SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động vận động lứa tuổi 24-36 tháng

docx 29 trang binhlieuqn2 07/03/2022 8615
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động vận động lứa tuổi 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_tich_cuc_tham_gia_hoat_do.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động vận động lứa tuổi 24-36 tháng

  1. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng Hình ảnh 7: Các bé lớp D2 đang bò chui qua cổng. Ngoài những đồ dùng trực quan sẵn có trong lớp học để áp dụng vào việc dạy học như: Bóng, vòng thể dục, cổng chui, gậy thể dục ra thì tôi còn làm thêm những đồ dùng đồ chơi sáng tạo bằng những nguyên vật liệu đã qua sử dụng và không dùng nữa như ( bìa cứng, khăn bông bay, ) để áp dụng vào việc dạy học và cho các cháu chơi. Với những tấm vải von hoặc những chiếc khăn bông bay cũ tôi sẽ tận dụng và cắt ra thành những hình vuông rồi lấy nến hơ lại các cạnh của khăn để không bị sổ lông sau đó khâu chun cho trẻ đeo vào tay Với đồ dùng này để thay đổi cho động tác hít thở trẻ có thể chơi được trò chơi những cơn gió lạ, trẻ đeo nơ ở tay giơ tay cao ngang mặt và dùng hơi của mình thổi cho chiếc nơ mình đeo trên tay bay được. Như vậy tất cả trẻ đều có thể làm được động tác hít dưới sự hướng dẫn của cô. Hình ảnh 8: Các bé lớp D2 đang thổi nơ 13
  2. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng Với những đồ đùng đồ chơi tự tạo của nhà trường đã tận dụnglàm ra từ những ( Lốp xe cũ , thùng sơn cũ, bàn cũ ) thì tôi thấy những đồ dùng đồ chơi này cũng rất phù hợp và đảm bảo an toàn để áp dụng vào các tiết dạy học cho trẻ nhà trẻ. Từ đó thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi đã mạnh dạnđưa ra ý kiến của mình với BGH chochúng tôi triển khai những đồ dùng đó đểdạy học cho trẻ nhà trẻ. Với đồ dùng đồ chơi tự tạo này tôi đã áp dụng được cho trẻ rất nhiều hoạt động như:Cho trẻ bò chui qua lốp xe, bật vào các lốp xe, ném bóng vào đích ngang xa Tôi thấy với những đồ dùng được trang trí bắt mắt cũng khiến cho trẻ thích thú và tích cực tham gia hoạt động hơn. Hình ảnh 9 : Các bé lớp D2 đang bò chui qua vòng + Với những thùng sơn: VD 1:Từ những chiếc thùng đã được khoét các dạng hình ( tam giác, vuông, tròn, chữ nhật) trên thân thùng và nắp thùng thì tôi làm thêm những dạng hình trùng khớp với nắp thùng bằng bìa cứng rồi bọc đề can lại cho đẹp và cho trẻ chơi thả hình ở góc hoạt động với đồ vật qua đó tôi cũng rèn luyện được vận động tinh cho cơ tay của trẻ. Ngoài cổng chui mà lớp đã được trang bị thì tôi còn tận dụng những tấm bìa cũ hoặc những tờ bìa tô ki rồi bồi cứng lại uốn thành một cái hầm chui và trang trí bên ngoài cho giống một cái hang để cho trẻ bò chui qua. Khi bò qua chiếc hầm 14
  3. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng tự tạo này tôi muốn rèn luyện cho trẻ kỹ năng bò, quan trọng hơn là rèn được cho trẻ sự tự tin mạnh dạn vì khi trẻ bò qua chiếc hầm này ( chiếc hầm hơi tối ). Với những chiếcghếđó lấy dây dù tết thành một đoạn lưới và lồng vào phần khung đỡ của chân ghế để khi trẻ ném bóng vào lưới thì bóng sẽ không bị rơi ra ngoài. Khi lấy đồ dùng này để áp dụng vào tiết học thì tôi sẽ hạ thấp độ cao để phù hợp với khả năng của trẻ và tôi sẽ áp dụng cho trẻ vào tiết ném trúng đích nằm ngang. Hình ảnh 10: Các bé lớp D2 đang ném bóng vào đích ngang xa. 4. Biện pháp 4: Tích hợp giáo dục thể chất thông qua các hoạt động khác. Ngoài những hoạt động vận động trẻ được học theo chương trình thì tôi còn lồng ghép các trò chơi vận động, bài tập vận động vào các hoạt động khác để phát triển được thể chất cho trẻ một cách toàn diện. + Tích hợp giáo dục thể chất thông qua giờ đón và trả trẻ. Giờ đón trẻ: Khi trẻ đến lớp để tích hợp giáo dục thể chất vào giờ đón trẻ thì tôi áp dụng kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngồi vào ghế và tự cởi giầy, dép ->giũ dép xuống thảm -> cất dép lên giá vào đúng kí hiệu của mình như vậy qua đây tôi đã rèn luyện được vận động tinh cho đôi tay của bé. 15
  4. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng Hình ảnh 11: Bé lớp D2 đang cởi và cất dép Giờ trả trẻ : Khi tổ chức cho trẻ chơi với các trò chơi vận động nhẹ nhàng để đảm bảo cho trẻ được nghỉ ngơi tích cực như trò chơi: “Nu na nu nống”, “ Tập tầm vông”, “Chi chi chành chành” “ Bọ dừa” . Trẻ rất hứng thú khi được tham ra chơi trò chơi cùng cô và các bạn.Qua đó giúp cho trẻ có sự tự tin và vui vẻ, thoải mái. Ngoài việc tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi tôi còn hướng dẫn và rèn trẻ trước khi về phải cất ghế vào đúng nơi quy định -> chào cô -> tự lấy giầy dép đi. + Tích hợp giáo dục thể chất thông qua giờ thể dục sáng. Để hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết ngay từ khi còn nhỏ. Hàng ngày vào các buổi sáng tôi đã tổ chức hoạt động thể dục sáng cho trẻ. Với những động tác đơn giản trẻ được tập theo tiếng nhạc góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tinh thần tập thể, sự tự tin cho trẻ. Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Buổi sáng khi từ nhà đến trường phần lớn là trẻ chưa có 16
  5. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng thời gian để vận động vì vậy thể dục sáng tại trường sẽ giúp cho trẻ tích lũy được sự sảng khoái, vui vẻ để hoạt động cho cả ngày. Để đạt được kết quả đó thì nhạc thể dục sáng cho trẻ tôi chọn sẽ là những bản nhạc phù hợp với chủ đề có giai điệu vui tươi, nhí nhảnh để kích thích được sự hứng thú của trẻ. Những động tác sẽ được thay đổi minh họa phù hợp theo bài hát và theo chủ đề. Bên cạnh đó những động tác khó có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2-3 lần ví dụ (như động tác bật nhảy), còn những động tác phát triển chung đối với tay, bụng, chân thì cho trẻ tập 4-5 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định, động tác phải hấp dẫn, phù hợp đối với trẻ .Khi kết thúc cho trẻ đi nhẹ nhàng giúp hệ hô hấp và cơ thể của trẻ về trạng thái bình thường. Hình ảnh 12: Các bé lớp D2 đang tập thể dục sáng. Qua bài tập thể dục sáng giúp cho trẻ tích lũy được sự sảng khoái cả ngày, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt khi bước vào một ngày mới. + Tích hợp giáo dục thể chất thông qua hoạt động ngoài trời. Tận dụng không gian rộng và thoáng dưới sân trường tôi đã cho trẻ vận động đi bộ cầu thang xuống dưới sân để học và chơi.Với đặc thù bậc cầu thang thấp, dễ đi rất phù hợp với trẻ nhà trẻ khi đi bộ cầu thang.Khi trẻ đi cũng là lúc trẻ đã vận động cho đôi chân của mình được khỏe và dẻo dai hơn. Tôi luôn chú ý, quan sát 17
  6. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng nhắc nhở trẻ đi chậm dãi, tay bám vào thành vịn cầu thang đi nhẹ nhàng không chen lấn xô đẩy nhau. Hình ảnh 13: Các bé lớp D2 đang đi bộ cầu thang. Xuống dưới sân tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như trò chơi: “Ô tô và chim sẻ”, “ Trời nắng, trời mưa”, “ Bóng tròn to’’ - Cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian nu na nu nống , chi chi chành chành , lộn cầu vồng , thả đỉa ba ba . Các trò chơi này tôi tổ chức cho trẻ chơi thường xuyên, tôi luôn động viên tất cả trẻ tham gia vào trò chơi càng đông càng vui khi tất cả cùng nhau tham gia chơi trò chơi cùng bạn chơi sẽ tạo sự gắn bó đoàn kết tạo sự thân thiện giữa các bé với nhau. Ngoài ra khi cho trẻ chơi theo nhóm dưới sân trường tôi mang bóng xuống cho trẻ chơi trò chơi “ Ném bóng vào rổ” trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển cơ tay và khả năng khéo léo khi thực hiện các vận động. 18
  7. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng Hình ảnh 14: Các bé lớp D2 đang chơi trò chơi“Bóng tròn to”. + Tích hợp giáo dục thể chất thông qua hoạt động góc: Với điều kiện nhóm lớp còn chật hẹp nên tôi tổ chức cho trẻ vui chơi các trò chơi trong lớp theo nhóm nhỏ: “Kéo cưa lửa xẻ”, “ Chi chi chành chành”, “Xâu vòng”, “Xếp hình”, “ Cho em ăn”, “ Vận động theo nhạc”, “ Tô màu”, “ Thả hình” . VD1: Góc HĐVĐV. Ở góc này thì tôi sẽ tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi sau: - Xâu vòng: Theo từng chủ đề tôi sẽ chuẩn bị đồ dùng cho trẻ như ( xâuhạt vòng, ống hút,hoa, quả, gà, vịt ). Cho trẻ xâu theo ý thích của mình xâu tự do hoặc xâu xen kẽ. 19
  8. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng Hình ảnh 15: Các bé lớp D2 đang chơi xâu vòng - Xếp hình khối:Trẻ có thể xếp theo ý thích của mình như ( xếp nhà, bể bơi, ao cá, đường đi ). Qua đó tôi đã rèn được kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh cho trẻ. Hình ảnh 16: Các bé lớp D2 đang xếp nhà, xếp đường đi - Thả hình: Mỗi mộthộp giấy tôi khoét trên nắp và thân hộp ( hình chữ nhật, hình tròn, hình vuông, hình tam giác). Rồi tạo thành hình ô tô thật đẹp cho trẻ 20
  9. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng thích thú . Trẻ sẽ chọn và lấy những hình tương tự có ở rổ trùng khớp với hình được khoét trên nắp hộp giấy và thả vào thùng. Hình ảnh 17: Các bé lớp D2 đang chơi thả hình. Qua những trò chơi này trẻ cần phải sử dụng đến đôi tay khéo léo và sự quan sát tốt để chơi vì vậy tôi đã rèn được vận động tinh cho đôi bàn tay của trẻ và giúp trẻ khéo léo hơn trong khi chơi và rèn được khả năng quan sát tốt. VD2: Góc thao tác vai. Ở góc này tôi sẽ chọn lựa và chuẩn bị những đồ dùng đồ chơi phù hợp để ở góc này cho trẻ chơi như ( búp bê, quần áo, giường, xoong nồi, bếp ga, bát đũa, rau củ quả ). Trẻ có thể bế em, xúc cho em ăn, nấu ăn, cho em ngủ, tự đóng , cởi cúc áo cho em bé búp bê những trò chơi này trẻ chủ yếu là dùng đến cơ tay và các đầu ngón tay để hoạt động. Qua những trò chơi này tôi đã rèn được cho trẻ sự khéo léo, linh hoạt và vận động tinh của đôi bàn tay, ngoài ra thông qua những trò chơi này tôi còn giáo dục được trẻ biết yêu thương gia đình và biết chăm sóc người thân bên cạnh mình. 21
  10. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng Hình ảnh 18: Các bé lớp D2 đang chơi nấu ăn, xúc cho em ăn. VD3: Góc vận động. Với những dụng cụ âm nhạc có sẵn và tự làm thì ở góc này tôi cho trẻ biểu diễn âm nhạc với những dụng cụ như ( trống, đàn, xắc xô, micro, phách tre ). Với những dụng cụ đó trẻ được đánh trống, gẩy đàn, vỗ xắc xô, gõ phách tre tất cả những hoạt động đó đều bổ trợ vận động tinh cho đôi tay của trẻ. Qua đó tôi thấy trẻ được vận động một cách thoải mái, sôi nổi, đạt hiệu quả và cách chơi của trẻ với dụng cụ âm nhạc cũng được thuần thục và khéo léo hơn. Hình ảnh 19: Các bé lớp D2 đang biểu diễn âm nhạc. 22
  11. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng Ở góc vận độnglà góc chủ đạo giúp trẻ phát triển thể chất tôi đã sắp xếp một góc chơi rộng rãi để cho trẻ tự do vận động và tại góc chơi này tôi chuẩn bị rất nhiều các đồ dùng phục vụ cho trẻ chơi như: Thú nhún, cầu trượt, bóng, vòng Qua đó trẻ được thoải mái vận động theo ý thích của mình. + Tích hợp giáo dục thể chất thông qua các tiết học (chủ yếu diễn ra trong lớp) Với tiết nhận biết tập nói, văn học, hoạt động với đồ vật khi lựa chọn trò chơi cần đáp ứng tiêu chí sau: + Nhằm phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. + Cung cấp cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi. + Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ. VD 1: Giờ hoạt động nhận biết tập nói: Sau khi cô cho trẻ nhận biết gọi tên, nhận biết đặc điểm nổi bật của quả chuối. Thì đến phần trò chơi củng cố cô sẽ cho trẻ chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh” Trong rổ có ba loại quả khi cô nói tìm cho cô quả chuối thì trẻ tìm quả chuối rồi giơ lên theo yêu cầu của cô và nói to “ Quả chuối ạ”. Qua trò chơi này thì trẻ được sử dụng những ngón tay và cơ tay để vận động lấy lô tô và cầm giơ lên cho cô qua đó tôi đã rèn được cho trẻ vận động tinh của tay trẻ. Hay trò chơi “ Đưa quả về đúng rổ”. Trong rổ của mỗi trẻ tôi chuẩn bị một lô tô quả chuối và một lô tô quả táo. Khi tôi yêu cầu trẻ chọn lô tô quả chuối trẻ chọn và giơ lên sau đó tôi yêu cầu trẻ mang lô tô để vào đúng rổ đựng quả chuối, tương tự với lô tô quả táo khi tôi yêu cầu chọn quả táo thì trẻ chọn và mang về rổ đựng quả táo ( Trò chơi này tôi cho trẻ vừa đi vừa hát).Với các trò chơi này có thể áp dụng với nhiều chủ đề khác tùy vào nội dung của trò và chủ đề mà cô có cách đặt tên khác nhau. Nhưng vẫn mang một mục đích chính nhằm củng cố ôn luyện kiến thức và kỹ năng vận động cho trẻ VD 2: Giờ văn học: Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt mỏi khi ngồi nghe c kể chuyện tôi luôn tổ chức đan xen những trò chơi vận động để nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ. Từ nội dung câu chuyện tôi chuyển sang trò chơi một cách nhẹ nhàng để trẻ thông qua “ Chơi mà học, học mà chơi”. Trong câu chuyện “ Quả trứng” để củng cố câu chuyện tôi cho trẻ chơi trò chơi “ đi trong đường hẹp mang trứng về chuồng” Tôi nói với trẻ vịt mẹ muốn nhờ các bé 23
  12. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng lớp D2 đi khéo léo trong đường hẹp mang trứng về chuồng giúp cho vịt mẹ. Qua đó tôi thấy trẻ rất thích thú và hăng hái tích cực tham gia vào hoạt động. VD3: Với giờ học vận động theo nhạc trẻ biết sử dụng động tác cơ bản để tạo ra những hình ảnh đẹp của bài hát. Như vậy với cách sắp xếp các trò chơi phù hợp theo từng chủ điểm, thời điểm. Trẻ lớp tôi hứng thú hơn rất nhiều mỗi khi được vận động, trẻ được vận động một cách thoải mái không gò bó.Đồng thời việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi, nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt.Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người, tính tự lập của trẻ được nâng cao rõ rệt. Trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ. 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh. Thể lực của trẻ không chỉ được rèn luyện ở trường là đủ mà trẻ phải được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi. Do đó cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để cùng nâng cao thể lực cho trẻ. Công tác phối kết hợp với phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường nên chúng tôi đặc biệt quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh thông qua các hình thức sau: Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh, thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường.Trong buổi họp phụ huynh tôi đã thông báo những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, béo phì để phụ huynh biết.Vấn đề này đã được đưa ra trước cuộc họp, đã được phụ huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận sôi nổi.Tôi đã cùng các bậc phụ huynh thảo luận với nhau để tìm ra phương pháp hiệu quả để gia đình và nhà trường cùng kết hợp với nhau để chăm sóc giáo dục trẻ. Trong các giờ đón trả trẻ, bản thân tôi luôn trao đổi với phụ huynh về sự phát triển thể chất của trẻ cũng như các vấn đề phát triển khác về tình cảm, trí tuệ, ngôn ngữ của trẻ là rất cần thiết.Ở nhà cũng như ở trường tôivà các bậc phụ huynhluôn phối kết hợp với nhau động viên,khích lệ trẻ ăn ngon miệng và ăn hết khẩu phần của mình để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh và phát triển một cách tốt nhất. 24
  13. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng Hình ảnh 20: Giáo viên đang trao đổi với phụ huynh Luôn trao đổi với phụ huynh trú trọng vào cách rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ: Động viên trẻ đi học tự vận động đi bộ cầu thang, cho trẻ tự ngồi vào ghế và cởi giầy dép, giũ đất cát vào thảm và cất giầy dép lên giá. Cô giáo và phụ huynh nên đứng quan sát động viên trẻ làm và chỉ giúp trẻ khi trẻ cần tới sự giúp đỡ. 25
  14. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng Thông báo tới phụ huynh số cân đo của trẻ tại bảng tuyên truyền. Với những phụ huynh không có thời gian quan tâm tới việc chăm sóc, rèn luyện thể lực cho trẻ thì tôi tìm nhiều hình thức để trao đổi như: Trao đổi qua ông bà, gọi điện thoại, in những bài đăng nổi bật viết về tầm quan trọng của việc phát triển thể lực cho trẻ nhỏ rồi gửi về nhà cho phụ huynh đọc. Ngoài ra tôi còn vận động phụ huynh cùng sưu tầm, đóng góp nguyên vật liệu và cùng làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc rèn luyện thể lực của trẻ đạt kết quả. Các cô giáo ở lớp đã tạo được niềm tin với phụ huynh, phụ huynh rất tin tưởng khi đưa con tới lớp. Tôi cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền tới từng phụ huynh về vấn đề nâng cao chất lượng thể lực cho trẻ. Phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động chơi và học tập của trẻ tại trường. 26
  15. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN SO SÁNH ĐỐI CHỨNG 1. Về phía giáo viên Bản thân tôi nắm chắc các phương pháp rèn luyện thể lực cho trẻ, nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thể lực cho trẻ nên việc rèn thể lực cho trẻ được thực hiện thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao, tôi thấy mình thêm tự tin và sáng tạo trong khi tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ . Qua các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và qua kiểm tra thi đua cuối năm học của trường, lớp được xếp loại Tốt. 2. Về phía học sinh Qua một thời gian tôi kiên trì thực hiện, đưa các trò chơi vào các hoạt động để giúp trẻ phát triển thể lực, đến nay những trẻ nhút nhát đã mạnh dạn hơn, hứng thú hơn và có kỹ năng vận động tốt hơn rất nhiều so với đầu năm. Trẻ được củng cố, rèn luyện các kỹ năng vận động, phát triển vận động cơ bản ( bò, đi, bật, ném ) hoặc vận động tinh ( ngón tay, bàn tay ) Trẻ có khả năng phản ứng nhanh, đúng theo tín hiệu. Đồng thời giáo dục trẻ ý thức tổ chức, biết hợp tác cùng bạn khi tham gia các hoạt động. Trẻ hứng thú vừa học vừa chơi và phát triển được các tố chất thể lực: Nhanh, mạnh, bền, khéo. 3. Bảng so sánh có đối chứng. STT Nội dung Đầu năm Cuối năm Tăng Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ đạt % đạt % đạt % Trẻ mạnh dạn, tự tin. 1 13 43 28 93 15 50 Trẻ tích cực tham gia 2 10 33 27 90 17 57 vận động Trẻ có kỹ năng chơi 3 và sử dụng đồ dùng, 08 27 25 83,3 17 57 đồ chơi vận động Trẻ có kỹ năng vận 4 động 08 27 25 83,3 17 57 4 Về phía phụ huynh :Các bậc phụ huynh đã quan tâm tìm đến hoạt động của con tại trường, yên tâm tin tưởng các cô khi gửi con đến lớp, phấn khởi khi thấy con em mình có thể lực và sức khỏe tốt 27
  16. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Khi tôi thực hiện đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ tuổi tích cực tham gia hoạt động vận động lứa tuổi 24-36 tháng ” trong quá trình đó tôi thấy trẻ của lớp tôi mạnh dạn, tự tin, hòa đồng với bạn bè hơn. Đặc biệt là trẻ rất hứng thú tích cực tham gia vận động hơn nữa trẻ có kỹ năng sử dụng đồ dùng và chơi với đồ dùng đồ chơi một cách thuần thục hơn. 2. Bài học kinh nghiệm. Sau khi thực hiện đề tài này với những kết quả đạt được, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: - Là một giáo viên mầm non điều đầu tiên là yêu nghề, mến trẻ, gần gũi với trẻ, luôn. - Ngay từ đầu năm học tập chung tất cả các giáo viên trong tổ khối. Lựa chọn các đề tài trong năm học phù hợp . Hấp dẫn hứng thú với trẻ trong độ tuổi nhà trẻ. - Tạo môi trường thoáng đãng rộng rãi an toàn và chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ hấp dẫn , đẹp mắt nhất là cho trẻ cùng cô chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.Thường xuyên cho trẻ chơi các trò chơi vận động, để phát triển thể lực cho trẻ nhỏ. - Khi cho trẻ chơi cần tìm hiểu kỹ nội dung cũng như cách chơi, luật chơi để từ đó chuẩn bị những yếu tố cần thiết cho trẻ khi tham gia chơi. - Giáo viên cần tạo cho trẻ những cảm xúc tích cực, bảo đảm sự sảng khoái, trạng thái vui tươi. - Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu, luôn phối hợp cùng giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ có thể lực tốt từ đó giúp cho sự phát triển toàn diện sau này của trẻ. - Những người lớn xung quanh nhất là các cô giáo, các bậc phụ huynh, các anh chị ở gia đình phải thật sự chú ý rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe trẻ. - Tổ chức cho trẻ tham gia vận động mọi lúc mọi nơi. 3. Ý kiến đề xuất: - Ban giám hiệu bồi dưỡng thêm cho giáo viên về kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ trong qua trình phát triển thể chất và có những biện pháp hữu hiệu để giáo viên thực hiện được tốt hơn - Bổ xung thêm một số tài liệu về giáo dục thể chất. 28
  17. Một số biện pháp GD trẻ tích cực tham gia HĐVĐ lứa tuổi 24-36 tháng Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2018 29