Sáng kiến kinh nghiệm Cô giáo giúp trẻ 18-24 tháng tuổi vui vẻ khi đến lớp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cô giáo giúp trẻ 18-24 tháng tuổi vui vẻ khi đến lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_co_giao_giup_tre_18_24_thang_tuoi_vui.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Cô giáo giúp trẻ 18-24 tháng tuổi vui vẻ khi đến lớp
- 31 được thể hiện qua việc tôi cân đo chấm sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng vào ngày 14 hàng tháng. Hình ảnh: Cô giáo cân đo chấm sức khỏe trẻ Hình ảnh: Bảng theo dõi sức khỏe trẻ
- 32 Không chỉ một chế độ ăn uống cân đối, dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh mà nó còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt hợp lý, do đó đối với trẻ nhỏ những trò chơi vận động rất cần thiết bởi không chỉ giúp các bé phát triển được thể chất mà còn kích thích trí não phát triển, trẻ đoàn kết, yêu thương gắn bó nhau hơn. Tôi đã thường xuyên tổ chức các trò chơi và theo tôi quan sát các bé chơi rất hào hứng, phấn khởi tích cực tham gia chơi các trò chơi vận động bổ ích như: Trời nắng trời mưa, nhảy lò cò, bóng tròn to, kéo cưa lửa xẻ Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi vận động Trẻ có không gian chơi ngoài trời thoáng mát sạch sẽ với nhiều cây xanh và nhiều loại nguyên liệu tự nhiên như: Hạt gấc, lá chuối khô, vải vụn, giúp trẻ phát triển tính tò mò , ham hiểu biết,được thử mình với những trò chơi mới hay còn tham gia xếp hột hạt giúp trẻ có đôi bàn tay khéo léo và tư duy phát triển hơn. Hình ảnh: Trẻ chơi với hạt gấc
- 33 Tôi thường giáo dục trẻ hình thành tính cách tốt đẹp qua các hoạt động vui chơi ở mọi lúc mọi nơi. Trong giờ chơi – tậptôi luôn cố gắng chuẩn bị vật thật, đầy đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết học (Qủa cam, quả chuối, đôi dép ), các bài thơ có hình ảnh đẹp, bài hát được kết hợp với dụng cụ âm nhạc (Phách, xắc xô, trống ) , rất phong phú, đa dạng để mang đến cho trẻ sự tò mò, hào hứng phấn khởi tích cực trả lời câu hỏi, hợp tác cùng cô. Ví dụ: Khi trẻ tham gia vào hoạt động xâu vòng tặng mẹ, trẻ rất vui mừng, ở hoạt động này đã giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, sự kiên trì nhẫn lại và thể hiện tình cảm của mình dành cho người bà, người mẹ thân yêu. Hình ảnh: Cô và trẻ trong hoạt động xâu vòng tặng mẹ Tôi luôn dành thời gian quan tâm gần gũi với trẻ thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tôi thu hút trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian như: Chi chi chành chành, nu na nu nống kéo cưa lửa xẻ , để trẻ cảm nhận sự thân thuộc như đang ở nhà với ba mẹ đồng thời giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ. Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi dân gian
- 34 Ngoài ra, tôi còn thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể: Liên hoan trung thu, sinh nhật của bé, biểu diễn văn nghệ, và còn nhiều hoạt động lễ hội khác, nhưng do dịch bệnh covid- 19 diễn ra kéo dài nên tôi chuyển đổi các hoạt động lễ hội vào trong nhóm lớp của mình. Hình ảnh: Trẻ vui tết trung thu tại lớp Hình ảnh: Trẻ biểu diễn văn nghệ tại lớp
- 35 III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: III.1. Hiệu quả kinh tế: Đây là sáng kiến áp dụng trong lĩnh vực giáo dục học sinh, chủ yếu giáo viên có được phương pháp giúp trẻ đến lớp vui vẻ hơn với môi trường mới ở nhà trẻ một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và không tốn kém. Không tạo ra hiệu quả kinh tế nhưng sáng kiến kinh nghiệm này giúp cho người giáo viên lên lớp đạt chất lượng cao trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, còn học sinh mạnh dạn, tự tin, hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. III.2. Hiệu quả về mặt xã hội: Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài: “Cô giáo giúp trẻ 18-24 tháng tuổi vui vẻ khi đến lớp”. Rút kinh ngiệm qua các năm đứng lớp và kiên trì áp dụng một số biện pháp trên đã giúp trẻ hình thành nề nếp, thói quen sinh hoạt hợp lý, điều độ và thích nghi với môi trường mới ở nhà trẻ, tôi đã thu được một số kết quả sau: a) Giá trị làm lợi cho môi trường: - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung như: Nhặt rác bỏ vào thùng, lau tủ giá đồ chơi cùng cô, đi vệ sinh đúng giờ, đúng nơi quy định, che miệng khi ho, không cho tay vào mồm, không khạc nhổ bừa bãi. - Tận dụng được nguồn nguyên liệu phế thải từ phụ huynh ủng hộ để làm đồ dùng đồ chơi như: Vỏ lon bia làm xắc xô, hộp bánh bằng sắt làm trống, vỏ sữa chua làm mũ, lõi chỉ làm micrô - Trẻ nhận ra kí hiệu riêng về đồ dùng cá nhân của mình không dùng chung đồ với bạn đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh. b) Giá trị làm lợi cho an toàn lao động: - Trẻ biết một số việc mình không nên làm như: + Không bỏ hột hạt, đồ chơi, vỏ túi bóng sữa vào miệng, tai, mũi. + Không chèo lên tủ giá, không lấy đồ chơi ném vào nhau. + Biết cách mở tủ ra lấy đồ dùng không làm đau tay. + Biết tránh những nơi nguy hiểm như: Nước nóng, ổ điện, những vật sắc nhọn. c) Giá trị làm lợi khác: * Về phía cô: + Tôi không còn rụt rè thiếu tự tin như những ngày đầu nữa thay vào đó tôi luôn mày mò tìm hiểu sách báo, trên các phương tiện công nghệ thông tin đại chúng để hiểu biết tâm sinh lí trẻ một cách sâu sắc nhất. + Việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục rèn thói quen nề nếp trong các hoạt động của trẻ tôi đã linh hoạt hơn, tìm ra nhiều biện pháp khác nhau phù hợp với chủ đề của hoạt động chơi tập, phù hợp với nhận thức của trẻ, phát huy hết khả
- 36 năng của trẻ trong việc giáo dục và rèn luyện thói quen nề nếp cho trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường ở trường mầm non. + Phụ huynh học sinh ngày càng tin tưởng và mong cho con đến lớp với cô nhiều để trẻ nhanh chóng quen cô, quen bạn. + Những hình ảnh được các phụ huynh đăng tải trên trang cá nhân (facebook) vô cùng quý giá và mang đến cảm giác hạnh phúc vô bờ bến có sức lan tỏa mạnh tới cộng đồng, giúp tôi có động lực hơn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hình ảnh: Trang facebook cá nhân phụ huynh cháu Trịnh Trà My * Về phía trẻ: - Quan sát thấy trẻ lớp tôi mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin trả lời câu hỏi của cô. + Trẻ chăm ngoan đi học đều. + Trẻ biết làm một số việc tự phục vụ bản thân: Tự xúc ăn, tự uống nước, biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh Vì vậy tôi đã thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục một cách dễ dàng hơn. + Trẻ đoàn kết biết giúp đỡ nhau, có thói quen khi chơi xong biết thu dọn cất đồ chơi lên giá gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ. + Theo một số phụ huynh tâm sự các cháu về nhà biết đọc một vài từ cuối trong bài thơ, bi bô hát suốt ngày, vì vậy các bậc phụ huynh rất vui mừng, yên tâm
- 37 hơn khi gửi con đến lớp, từ đó phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của các cháu nhiều hơn. + Biết giúp đỡ bạn bè cất ba lô vào tủ cá nhân, lấy giúp bạn khi bạn ra về, biết nhặt rác bỏ vào thùng. + Trẻ có thói quen đi vệ sinh đúng giờ, biết gọi cô khi cần sự giúp đỡ. + Trẻ biết lấy gối đi ngủ, biết giúp cô thu dọn bát bỏ vào rổ. + Trẻ thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc, thích xếp hình, thích nghe cô đọc thơ, kể chuyện. + Biết bi bô hát, đọc thơ một vài từ ở cuối câu. + Trẻ biết bảo vệ đồ dùng, đồ chơi trong lớp, cùng cô giáo tham gia vệ sinh lau chùi tủ giá và chăm sóc cây ở góc thiên nhiên. * Kết quả thu được đã được nâng lên rõ rệt: Tổng số Kết quả điều tra Nội dung trẻ điều tra Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ % % - Trẻ đến lớp mạnh dạn, tự tin. 25 23/25 92% 2/25 8% - Trẻ thích và đi học chuyên 25 24/25 96% 1/25 4% cần. - Trẻ hứng thú, nề nếp trong 25 23/25 92% 2/25 8% học tập và vui chơi. - Trẻ có thói quen nề nếp vệ 25 25/25 100% 0 0% sinh sạch sẽ. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm: Cô giáo giúp trẻ 18-24 tháng tuổi vui vẻ khi đến lớp” đó chính là kinh nghiệm của tôi được đúc rút trong quá trình công tác từ tháng 9 năm 2020 đến nay, không sao chép, nếu sao chép tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học ngành. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Phan Thị Thơm
- 38 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Xác nhận) Sáng kiến“ Cô giáo giúp trẻ 18-24 tháng tuổi vui vẻ khi đến lớp” của giáo viên Phan Thị Thơm có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng trong mầm non xã Nghĩa Lâm năm học 2020-2021. HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Tuyết Lan
- 39 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO 1. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp của sáng kiến (nếu có) 2. Anh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế. 3. Sản phẩm khác kèm theo (nếu có). 4. Các hồ sơ chứng minh áp dụng tại các đơn vị khác. - Tài liệu “Bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lí và giáo viên mầm non năm học 2020-2021” – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. - Tài liệu “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ 3-36 tháng tuổi” - Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm - Tài liệu “Chương trình giáo dục mầm non”- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. - Tài liệu “Đào tạo giáo viên mầm non” - Nhà xuất bản Dân trí. - Tài liệu: Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non - “Hướng dẫn thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non” - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. - Tài liệu “Hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo chủ đề trẻ 24 – 36 tháng tuổi” – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. - Trò chơi vận động và bài tập thể dục sáng cho trẻ từ 2- 6 tuổi - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. - Các bài tập phát triển vận động và trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ (Theo chương trình giáo dục mầm non) - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. - Tuyển tập bài hát thơ ca truyện kể ở nhà trẻ - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. - Tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động “ Giaó dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.