tế trong giảng dạy tôi nhận thấy 1. Thuận lợi: - Phân môn Thế dục là môn học được thay đổi nhiều về nội dung chương trình và cấu trúc SGK vì nó được Xây dựng theo hướng tích cực, tránh sự trùng lặp giảm thời lượng học tập tăng tính tích cực hoá hoạt động cho học sinh. - Ở các khối 1,2, 3, 4 đã thực hiện đối mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Những điểm mới về nội dung chương trình đã có tác dụng rất tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh. - Giáo viên được tập huấn thay sách, được hướng dẫn cách xây dựng thiết kế bài học theo hướng tích cực - Học sinh luôn say mê, học hỏi, rèn luyện luôn có nhu cầu được hoạt động do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thời kỳ này trẻ rất hiếu động 2. Khó khăn: Môn: Thể dục 8  Người thực hiện: Phan Ngọc Hiếu
  9. Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm a. Về phía giáo viên: Trong hình thức tổ chức một giờ học còn đơn điệu, hình thức lên lớp chưa biến hoá nội dung, hình thức luyện tập để gây hứng thú cho học sinh luyện tập. Chưa thực sự chú ý đến hình thức tổ chức, đang đặt nặng về phần nội dung. b. Về phía học sinh: Học sinh tiểu học nói chung, có khuynh hướng ghi nhớ một cách máy móc, chưa có khả năng phân tích tự giác. Khả năng phân tích các hiện tượng trong luyện tập, lao động, sinh hoạt còn kém, nên dễ bị động khi được nhắc nhở, sai bảo, dẫn đến biểu hiện kém tự tin, kém khả năng kiềm chế hành vi, thái độ để hình thành kĩ năng học tập theo nhóm cho các em là một vấn đề người giáo viên cần nên làm. Trong giảng dạy thể dục thể thao, do tư duy của các em vẫn còn mang tính chất hình ảnh cụ thể. Các em sẽ tiếp thu dễ dàng và nhanh chóng hơn đối với các khái niệm có kèm theo minh hoạ (hình ảnh trực quan) do vậy, khi giảng dạy ngoài việc phân tích - giảng giải kĩ thuật động tác nhất thiết giáo viên phải chú ý đến hình thức tổ chức dạy học theo nhóm cho các em. Do trình độ thể lực kinh nghiệm cuộc sống chưa có mọi sinh hoạt của các em còn chịu sự tác động ảnh hưởng trực tiếp của cha mẹ, thầy cô Do đó các em thường trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn vì vậy trong các hoạt động giáo dục nói chung (trong đó có giáo dục thể chất ) và trong sinh hoạt, cần có các yêu cầu mới phù hợp với các khả năng của các em để gây dựng cho các em lòng say mê và sáng tạo trong các hoạt động. Qua thực trạng trên bản thân đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu sáng kiến " Phát huy kĩ năng hoạt động theo nhóm cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học môn thể dục". Môn: Thể dục 9  Người thực hiện: Phan Ngọc Hiếu
  10. Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm III. Các giải pháp " Phát huy kĩ năng hoạt động theo nhóm cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học môn thể dục". Từ nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tác dụng, đặc điểm của dạy- học theo nhóm và thông qua quá trình thực tế tôi đã nhận thấy rằng việc tổ chức dạy – học theo nhóm nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn thể dục cho học sinh lớp 4 là rất cần thiết, để học sinh tiếp thu và phát triển, đặc biệt tôi quan tâm tới các vấn đề nghiên cứu tìm tòi tài liệu tham khảo để tìm ra cái mới trong phương pháp tổ chức một giờ học phong phú, gây hứng thú trong rèn luyện cho học sinh để từ đó đạt kết quả cao hơn trong giờ dạy. Tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể về dạy- học theo nhóm trong chương trình thể dục lớp 4 cụ thể như sau: Giáo viên phải tổ chức cho học sinh học tập theo phương pháp tích cực “lấy học sinh làm trung tâm” thông qua các hình thức dạy - học theo nhóm. Giáo viên là người hướng dẫn tổ chức cho học sinh hoạt động. Qua những hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức học sinh sẽ huy động vốn hiểu biết kinh nghiệm của bản thân vào trong thực hành theo nhóm. + Trong các tiết có phần ôn tập kĩ thuật động tác giáo viên cần tổ chức nhiều phương pháp như chia tổ, nhóm do cán sự lớp điều khiển hoặc từng em lên điều khiển nhằm phát huy tính tích cực tự giác trong học sinh. + Khi sửa sai kĩ thuật động tác cho học sinh, chọn một số em thực hiện động tác tốt đúng kĩ thuật làm mẫu cho cả lớp, sửa sai cho bạn. + Thi đua giữa các tổ, nhóm để các em tự nhận xét đánh giá nhằm rút ra ưu, khuyết điểm của bạn và từ đó vận dụng vào thực tế cho mình. + Chọn cá nhân thực hiện động tác chính xác để cho các bạn học tập nhằm kích thích sự cố gắng vươn lên trong học tập. Môn: Thể dục 10  Người thực hiện: Phan Ngọc Hiếu
  11. Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm IV. Kết quả thực hiện: Qua quá trình áp dụng tổ chức dạy – học theo nhóm nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn thể dục cho học sinh lớp 4 đã có sự chuyển biến rõ rệt. - Việc tổ chức dạy học theo nhóm đã góp phần cho tiết dạy sinh động hơn. - Học sinh tích cực, chủ động hơn, tự tranh luận với nhau, chia sẻ và tự phản ánh cho nhau về kết quả thực hiện của bản thân. - Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm đã giúp cho mỗi học sinh có thời gian tập luyện nhiều hơn. - Việc theo dõi, đánh giá theo quy định mới của học sinh tiểu học được thực hiện tốt hơn - Việc tổ chức dạy học theo nhóm giúp cho Gv đánh giá toàn bộ quá trình học tập và cách học của học sinh, xem xét kết quả, nhận xét học sinh hàng ngày và kịp thời hơn. Cụ thể: Đầu năm học 2015-2016 TS học sinh HS thực hiện tốt HS khá HS chưa đạt yêu cầu 133 100 ( 75,2%) 33 ( 24,8% ) 0 Cuối năm học 2015-2016 TS học sinh HS thực hiện tốt HS khá HS chưa đạt yêu cầu 133 120 ( 90,2%) 13 ( 9,8% ) 0 Môn: Thể dục 11  Người thực hiện: Phan Ngọc Hiếu
  12. Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm C. KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Tóm lại việc học môn thể dục trong nhà trường là một động lực quan trọng để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục phát triển, do đó để tạo một tiết học thể dục sôi nổi và đạt hiệu quả cao tôi đã " Phát huy kĩ năng hoạt động theo nhóm cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học môn thể dục" nhằm mục đích đưa chất lượng GDTC trong nhà trường ngày càng phát triển và đào tạo cho xã hội một thế hệ trẻ tương lai và những con người toàn diện có sức khỏe dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và sống một cuộc sống vui tươi, hồn nhiên và lành mạnh của lứa tuổi các em. Qua quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: - Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học thể dục ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Người giáo viên thể dục cần luôn luôn học hỏi cập nhật, cải tiến phương pháp giảng dạy, phải kiên trì thuyết phục, xem công việc của bản thân là góp phần cống hiến cho cuộc sống xã hội, đất nước cho nên cần có lòng yêu nghề thật sự xuất phát từ ý nghĩ đó chúng ta mới đạt được mục đích của việc nâng cao sức khoẻ đúng như lời kêu gọi tập thể dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta. - Khi thực hiện cần xác định cụ thể thời gian cho các hoạt động. - Cần lựa chọn và chuẩn bị tốt cách chia nhóm phù hợp với lớp. - Cần phân công nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm, để mỗi thành viên trong nhóm đều biết và hiểu công việc của nhóm, của bản thân. - Tạo vai trò của trưởng nhóm được thực hiện luân phiên. Môn: Thể dục 12  Người thực hiện: Phan Ngọc Hiếu
  13. Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: a.Về phía nhà trường: - Tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất tối thiểu cho môn thể dục - Tham mưu với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tu sửa, nâng cấp sân thể dục để tối thiểu học sinh có thể vận động được một cách dễ dành trong khoảng không của mình. b. Về phía giáo viên thể dục : - Tham mưu với chuyên môn và nhà trường tổ chức các hoạt động thể dục ngoại khoá. Ý KIẾN NHẬN XÉT Gio Linh, ngày 27 tháng 4 năm 2016 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người thực hiện Phan Ngọc Hiếu Môn: Thể dục 13  Người thực hiện: Phan Ngọc Hiếu