SKKN Kinh nghiệm làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật tại nhóm 24 - 36 tháng A, Trường Mầm Non 8 / 3 Nha Trang

doc 40 trang vanhoa 20095
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật tại nhóm 24 - 36 tháng A, Trường Mầm Non 8 / 3 Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_lam_do_choi_tu_nguyen_vat_lieu_mo_giup_tre.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Kinh nghiệm làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật tại nhóm 24 - 36 tháng A, Trường Mầm Non 8 / 3 Nha Trang

  1. MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục đích nghiên cứu. 2 3. Đối tượng nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu. 3 6. Kế hoạch nghiên cứu. 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Cơ sở lý luận. 3 2. Thực trạng. 4 3. Các biện pháp thực hiện 4 4. Hiệu quả 11 C. KẾT LUẬN 13 *Bài học kinh nghiệm 13 * Khả năng phát triển của đề tài 14 * Kiến nghị 14 Phụ lục 1 16 Phụ lục 2 18 Tài liệu tham khảo 20 MỘT SỐ KẾ HOẠCH MINH CHỨNG 25 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG 39 0
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài a) Lí do về mặt lý luận Ngay từ lúc còn nằm trong nôi, các bé từ 3 - 6 tháng đã biết tỏ thái độ vui vẻ, ham thích, tay chân khua đập lung tung khi được ba mẹ treo những chiếc xúc xắc xinh xinh, những quả bóng bay các màu, những con búp bê ngộ nghĩnh đung đưa trước mặt bé. Trẻ thơ đang vui chơi, nếu ta đột ngột cất đi những đồ chơi này, lập tức bé sẽ có phản ứng, lúc đầu là ngơ ngác rồi sau đó bật khóc. Lớn lên một chút khi bé từ 6 – 12 tháng tuổi trên tay bé biết cầm nắm chúng ta khó có thể lấy được những đồ chơi mà bé cầm trong tay.Theo năm tháng, trẻ từ 12-24 tháng tuổi phát triển mạnh về các giác quan, trẻ thích tìm tòi, khám phá các đồ vật, với những đồ chơi như con búp bê xinh xinh, những chú gấu bông thực sự là những người bạn thân thiết và gần gũi nhất của bé. Ngay cả trong lúc ăn, ngủ, vui chơi, trẻ vẫn thích có em búp bê, bạn gấu hay những món đồ chơi bé thích bên cạnh mình Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo, đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống hàng ngày chẳng khác nào cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân, phòng thí nghiệm đối với nhà bác học Vậy để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với nội dung hoạt động của trẻ, nội dung bài dạy, phù hợp với các hoạt động. b) Lý do về mặt thực tiễn Hiện nay, ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng thường xuyên tổ chức các hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo bằng nguyên vật liệu mở và đã được các giáo viên hưởng ứng nhiệt tình. Tuy nhiên, khối lượng đồ chơi tự tạo mang đến cho trẻ vẫn còn ít, đồ chơi thường để ngắm, trẻ ít được chơi thường xuyên. Bên cạnh đó giáo viên chưa chịu khó sưu tầm, làm mới đồ chơi đẫn đến ít hấp dẫn với trẻ hoạt động. Để có được nguồn nguyên liệu đó giáo viên mầm non phải biết tìm tòi, phối hợp với phụ huynh, người thân, học sinh của mình nhằm tăng thêm nguồn nguyên vật liệu mở. Với nguồn nguyên vật liệu mở phong phú đó giáo viên sáng tạo ra được nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động và đặc biệt là hoạt động với đồ vật ở tuổi nhà trẻ. Từ đầu năm học 2015-2016, được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang, trường Mầm Non 8/3 đã tổ chức cho các giáo viên thực hiện chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở với các hoạt động như: Trang trí lớp, các đồ chơi phục vụ các hoạt động của trẻ, thi đồ dùng đồ chơi tự tạo kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, tham gia thi đồ dùng đồ chơi cấp thành phố Trong thực tế, qua nhiều năm làm công tác dạy trẻ trực tiếp tại lớp độ tuổi 24-36 tháng tuổi, được đi dự giờ các đồng nghiệp trong trường, trường bạn, thăm lớp, được tiếp xúc trực tiếp với trẻ, được xem trẻ chơi. Tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới lạ đặc biệt là những đồ chơi tự tay cô và trẻ cùng làm. Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, ít mới lạ, hạn chế về số lượng và ít được thay 1
  3. đổi. Trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong hoạt động với đồ vật, cũng như các hoạt động khác. Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như vỏ chai dầu gội, chai xà bông, sữa tắm, lon bia, sữa, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD bị hỏng, túi nilon, ống chỉ, lõi giấy, hộp giấy, ống nước, chai nước suối đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những đồ chơi rất hữu ích cho trẻ. Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc có ý tưởng tự tay thiết kế các đồ dùng, đồ chơi tưởng như bỏ đi đó thì có thể biến thành những chiếc hộp, thành ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn ghế Từ những lon bia, lon sữa, chai xà bông, nẹp điện chúng ta có thể tạo thành bộ bàn ghế, xếp hàng rào, xây công viên, những chiếc giỏ xinh xắn, từ những chai nước suối, nước ngọt tạo ra những bông hoa, quả, và phù hợp để học, để chơi trong các hoạt động khác nhau như hoạt động chung, ngoài trời, góc chơi, và các hoạt động khác của trẻ ở trường mầm non. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ kiếm mà sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau. Qua đó hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Như vậy chúng ta đã giảm thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường. Thực tế trẻ lớp tôi chưa thực sự hứng thú khi tham gia hoạt động với đồ vật, do đồ vật quá quen thuộc hằng ngày với trẻ, đồ chơi chưa hấp dẫn, chưa mới, chưa đáp ứng nhu cầu khám phá của trẻ. Trẻ nhanh chán, chơi chưa lâu đã muốn cất, bạn nào có đồ chơi mới là trẻ tranh giành nhau. Đồng thời cô giáo chưa thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tổ chức tốt các hoạt động với đồ vật cho trẻ. Xuất phát từ lý do trên, tôi nghĩ nên tăng cường tự làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở sẽ giúp trẻ có hứng thú tích cực hơn. Đồng thời mở ra cho trẻ những cách chơi đa dạng với các loại đồ chơi mà cô trẻ cùng làm, để nâng cao chất lượng tổ chức giờ hoạt động với đồ vật cho trẻ tại lớp. Đồ dùng, đồ chơi tự tạo có ý nghĩa rất quan trọng và có tác dụng rất tốt, góp phần to lớn trong việc giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện. Qua quá trình thực nghiệm trên lớp, khi trẻ được chơi với đồ chơi sáng tạo mới lạ, với nhiều cách chơi khác nhau, tôi nhận thấy trẻ luôn luôn hứng thú hoạt động với đồ vật. Chính vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Kinh nghiệm làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật tại nhóm 24-36 tháng A, Trường Mầm Non 8/3 Nha Trang”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm ra các phương pháp sáng tạo làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở với nhiều cách chơi khác nhau giúp trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật. - Rút ra bài học kinh nghiệm làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật. 3. Đối tượng nghiên cứu: Giúp rẻ hứng thú hoạt động với đồ vật từ những đồ chơi làm bằng nguyên vật liệu mở 2
  4. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Quan sát - Thực hành: Tổ chức làm đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu mở,giúp trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật, tham khảo- nghiên cứu tài liệu 5. Phạm vi nghiên cứu Trẻ 24 - 36 tháng A tại trường Mầm non 8/3 Nha Trang. 6. Kế hoạch nghiên cứu -Với đề tài này tôi nghiên cứu trong thời gian 5 tháng (Bắt đầu từ tháng 10/2015 đến hết tháng 3/2016) cụ thể: - Tháng 10/2015: Xác định đề tài, sưu tầm tài liệu, quan sát, khảo sát thực tế. - Tháng 11,12/2015 đến tháng 2/2016: Nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm. - Tháng 3/2016: Viết đề tài. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Cơ sở lí luận Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Những loại đồ chơi phù hợp mang tính giáo dục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì càng kích thích được tính tò mò ham hiểu biết, khám phá của trẻ bấy nhiêu. Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi mới có tác động góp phần hình thành và phát triển trí tuệ ở trẻ. Bên cạnh đó những đồ dùng, đồ chơi càng gần gũi với trẻ bao nhiêu càng khuyến khích trẻ hứng thú hoạt động bấy nhiêu. Trẻ tự tưởng tượng và biến các đồ chơi thành phương tiện chơi rất đa dạng, phong phú, phù hợp với mục đích chơi của trẻ. Theo tâm lí học trẻ em - Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Nhà xuất bản giáo dục: “Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới lạ, đặc biệt trẻ 24-36 tháng tuổi hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo, trẻ thích được tự khám phá, tìm tòi và sờ nắn đồ chơi. Thông qua hoạt động với đồ vật, trẻ được phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, được phát triển toàn diện về nhân cách”. Đối với mỗi loại đồ chơi hay đồ vật, trẻ đều cố gắng tìm kiếm một phương thức hành động tương ứng. Ngoài ra, thao tác với đồ vật, đồ chơi là cho trẻ phối hợp các giác quan nhằm cung cấp các kinh nghiệm và rèn luyện thao tác tư duy. Với sự hướng dẫn của người lớn đứa trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật. Cứ như vậy nó lĩnh hội được kinh nghiệm lịch sử và xã hội được kết tinh vào trong các đồ vật. Chính nhờ vậy mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt trí tuệ, tư duy trực quan- hành động, làm cơ sở cho sự phát triển tư duy, toàn diện sau này. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải biết tìm tòi, sáng tạo, tận dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động với đồ vật Với các đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo an toàn cho trẻ, có tính sư phạm cao, và phải phù hợp từng độ tuổi cho trẻ hoạt động. Vậy khi tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ 3
  5. vật nhằm xây dựng cho trẻ những biểu tượng ban đầu về đồ vật gần gũi, hình thành kỹ năng sự dụng đồ dùng và ý thức bảo vệ các đồ dùng II. Thực trạng * Thuận lợi. - Bản thân tôi đã qua nhiều năm chủ nhiệm lớp 24-36 tháng tuổi, tôi nắm rõ được tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này. Trẻ rất hiếu động, ham tìm hiểu, trẻ thích thú hoạt động với những đồ dùng, đồ chơi tự tạo, thích khám phá các đồ vật xung quanh mình. Được sự quan tâm, giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ - Là một giáo viên, tôi luôn tích cực chịu khó học hỏi, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên thăm lớp dự giờ.Tích cực tham gia các buổi sinh hoạt, hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, sưu tầm các kiểu mẫu đồ chơi đẹp, dễ làm, dễ sự dụng và phù hợp độ tuổi. Thường xuyên soạn giáo án, tham khảo tài liệu về giáo dục mầm non và tham quan các cuộc thi, triển lãm đồ dùng đồ chơi do các cấp tổ chức - Môi trường lớp học sạch sẽ, trường tôi nằm giữa trung tâm thành phố đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ suốt nhiều năm qua. Luôn nhận được sự tin tưởng và quý mến của phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. * Khó khăn - Đồ dùng đồ chơi còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ, bên cạnh đó kinh phí còn hạn chế - Hoạt động với đồ vật còn gò bó, chưa kích thích trẻ thảo mãn tìm hiểu khám phá đồ vật - Công việc chăm sóc, dạy dỗ các cháu nhiều thời gian nên giáo viên không có nhiều thời gian đầu tư làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. - Một số phụ huynh có quan tâm, đóng góp ủng hộ nguyên vật liệu mở cho lớp nhưng rất ít chủng loại Qua những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên, dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã đề ra một số biện pháp sau: III. Các biện pháp tiến hành Hiện nay khi thực hiện chương trình mầm non điều khó khăn nhất đối với chúng ta là: Làm thế nào để tổ chức các hoạt động cho trẻ thật đơn giản, thật tiết kiệm, nhưng lại đạt hiệu quả cao, gây hứng thú và phát huy được sự tích cực của trẻ. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng các nguyên vật liệu để tổ chức cho trẻ cùng hoạt động. Có thể nói việc sử dụng “nguyên vật liệu tái sử dụng” trong việc tổ chức các hoạt động không có gì mới đối với giáo viên chúng ta. Nhưng làm thế nào cho hiệu 4
  6. quả, phát huy tích cực, khả năng sáng tạo và tưởng tượng ở trẻ mới là điều cần quan tâm. Trước tiên ta cần lưu ý những vấn đề sau: + Nguyên vật liệu phải thật đơn giản để dễ tìm, an toàn và rẻ tiền + Nguyên vật liệu dễ thực hiện để cô và cháu có thể cùng làm. + Cuối cùng nó phải được sử dụng thật hiệu quả, đẹp, bền để sử dụng xuyên suốt được qua nhiều hoạt động khác nhau Biện pháp 1. Các hình thức thu thập nguyên vật liệu mở. 1.1 Đối với bản thân Với giáo viên mầm non thì việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ là tất yếu, thường niên trong công tác giảng dạy. Bản thân tôi phải chịu khó tự tìm tòi, thu gom, tìm kiếm những nguyên vật liệu dễ có thể làm ra những đồ chơi đẹp mắt, thu hút vào hoạt động cuả trẻ. Bên cạnh đó những nguyên vật liệu phải đảm bảo an toàn, có nhiều cách sự dụng và có tính mới, thẩm mỹ cao. Có thể tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có từ địa phương, xung quanh chúng ta có rất nhiều nguyên vật liệu có thể làm được đồ chơi mà ta không biết, nếu chỉ cần quan tâm để ý sẽ có muôn vàn nguyên vật liệu giúp ta có ý tưởng để sáng tạo.Ví dụ: Lon sữa, lon yến, lon bia làm cổng chui, làm trống, chai nước làm quả, chai nước rửa chén, chai xà phòng làm những chiếc giỏ 1.2 Phối hợp với phụ huynh Để có được nguyên vật liệu mở, có chất lượng, giáo viên cần có những tác động thuyết phục kết hợp giao tiếp khéo léo để phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của những đồ dùng đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu mở, từ đó phối hợp tốt với nhà trường Tuy nhiên để có được nguồn nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng đồ chơi thì không ai khác đó chính là phụ huynh. Cụ thể sau cuộc thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo nhà trường đã tổ chức trưng bày các đồ dùng, đồ chơi do các giáo viên trong trường đã làm cho toàn thể các bậc phụ huynh xem. Các bậc phụ huynh thấy được các đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải tạo ra nhiều đồ vật, con vật như: Con hươu cao cổ, con voi, bình thủy, cái bàn ủi được làm từ chai lọ, chai nước rửa chén, chai xà phòng, hay đoàn tàu được gắn kết từ các thùng sữa và áp dụng được nhiều lĩnh vực hoạt động. Hằng ngày giáo viên trưng bày ở các góc để trẻ được trải nghiệm khám phá, chính tay con em mình được cầm, nắn, sờ mó, chơi, học với những đồ chơi mới lạ đó. Từ đó, phụ huynh đã hiểu và biết được lợi ích của các vật liệu phế thải sẵn có ở gia đình mình, địa phương. Phụ huynh làm nhiều nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên đã ủng hộ được nhiều nguyên vật liệu nhiều chủng loại. Tuy nhiên phải giáo viên phải có sự gợi ý thì họ mới mạnh dạn đem những đồ dùng tưởng như vứt đi lên lớp cho cô giáo như: Cọng rơm, thùng giấy lớn để làm nhà chơi cho trẻ, chai nước khoáng, các loại bìa lịch cũ, tranh ảnh, sách báo cũ, chai xà bông, ống nước, giấy, xốp Những vật liệu an toàn, đảm bảo để tạo ra những đồ chơi phù hợp và hấp dẫn trẻ. Qua buổi họp phụ huynh giáo viên kết hợp trưng bày sản phẩm do cô làm với những mẫu mã đẹp, bắt mắt cùng với lời thuyết minh đầy ý tưởng về tác dụng của đồ 5
  7. dùng đồ chơi đối với các hoạt động của trẻ. Ví dụ: Các con vật được làm từ chai lọ, hộp sữa chua trẻ học về thế giới động vật như chơi phân biệt con vật to nhỏ, đếm số lượng Để thực hiện việc tuyên truyền phụ huynh qua bảng cha mẹ cần biết của lớp, giáo viên niêm yết công tác phối hợp. Ví dụ như: Phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu mở làm đồ dùng đồ chơi thi cấp cơ sở, cấp thành phố, cấp tỉnh. Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của hội thi, từ đó tìm tòi đóng góp nhiều đồ dùng hơn cho giáo viên. 1.3 Trẻ tham gia sưu tầm nguyên vật liệu mở cùng cô Với trẻ nhỏ cô phải dặn dò, động viên trẻ sưu tầm, thu gom nguyên vật liệu mở, có thể ngay trong lớp, khi các cháu uống sữa xong, ăn sữa chua, tôi và trẻ cùng thu nhặt lại, rửa sạch rồi phơi khô, những hộp bánh trung thu của trẻ ăn xong, nhắc nhở trẻ thu gom lại, nhà bếp nấu xôi gấc tận dụng hạt gấc, cũng rửa sạch rồi phơi khô, chai nước ngọt, nước suối ở khắp mọi gia đình, tiệc tùng, nhà hàng khi thấy xin về rửa sạch phơi khô ráo Tôi còn nhắc nhở trẻ nhặt những hộp sữa hay lon yến, hộp bánh ở nhà, mang tới lớp cho cô. Thậm chí khi ra đường, trẻ đi chơi thấy hạt, quả xinh xinh, nhặt mang về lớp, cô rửa sạch rồi sẽ nghĩ ý tưởng dựa trên vật đó cô và trẻ cùng làm. Ví dụ: Qủa thông làm quả dứa, quả bàng làm con rùa, vỏ sò làm con bướm, con cua, quả cầu lông làm búp bê Có thể trong giờ hoạt động ngoài trời trẻ nhặt những chiếc lá trúc, lá bàng, vừa bảo vệ môi trường trong sạch đẹp, và để tận dụng làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. Ví dụ: Lá trúc phơi khô cho trẻ dán những chiếc lá vào vở tạo hình, lá bàng, lá tra cô và trẻ cùng làm tranh chủ điểm Biện pháp 2: Cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, sáng tạo một số mẫu đồ chơi tự tạo mới. Không phải bài học nào cũng có thể thực hiện bằng con đường giảng dạy trên lớp mà qua chơi tập, qua quá trình tiếp xúc trò chuyện, qua đồ dùng, đồ chơi trẻ được phát triển hơn. Nên tôi tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có thể sử dụng làm đồ chơi như sách báo, lịch cũ, lõi giấy vệ sinh, ống lon, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, quần áo cũ nhằm cho trẻ được hoạt động một cách tích cực hơn. Để đáp ứng với nhu cầu chơi của trẻ trong lớp, đồ dùng, đồ chơi phải phong phú đa dạng phục vụ cho từng tiết học, góc chơi. Ngoài việc làm đồ dùng cho trẻ hoạt động với đồ vật hàng ngày, và các hoạt động khác, tôi còn làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động góc sinh động thu hút trẻ chơi trong từng chủ đề. Cụ thể một số bộ đồ chơi sau * ĐỒ CHƠI BÚP BÊ BẰNG QUẢ CẦU LÔNG - Chuẩn bi: +Qủa cầu lông rửa sạch, len, bìa màu, hạt kim sa, decal óng ánh, bút chì màu hoặc bút lông, keo dán, kéo, sơn - Cách làm 6
  8. + Sơn quả cầu màu theo ý thích, dùng trí tưởng tượng của mình để vẽ trang trí khuôn mặt cho búp bê hoặc con vật bạn yêu thích. + Dùng decal óng ánh cắt thành vành mũ chóp, dùng keo dán lên làm mũ cho búp bê, thắt rít len để làm tóc. + Muốn búp bê to hơn dùng bìa cứng cắt cuộn lại thành hình chóp, lấy quả cầu đã làm thành búp bê gắn chồng lên trên + Trang trí thêm váy áo cho búp bê bằng chấm bút màu, hạt kim sa, decal óng ánh. Sau đó, dán tất cả lên những vị trí thích hợp. * BỘ ĐĨA NHẬN BIẾT TẬP NÓI MỘT SỐ CON VẬT NUÔI - Chuẩn bi: + Một số đĩa CD bị hỏng. + Một số hình decal in sẵn hình (con mèo,con cá vàng,con gà trống). + Giấy decal 3 màu (xanh, đỏ, vàng) + Kéo, khăn lau. - Cách làm: + Trước tiên kiếm những chiếc đĩa đã bị hỏng, rồi tìm những hình ảnh đẹp, rõ nét về một số con vật nuôi (con mèo-con gà trống-con cá vàng) + In decal, in thành hình tròn có kích thước bằng những chiếc đĩa CD. Sau đó cô sẽ cắt những hình tròn này rời ra + Trước khi dán, cô cho trẻ dùng khăn lau sạch phần mặt đĩa và tạo độ kết dính, cô hướng dẫn trẻ bóc tấm hình ra tư từ, bóc đến đâu dán đến đó, dán làm sao cho khéo để hình không bị lệch, dùng ngón tay miết cho hình không bị nhăn. + Để chiếc đĩa đẹp hơn , dùng giấy đềcan màu cắt thành hình tròn có kích thước bằng cái đĩa và dán vào mặt đĩa còn lại, cô hướng dẫn trẻ cùng dán tương tự như dán hình * BÔNG HOA DỄ THƯƠNG - Chuẩn bị:: +Vỏ chai sữa TH, kéo, vải nỉ hoặc xốp bitits, đềcan, sỏi + Cách làm: + Rửa sạch chai sữa TH, dùng kéo cắt vải nỉ hoặc xốp thành những chiếc lá, bông hoa to, nhỏ + Mở nắp chai sữa ra, bỏ những viên sỏi vào trong chai, rồi gắn những chiếc lá, rồi hoa to, đến hoa nhỏ vào miệng cổ chai sữa, cuối cùng lấy đêcan dán lên nắp chai và đóng nắp chai lại thành một bông hoa. * CHIẾC LY XINH XẮN - Chuẩn bị: + Chai nước khoáng lavi + Kéo, keo bắn súng, đề can 7
  9. - Cách làm: + Dùng kéo cắt phần đáy chai nước khoáng làm đế ly, cắt bỏ bớt một ít ở giữa ly bỏ đi, phần còn lại làm thân ly. Lấy băng keo gắn phần đế vào miệng chai nước thành chiếc ly xinh xắn. Cắt đề can dán lên miệng ly, cắt hoa trang trí cho chiếc ly thêm xinh đẹp hơn. * XE KÉO - Chuẩn bị: + Hộp giấy đựng sữa, dao rọc giấy, dây ruy băng, đêcan óng ánh - Cách làm + Lấy hộp giấy sữa đã sự dụng hết, lau chùi sạch sẽ, rồi lấy dao dọc giấy khoét hai lỗ hai đầu hộp sao cho vừa dây ruy băng + Dùng dây ruy băng luồn vào các lỗ của hai đầu hộp rồi buộc dây ruy băng lại + Tiếp tục dùng dao cắt hình trên mặt hộp để làm cái chỗ ngồi cho chiếc xe. + Cắt giấy đềcan óng ánh thành những hình nhỏ để trang trí lên hộp. Bước này cô có thể hướng dẫn cho trẻ cùng dán với cô trong giờ hoạt động góc, haotj động hoạt. *CÁC LOẠI QUẢ - Chuẩn bị + Chai nhựa nước suối, hoặc nước ngọt, sơn, dao, keo, cỏ nhựa - Cách làm: + Rửa chai nước suối, nước ngọt sạch sẽ + Cắt phần đáy chai, sau đó dùng keo đính cho 2 phần đít chai nối vào nhau thành quả, đính cọng cỏ nhựa lên làm phần cuống quả + Sơn quả thành màu đỏ, màu vàng * NHỮNG CHIẾC GIỎ XINH - Chuẩn bị: + Bình nước rửa chén, súng bắn keo, keo nhựa , kim sa, dao rọc, viết - Cách làm: + Rửa bình nước rửa chén thật sạch. Bóc hết phần giấy bọc bên ngoài của bình + Lấy viết vẽ hình cái giỏ, lấy dao rọc theo hình đã vẽ, sau đó dùng keo nhựa đính kim sa lên để trang trí cái giỏ cho thêm đẹp * NHỮNG BÔNG HOA XINH XẮN - Chuẩn bị: + Giấy xốp thủ công vụn đủ màu, giấy báo, thép dẻo, keo bắn súng, cuộn giấy sáp, kéo - Cách làm: 8
  10. + Tận dụng những miếng giấy xốp thủ công vụn, giấy báo, xếp lại cắt thành cánh hoa, và lá như hoa mai, hoa đào, hoa cúc , hoa đồng tiền + Thép dẻo cắt từng doạn ngắn rồi lấy giấy sáp quấn vào thép làm cành, cành lá + Dùng súng bắn keo kết những cánh hoa lại vào cành thành một bông hoa (Xem chi tiết tại phụ lục 2) Biện pháp 3: Cách sự dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo giúp trẻ hứng thú với hoạt động đồ vật: 3.1 Tổ chức các hoạt động và khuyến khích trẻ làm đồ dùng đồ chơi cùng cô: Dựa vào từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể mỗi chủ đề đều có một bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi của trẻ. Để giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động với đồ vật, hàng tháng tôi và các cháu đều sử dụng những vật liệu có sẵn như giấy vụn, các loại lá, các màu, hạt bột để xé dán thành những cuốn tranh truyện, album, những mô hình về các câu chuyện, bài thơ do trẻ tự làm bằng những hình ảnh sưu tẩm được, gợi ý cho trẻ tự đọc, kể chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ, kể theo đồ chơi, đồ dùng Ví dụ: Từ những quần áo, vải vụn, ống giấy, chai nước khoáng, chai sữa susu Tôi hướng dẫn trẻ làm các con vật, con rối thật xinh xắn từ những câu chuyện cổ tích, bài thơ trẻ được học hoặc được nghe hoặc làm các nhân vật theo sự sáng tạo của trẻ. Trong quá trình cô cháu thực hiện làm các đồ dùng, đồ chơi cô cùng trò chuyện với trẻ về cách làm, tác dụng của từng đồ chơi, hoặc cô có thể đóng giả từng nhân vật qua các đồ chơi vừa làm được, điều đó trẻ rất thích thú và kích thích trẻ làm, cùng cô. Qua đó trẻ được phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc và phát triển tốt hơn về các lĩnh vực khác. Để trẻ có một số kỹ năng trong nghệ thuật tạo hình, trong hoạt động với đồ vật tự do tôi đã hướng dẫn trẻ làm một số đồ chơi đơn giản như vo giấy làm quả bóng, viên bi, nhụy hoa, quả thông, xé giấy làm ổ cho gà, xếp chồng hoa, lá, dán hình lên cái đĩa, trang trí xe kéo, tô màu tranh chủ điểm, lắp ráp các khối hộp đã cắt sẵn, dán hoa lá cành cô đã làm sẵn Trẻ được tham gia làm cùng cô nên đa số trẻ rất hứng thú khi được chơi, cầm nắm, hoạt động trên những đồ dùng đồ chơi đó. Trên cơ sở các kỹ năng trẻ đã có, đã được áp dụng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu chơi và học của trẻ và tôi mạnh dạn phát triển một số hoạt động nhằm nâng cao yêu cầu, kỹ năng hơn so với trẻ cùng độ tuổi. Ví dụ: Đề tài “ Làm thiệp chúc tết, xếp chồng theo thứ tựu lá, hoa to, hoa nhỏ, và làm nhụy hoa ” Đây là một trong những thủ thuật trẻ rất hứng thú khi được tham gia, và trẻ càng hứng thú hơn khi được chứng kiến những đồ chơi đó do chính tay trẻ làm được. 3.2 Tổ chức các hoạt động với đồ vật từ những đồ dùng đồ chơi tự tạo Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi đã tổ chức hướng dẫn và lên kế hoạch cho trẻ được hoạt động cụ thể với đồ dùng đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu mở. Kế hoạch tổ chức và bài soạn theo phương pháp dạy học tích cực, luôn lấy trẻ làm 9
  11. trung tâm.Vì với trẻ độ tuổi này hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo, trẻ sử dụng tối đa các giác quan như nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm để tìm hiểu, khám phá trải nghiệm Với những hoạt động tạo hình, những hoạt động với đồ vật trước kia trẻ chỉ ngồi tại chỗ, hay ngồi theo nhóm, vào bàn cô đã chuẩn bị sẵn, rồi lấy hoa mai hoa đào dán vào tranh rồi trang trí thêm để tạo thành tấm thiệp, quan sát, hay cầm một đồ chơi nên trẻ rất nhàm chán. Còn bây giờ với sự sử dụng nguyên vật liệu mở với nhiều thể loại khác nhau để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, và đồ dùng đồ chơi này do chính cháu tạo ra. Ví dụ: Làm thiệp chúc tết, cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, trẻ được cầm hoa chơi phân loại hoa mai, hoa đào, lá bằng cách đi bước qua vòng, trẻ sử dụng tay, chân, mắt nhìn , nhận biết hao mai, hoa đào, lá và chọn hoa lá phù hợp theo yêu cầu của cô, dán tạo ra những tấm thiệp đẹp và âm nhạc là hát múa bài “ chúc tết”, tập nói được lời chúc tết ông bà, ba mẹ, cô giáo Với những hoạt động trên giúp trẻ phát triển toàn diện về các lĩnh vực. Nên trẻ rất hào hứng thích thú khi tham gia vào các hoạt động. Khi sử dụng đồ chơi “Những bông hoa xinh xắn” ở biện pháp 2: Với hoạt động “Bé chơi với giấy” này khi chưa áp dụng các đồ dùng đồ chơi tự tạo và các phương pháp dạy học tích cực, lấy trẻ làm trung tâm thì cô chỉ cho trẻ chơi với một loại giấy. Nhưng khi thực hiện theo phương pháp dạy học tích cực, đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở thì tôi đã mạnh dạn tổ chức cho trẻ được chơi, học, với sự phối hợp nhiều hoạt động nhằm đảm bảo phát triển bốn lĩnh vực cho trẻ: Nhận thức, ngôn ngữ, vận động và phát triển tình cảm, thẩm mỹ.Trẻ biết tên, công dụng các loại giấy, giấy báo để đọc, giấy màu để chơi làm hoa, giấy trắng để vẽ, màu sắc của giấy, màu vàng, màu đỏ Chất liệu giấy mỏng, nhẹ Trẻ nói được “Hoa làm bằng giấy, hoa thiếu nhụy hoa ”.Trẻ vo, bóp, xoay, lăn viên giấy, bò nhặt viên giấy làm tạo ra những nhụy hoa để dán vào những bông hoa còn thiếu nhụy, và âm nhạc là hát múa bài “Xuân đã về” Ví dụ: Sử dụng đồ chơi “Những bông hoa dễ thương” ở biện pháp 2 - Đồ dùng đồ chơi này thay vì lúc chưa được áp dụng trẻ chỉ được chơi rất đơn giản như: Ngồi tại chỗ đóng mở nắp hộp nên trẻ rất chán, một số trẻ còn không muốn cầm chơi nữa. Nhưng khi được áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn nên tôi luôn suy nghĩ cân nhắc với đồ dùng này cháu sẽ giúp cô cùng làm gì, cháu được chơi những gì. Do vậy, chính cô và cháu tạo ra nên cháu rất thích thú tham gia hoạt động cụ thể: - Trẻ đóng, mở nắp chai sữa, xoay, lăn chai sữa, 2 bạn chồng 2 lọ sữa lên nhau, khuyến khích trẻ bò, chạy Xếp chồng theo thứ tự, lá, hoa to, hoa nhỏ, dán nhụy trên nắp chai giúp trẻ phát triển về vận động. Trẻ biết nhiều cách chơi với chai sữa, nhận biết màu sắc, lá, hoa to, hoa nhỏ Trẻ nói được “Ôi! Hoa đẹp quá, tranh rất đẹp ”. Trẻ thể hiện sự yêu thích hoa, tạo thành những bông hoa và gắn thành bức tranh hoa treo tường rất đẹp, trẻ vận động nhẹ nhàng theo nhạc bài “Màu hoa” - Sử dụng đồ chơi “Xe kéo” ở biện pháp 2: -Với đồ dùng đồ chơi từ hộp sữa này cô tổ chức cho trẻ khám phá, trẻ cầm sờ nắn hộp sữa biết chất liệu của hộp sữa được làm bằng bìa cứng, dùng để đựng sữa , 10
  12. sau đó trẻ được chơi nhiều hình thức khác nhau. Trẻ đóng, mở nắp hộp, gấp nắp hộp sữa, xếp sát cạnh được hộp sữa để làm giường, làm con mương, đường đi để nhảy qua, bước lại, làm cái loa, làm xe kéo hoa quả, em bé búp bê hoặc các con vật tùy chủ điểm giáo viên gợi ý và lựa chọn. Ngôn ngữ trẻ nói rõ ràng: “Hộp sữa làm bằng bìa cứng, hộp sữa dùng đựng sữa ” Bên cạn đó trẻ thể hiện sự yêu thích những hộp sữa, vì những hộp sữa đựng sữa cho trẻ uống, giúp trẻ phát triển cao lớn hơn. Với những hoạt động trên trẻ rất hào hứng tham gia, và với những đồ dùng đồ chơi làm từ nguyên vật liệu mở, đồ dùng cô và trẻ cùng làm không chỉ tổ chức cho trẻ ở hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời mà có thể tổ chức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và nhiều hoạt động khác trẻ đều hứng thú tham gia. ( xem phụ lục 2) IV. Hiệu quả Qua khảo sát đầu năm trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật tại lớp 18%, và cuối năm 100% cho thấy, việc sử dụng các biện pháp trên đã đạt hiệu quả cao. Phụ huynh đã tự nguyện thu gom những nguyên vật liệu mở nộp cho lớp, Trẻ tham gia sưu tầm nguyên vật liệu mở đã tăng, đa số trẻ biết sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở, tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô, và đặc biệt là tất cả trẻ hứng thú với hoạt động đồ vật. Như vậy, trẻ đã có hứng thú hoạt động thực sự khi được tự mình chơi với các đồ chơi do chính tay mình làm ra hoặc làm với sự hướng dẫn của cô. Bên cạnh đó việc tổ chức các hoạt động cho trẻ theo phương pháp dạy học tích cực đã giúp cho giáo viên nâng cao khả năng soạn giảng, khả năng thiết kế các hoạt động cho trẻ, trẻ được trực tiếp trải nghiệm khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết suy nghĩ, thực hành phù hợp khả năng của trẻ với tất cả các giác quan làm trẻ thích thú, mạnh dạn, tự tin, trẻ trở nên thông minh, nhanh nhẹn vì kiến thức được mở rộng, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của mình dưới sự hướng dẫn, gợi mở của cô đủ cả 4 lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội thẩm mỹ. Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động với đồ vật, các kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt khi trẻ bước vào mẫu giáo. * Đối với cô: - Luôn tổ chức và tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động với đồ vật dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp trẻ hứng thú trong các hoạt động và phát triển nhiều hơn. - Những mẫu đồ chơi trên đã được phổ biến cho giáo viên thực hiện, ứng dụng cho hoạt động với đồ vật, các tiết dạy, các góc chơi và dùng trang trí lớp, đã tận dụng được nguyên vật liệu thừa, dễ tìm, có sẵn, không tốn nhiều tiền của, hiệu quả đạt được khá cao. - Sau khi sử dụng các đồ dùng đồ chơi vào trong giảng dạy tôi thấy đa số trẻ được chơi như: Lăn, xoay, gõ, dựng đứng, xỏ vào ngón tay, lồng vào nhau, làm dụng cụ âm nhạc, làm kèn, làm ống nhòm, ống nghe, lắp ghép, xếp chồng, sát cạnh, nhận 11
  13. biết, phân biệt to, nhỏ - Kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi của cô cũng được nâng cao rõ rệt. - Bên cạnh đó sự phối hợp với đồng nghiệp để tìm ra các biện pháp sáng tạo trong khi làm đồ dùng đồ chơi. - Phụ huynh nhận thức rõ đươc việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ đã góp phần tạo cho trẻ những đồ chơi mà trẻ rất thích, hứng thú với những đồ chơi đó nên đã nhiệt tình ủng hộ nguồn nguyên vật liệu mở cho lớp và có một số kỹ năng đơn giản trong việc làm đồ dùng cùng cô. - Đầu tháng 3 năm 2016 trường tôi đã tham gia hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp thành phố. Tôi cảm thấy rất tự hào và là cơ hội để tôi học hỏi nhiều kinh nghiệm ở các trường bạn. * Đối với trẻ - Trẻ hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động với đồ vật một cách mạnh dạn, tự tin, không gò bó. Trẻ chủ động, tự mình lấy những đồ dùng đồ chơi do cô và trẻ tạo ra để sử dụng cho các hoạt động. - Trẻ được tham gia vào nhiều các hoạt động khác nhau nên kĩ năng mà trẻ lĩnh hội được phong phú và bền vững, giúp trẻ phát triển tốt hơn - Trẻ thích thú thực hiện cùng cô một cách dễ dàng , khi được học, được chơi những đồ dùng, đồ chơi do cô và trẻ sáng tạo ra ở mọi nơi, mọi lúc. - Trẻ hào hứng, hứng thú tham gia hoạt động với những đồ chơi, vì các đồ dùng, đồ chơi có sự mới lạ, dễ chơi, an toàn, gần gũi với trẻ, mang tính giáo dục cao. - Trẻ hoạt động tích cực, không nhàm chán - Khi trẻ chơi với đồ chơi này giúp cho trẻ phát triển rất nhiều mặt: + Phát triển các giác quan, và vận động tinh: Trẻ biết cầm, nắm, lăn xoay, bóp biết phối hợp tay và mắt: xâu, xếp, lắp ghép + Phát triển trí tuệ: Trẻ phân biệt được kích thước to – nhỏ, dài- ngắn, tính chất cứng – mềm + Phát triển ngôn ngữ: Trẻ nói được rất nhiều và phát triển hơn so với yêu cầu thực thực tế: ví dụ: Cái ống này tròn, bỏ quả vào giỏ, bóng đang lăn, bông hoa thơm quá, ống này làm kèn thổi + Phát triển cảm xúc, tình cảm: Trẻ vui, tò mò, thích thú, thoải mái cười nói khi được hoạt động * Cụ thể: Qua bảng khảo sát cuối năm : +Trẻ tham gia sưu tầm nguyên vật liệu 24/28 đạt 68% + Trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô 25/28 đạt 89% + Trẻ biết sự dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở 26/28 đạt 92% + Trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật 28/28 đạt 100% - Thông qua hoạt động với đồ vật, còn có thể lồng ghép, đan xen với các hoạt động khác như: tạo hình (xé, nặn, tập cầm bút và tô màu ), âm nhạc (tập cuộn bàn tay để múa, gõ các dụng cụ âm nhạc, tập đánh đàn bằng các ngón tay ) - Như vậy qua những đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu mở mà trẻ đã được chơi đã rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, sự tập trung chú ý trong hoạt động, sự khéo léo 12
  14. của đôi bàn tay, sự giao tiếp giữa cô và trẻ, trẻ và trẻ, thỏa mãn ở trẻ nhu cầu được hoạt động tìm tòi, khám phá đây là điều kiện tốt để trẻ thành công trong mọi công việc và sự phát triển toàn diện cho trẻ. (Kèm theo phụ lục 2) C. KẾT LUẬN Qua một thời gian tự nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nêu trên, tôi cũng đã gặt hái được những thành công: - Cùng với trẻ tạo ra cho trẻ được nhiều đồ chơi đẹp từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau, để trẻ có thể hành động với chúng như là đồ vật thật, đặc biệt là các loại đồ chơi chứa đựng nhiều thao tác, kích thích được trẻ, và giúp trẻ phát triển toàn diện. - Trẻ thích thú, tích cực hứng thú tham gia hoạt động với đồ vật, nhất là đồ vật, đồ chơi tự làm. - Tóm lại, đồ chơi tự tạo trong hoạt động với đồ vật luôn hấp dẫn trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ ngắm nghía, sò mó, cầm nắm lấy chúng, gõ đập lắc Ngoài ra nó còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của các cử động, vận động của trẻ. Trên cơ sở phát triển các giác quan và sự hấp dẫn của đồ chơi về màu sắc, hình dạng, tiếng kêu, sự vận động của đồ chơi Trẻ có mong muốn cầm nắm lấy đồ chơi nên thường có những vận động kéo theo như xoay người, giơ tay theo hướng đồ chơi khi trẻ đã cầm nắm được đồ chơi, trẻ thường có những thao tác với đồ chơi như: xoay, vặn, tháo lắp, bóp, gõ sẽ góp phần phát triển cử động, vận động khéo léo của các ngón tay, rồi đến sự phối hợp của các vận động khác trong cơ thể của trẻ. - Phụ huynh rất vui mừng khi chứng kiến chính những vật liệu của mình đóng góp để làm ra được những bộ đồ dùng, đồ chơi đẹp, có khả năng áp dụng cao trong các hoạt động của trẻ, con em mình được học, được chơi, được lớn lên và phát triển. Từ đó phụ huynh sẽ nhiệt tình tham gia ủng nguyên vật liệu mở để cô và nhà trường tạo ra được nhiều đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho trẻ mầm non. Bên cạnh đa số phụ huynh đã tham gia làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho lớp, cho trường. - Những biện pháp tôi nêu trên không chỉ áp dụng trong giờ hoạt động với đồ vật mà được áp dụng mọi lúc, mọi nơi, trong các giờ hoạt động trong ngày, giờ tham quan dã ngoại đều có thể đưa ra các bài tập, hoạt động để trẻ được hoạt động với đồ vật do mình làm ra. - Không chỉ áp dụng trong nhóm 24-36 tháng A, mà có thể các khối khác trong trường, các trường bạn, những giáo viên dạy các khối với độ tuổi khác. * Bài học kinh nghiệm Với những đồ dùng, đồ chơi tự làm như trên và thấy rất có hiệu quả bản thân tôi xin trình bày một số kinh nghiệm như sau: - Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh. Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu mở 13
  15. - Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, tìm kiếm những nguyên vật liệu mới lạ, phong phú, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra sản phẩm đẹp, có tính mới, phù hợp với độ tuổi trẻ. - Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động, được tham gia giúp cô những công việc vừa sức, đồ chơi được làm trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục trẻ. - Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng vào giờ dạy, vào các hoạt động một cách hợp lý. - Luôn tìm tòi, sáng tạo nhiều tiết dạy, trò chơi mới lạ và thay đổi nhiều hình thức chơi để thu hút sự hứng thú của trẻ, đồ dùng đồ chơi phải cho trẻ sử dụng có hiểu quả, tuyệt đối không để ngắm, trưng bày mà trẻ phải được tự tay chơi với chúng, phải tìm tòi và khai thác hết những tác dụng của đồ chơi để cho trẻ chơi. - Học hỏi nhiều kinh nghiệm của chính đồng nghiệp qua các tiết dạy, các trò chơi, tạo tình huống cho trẻ hứng thú hoạt động. - Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình. - Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh những đồ dùng, đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu mở có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của trẻ qua hội thi, triển lãm đồ dùng đồ chơi. - Hàng tháng có kế hoạch rõ ràng mỗi tháng làm ít nhất một bộ đồ dùng dạy học bằng nguyên vật liệu mở. * Khả năng phát triển của đề tài Với trẻ hoạt động với đồ vật, đặc biệt là những đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu mở giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, nhưng bên cạnh đó không thể không có sự can thiệp của người lớn, cô giáo.Vì vậy, người lớn cần dành nhiều thời gian cùng trẻ hoạt động khám phá với các đồ vật, nhằm cung cấp cho trẻ hiểu biết cũng như hình thành cho trẻ cách ứng xử chuẩn mực với các đồ vật, tạo môi trường cho trẻ có điều kiện khám phá, học hỏi và có điều kiện giao tiếp về ngôn ngữ với người lớn nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn. Trước khi thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy trẻ chư thật sự hứng thú và tham gia vào hoạt động với đồ vât. Đa số trẻ nhanh nhàm chán với những đồ chơi sẵn có trong lớp, không tự mình thực hiện được các hoạt động chơi và các kĩ năng mà tôi đưa ra, nếu có thì cũng chỉ là những hành động vụng về, không khéo léo, không tập trung. Sau khi thực hiện nghiên cứu, trẻ thể hiện hứng thú tham gia vào hoạt động rõ nét hơn, trẻ đã có thể tự mình thực hiện các kĩ năng mà không cần sự giúp đỡ một cách nhanh nhẹn. Đề tài này có thể áp dụng cho toàn ngành giáo dục mầm non nếu được bổ sung thêm một vài biện pháp và kinh nghiệm thiết thực. * Kiến nghị - Nhà trường: Có kế hoạch cụ thể, sắp xếp thời gian cho giáo viên tham gia các lớp học làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Tham quan trường bạn để học hỏi kinh nghiệm 14
  16. - Đối với giáo viên không ngừng tự học, tự rèn luyện bồi dưỡng để hiểu biết nâng cao trình độ chuyên môn, biết khai thác thông tin trên mạng internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại, biết cách làm các đồ dùng đồ chơi đa dạng từ nguyên vật liệu mở, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo phương pháp dạy học tích cực và nâng cao khả năng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục Đào tạo, rèn luyện giáo viên sáng tạo, linh hoạt, tự tin hơn, luôn mang đến cho trẻ cơ hội phát triển toàn diện. Tân Lập, ngày 25 tháng 3 năm 2016 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Khuyên 15
  17. PHỤ LỤC 1 1. Bảng khảo sát đầu năm (28 trẻ) ST Nội dung tham gia hoạt động của trẻ Số trẻ Tỉ lệ T 1 Trẻ tham gia sưu tầm nguyên vật liệu mở 5/28 18% 2 Tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô 6/28 21% 3 Biết sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở 4/28 14% 4 Trẻ hứng thú hoạt động đồ vật tại lớp 5/28 18% 16
  18. 2. Bảng theo dõi đánh giá trẻ trước tác động(28 trẻ) ( Đạt - dấu cộng, chưa đạt - dấu trừ) Nội dung tham gia hoạt động của trẻ Trẻ tham Tham gia Biết sử dụng Trẻ hứng thú ST Họ và tên trẻ gia sưu tầm làm đồ đồ chơi từ hoạt động đồ T nguyên vật dùng đồ nguyên vật vật tại lớp liệu mở chơi cùng liệu mở cô Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ 1 Nguyễn Duy Anh + - - - - 2 Nguyễn Gia An - - - - 3 Ng Lê Thảo Chi - + - - 4 Lương Thùy Dung - - + - 5 Trần Ngọc Hân - + + - 6 Phạm Khả Hạnh - - - - 7 Nguyễn Phi Hùng - - - - 8 Nguyễn Minh Hy - + - - 9 Đoàn Tuấn Kiệt + + - - 10 Đinh Tuấn Kiệt - - - + 11 Hồ Vỹ Khang + + - 12 Ng Đình Khánh - - + - 13 Vũ Minh Khánh - - - - 14 Ng Ngọc Khôi - - + - 15 Ng Duy Khôi - - - - 16 Ng Trung Nghĩa - - - - 17 Ng Mẫn Nghi - - - + 18 Vỗ Hiển Minh - - - - 19 Ng Khánh My - - - - 20 Ng Quang Minh - - - - 21 Từ Trà My - - - - 22 Phạm Khánh Ngọc + - + - 23 Lê Như Ngọc - - - + 24 Lưu Bảo Ngọc - - - + 25 Phan Nguyên + + - - 26 Hoàng Tú Anh - - - - 27 Nguyễn Quỳnh An - - - - 28 Lê Thế Bảo - - - - Tổng hợp 5/28 6/28 4/28 5/28 Tỉ lệ: 18% 21% 14% 18% 17
  19. PHỤ LỤC 2 1. Bảng khảo sát cuối năm (28 trẻ) STT Nội dung tham gia hoạt động của trẻ Số trẻ Tỉ lệ 1 Trẻ tham gia sưu tầm nguyên vật liệu mở 24/28 86% 2 Tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô 25/28 89% 3 Biết sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở 26/28 92% 4 Trẻ hứng thú hoạt động đồ vật tại lớp 28/28 100% 18
  20. 2. Bảng theo dõi đánh giá trẻ sau tác động(28 trẻ) ( Đạt - dấu cộng, chưa đạt - dấu trừ) Nội dung tham gia hoạt động của trẻ Trẻ tham Tham gia Biết sử dụng Trẻ hứng thú ST Họ và tên trẻ gia sưu tầm làm đồ đồ chơi từ hoạt động đồ T nguyên vật dùng đồ nguyên vật vật tại lớp liệu mở chơi cùng liệu mở cô Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ 1 Nguyễn Duy Anh + + + + 2 Nguyễn Gia An + + + 3 Ng Lê Thảo Chi + + + + 4 Lương Thùy Dung + + + + 5 Trần Ngọc Hân + + + + 6 Phạm Khả Hạnh + + + + 7 Nguyễn Phi Hùng + + + + 8 Nguyễn Minh Hy + + + + 9 Đoàn Tuấn Kiệt + + + + 10 Đinh Tuấn Kiệt + + + + 11 Hồ Vỹ Khang + + + + 12 Ng Đình Khánh + + + + 13 Vũ Minh Khánh - - + + 14 Ng Ngọc Khôi + + + + 15 Ng Duy Khôi + + + + 16 Ng Trung Nghĩa + - - + 17 Ng Mẫn Nghi + + + + 18 Vỗ Hiển Minh + + + + 19 Ng Khánh My + + + + 20 Ng Quang Minh + + + + 21 Từ Trà My + + + + 22 Phạm Khánh Ngọc + + + + 23 Lê Như Ngọc + + + + 24 Lưu Bảo Ngọc + + + + 25 Phan Nguyên + + + + 26 Hoàng Tú Anh - + - + 27 Nguyễn Quỳnh An - + + + 28 Lê Thế Bảo - - + + Tổng hợp 24/28 25/28 26/28 28/28 Tỉ lệ: 86% 89% 92% 100% 19
  21. STT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Công văn số 1198/GDĐT ngày 14/9/2015 của Phòng giáo dục và Đào tạo Nha Trang về việc hướng dẫn công tác sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học năm 2015-2016. 2 Mạng Internet: www.mamnon.com; thuvientailieu.bachkim.com; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovienmamnon.com 3 Chương trình giáo dục mầm non – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 4 Giáo trình sự phát triển tâm lí trẻ em - Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 5 Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ (3-36 tháng tuổi) – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 6 Giáo trình hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non – TS Nguyễn Thị Thanh Hà - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 7 Phương pháp làm đồ dùng đồ chơi trên mạng Internet 8 Các hoạt động với đồ vật phát triển cho trẻ mầm non - Nhiều tác giả 9 Các phương pháp đánh giá trẻ trong đổi mới giáo dục mầm non - Tạ Ngọc Thanh 10 Tạp chí giáo dục mầm non. 20
  22. CÁCH LÀM VÀ SỰ DỤNG MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU MỞ 1.ĐỒ CHƠI 1: ĐỒ CHƠI BÚP BÊ BẰNG QUẢ CẦU LÔNG + Mục đích: Trang trí một con búp bê hoặc một con vật dễ thương bằng chai sữa + Chuẩn bị: +Cầu lông rửa sạch, len, bìa màu, hạt kim sa, decal óng ánh, bút chì màu hoặc bút lông, keo dán, kéo, sơn +Cách làm Bước 1: Sơn quả cầu màu theo ý thích, dùng trí tưởng tượng của mình để vẽ trang trí khuôn mặt cho búp bê hoặc con vật bạn yêu thích. Bước 2. Dùng decal óng ánh cắt thành vành mũ chóp, dùng keo dán lên làm mũ cho búp bê, thắt rít len để làm tóc. Bước 3. Muốn búp bê to hơn dùng bìa cứng cắt cuộn lại thành hình chóp, lấy quả cầu đã làm thành búp bê gắn chồng lên trên Bước 4. Trang trí thêm váy áo cho búp bê bằng chấm bút màu, hạt kim sa, decal óng ánh. Sau đó, dán tất cả lên những vị trí thích hợp. Cách sử dụng: Với đồ chơi này trẻ có thể dùng búp bê để nói chuyện với bạn bè, nhận biết về các đặc điểm trên cơ thể em búp bê, chơi bế, âu yếm em búp bê, ru em ngủ, chăm sóc em búp bê, chọn búp bê to, nhỏ, múa rối hoặc diễn tả một câu chuyện đơn giản , chắc chắn sẽ rất hấp dẫn và thú vị đối với trẻ. 2. ĐỒ CHƠI 2: BỘ ĐĨA NHẬN BIẾT TẬP NÓI MỘT SỐ CON VẬT NUÔI - Mục đích : Tạo được bộ đồ dùng dạy học nhận biết tập nói từ đĩa CD bị hỏng. + Đồ dùng tạo ra đẹp, đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ, độ bền cao. - Chuẩn bi: + Một số đĩa CD bị hỏng. + Một số hình decal in sẵn hình (con mèo,con cá vàng,con gà trống). + Giấy decal 3 màu (xanh, đỏ, vàng) + Kéo, khăn lau. - Cách làm: *Với đồ chơi này cô đã tổ chức cho trẻ làm cùng cô trong hoạt động góc, hoạt động ngoài trời Bước 1. Trước tiên kiếm những chiếc đĩa đã bị hỏng, rồi tìm những hình ảnh đẹp, rõ nét về một số con vật nuôi (con mèo-con gà trống-con cá vàng) Bước 2. In decal, in thành hình tròn có kích thước bằng những chiếc đĩa CD. Sau đó cô sẽ cắt những hình tròn này rời ra Bước 3. Trước khi dán, cô cho trẻ dùng khăn lau sạch phần mặt đĩa và tạo độ kết dính, cô hướng dẫn trẻ bóc tấm hình ra tư từ, bóc đến đâu dán đến đó, dán làm sao cho khéo để hình không bị lệch, dùng ngón tay miết cho hình không bị nhăn. 21
  23. Bước 4. Để chiếc đĩa đẹp hơn , dùng giấy đềcan màu cắt thành hình tròn có kích thước bằng cái đĩa và dán vào mặt đĩa còn lại, cô hướng dẫn trẻ cùng dán tương tự như dán hình Cách sử dụng: - Với đồ chơi này trẻ được hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời -Vận dụng cho trẻ chơi trò chơi ‘làm theo yêu cầu của cô’ - Khi cô làm tiếng kêu của các con vật ví dụ : «Meo meo meo- gà gáy Ò Ó O », thì yêu cầu trẻ nào có đĩa hình con mèo, con gà đưa lên và hỏi trẻ con gì đây? cho trẻ quay mặt sau của chiếc đĩa hỏi trẻ có màu gì ? - Cô làm động tác cá bơi thì yêu cầu trẻ nào có đĩa hình con cá đưa lên và hỏi trẻ con gì ? nó bơi như thế nào ? cho trẻ quay mặt sau của chiếc đĩa hỏi trẻ màu gì ? * Tận dụng những chiếc đĩa CD cũ phụ huynh đóng góp cô cháu đã làm được bộ đĩa nhận biết tập nói một số con vật nuôi. Qua quá trình thử nghiệm cho trẻ học đa số trẻ hào hứng, thích thú được học với đồ chơi do cô và trẻ tự làm. 3.ĐỒ CHƠI 3: BÔNG HOA DỄ THƯƠNG + Mục đích: Sử dụng vỏ chai sữa tạo thành những bông hoa + Chuẩn bị: Vỏ chai sữa TH, kéo, vải nỉ hoặc xốp bitits, đềcan, sỏi + Cách làm: Bước 1. Rửa sạch chai sữa TH, dùng kéo cắt vải nỉ hoặc xốp thành những chiếc lá, bông hoa to, nhỏ Bước 2: Mở nắp chai sữa ra, bỏ những viên sỏi vào trong chai, rồi gắn những chiếc lá, rồi hoa to, đến hoa nhỏ vào miệng cổ chai sữa, cuối cùng lấy đêcan dán lên nắp chai và đóng nắp chai lại thành một bông hoa. - Cách sử dụng: Với đồ chơi này trẻ thường chơi, lắc mạnh, nhẹ để phát ra âm thanh, đóng, mở nắp chai, xếp những bông hoa lên bàn, lên khung tranh để tạo bức tranh tường, xếp sát cạnh, xếp thành vườn hoa, chơi ở hoạt động góc nhằm trang bị cho trẻ có một số kỹ năng sống. 4.ĐỒ CHƠI 4: CHIẾC LY XINH XẮN +Mục đích: Dùng chai nước khoáng làm thành những chiếc ly -Trẻ nhận biết ly to, nhỏ, màu sắc. + Chuẩn bị: - Chai nước khoáng lavi - Kéo, keo bắn súng, đề can + Cách làm: - Dùng kéo cắt phần đáy chai nước khoáng làm đế ly, cắt bỏ bớt một ít ở giữa ly bỏ đi, phần còn lại làm thân ly. Lấy băng keo gắn phần đế vào miệng chai nước thành 22
  24. chiếc ly xinh xắn. Cắt đề can dán lên miệng ly, cắt hoa trang trí cho chiếc ly thêm xinh đẹp hơn. - Cách sử dụng: Đồ chơi này trẻ dùng để học trong nhiều hoạt động: Hoạt động chiều, bé tập làm nội trợ pha nước chanh, nước cam, hoạt động học nhận biết phân biệt to- nhỏ, cầm ly uống nước, sắp xếp ly lên bàn, nhận biết và phân biệt được màu sắc,và nhận biết được đồ vật đó là đồ dùng trong gia đình 5. ĐỒ CHƠI 5: XE KÉO - Mục đích: Dùng hộp sữa để tạo thành những chiếc xe kéo + Tạo ra được những đồ chơi xinh xắn để trẻ chơi ở các hoạt động, góc vận động, hoạt động ngoài trời sẽ tạo hứng thú khi trẻ chơi vơi những đồ chơi lạ mắt được làm từ những vật liêu gần gũi trẻ. - Chuẩn bị. Hộp giấy đựng sữa, dao rọc giấy, dây ruy băng, đêcan óng ánh - Cách làm Bước 1. Lấy hộp giấy sữa đã sự dụng hết, lau chùi sạch sẽ, rồi lấy dao dọc giấy khoét hai lỗ hai đầu hộp sao cho vừa dây ruy băng Bước 2. Dùng dây ruy băng luồn vào các lỗ của hai đầu hộp rồi buộc dây ruy băng lại Bước 3. Tiếp tục dùng dao cắt hình trên mặt hộp để làm cái chỗ ngồi cho chiếc xe. Bước 4. Cắt giấy đềcan óng ánh thành những hình nhỏ để trang trí lên hộp. Bước này cô có thể hướng dẫn cho trẻ cùng dán với cô trong giờ hoạt động góc, haotj động hoạt. - Cách sử dụng: *Với đồ chơi này trẻ có thể chơi được rất nhiều thứ: Trẻ làm cái giường cho em búp bê ngủ, phát triển sự khéo léo của các ngón tay như kéo dây ruy băng qua lại, xếp sát cạnh làm con đường đi, làm đoàn tàu, rồi lại kéo làm xe chở em búp bê đi chơi, chở các con vật về chuồng, chở hoa, quả Trẻ đã tự làm cùng cô nên khi trẻ chơi rất vui, hứng thú với đồ chơi này. 6. ĐỒ CHƠI 6: CÁC LOẠI QUẢ - Mục đích: Dùng vỏ chai nhựa tạo thành các loại quả + Thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí: Trẻ chơi với đồ chơi + Thỏa mãn nhu cầu nhận thức: Nhận biết phân biệt màu, quả to nhỏ - Chuẩn bị Chai nhựa nước suối, hoặc nước ngọt, sơn, dao, keo, cỏ nhựa - Cách làm: Bước 1. Rửa chai nước suối, nước ngọt sạch sẽ Bước 2. Cắt phần đáy chai, sau đó dùng keo đính cho 2 phần đít chai nối vào nhau thành quả, đính cọng cỏ nhựa lên làm phần cuống quả 23
  25. Bước 3. Sơn quả thành màu đỏ, màu vàng - Cách sự dụng: * Với loại quả này trẻ có thể chơi nhận biết phân biệt màu, chọn quả theo màu, cây nào quả ấy, xếp mâm quả, mua bán quả, xếp quả vào giỏ, thi hái quả, Khi đó trẻ rất hứng thú chơi lại thao tác này nhiều lần. 7. ĐỒ CHƠI 7: NHỮNG CHIẾC GIỎ XINH - Mục đích: Dùng bình rửa chén để tạo thành những chiếc giỏ + Trẻ nhận biết được giỏ dùng để đi chợ, đựng các đồ dùng như rau, quả, nhận biết màu, giỏ to, giỏ nhỏ - Chuẩn bị: Bình nước rửa chén, súng bắn keo, keo nhựa , kim sa, dao rọc, viết - Cách làm: Bước 1. Rửa bình nước rửa chén thật sạch. Bóc hết phần giấy bọc bên ngoài của bình Bước 2. Lấy viết vẽ hình cái giỏ, lấy dao rọc theo hình đã vẽ, sau đó dùng keo nhựa đính kim sa lên để trang trí cái giỏ cho thêm đẹp Cách sự dụng: Những chiếc giỏ xinh xắn này trẻ có thể dùng trong hoạt động học, góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều. Trẻ chơi dùng giỏ đi chợ, xếp quả, rau củ vào giỏ nhận biết màu qua giỏ, nhận biết giỏ to, giỏ nhỏ 8. ĐỒ CHƠI 8: NHỮNG BÔNG HOA XINH XẮN - Mục đích: Sử dụng giấy đủ màu để tạo thành những bông hoa +Trẻ hứng thú khi được chiêm ngưỡng hoa, cầm nắm, sờ, ngửi hoa - Chuẩn bị: - Giấy xốp thủ công vụn đủ màu, giấy báo, thép dẻo, keo bắn súng, cuộn giấy sáp, kéo - Cách làm: Bước 1. Tận dụng những miếng giấy xốp thủ công vụn, giấy báo, xếp lại cắt thành cánh hoa, và lá như hoa mai, hoa đào, hoa cúc , hoa đồng tiền Bước 2. Thép dẻo cắt từng doạn ngắn rồi lấy giấy sáp quấn vào thép làm cành, cành lá Bước 3. Dùng súng bắn keo kết những cánh hoa lại vào cành thành một bông hoa - Cách sử dụng: Những bông hoa này trẻ chơi rất hứng thú, trẻ có thể giả vờ ngửi hoa, trẻ cầm hoa múa, chơi trồng vườn hoa, cắm hoa vào bình, vào chậu, tặng hoa cho bạn, tặng cô, nhận biết màu sắc, chọn hoa theo màu, làm tranh hoa 24
  26. MỘT SỐ KÊ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT ( CÓ SỰ DỤNG ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU MỞ) 1. ĐỀ TÀI: ĐĨA CD CỦA BÉ. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết đặc điểm của đĩa CD: đĩa CD bằng nhựa, dạng hình tròn, láng, dùng để chứa những hình ảnh, phim, nhạc - Trẻ làm được con quay từ đĩa CD kết hợp với lọ thuốc nhỏ mắt. Trẻ sử dụng các ngón tay để vặn đóng mở được nắp lọ. Dùng các ngón tay lột hình các con vật để dán trang trí lên đĩa. Phát triển sự khéo léo linh hoạt của các ngón tay. - Trẻ chơi tích cực với đĩa CD. Biết giữ gìn đồ chơi của mình của bạn. II. CHUẨN BỊ * Đồ dùng của cô: - 1 con quay đã làm sẵn. - 1 đĩa CD hỏng. - 1 vỏ lọ thuốc nhỏ mắt được rửa sạch. - Một số hình ảnh các con vật để trang trí. - Đĩa nhạc bài hát “Con quay” để chơi trò chơi. Đĩa nhạc bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”. * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 đĩa CD hỏng, hình ảnh các con vật để trang trí. - Vỏ lọ thuốc nhỏ mắt được rửa sạch đủ cho trẻ. * Môi trường hoạt động: Trong lớp học thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ hoạt động. III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động 1: Đĩa CD của bé (5-7 phút) - Cô tập trung trẻ và mở đĩa nhạc bài hát “Gà trống, Trẻ tập trung nghe nhạc và mèo con và cún con”. hát cùng cô. - Hỏi trẻ: Để xem và nghe được bài hát vừa rồi vừa rồi Trẻ tự trả lời theo hiểu biết. là nhờ có cái gì? (Đĩa CD). - Cô cho trẻ đi lấy đĩa CD và trò chuyện về chiếc đĩa. Trẻ tự đi lấy đĩa CD. - Cô giới thiệu: Đây là đĩa CD hỏng không còn sử dụng được nên chúng ta chỉ dùng để chơi. + Đĩa CD có dạng hình gì? Trả lời theo hiểu biết. + Đĩa CD được làm bằng gì? + Đĩa CD sờ các con thấy nó như thế nào? + Khi các con xem phim, nghe nhạc nhờ có cái gì? Mỗi lần hỏi cô gọi trẻ trả lời theo nhiều hình thức ( Trẻ chưa nói được cô cho tập thể cùng nhắc lại) - Cô khái quát câu trả lời của trẻ: Đĩa CD bằng nhựa, 25
  27. dạng hình tròn, dùng để chứa một số thông tin như là đoạn phim, hình ảnh, âm nhạc và nhiều nội dung khác nữa. * Cho trẻ chơi với đĩa CD dưới nhiều hình thức: Trẻ chơi với đĩa cùng cô. + Làm quạt: Cầm đĩa để quạt mát. + Trò chơi xoay đĩa: Cho trẻ cầm đĩa CD dựng lên dưới sàn và dùng các ngón tay xoay để đĩa xoay tròn. + Thảy đĩa: Trẻ cầm đĩa thảy về phía trước và đi nhặt về, chơi 1-2 lần. - Trong quá trình chơi, cô hỏi trẻ đang chơi với cái gì? Chơi như thế nào? Và hướng dẫn trẻ chơi. * Hoạt động 2: Làm con quay và chơi với con quay CD (7- 8 phút) - Cô xuất hiện con quay và đố trẻ đây là cái gì? - Cô giới thiệu con quay được làm từ đĩa CD kết hợp vỏ lọ thuốc. - Cho trẻ đi lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi. Hỏi trẻ: Trong rổ có gì? - Cô đưa lọ thuốc lên và giới thiệu: Đây là lọ thuốc Lọ thuốc, hình ảnh con vật. nhỏ mắt đã dùng hết, cô đã rửa sạch và hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con làm đồ chơi con quay. - Cô cho trẻ chơi vặn đóng mở nắp lọ vài lần. - Gợi ý cho trẻ: Để con quay được đẹp chúng ta phải Trẻ chơi đóng mở nắp lọ. làm gì? Trẻ tự trả lời. - Cô hướng dẫn trẻ trang trí lên chiếc đĩa CD bằng cách dùng các ngón tay lột và dán hình con vật mình Trẻ nghe cô hướng dẫn thích lên chiếc đĩa, dán vào mặt bóng của đĩa. Trẻ dán trang trí đĩa CD và làm con xong, tiếp tục dùng các ngón tay vặn mở nắp của lọ quay. thuốc nhỏ mắt ra rồi đưa đầu của lọ thuốc nhỏ mắt vào lỗ của chiếc đĩa CD, sau đó lấy nắp của lọ thuốc đậy lại và vặn cho thật chặt để nắp của lọ thuốc không bị rơi ra. - Cho trẻ thực hiện và hướng dẫn trẻ chưa làm được. Trẻ thực hiện theo cô * Bé chơi với con quay: - Sau khi trẻ làm xong cô hướng dẫn cho trẻ chơi với con quay: Dùng ngón tay, cầm vào phần đuôi của lọ thuốc rồi quay. - Tổ chức cho trẻ chơi kết hợp mở nhạc “Con quay”. - Cho trẻ cầm con quay đứng thành vòng tròn cùng nhau quay với cô theo nhạc bài hát. Trẻ chơi 2-3 lần cô Trẻ chơi với con quay. cho trẻ tăng dần tốc độ. Trong khi chơi cô khen động viên trẻ, nhắc trẻ biết giữ sản phẩm, chơi cùng bạn. - Kết thúc: Cô cùng trẻ hát bài “Con quay”. 26
  28. 2. ĐỀ TÀI: HỘP SỮA CỦA BÉ. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết hộp sữa dùng để đựng sữa, chất liệu của hộp sữa (bìa cứng) - Trẻ mở, gấp nắp hộp sữa, xếp được hộp sữa, làm cái loa, kéo xe - Trẻ chơi tích cực với hộp sữa. Uống nhiều sữa giúp trẻ cao lớn hơn II. CHUẨN BỊ * Đồ dùng của cô: - Hình ảnh quảng cáo sữa - Hộp sữa * Đồ dùng của trẻ: - Hộp sữa đủ cho trẻ - Búp bê, gối * Môi trường hoạt động: Trong lớp học thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ hoạt động III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ *Thu hút trẻ: - Cô tập trung trẻ và cho trẻ xem hình ảnh quảng cáo sữa trên ti vi - Trẻ tập trung cùng cô - Cô hỏi: Các con vừa xem gì? Quảng cáo về cái gì? -Trẻ xem các hình ảnh Hôm nay công ty sữa Vinamill có chương trình quảng cáo về sữa khuyến mãi, xin tặng mỗi bạn một hộp sữa. Cô cháu - Trẻ trả lời câu hỏi của cô mình cùng mang hộp sữa về để uống nào! và mang hộp sữa về chỗ Hoạt động 1: Trò chuyện về hộp sữa: ngồi - Cô cho trẻ cầm hộp sữa về chỗ ngồi và sờ, nắn hộp sữa. - Cô hỏi trẻ ? + Con vừa được tặng cái gì? - Trẻ sờ nắn hộp sữa và trả + Hộp sữa làm bằng gì? lời câu hỏi của cô + Hộp sữa dùng để làm gì? - Cô nói lại: Những hộp sữa này dùng để đựng sữa, được làm bằng bìa cứng. - Cô cho trẻ mở hộp sữa và lấy bịch sữa ra, rồi bỏ hộp sữa vào.Khi trẻ mở nắp hộp sữa cô nhắc trẻ mở khéo léo không làm rách hộp sữa - Trẻ mở hộp sữa và lấy sữa - Cô nói: Để cao lớn thông minh các con phải uống ra nhiều sữa vào nhé! Vậy bây giờ cô cháu mình sẽ nhờ các cô cấp dưỡng pha sữa dùm để trưa lớp mình uống. - Cô cho trẻ nhìn vào hộp không còn sữa, bây giờ cô cháu mình sẽ làm gì với hộp sữa này nhỉ? Cô sẽ cho 27
  29. các con chơi Các con có thích không? Cô mời các con cùng chơi nhé! * Hoạt động 2: Chơi với hộp sữa - Cô cho trẻ cầm hộp sữa, các con hãy dùng những ngón tay khéo léo của mình gấp nắp sữa vào cho hộp sữa gọn gàng. Cô giả vờ cầm hộp sữa lên loa loa nhưng không loa được vì một đầu hộp sữa còn bị - Trẻ chơi gấp nắp hộp sữa bịt kín. Cô nói muốn chơi làm được cái loa thì các con phải mở đầu hộp sữa còn lại, và cùng gấp vào cho gọn gàng, đẹp hơn nào! - Cô tạo tình huống: “Loa loa loa ” - Trẻ chơi cùng cô - Cô mời trẻ cùng đứng lên loa loa loa - Cô hỏi? + Tiếng loa ở đâu vậy? +Ai loa ? + Con loa bằng cái gì? (hộp giấy) +“Lao lao lao” ? - Trẻ chơi làm cái loa - Cô nói : Các con vừa nghe e búp bê nói gì không? - E búp bê vừa gợi ý cho chúng ta dùng hộp sữa này để xếp thành con đường nữa đấy. Nhưng muốn xếp được con đường chúng ta xếp như thế nào? (Xếp sát cạnh) - Cô và trẻ cùng xếp, trong khi xếp cô hỏi trẻ? + Con đang làm gì? + Xếp con đường như thế nào? + Xếp bằng cái gì? - Trẻ trẻ lời câu hỏi của cô - Xếp xong cô nói: Để đôi chân khỏe mạnh cô cháu và xếp con đường mình cùng nhảy, bước qua con đường nào! cho trẻ bước, nhảy qua con đường vài lần - Cô nói: Cô vừa nhìn thấy ở góc lớp mình có rất - Trẻ nhảy, bước qua đường nhiều hộp sữa giống hộp sữa mình đang chơi. - Cô cho trẻ đặt hộp sữa lên bàn và tới góc lấy những hộp sữa mà cô vừa nhìn thấy. Những hộp sữa này cô đã gắn những sợi dây rất dễ thương và cô còn cắt thành một ô làm ghế để em búp bê có thể ngồi được đấy. Cô cho trẻ kéo dây ra làm xe kéo e búp bê đi - Trẻ xe kéo e búp bê đi chơi, bỗng nghe tiếng e búp bê khóc. chơi - Cô nói: E búp bê khóc vì buồn ngủ rồi, bây giờ các con lấy hộp sữa vừa chơi xong làm cái giường để e búp bê ngủ, cô và trẻ bế e búp bê hát ru bài “ Em bé búp bê”, và cho e búp bê lên giường ngủ - Trẻ bế em búp bê và hát * Kết thúc hoạt động: Bây giờ các cô cấp dưỡng đã ru e búp bê ngủ pha sữa xong cho lớp mình rồi - Trẻ chào tạm biệt e búp - Cô và trẻ trẻ chào tạm biệt e búp bê và ra uống sữ bê và ra uống sữa 28
  30. 3. ĐỀ TÀI: LỌ SỮA CỦA BÉ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ nói được tên gọi, đặc điểm của lọ sữa: lọ sữa được làm bằng nhựa cứng, lăn được. - Trẻ biết sử dụng bàn tay chơi với lọ sữa theo nhiều cách khác nhau: đóng mở nắp lọ, lăn lọ sữa, bỏ vào đổ ra, xếp chồng, xếp cạnh. - Trẻ tham gia chơi tích cực với lọ sữa, biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. II. CHUẨN BỊ * Đồ dùng của cô: - Lọ sữa đã rửa sạch. * Đồ dùng của trẻ: - Lọ sữa sạch đã được trang trí đủ cho trẻ. Gà làm bằng bông. * Môi trường hoạt động: - Lớp học thoáng mát, sạch sẽ, đủ cho trẻ hoạt động. III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động 1: “Chơi với lọ sữa” (9-11 phút) - Cô cùng trẻ nắm tay nhau đi và hát bài hát “Đi chơi”. - Cô tạo tình huống cho trẻ thấy rổ đựng lọ sữa. Hỏi trẻ đây là cái gì? (Lọ sữa) Trả lời câu hỏi của cô. - Cô giới thiệu: Đây là những lọ sữa đã được rửa sạch, cô trang trí lên cho đẹp. Cho trẻ nhặt và chơi với những lọ sữa. - Cô cho trẻ chơi với nhiều hình thức: + Đóng mở nắp lọ. Chơi với lọ sữa cùng cô. + Bỏ vào đổ ra. + Lăn, xoay. + Làm dụng cụ để lắc khi hát và bắt nhịp cùng trẻ hát bài “Gà trống, mèo con và cún con”. Lắc và hát nhịp nhàng cùng cô. + Xếp chồng, xếp cạnh. - Trong quá trình chơi, cô hỏi: Con đang làm Trả lời câu hỏi của cô. gì? Con xếp như thế nào? * Hoạt động 2: “Xếp chuồng gà” (3-4 phút) - Tạo tình huống nghe tiếng con gà kêu. Cho trẻ đi tìm. Thấy đàn gà đang đi tìm chuồng mà 29
  31. không có chuồng. Xếp chuồng gà. - Cô thoả thuận với trẻ: Mình sẽ xếp chuồng Trả lời câu hỏi. cho đàn gà. - Cô chia trẻ thành hai đội để xếp chuồng gà. - Cô cho trẻ nhắc lại kỹ năng: “Mình muốn xếp chuồng gà phải xếp như thế nào nhỉ? (Xếp các lọ sữa xát cạnh nhau để tạo thành chuồng gà) - Cô quan sát, động viên trẻ, kết hợp hỏi trẻ: + Con đang xếp gì đó? (xếp chuồng gà). + Xếp chuồng gà con xếp như thế nào? (xếp sát cạnh nhau). - Trong quá trình trẻ xếp cô bao quát, hướng dẫn, nhắc nhở trẻ, sửa sai cho trẻ. Xếp xong, cho trẻ đi lấy các bạn gà bỏ vào Lấy gà bỏ vào chuồng. chuồng. - Cô động viên trẻ xếp đúng, xếp nhanh, xếp đẹp. Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. * Kết thúc hoạt động: Cô mở bài hát “Đàn gà Hát và nhún nhảy cùng cô trong sân”, khuyến khích trẻ hưởng ứng theo bài hát. 30
  32. 4. ĐỀ TÀI: BÉ CHƠI VỚI GIẤY I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết tên giấy, màu sắc của giấy (màu vàng, màu đỏ), tính chất giấy mỏng, nhẹ. - Trẻ chơi được với giấy, (bóp, vo giấy, xoay, lăn viên giấy, dán viên giấy làm nhụy hoa. - Trẻ chơi tích cực với tờ giấy, biết vâng lời cô. II. CHUẨN BỊ * Đồ dùng của cô: - Giấy màu, (màu vàng, màu đỏ, màu xanh ). Giấy báo, giấy trắng - Vườn hoa đủ màu sắc - 12 cành hoa chưa có nhụy, và 12 cành hoa đã có nhụy - Nhạc bài hát “Xuân đã về ” * Đồ dùng của trẻ: - Giấy đủ cho trẻ chơi, - 12 cành hoa chưa có nhụy - 12 cành hoa đã có nhụy * Môi trường hoạt động: Lớp học thoáng mát, sạch sẽ. III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ *Thu hút trẻ: ( 1-2 phút) - Cô tạo tình huống làm cô Tiên Mùa Xuân xuất - Trẻ tập trung hiện, dẫn trẻ tham quan vườn hoa do cô Tiên - Trẻ tham quan vườn hoa Mùa Xuân làm đủ màu sắc. - Trò chuyện với trẻ: + Hoa có màu gì? ( màu đỏ, màu vàng, màu xanh .) + Hoa này làm bằng gì? (Cho trẻ nhắc lại - Trẻ trả lời nhiều lần “Hoa làm bằng giấy”) - Cô nói: Giấy có thể làm hoa, có thể chơi, và có thể làm được nhiều thứ khác đấy các bạn ạ! - Nào chúng ta cùng qua tìm hiểu về các loại giấy nào! * Hoạt động 1: Bé khám phá tờ giấy ( 3-4 phút) - Cô giới thiệu cho trẻ biết: - Giấy có rất nhiều loại giấy khác nhau. Cô đưa cho trẻ xem từng loại - Trẻ quan sát các loại giấy giấy như là giấy báo, giấy trắng, giấy màu ( Cứ mỗi loại giấy cô hỏi trẻ về tên gọi, công dụng và 31
  33. cho trẻ nhắc lại ) - Cô thỏa thuận với trẻ: Các con hãy chọn cho mình một tờ giấy màu vàng hoặc màu đỏ để chơi (Cho trẻ chọn giấy) - Cô kiểm tra trẻ chọn đúng chưa? cho trẻ biết một vài đặc điểm, tính chất nổi bật của tờ giấy: + Tên gọi: Giấy màu + Giấy con chọn có màu gì? ( Màu đỏ, màu vàng) - Cho trẻ cầm tờ giấy giơ lên cao và thả cho giấy Trẻ cầm tờ giấy quan sát rơi xuống ( cho trẻ chơi 2 lần + Giấy màu như thế nào: Mỏng, nhẹ nên dễ bay, dễ chơi, bây giờ cô sẽ cho các con chơi tiếp với tờ giấy. * Hoạt động 2 : Trẻ chơi với tờ giấy màu (6- 7phút) - Cô hỏi trẻ? Các con sẽ chơi gì với tờ giấy này? - Trẻ trả lời câu hỏi theo suy nghĩ ( bóp, vo) Các con cầm tờ giấy sao cho mặt không của trẻ có màu lên trên, dùng hai tay bóp chặt tờ giấy lại cho tờ giấy mềm rồi mới vo tờ giấy, cô cho trẻ vo đi vo lại thành một viên giấy. - Sau khi trẻ vo xong cô hỏi trẻ : Con vừa làm gì? - Các con đã vo được viên giấy, vậy các con sẽ - Trẻ chơi bóp, vo giấy cùng cô chơi gì với viên giấy? - Cô cho trẻ chơi xoay, lăn viên giấy - Cô xuất hiện một giỏ hoa, một bông hoa có nhụy, một bông hoa không có nhụy. Hỏi trẻ bông hoa có gì khác nhau? Bông hoa này thiếu gì? ( - Trẻ chơi xoay, lăn giấy nhụy hoa) - Cho trẻ cầm viên giấy giơ lên, viên giấy các con vừa chơi có giống nhụy hoa không? Các con dùng viên giấy này làm nhụy hoa nhé. Cho mỗi trẻ lấy một cành hoa chưa có nhụy và dán viên giấy làm nhụy hoa. - Ồ hoa rất đẹp, các con đã dán được những cành - Trẻ dán nhụy hoa hoa giống vườn hoa của cô Tiên tặng lớp mình rồi đó. Bây giờ cô Tiên tặng mỗi bạn một cành hoa nữa để múa hát mừng xuân với cô Tiên nha. * Kết thúc hoạt động: (1 - 2 phút) - Cô mở nhạc bài “Xuân đã về” cho trẻ cùng múa xung quanh vườn hoa - Trẻ vận động cùng cô với Cô Tiên theo nhạc - Chuyển hoạt động 32
  34. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT - THỜI GIAN THỰC HIỆN: 4 TUẦN TUẦN THỨ 2: CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT NUÔI THỜI ĐIỂM CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG GÓC: Sau giờ tập luyện có chủ đích II. ĐỊNH HƯỚNG CHO TRẺ VÀO GÓC: - Cô dùng xắc xô tập trung trẻ lại. Trò chuyện với trẻ: “Chúng ta đang học chủ điểm gì?”(Các con vật bé yêu) - Cô hướng dẫn, định hướng cho trẻ vào góc mà trẻ thích. + Góc bé tập làm người lớn + Góc hoạt động với đồ vật: . Bé khéo tay . Bé xem tranh . Bé xây dựng . Bé vui múa hát + Góc vận động + Góc thiên nhiên III. KẾ HOẠCH CHI TIẾT: CÁC MỤC ĐÍCH -YÊU CHUẨN BỊ NỘI DUNG VÀ K GÓC CẦU PHƯƠNG PHÁP TH BÉ TẬP - Thông qua hoạt *Phương tiện hoạt - Chơi trò chơi mẹ Nếu LÀM động, trẻ biết được động: con, tập làm chị, cô trẻ NGƯỜI một số công việc khác - Đồ chơi cho trò bán hàng chưa LỚN nhau qua các vai chơi. chơi nấu ăn: lò, nồi, - Cô gợi ý để trẻ tự thể - Trẻ biết phân vai và chảo, ấm, rổ chọn vai chơi và hiện thể hiện được vai chơi - Búp bê các loại tập cho trẻ cách được của mình. - Các loại rau, củ, thức chơi. Trong vai - Giáo dục: Trẻ biết quả (Làm bằng chai, khi trẻ chơi cô chơi phối hợp trong hoạt lọ, xốp vụn) quan sát, gợi ý mở thì cô động, không tranh - Cá, tôm, cua, làm rộng nội dung chơi gợi ý giành đồ chơi của bằng vỏ sò, đĩa CD cho trẻ, giúp trẻ thể trẻ thể bạn, chơi ngoan - Các con vật nuôi hiện mối quan hệ hiện trong gia đình bằng giữa các vai chơi. đúng xốp bitis, bằng giấy, Ví dụ: Cô đặt câu vai hộp sữa chua, các hỏi: chơi loại chai lọ sữa, lọ + Mẹ đi chợ mua của thuốc nhỏ mắt được một số con mình. vật gì? 33
  35. + Cháu đang cho búp bê ăn gì? BÉ XEM - Dạy trẻ kỹ năng cầm * Phương tiện hoạt - Cho trẻ xem các TRANH sách, lật sách động: sách, tranh truyện - Phát triển khả năng - Xem sách tranh và về các con vật nuôi ghi nhớ khi xem tranh tranh ảnh có nội - Xem bộ sưu tập truyện. dung về các con vật về các con vật - Giáo dục trẻ biết giữ nuôi, nhận xét về - Đọc thuộc bài thơ gìn và bảo vệ sách các hình vẽ có trong “Con cá vàng”. cho sạch đẹp không bị bức tranh Biết chỉ vào chữ và rách. - Làm album có nội đọc to dung về các con vật - Tranh ảnh về các ( tận dụng các hình con vật khác nhau ảnh quảng cáo, báo - Gợi ý để trẻ xem lịch , truyện cũ các bức tranh, các * Bày trí: bộ sưu tập về các - Bộ sưu tầm các con vật nuôi loại sách tranh truyện đặt gọn gàng trên kệ sách. BÉ VẬN - Thông qua một số * Phương tiện hoạt Cho trẻ biết chơi ĐỘNG trò chơi, đồ chơi. động: với các loại đồ Giúp trẻ phát triển các - Các loại xe ô tô, xe chơi. Biết sử dụng cơ bắp bập bênh xe để chở các con - Tính nhanh nhẹn, - Xe đẩy các loại để vật nuôi tới cho dạn dĩ chở các con vật nuôi góc xây dựng. - Giáo dục trẻ chơi (các loại xe làm ngoan, không tranh bằng các thùng giấy, giành đồ chơi của hộp bánh, chai lọ bạn. các loại, thùng đựng dầu ăn, - Bóng các loại to nhỏ. 34
  36. BÉ - Rèn cho trẻ các kỹ * Phương tiện hoạt - Cho trẻ dán và tô KHÉO năng tạo hình như: tô động: màu các con vật TAY màu, dán gà con, xâu - Bút chì sáp màu, nuôi để tạo thành các con vật giấy có in sẵn hình album về các con - Dạy trẻ biết vận các loại các con vật, vật. dụng các kỹ năng đã mèo, chó, gà, cá - Dán, mèo, chó, gà học để tạo nên sản - Hồ dán, các con cá để tạo thành bức phẩm đẹp mà trẻ thích được cắt sẵn, dây và tranh những con - Giáo dục trẻ giữ gìn các con cá bằng xốp vật nuôi vệ sinh trong khi vận bitis Dán cá tạo bức động. * Bày trí: Các đồ tranh cảnh trong bể dùng được xếp và - Xâu được những bày trên kệ gọn gàng vòng cá BÉ - Cho trẻ hát và vận *Phương tiện hoạt - Cho trẻ nghe và Nếu MÚA động các bài hát đã động: hát một số bài hát trẻ HÁT học - Một số bài hát có về các con vật: không - Phát triển khả năng nội dung về các con Con gà trống, Đàn thể cảm thụ âm nhạc vật vịt con, Đàn gà hiện - Giáo dục trẻ biết - Máy hát, băng đĩa, trong sân, Rửa mặt được vâng lời cô, không thanh gõ, xắc xô, mũ như mèo, Cá vàng hành tranh giành đồ chơi múa( dụng cụ âm bơi động với bạn. nhạc được làm đa - Dùng mũ múa, chơi dạng về các nguyên thanh gõ, xắc xô để thì cô vật liệu mở như: vận động theo nhạc phải Lon sữa. hộp bánh, các bài hát đó vào nắp chai, lọ yến - Để trẻ tự chọn chơi * Bày trí: Các đồ theo hứng thú và cùng dùng được xếp gọn sở thích riêng của với trẻ gàng trên bàn trẻ. Cô gợi ý cho và trẻ hoạt động. hướng dẫn trẻ. BÉ XÂY - Rèn cho trẻ các kỹ * Phương tiện hoạt - Chơi xây nông Nếu DỰNG năng: xếp chồng, xếp động: trại: Xếp ao cá, xếp trẻ xếp sát cạnh, xếp cách - Bộ đồ chơi xây chuồng gà, vịt hàng nhau. dựng - Cho trẻ xây theo rào, - Phát triển óc sáng - Khối gỗ vuông, trí tưởng tượng của xếp ao tạo, trí tưởng tượng khối gỗ chữ nhật( trẻ cá khi xếp hình nông trại làm bằng hộp kem - Cô gợi ý để trẻ sử không - Giáo dục trẻ biết đánh răng, hộp sữa dụng có hiệu quả được 35
  37. giúp đỡ nhau trong tươi, bánh cốm, hộp các đồ dùng có đẹp thì khi chơi, cất đồ dùng, bánh trung thu trong góc chơi cô gợi đồ chơi trong khi - Vỏ ốc sơn màu - Trong quá trình ý để chơi. - Cá bằng đĩa CD, trẻ chơi cô bao trẻ sửa đĩa giấy quát, quan sát trẻ lại cho * Bày trí: thực hiện, giúp trẻ đẹp và - Rổ, sọt đựng gỗ mở rộng nội dung ngay chơi bằng cách sử thẳng dụng câu hỏi gợi hơn. mở hoặc cùng vào chơi với trẻ. BÉ VỚI - Rèn cho trẻ thói * Phương tiện hoạt - Cho trẻ một tay Cô THIÊN quen chăm sóc cây động: cầm khăn, một tay hướng NHIÊN xanh - Bộ đồ chơi làm nâng lá để lau dẫn trẻ - Phát triển ở trẻ tình vườn: Cuốc, xẻng, - Lấy nước vào chơi cảm yêu quí thiên bình tưới các loại bình tưới để tưới nếu trẻ nhiên khăn nước cho cây, cho không - Giáo dục trẻ biết giữ - Khăn lau cho mỗi cá ăn biết gìn cây xanh, không trẻ - Dùng xẻng để xới chơi. bứt hoa, bẻ cành. - Thau đựng nước đất cho tơi xốp - Thức ăn cho cá IV. KẾT THÚC: - Trước khi kết thúc 5 phút, cô đến từng góc nhắc nhở để trẻ hoàn thiện công việc mình đang thực hiện - Cô tiến hành nhận xét ở từng góc về vai chơi, hành động chơi, quan hệ chơi, cách chơi sau đó cô tập trung trẻ lại góc nào đẹp nhất để tuyên dương. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi, nhắc nhở trẻ đi vệ sinh và chuyển hoạt động. 36
  38. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT - THỜI GIAN THỰC HIỆN: 4 TUẦN TUẦN THỨ 3: CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT NUÔI + Hoạt động có chủ đích: Quan sát các con vật nuôi có trong sân trường + Trò chơi vận động: 1. Mèo và chim sẻ 2. Chơi tạo dáng các con vật + Chơi tự do I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Củng cố, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về các con vật nuôi. - Cháu tham gia thật hứng thú vào các trò chơi vận động, trò chơi tự do. - Tất cả trẻ đều được tham gia hoạt động - Trẻ tạo ra được 1 số sản phẩm dưới sự hướng dẫn của cô giáo (nặn con giun) - Giáo dục: Trẻ tham gia chơi tích cực, trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn và biết vâng lời cô giáo II. CHUẨN BỊ : - Xắc xô, bóng các loại, chong chóng bằng giấy, bìa, xốp, chim xếp bằng giấy, báo, xe bằng chai, lọ, hộp các con vịt bằng xốp bitis, hộp sữa chua các loại, thau nước, cá, cua bằng xốp, đĩa, hộp kẹo C Các bình tưới cây bằng chai nước suối, rửa chén - Địa điểm: Sân sạch sẽ, thoáng mát để trẻ hoạt động III. CÁCH TIẾN HÀNH: 1. Dặn dò trẻ trước khi ra sân: * Hôm nay ra sân chơi, đầu tiên các con quan sát các con vật có trong sân trường, tiếp đến cô sẽ cho các con cùng chơi 2 trò chơi vận động: “Mèo và chim sẻ” và “Tạo dáng các con vật”. Cuối cùng các con sẽ được chơi tự do với các đồ chơi có sẵn trên sân trường và các đồ chơi cô đã chuẩn bị. Trong khi chơi các con phải vâng lời cô, chơi cùng bạn, không xô đẩy, tranh giành với bạn nhé. 2. Tổ chức cho trẻ hoạt động: * Quan sát có chủ đích: - Cô cùng trẻ quan sát các con vật trong sân trường: Con gà trống, con vịt, con heo. + Các con nhìn thấy những con vật gì nào? + Bạn nào biết gì về các con vật hãy kể cho cô và các bạn mình cùng nghe nào? (Cho 1 vài trẻ được kể về con vật mà trẻ nhìn thấy theo sự hiểu biết của trẻ) 37
  39. + Cô bổ sung thêm cho trẻ: Tất cả những con vật nuôi mà các con nhìn thấy trong sân trường đều là những con vật đáng yêu và có ích. Các con phải biết chăm sóc và thương yêu chúng nha. Bây giờ cô cháu mình cùng chơi trò chơi: Mèo và chim sẻ * Trò chơi vận động: *Mèo và chim sẻ - Cách chơi : 1 trẻ làm mèo, tất cả còn lại làm chim ,dang tay vẫy vẫy cánh đi kiếm ăn, khi ngồi xuống kiếm thức ăn, con mèo cất tiếng kêu meo meo và đuổi bắt chim - Luật chơi : Nếu trẻ nào bị mèo bắt sẽ thay thế làm mèo, cho mèo ra làm chim *Trò chơi tạo dáng các con vật - Cách chơi : Cô làm tạo dáng con vật nào thì trẻ phải làm động tác con vật đó giống như cô.Ví dụ : Cô bảo các con làm con mèo và kêu (Trẻ phải biết đưa 2 tay lên quẹt ngang mũi và kêu meo meo giống như cô đang làm. - Luật chơi : Nếu trẻ đó không làm được giông như cô, cô cho trẻ tạo dáng con vật lại theo yêu cầu của cô hoặc cô sẽ cho những trẻ làm sai hát 1 bài về con vật. - Chơi tự do: + Cô cho trẻ quan sát các đồ chơi trên sân trường, và giới thiệu thêm 1 số đồ chơi đã chuẩn bị sẵn( Bóng, xe, chong chong, chim xếp bằng giấy, các con thú có lỗ để trẻ xâu, đất nặn, các con vịt bằng xốp để trẻ thả vào nước, thau nước, cát khô, cát ướt, chai lọ để đong nước. - Trong khi trẻ chơi cô bao quát và tham gia cùng chơi với trẻ, gợi ý, hướng dẫn cho trẻ tạo ra sản phẩm. III. Kết thúc: - Cuối giờ cô tập trung trẻ lại nhận xét. 38