Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 2 trong giờ Tập đọc

docx 20 trang thulinhhd34 13164
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 2 trong giờ Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh_lop_2_t.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 2 trong giờ Tập đọc

  1. Phải có sự chuẩn bị bài trước ở nhà. Học sinh lớp 2 chưa có thói quen đọc trước bài ở nhà. Ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị một bài Tập đọc, để hình thành phương pháp học bộ môn này. Bước1: Đọc thầm một lần bài Tập đọc để làm quen mặt chữ, để cảm nhận ban đầu về bài văn. Nếu học sinh đọc ngọng thì dùng bút chì gạch chân những tiếng bản thân hay đọc ngọng để khi đọc chú ý để sửa. Bước 2: Đọc thành tiếng hai lần, đầu tiên đọc đúng, rõ ràng từng từ, từng câu (biết ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm) để sau đó tiến tới đọc diễn cảm, đọc hay. Bước 3: Đọc kỹ phần chú giải (có thể hỏi cha mẹ, anh chị những từ nào chưa hiểu trong bài Tập đọc). Bước 4: Tập trả lời câu hỏi dưới bài Tập đọc. Trước khi trả lời nên đọc toàn bộ câu hỏi một lần, suy nghĩ động não trả lời từng câu sao cho gọn, đủ ý (Có thể viết vào vở chuẩn bị bài). Bước 5: Đọc thành tiếng lần cuối sao cho đúng, giọng đọc phù hợp với nội dung của bài Tập đọc. 4. Kiểm tra đánh giá thường xuyên. Sau mỗi bài Tập đọc, giáo viên ra bài tập và hướng dẫn học sinh học ở nhà theo yêu cầu, giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra việc học ở nhà đối với các em. Sau mỗi tiết, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kì giáo viên cần đánh giá kiểm tra trình độ của học sinh rồi ghi lại vào bảng theo dõi, từ đó giáo viên điều chỉnh lại phương pháp giảng dạy hoặc giúp học sinh điều chỉnh lại cách học sao cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao. Mặt khác xuất phát từ đặc điểm của lứa tuổi học sinh tiểu học: rất thích được cô giáo khen, thích gần gũi, vui vẻ cùng cô giáo, luôn cố gắng làm nhiều việc tốt để được cô giáo chú ý, khen ngợi nên việc động viên, khen ngợi kịp thời có tác dụng khuyến khích học sinh tích cực, hứng thú học tập hơn. Giáo viên cần hạn chế việc chê bai học sinh một cách lộ liễu trước cả lớp. Đối với những em chậm tiến bộ nên nhẹ nhàng nhắc nhở, tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách khắc phục chứ không phê bình gay gắt, không xúc phạm đến học sinh, không để học sinh chán nản, không thích học Tập đọc. 5. Dự giờ đồng nghiệp. Trong trường có rất nhiều giáo viên có kinh nghiệm dạy Tập đọc, những giáo viên mới về trường nên tích cực đi dự giờ, học hỏi đồng nghiệp. Sau mỗi tiết dự giờ rút kinh nghiệm với giáo viên trực tiếp giảng dạy, bổ sung kiến thức, phương pháp cho bản thân mình. Phần nào chưa rõ, chưa hiểu có thể trực tiếp hỏi giáo viên giảng dạy để hiểu thấu đáo hơn. Tóm lại: Giáo viên phải chuẩn bị bài kĩ lưỡng, chi tiết, dự phòng được một số tình huống sư phạm khi giảng dạy và hướng giải quyết, xây dựng được kế 12
  2. hoạch dạy học phù hợp với bài tập đọc, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Biện pháp 3: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc trong giờ Tập đọc cho cho học sinh lớp 2B 1. Luyện đọc đúng (dùng cho nhóm lỗi phát âm ngọng) - Học sinh đọc đúng tức là đọc một cách chính xác, không có lỗi, nghĩa là không đọc thừa, thiếu tiếng, không đọc theo cách phát âm địa phương, lệch chuẩn, đọc đúng chính âm. - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh có tâm thế để đọc: Tư thế đứng đọc ngay ngắn, hít sâu, thở ra chậm để lấy hơi. + Luyện cho học sinh biết đọc đúng chính âm: - Rèn đọc đúng là rèn cho học sinh thể hiện chính xác âm vị Tiếng Việt. - Đọc đúng các phụ âm đầu: lạnh lẽo chứ không phải nạnh nẽo; thơm nức chứ không phải thơm lức; lấm tấm, đen thủi, rì rào không đọc thành đấm tấm; len tủi; đì đào - Đọc đúng vần: phân việt và đọc đúng các vần có âm đôi ươ, uô, iê. Ví dụ: vườn, nước, đầu tiên chứ không đọc là vờn, nơc, lầu tên , - Đọc đúng thanh: phân biệt giữa thanh sắc với thanh ngã; thanh nặng với thanh hỏi. Ví dụ: Những ≠ nhứng; đỏ ≠ đọ, cởi bỏ ≠ cợi bọ Biện pháp: Trước tiên giáo viên cần luyện cho học sinh nói, đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt, tiếp đó chúng ta cần nắm các biện pháp chữa lỗi phát âm bao gồm: + Chữa lỗi phát âm theo mẫu: Rèn cho học sinh kỹ năng nghe. Học sinh phát âm sai, giáo viên phát âm chuẩn, yêu cầu học sinh nghe và đọc lại chính xác theo mẫu. Giáo viên cho học sinh quan sát khẩu hình miệng cách bật âm thanh, rồi học sinh làm theo mẫu. Giáo viên có thể để học sinh có giọng đọc chuẩn đọc mẫu để học học phát âm sai đọc lại theo, cho học sinh gạch chân tiếng có âm mình hay lẫn để luyện phát âm riêng những tiếng đó. + Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm: cho học sinh phân tích cấu tạo tiếng: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối từ đó đánh vần đủ để đọc đúng, không bỏ âm cuối hoặc âm đệm, hoặc lẫn các âm cuối (có thể cho học sinh vẽ lại mô hình cấu tạo vần, đưa vần vào mô hình đã học ở lớp 1) + Chữa lỗi bằng âm trung gian, chữa lỗi phát âm bằng cách tìm tiếng, từ có chứa âm dễ lẫn: ví dụ: “no” khác với “ lo” bằng cách tìm từ có tiếng “no”, “lo”: ăn no, no nê, lo lắng, lo sợ, “đỏ” khác với “đọ”: màu đỏ, hoa đỏ khác với đọ sức, so đọ , cũng có thể giáo viên dùng tranh ảnh (hoặc hình ảnh khi dạy giáo 13
  3. án điện tử) để học sinh phân biệt, ví dụ phân biệt vần ơn/ươn: hình ảnh vườn rau, vườn cây với hình ảnh đàn bướm vờn hoa + Chữa lỗi theo nhóm: Khi học đến bài tập đọc nào có nhóm học sinh mắc lỗi nhiều trong bài thì giáo viên phải tập trung vào nhóm học sinh đó để sửa lỗi ngay, cố gắng, kiên trì với từng học sinh, có thể cho học sinh gạch chân chữ mình hay đọc sai để khi đọc đến đó nhớ đọc cho đúng. Giáo viên cần chú ý kiên trì chữa lỗi phát âm sai cho học sinh trong lớp ở tất cả trong các tiết học khác, trong khi giao tiếp hàng ngày. Tóm lại: Để hướng dẫn học sinh đọc đúng giáo viên phải luyện cách phát âm đúng. Giáo viên phải kiên trì, liên tục có hệ thống. Nhiều học sinh phát âm ngọng ngại không muốn đọc sợ các bạn cười, giáo viên phải giải toả tâm lí, phân tích để các bạn cùng giúp đỡ, giáo viên nên lựa chọn hình thức sửa lỗi trong đọc nhóm đôi, học sinh tự phát hiện tự sửa lỗi cho nhau. 2. Luyện đọc nhanh - đọc lưu loát (dùng cho nhóm học sinh đọc nhỏ, đọc chậm - đọc ê, a, nhóm học sinh đọc liến thoắng). Theo thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng tốc độ đọc cần đạt ở mỗi học kì khác nhau: Giữa học kì I: khoảng 35 tiếng / phút. Cuối học kì I: khoảng 40 tiếng / phút. Giữa học kì II: khoảng 45 tiếng / phút. Cuối học kì II: khoảng 50 tiếng / phút. Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát, đọc trôi chảy, đọc nhanh là nói đến mức độ đọc về mặt tốc độ. Vấn đề đọc nhanh chỉ xảy ra sau khi đọc đúng. Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn, không đọc ê a, ngắc ngứ vừa đọc vừa đánh vần. Song đọc nhanh không phải là đọc ào ào, liến thoắng, không thể hiện được nội dung, tình cảm của bài Tập đọc. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời. Khi đọc thầm tốc độ sẽ nhanh hơn. Khi đọc cho người khác nghe thì phải đọc tốc độ kịp thời cho người nghe hiểu được. Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Biện pháp: Hướng dẫn học sinh nắm được tiêu chí cường độ đọc: Đọc to: là đọc đủ nghe, rõ ràng, không có nghĩa là gào lên. Những học sinh đọc quá nhỏ cần yêu cầu học sinh đọc sao cho các bạn ở xa nhất lớp vẫn nghe rõ. Giáo viên cần rèn cho học sinh ngay cả khi nói, khi trả lời câu hỏi cũng phải to đú nghe, rèn trong mỗi bài Tập đọc, trong các bài học khác, trong giao tiếp đến khi học sinh có thói quen đọc to. Luyện cho học sinh không đọc ê a, ngắc ngứ, đọc lặp lại. Tốc độ đọc đảm bảo theo yêu cầu, không đọc nhanh quá hay chậm quá. Muốn vậy phải luyện cho học sinh làm chủ tia mắt khi đọc: Trước hết phải luyện cho học sinh đọc không bỏ sót tiếng, bỏ sót dấu thanh; không thêm tiếng, bớt tiếng; không lạc dòng. Để 14
  4. làm được điều này giáo viên phải yêu cầu học sinh thật kiên trì, bước đầu có thể cho các em dùng que chỉ để chỉ vào từng chữ đọc cho chính xác, khi đã quen mặt chữ rồi thì chỉ dùng mắt để nhìn chữ đọc cho đúng. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu đúng, chính xác để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều khiển tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc (có thể gõ thước làm nhịp cho học sinh giữ nhịp đọc). Đối với những em còn đọc ê a hoặc đọc liến thoắng giáo viên cần chỉ ra chính xác lỗi đọc sai của các em rồi từ từ hướng dẫn các em sửa theo mẫu của giáo viên. Phần luyện đọc này thường thực hiện khi các em luyện đọc thành tiếng. Đối với học sinh đọc liến thoắng giáo viên tập cho học sinh có thói quen đọc đúng nhịp bằng cách cho các em đọc theo nhịp gõ thước của cô giáo, còn đối với học sinh đọc chậm (đọc ê, a) thì giáo viên sẽ cho học sinh đọc từng câu, từng đoạn nhanh dần lên cho kịp bắt nhịp với các bạn khác. Ngoài ra cần sử dụng triệt để hình thức đọc thành tiếng nối tiếp trên lớp, đọc thầm có sự kiểm tra của thầy của bạn để điều chỉnh tốc độ đọc. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách đọc bài Tập đọc trước và dự tính sẽ đọc trong thời gian mấy phút. Định tốc độ đọc như thế nào còn phụ thuộc và độ khó của bài đọc. Ví dụ: Bài: Bím tóc đuôi sam (Tuần 4) học sinh có thể đọc trong vòng 2 đến 3 phút. Tốc độ đọc nhanh dần lên, đến bài “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” (Tuần 25) bài này chỉ yêu cầu đọc trong gần 2 phút. 3. Luyện đọc hiểu (dùng cho tất cả các nhóm học sinh trong lớp) - Dạy học sinh đọc hiểu là dạy học sinh đọc có ý thức, hiệu quả đó đo được bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản. - Kết quả của đọc hiểu là giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là gồm toàn bộ những gì mình đọc được. Muốn đọc hiểu được văn bản thì học sinh phải biết ngắt, nghỉ đúng. Ví dụ: Bài: “Trên chiếc bè” (Tiếng Việt 2 -Tập 1) Một học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm đoạn: “Mùa thu mặt nước” Giáo viên yêu cầu học sinh tự phát hiện những câu dài: - Mùa thu mới chớm/ nhưng nước đã trong vắt/ trông thấy cả hòn cuội trắng tinh/ nằm dưới đáy.// - Những anh gọng vó đen sạm,/ gầy và cao/ nghênh cặp chân gọng vó/ đứng trên bãi lầy/ bái phục nhìn theo chúng tôi// Sau đó giáo viên treo bảng phụ đã viết những câu dài (hoặc trên màn hình nếu dạy trình chiếu) Học sinh tự xác định cách ngắt hơi, nghỉ hơi, nhấn giọng ở các từ ngữ của các câu đó. Giáo viên hướng dẫn và tổng kết lại cách đọc rồi cho học sinh gạch dưới các từ ngữ cần nhấn giọng và gạch chéo giữa các cụm từ cần ngắt nghỉ. Sau đó cho học sinh luyện đọc lại. Điều này đã giúp học sinh nắm bài một cách có ý thức, chủ động và phát huy khả năng cảm thụ văn học của các em. 15
  5. Hoặc bài: “Mẹ” (Tiếng Việt 2 - Tập 1) - GV hướng dẫn học sinh đọc bài thơ theo nhịp 2/4 và 4/4, đến câu thơ 7 và 8 học sinh giỏi tự phát hiện ra cách ngắt nhịp câu thơ khác những câu trước. Những ngôi sao/ thức ngoài kia (3/3) Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con. (3/5) Biện pháp: Người giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu được nội dung bài tập đọc bắt đầu phải hiểu được các từ trong bài đọc. Giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh đọc tiếng từ khó, câu khó bằng cách đọc mẫu chính xác rồi cho học sinh luyện đọc lại sau đó mới yêu cầu các em đọc hoàn chỉnh câu, đoạn, bài. Những học sinh khá giỏi có thể sau khi giáo viên đọc tự phát hiện ra cách ngắt, nghỉ, cách nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng, ở những từ ngữ nào để đọc đúng và hay, và biết cách phân biệt lời nhân vật. Sau đó giáo viên là người tổng kết lại cách đọc giúp học sinh nắm chắc cách đọc để phát huy tính chủ động sáng tạo của các em. Nếu học sinh chưa phát hiện được cách đọc giáo viên có thể đọc mẫu câu văn, khổ thơ, từ đó giúp học sinh nhận ra cách đọc phù hợp, sau đó các em được đọc lại những câu, đoạn giáo viên đã hướng dẫn để học sinh nắm chắc cách đọc của câu, đoạn, bài đó. Với học sinh lớp 2 việc Luyện đọc hiểu được coi là yêu cầu cần thiết của tiết học Tập đọc vì vậy nếu chúng ta bỏ qua hoặc là thực hiện đại khái không thực hiện tốt thì lên lớp trên các em sẽ khó có khả năng đọc diễn cảm, đọc phân vai việc cảm thụ văn học của các em sẽ bị hạn chế rất nhiều. Đối với học sinh đọc yếu ngoài việc rèn đọc đúng chúng ta cũng nên dần hướng dẫn các em tập đọc hiểu. Muốn vậy giáo viên phải hết sức kiên trì phù đạo thêm, không nên nôn nóng, không bỏ qua mà cần có sự quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện cho các em đó được đọc nhiều hơn. Ngoài ra giáo viên có thể phối hợp với cha mẹ các em để hướng dẫn các em tự học thêm ở nhà. Trong giờ Tập đọc để các em hiểu được nội dung, ý chính của đoạn, bài ngoài việc đọc đúng, đọc lưu loát các em cần phải có kĩ năng đọc hiểu, vì có hiểu nội dung thì mới đọc đúng được. Ngay từ đầu năm học cần xây dựng cho học sinh ý thức đọc thầm. Đó là phải chú tâm vào việc đọc và đã suy nghĩ về nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài. Phải hiểu được thì mới đọc đúng, đọc hay được. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài giáo viên đưa ra các câu hỏi theo từng nội dung đoạn cần tập cho các em có thói quen đọc thầm rồi suy nghĩ câu trả lời sao cho thoát li sách giáo khoa, không phải là đọc lại nội dung trong sách. Giáo viên có thể chia nhỏ câu hỏi ra để các em đọc yếu hơn có thể trả lời được, không nên hoàn toàn lệ thuộc vào các câu hỏi trong sách giáo khoa mà có thể có thêm những câu hỏi dẫn dắt các em đến những câu hỏi đó. Tuy nhiên giáo viên cũng không nên sử dụng hệ thống câu hỏi quá vụn vặt mà vẫn cần có những câu hỏi đòi hỏi khả năng tư duy của những học sinh khá giỏi. Từ chỗ hiểu nội dung bài, học sinh xác định được cách đọc hiểu để rồi tiến tới đọc diễn cảm, đọc phân vai 16
  6. 4. Luyện đọc diễn cảm (dùng cho nhóm học sinh đọc lưu loát, rõ ràng, mạch lạc - nhóm học sinh khá, giỏi). Luyện đọc diễn cảm là luyện cho học sinh nâng cao hơn. Luyện đọc diễn cảm chính là rèn năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải có trách nhiệm giúp học sinh nâng cao cảm xúc, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài Tập đọc. Đọc diễn cảm ở lớp 2 có nhiều mức độ khác nhau nhưng tôi chỉ dừng lại ở mức độ biết phân biệt lời tác giả, lời nhân vật, biết đọc đối thoại, đọc phân vai. Bài: Chuyện bốn mùa (Tuần 19) Tôi phân nhóm sáu em đọc: Người dẫn chuyện, bốn nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông và Bà Đất. Bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió (tuần 20) Tôi phân nhóm 3 em đọc: Người dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần Gió. Phân tích giọng đọc các nhân vật theo văn cảnh, giọng người dẫn chuyện, từ đó học sinh nhập vai để đọc. Việc luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Kim Long B là khả thi, bởi qua quá trình luyện đọc có nhiều em đọc được bài lưu loát, trôi chảy, nhiều em còn có giọng đọc hay. Bởi vậy trong khi dạy Tập đọc tuỳ từng bài tôi chú ý rèn đọc diễn cảm cho học sinh. Biện pháp: Muốn các em đọc diễn cảm, phân vai được thì giáo viên phải làm tốt phần đọc hiểu. Từ đó học sinh nhập được vai, thể hiện giọng đọc đúng vai mình đóng. Giáo viên tiến hành bước đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc các nhân vật, giọng người dẫn chuyện (cũng có bài để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên để học sinh tự nêu ra cách đọc diễn cảm của mình, giáo viên có thể bổ sung thêm), học sinh luyện đọc theo nhóm để tự sửa theo vai mình đóng. Học sinh thể hiện trước lớp. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để các em thể hiện tài năng của mình. Phần luyện đọc diễn cảm chỉ dành cho học sinh khá, giỏi. Phần luyện đọc diễn cảm tôi cũng có thể tổ chức dưới dạng trò chơi: Thi Ai có giọng đọc giống phát thanh viên; thi thả thơ hay nhất, thi đọc đối đáp Tuỳ từng bài Tập đọc mà lựa chọn các hình thức luyện đọc diễn cảm cho phù hợp, tránh nhàm chán. Cũng có những bài Tập đọc không có thời gian để luyện đọc diễn cảm mà giáo viên phải hướng dẫn về nhà đọc. Tóm lại: Năng lực sư phạm của giáo viên là vai trò quyết định sự thành công trong dạy học vì thế đòi hỏi người giáo viên phải tích cực tự học tự bồi dưỡng, tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với vùng miền, phù hợp với tiết dạy, bài dạy điều đó đòi hỏi người giáo viên phải lao động nghiêm túc, tận tâm với nghề nghiệp. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Trước khi nghiên cứu sáng kiến này, tôi chỉ mong muốn làm thế nào để kĩ năng đọc của học sinh nói chung, và chất lượng học môn Tiếng Việt nói riêng của 17
  7. học sinh lớp tôi được nâng lên. Nhưng sau một học kì nghiên cứu, thử nghiệm, tôi đã có những thành công nhất định. Mặc dù, hiệu quả của sáng kiến chưa phải đã cao song đó cũng là sự khởi sắc cho công trình nghiên cứu đầy tâm huyết của tôi. Đến nay, tôi có thể khẳng định sáng kiến không chỉ áp dụng cho việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2B trong giờ Tập đọc mà còn có thể vận dụng cho cả các khối lớp khác trong việc dạy phân môn Tập đọc. Tôi thiết nghĩ, mỗi giáo viên nếu thực hiện đúng theo các giải pháp nêu trong sáng kiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt và tất cả các môn học khác trong nhà trường. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Phòng học, học sinh, bàn ghế, sách vở, đồ dùng học tập, cơ sở vật chất đầy đủ. - Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, tận tâm với học sinh. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: *Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng Sáng kiến: Sau gần một năm thực hiện đề tài tôi đã dần dần khắc phục được các lỗi đọc chưa đúng của học sinh, bước đầu xây dựng cho các em thói quen biết tự sửa lỗi để đọc đúng và có hứng thú khi học phân môn Tập đọc, bước đầu biết cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài Tập đọc. Từ đó các em thêm yêu Tiếng Việt. Sau khi nghiên cứu, xây dựng đề tài sáng kiến tôi thực hành áp dụng vào dạy Tập đọc ở lớp 2B. Tôi thấy từng bước đạt được kết quả. Kết quả qua ba lần khảo sát sau khi dạy thực nghiệm: Dạy lớp 2B Tiết 1: Bài Người mẹ hiền (tuần 8) Ở bài này giáo viên chú ý nhóm học sinh mắc lỗi phát âm ngọng âm đầu, ngọng thanh trong phần đọc câu nối tiếp (biện pháp rèn đọc đúng), luyện nhóm nhóm đọc nhỏ, đọc chậm, đọc ê a trong phần đọc đoạn, bài và phần đọc lại. Tiết 2: Bài Tìm ngọc (tuần 17) Ở bài này giáo viên chú ý nhóm học sinh đọc ngọng vần anh/ăn trong phần luyện đọc câu; sửa lỗi nhóm đọc liến thoắng, giữ nhịp đọc cho học sinh đọc đúng nhịp trong phần đọc đoạn, bài và phần đọc lại. Bài này giáo viên rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh và luyện đọc diễn cảm (vẫn kết hợp sửa lỗi cho học sinh). 18
  8. Kết quả cụ thể: Tuần 8 Tuần 17 Các lỗi thường gặp Số lượng % Số lượng % Ngọng âm đầu 3 7,5 1 2,5 Ngọng vần 3 7,5 1 2,5 Ngọng thanh 0 0 0 0 Đọc chậm, e a 3 7,5 1 2,5 Đọc nhỏ 3 7,5 1 2,5 Đọc liến thoắng 2 5,0 0 0 Đọc đúng, diễn cảm 26 65 34 90 Tổng số 40 100 40 100 Đó là một kết quả rất đáng mừng, là điều chưa từng có trước khi áp dụng sáng kiến này. Kết quả đó không chỉ đánh giá sự nỗ lực phấn đấu của học sinh mà còn khẳng định sự đúng đắn trong hướng đi của tôi trong việc nghiên cứu sáng kiến. Kết quả đó cho chúng ta thấy Thầy có được phương pháp tốt thì học sinh cũng sẽ lĩnh hội bài tốt hơn. Chất lượng học của học sinh không tự dưng mà có được, mà đòi hỏi mỗi người giáo viên chúng ta biết phương pháp truyền đạt tới từng đối tượng học sinh. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Sáng kiến đã được các đồng nghiệp và tổ chuyên môn của tôi cùng với nhà trường đánh giá là rất khả quan bởi từ khi áp dụng chất lượng học tập môn Tiếng Việt của các em học sinh lớp 2 đã có sự thay đổi rõ rệt. Học sinh năng động, sáng tạo, tự tin không chỉ trong việc học môn Tiếng Việt mà trong tất cả các môn học khác cũng như trong giao tiếp. Kết quả lớp thực nghiệm: Ở lớp 2B (lớp thực nghiệm) qua từng thời kỳ học sinh có chuyển biến về chất lượng đọc. Đầu năm: Tỉ lệ học sinh đọc lưu loát ít, còn nhiều học sinh đọc ngọng, phát âm lẫn lộn, đặc biệt còn nhiều học sinh đọc ê a, có một số em cả học sinh đọc liến thoắng. Giữa kỳ 1: Nhiều học sinh thích học phân môn Tập đọc hơn. Tỉ lệ học sinh đọc ngọng đã giảm, học sinh đọc lưu loát hơn, số học sinh đọc ê a, hoặc đọc liến thoắng giảm. Các em bước đầu biết đọc đúng và đọc hiểu, bên cạnh đó vẫn còn học sinh đọc ê a, ngắc ngứ, đánh vần. 19
  9. Cuối học kỳ I: Học sinh thích học phân môn Tập đọc nhiều hơn. Số học sinh đọc ngọng giảm, học sinh đọc lưu loát hơn, số học sinh đọc ê a, đọc nhỏ giảm rõ rệt, không còn học sinh đọc liến thoắng. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá áp dụng sáng kiến nhân 1 Lớp 2B Trường TH Kim Long B Môn Tiếng Việt Kim Long, ngày tháng . năm 2020 Kim Long, ngày 9 tháng 3 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Lệ Hương Trần Thị Thúy 20