SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường Mầm non

doc 13 trang binhlieuqn2 07/03/2022 24528
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_den_36.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường Mầm non

  1. cạnh đó số lượng đồ dùng đồ chơi của các công ty sản xuất phục vụ cho môn học còn ít, đơn sơ và giá thành cao. Trong lớp một số trẻ tiếp thu bài còn hạn chế. Phương pháp dạy truyền thống không làm trẻ hứng thú. Đầu năm học này tôi đã tổ chức một số giờ học cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học qua đó tôi nhận thấy rằng một số trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động hoặc tham gia không tích cực. Nhận thấy kết quả chất lượng trên của trẻ chưa cao bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp triển khai đặc biệt là áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trong các giờ học để trẻ được phát triển ngôn ngữ một cách tích cực, ngôn ngữ của trẻ được bổ sung và mở rộng giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn. 2.2. Các giải pháp thực hiện: 2.2.1. Công tác tự bồi dưỡng, rèn luyện chuyên môn Bản thân tôi luôn tự nghiên cứu tài liệu về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ (Làm quen với các tác phẩm văn học) để tìm hiểu vận dụng có hiệu quả, trau dồi kiến thức, kỹ năng cho bản thân. Đồng thời tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về chương trình giáo dục mầm non, bồi dưỡng thường xuyên do Sở, Phòng, trường tổ chức. Chủ động tìm hiểu nghiên cứu ở sách chương trình, hướng dẫn thực hiện, tham khảo một số hoạt động đổi mới cho trẻ khi làm quen với các tác phẩm văn học vì thế khi tổ chức các hoạt động tôi đã lồng ghép và vận dụng một cách sáng tạo thu hút trẻ tham gia tích cực, nhiệt tình. Khi kể chuyện cho trẻ nghe tôi luôn dành thời gian trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ Ban giám hiệu, tổ mạng lưới chuyên môn, thảo luận với chị em đồng nghiệp để đưa ra hình thức tổ chức hay nhất, phù hợp với trẻ và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ; đưa ra các phương pháp tối ưu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy trẻ nhà trẻ làm quen các tác phẩm văn học như thơ, chuyện, đồng dao theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, thường xuyên rèn luyện mình các kỹ năng đọc, kể diễn cảm, diễn rối, sa bàn, kể chuyện qua hình ảnh tạo sự hứng thú và giúp trẻ nhớ lâu về nội dung câu chuyện. Thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức của người giáo viên, luôn yêu nghề mến trẻ. Thường xuyên nghe những băng, đĩa, các bài thơ, câu chuyện mẫu để học hỏi những lời đọc, kể diễn cảm, cách nhập vai nhân vật 2.2.2. Tạo môi trường học tập, rèn luyện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ. Khi thực hiện các hoạt động trong giờ kể chuyện tôi luôn tận dụng không gian lớp học để trưng bày các dụng cụ kể chuyện như khung sân khấu, rối dẹt, rối 5
  2. tay, sắp đặt tranh và các con rối theo chủ đề sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn đồng thời tạo mọi cơ hội có thể để trẻ phát triển vốn từ , mở rộng vốn từ về tên các nhân vật, màu sắc của các nhân vật, cây xanh, hoa cỏ và cảnh vật, tên chuyện. Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng đọc- kể, cách sử dụng tranh, hình ảnh, rối mô hình để giúp trẻ cảm thụ được câu chuyện từ lời thoại nhân vật, các hoạt động trong câu chuyện đó giúp trẻ ghi nhớ từ, cụm từ, câu thoại và trẻ biến ngôn ngữ của chuyện thành ngôn ngữ của chính mình. 2.2.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các câu chuyện với nhiều hình thức: Các tác phẩm văn học nói chung, các câu chuyện nói riêng là phương tiện quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bởi chuyện là phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhà văn M.Gooki định nghĩa: “văn học là nghệ thuật ngôn từ” chính là đã chỉ rõ ngôn từ là “kho vô tận về âm thanh, bức tranh khái niệm”. Các hình tượng văn học làm phong phú những xúc cảm, tình cảm, đưa đến cho trẻ những hình tượng trong truyện kể, trẻ nhận thức được tính rõ ràng chính xác của từ, sự hoàn hảo của câu với cấu trúc ngữ pháp phong phú. Những câu chuyện cổ dân gian là những mẫu mực của lời nói giản dị, có nhịp điệu, mở ra trước mắt trẻ sự biểu cảm của ngôn ngữ, sự giàu có của tính hài hước, lối so sánh diễn đạt sinh động và giàu hình tượng. Để giúp trẻ hứng thú và nhớ câu chuyện nhanh, có thể nhớ các từ, tên các nhân vật, tên các con vật hay nội dung, lời thoại câu chuyện tôi đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp trẻ có nhiều cơ hội để được nghe, được nói từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ * Kể chuyện bằng hình ảnh: Với bài dạy kể chuyện cho trẻ bằng hình ảnh tôi sử dụng màn hình chiếu cho trẻ quan sát. Các hình ảnh được thiết kế luôn ở trạng thái hình ảnh động kèm âm thanh tương ứng phù hợp như tiếng các con vật, tiếng nước chảy, gió, mưa Ví dụ: Chủ đề: “Thể giới động vật” với đề tài kể chuyện “Quả trứng” khi cô kể “có một Bác gà trống đi tới” thì đồng thời hình ảnh con gà trống đi ra cùng tiếng gáy “Ò ó o” hay lúc “Lợn con chạy đến, nó ngắm nghía quả trứng và nói ụt à ụt ịt, trứng gà hay trứng vịt” thì xuất hiện hình ảnh chú lợn hồng đáng yêu cùng dáng đi dễ thương và tiếng kêu hài hước như vậy sẽ gây sự chú ý và hấp dẫn với trẻ hơn. Trẻ sẽ ấn tượng với nhân vật thì trẻ sẽ nhớ nội dung câu chuyện, lời thoại nhân vật dễ hơn. * Kể chuyện bằng rối tay. Tôi sử dụng các nguyên liệu sẳn có ở địa phương như: Bông, vải, ống nhựa, xốp bìa, dây cước để làm rối các nhân vật nhằm đáp ứng những mong muốn của trẻ 6
  3. Ví dụ : Kể chuyện “Cây táo” tôi sử dụng rối của các nhân vật khác nhau: Ông, bé, gà trống, bươm bướm và Mặt trời. * Kể chuyện bằng sa bàn. Đây là một trong những hình thức dạy trẻ thể loại kể chuyện mang lại hiệu quả cao đối với trẻ, trẻ rất tò mò và muốn được quan sát những nhân vật được làm từ rối dẹt, cách diễn rối của cô trong hoạt động này đã mang lại cho trẻ những hình ảnh những lời nói gây hứng thú với trẻ trẻ nhớ lâu hơn về nội dung câu chuyện và có thể diễn lại rối dẹt về nội dung câu chuyện. 2.2.4 Dạy trẻ đóng kịch cùng cô Đóng kịch là một loại hình nghệ thuật được trẻ rất yêu thích, nó được xem như kim chỉ nam của việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua tiết kể chuyện, đồng thời nó có ý nghĩa giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ, giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm sống qua trải nghiệm các nhân vật trong tác phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển ngôn ngữ và sự phát triển xúc cảm tình cảm thẩm mỹ ở trẻ. Bởi qua trò chơi đóng kịch trẻ tự hoàn thiện mình về đạo đức, trẻ sẽ học được ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, lòng yêu quê hương đất nước, yêu những điều thiện, bênh vực kẻ yếu, lên án những cái xấu, cái ác Đặc biệt trò chơi đã phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo. Trước tiên cô giáo phải cho trẻ làm quen với tác phẩm mà trẻ được đóng kịch, tạo cảm giác thoải mái, tinh thần tập thể hòa đồng với bạn bè cũng là hình thức phát triển ngôn ngữ, phát triển trí nhớ nhằm khắc sâu tác phẩm văn học cho trẻ, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, con vật trong nội dung câu chuyện đồng thời giúp trẻ thể hiện sắc thái ngữ điệu. Khi dạy trẻ đóng kịch, tôi đã hướng dẫn và cùng làm với trẻ về cách hóa trang và bố trí sân khấu. Đối với trẻ 24- 36 tháng, khi đóng kịch tôi chọn những câu chuyện lời thoại ngắn phù hợp với độ tuổi và giúp trẻ thể hiện được giọng điệu của từng nhân vật. Cho giúp trẻ chọn vai mình thích, cô giúp trẻ dựng cảnh sân khấu, cô làm người dẫn chuyện cô hướng dẫn cho trẻ vào vai, với hình thức này trẻ rất thích học và đạt kết quả cao. Ví dụ 1: Khi đóng kịch “Cây táo” - Cô là người dẫn chuyện - Nhóm trẻ nam: Ông - Nhóm trẻ nữ: bươm bướm - Thể hiện giọng bươm bướm: “ Cây ơi, cây lớn mau” - Một trẻ: Gà trống- Thể hiện giọng gà trống: “ Cây ơi, cây lớn mau” - Một trẻ nữ: Bé gái Ví dụ 2: Chuyện: “Quả trứng” - Cô là người dẫn chuyện - Nhóm trẻ nữ: Gà trống - Trẻ thể hiện giọng gà trống: “Ò ó o, quả trứng gì to to, quả trứng gì to to” 7
  4. - Nhóm trẻ nam: Lợn con- Trẻ thể hiện giọng lợn con: “Ụt à, ụt ịt; trứng gà hay trứng vịt” - Trẻ gái: Vịt con- Trẻ thể hiện giọng vịt con: “Vít vít, vít vít” Như vậy, ngoài hình thức khuyến khích phát triển ngôn ngữ cá nhân cho những trẻ có ngôn ngữ tốt, tôi đã ưu tiên và nhấn mạnh vào từng nhóm trẻ để giúp trẻ có khả năng ngôn ngữ yếu hơn cùng phát triển qua hoạt động nhóm. 2.2.5 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với thơ Thơ ca là sự nhịp nhàng cân đối các giai điệu, tiết tấu của ngôn ngữ. Thơ ca góp phần làm giàu vốn ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ thi ca của trẻ. Và kết quả của những lần học thơ ở trường, lớp còn làm cho trẻ cảm thấy hứng thú với ngôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật, yêu thích ngôn ngữ thơ ca và yêu thích đọc thơ. Từ đó, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành sở hữu của đứa trẻ. Để dạy trẻ học và đọc thuộc bài thơ có tình cảm, để bài thơ làm rung động tâm hồn trẻ, cô giáo phải gây hứng thú để trẻ bước vào hoạt động văn học nghệ thuật, gợi lại cho trẻ ấn tượng về bài thơ, tác giả, tác phẩm bằng việc mở cuộc thi đọc thơ có giải thưởng hoặc tạo một sân khấu nhỏ để lần lượt các em lên đọc thơ. Sau đó, cô giáo cô giáo đọc lại bài thơ thật diễn cảm, nghệ thuật để gợi cảm xúc thẩm mĩ, hướng trẻ ghi nhớ và đọc lại. Trong khi dạy trẻ đọc cùng cô, cô chú ý động viên trẻ bằng cử chỉ, điệu bộ nét mặt và cảm giác gần gũi. Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thì cô tổ chức cho trẻ đọc bài thơ theo nhiều hình thức khác nhau tổ, nhóm, từng cá nhân, giúp trẻ có nhiều cơ hội được đọc để khả năng phát âm của trẻ được chính xác hơn. Tận dụng mọi cơ hội cho trẻ đọc thơ để phát triển ngôn ngữ như hoạt động ngoài trời, tham quan dạo chơi, hoạt động góc, chơi theo ý thích. Chọn các bài thơ phù hợp với các chủ đề: Ví dụ: + Thơ: “Bắp cải” (Chủ đề: Một số loại rau)- Khi đi tham quan vườn rau tôi có thể cho trẻ đọc + Thơ: “Cây thược dược” (Chủ đề: Các loại hoa xưng quanh bé)- Cho trẻ đọc khi quan sát vườn hoa + Thơ: “Yêu mẹ” (Chủ đề: Gia đình) - Hoạt động góc tặng mẹ 20/10. 2.2.6 Phát triển ngôn ngữ thông qua các bài đồng dao Tục ngữ, ca dao được ví như tòa lâu đài ngôn ngữ dân tộc, thứ ngôn ngữ giản dị mộc mạc đầy hình ảnh và giàu chất tượng trưng trong sáng. Mỗi câu tục ngữ, thành ngữ là một đoạn ngữ chính xác, giàu hình tượng giúp cho sự diễn đạt tư tưởng một cách có hình ảnh, làm giàu kho tàng ngôn ngữ của trẻ. Tiếp xúc với ca dao, trẻ học được bao từ mới biểu đạt được khái niệm, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là những từ tượng thanh, tượng hình, những từ láy, lối ví von, so sánh Những câu hát đồng dao không chỉ giúp trẻ cảm nhận nhịp điệu lời nói mà 8
  5. còn giúp trẻ phát âm chuẩn, thỏa mãn nhu cầu được nói có vần, có nhịp của trẻ. Ví dụ 1: Con thỏ Hai cái tai nho nhỏ Hai cái chân đo đỏ Thỏ nhai nắm cỏ Em bỏ trong cái giỏ Em xách thỏ đi chơi Em yêu thỏ quá chừng Khi chọn bài đồng dao tôi chú ý chọn những bài đồng dao phù hợp với độ tuổi của trẻ ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc, dễ thuộc. Từ đó giúp trẻ mở rộng vốn từ, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh Ví dụ: “Nghé ọ nghé ơi Nghé ọ nghé ơi Nghé ra đồng lúa Nghé chạy đồng bông Nghé chở đi rong Hư bông gãy lúa Ơi à ơi” Ví dụ: “Con rùa Rì rà rì rùa Đội nhà đi chơi Gặp khi tối trời Úp nhà đi ngủ Khi mặt trời lú Lại thò đầu ra Rì rà rì rùa” Đặc biệt một số bài đồng dao kết hợp với các trò chơi dân gian làm trẻ thích thú nên nhớ nhanh nên càng giúp trẻ giàu vốn từ, rồi trẻ biết sử dụng vốn từ đó để đưa vào từng hoàn cảnh cụ thể thì càng giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn và vốn từ phát triển mạnh Ví dụ: “Lộn cầu vòng Lộn cầu vòng nước sông nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chi em ta Cùng lộn cầu vòng” 2.2.7. Phối hợp với phụ huynh: 9
  6. Xã hội hóa giáo dục mầm non là một bài học thành công trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tại trường và cũng là một chủ trương lớn của Đảng, nhà nước nhằm năng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chúng ta biết rằng thời gian trẻ ở trường mầm non nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà. Những bài học ở trường mầm non giúp trẻ phát triển đúng tâm sinh lý lứa tuổi, có sức khỏe tốt, tự tin, mạnh dạn, tập trung để học tập và sống tích cực, phát huy tốt khả năng và sở trường của mình. Vào các đón trẻ, trả trẻ hàng ngày tôi luôn trao đổi về trẻ với phụ huynh, tôi luôn nhấn mạnh và tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ, cách phải làm sao cho trẻ luôn tự tin, mạnh dạn giao tiếp, vốn từ của trẻ luôn được mở rộng và phát triển một cách tốt nhất. Đặc biệt là giúp phụ huynh nâng cao nhận thức về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ chơi thông qua các câu chuyện, các bà thơ, các câu ca dao, tục ngữ, đồng dao ở gia đình hoặc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào để giúp trẻ có điều kiện được nói, được nghe, được bày tỏ ý muốn, được mong muốn tìm hiểu, được hỏi khi thắc mắc, Tôi hường xuyên lên mạng internet để tìm kiếm các bài tuyên truyền hoặc nhờ sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh để tìm kiếm các loại sách chuyện, các tuyển tập, các tạp chí thiếu niên nhi đồng có các câu chuyện bài thơ hay để áp dụng phù hợp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ. Tôi treo ở bảng tuyên truyền để các bậc phụ huynh đọc hàng ngày theo từng chủ đề. Qua đó nhằm giúp trẻ nhanh thuộc các bài thơ, các bai đồng dao, ca dao, tục ngữ, thuộc lời đồng dao khi ứng dụng vào các tiết học, trẻ đọc trôi chảy, mạch lạc. Hoặc tôi in bài lời câu chuyện, bài thơ, đồng dao ca về cho phụ huynh, trẻ được đọc từ mẹ, phát âm, tập đọc và được làm quen từ mới nếu được mẹ giải thích hướng dẫn, Từ đó, trẻ đựợc học tại trường và tại nhà vốn từ của trẻ phát triển rõ nhanh và chuẩn. Qua đó, phụ huynh cũng biết được một số nội dung và biện pháp rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ, đồng thời kết hợp chặt chẽ với giáo viên để thực hiện tốt phát triển ngôn ngữ của trẻ, mở rộng vốn từ và giúp trẻ biết sử dụng vốn từ đó phù hợp vào từng hoàn cảnh cụ thể. Ngoài ra, tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước.Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác. 2.3. Kết quả đạt được. Sau một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự giờ. Lớp tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau: - Đối với giáo viên: 10
  7. Trình độ chuyên môn của tôi được nâng lên rõ rệt. Bản thân tôi đã có năng khiếu về kỹ năng tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, đã tham gia dạy các tiết chuyên đề, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đều được đánh giá đạt kết quả cao, đã làm được nhiều đồ dùng đồ chơi có giá trị như sân khấu rối, các loại con rối, các loại tranh thơ, chuyện chữ to, tranh kể chuyện sáng tạo Xây dựng được môi trường văn học phong phú, xây dựng hoàn chỉnh góc cổ tích, góc sách chuyện, trẻ tích cực tham gia hoạt động một cách tự nguyện, hứng thú, say sưa sáng tạo qua các chủ đề. Đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng về chủng loại phục vụ đầy đủ cho các chủ đề trong và ngoài lớp. Đặc biệt đã tạo được niềm tin và sự quan tâm, hỗ trợ của các bậc phụ huynh. - Đối với trẻ: Sau thời gian thực hiện các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học tôi thấy trẻ lớp tôi ngôn ngữ có những chuyển biến rõ nét, phần lớn số trẻ trong lớp đã có một số vốn từ rất tốt, khả năng phát âm, khả năng hiểu từ, khả năng giao tiếp có nhiều tiến bộ rõ rệt, trẻ mạnh dạn tự tin hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn. Nhất là vốn từ, khả năng phát âm, khả năng hiểu từ, khả năng giao tiếp của trẻ phù hợp với mọi hoàn cảnh. Trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia vào mọi hoạt động. Đây là một điều vô cùng phấn khởi và nó sẽ khích lệ tôi trong những năm công tác tiếp theo. - Đối với phụ huynh: Đã có sự quan tâm và phối kết hợp với giáo viên trong việc rèn các kỹ năng dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, cung cấp học liệu cho giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học và cả trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ của lớp cũng như của nhà trường. 3. Phần kết luận: 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người, là một trong những nhân tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách trẻ em. Ngôn ngữ của trẻ em chỉ phát triển khi được người lớn - những nhà giáo dục hướng dẫn, tập luyện một cách tích cực. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non được thực hiện bằng nhiều con đường với các phương tiện đa dạng, trong đó, các tác phẩm văn học là một phương tiện quan trọng đối với việc phát triển nhân cách nói chung và sự phát triển ngôn ngữ nói riêng cho trẻ nhà trẻ 24-26 tháng. Thơ, truyện, đồng dao là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ thơ. Nó thổi vào đời sống tâm hồn các em những cảm xúc - tình cảm trong sáng, đẹp đẽ về thiên nhiên, xã hội và tình người, nó mở mang trí tuệ, làm giàu vốn từ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 11
  8. Văn học là phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhà văn M.Gooki định nghĩa: “văn học là nghệ thuật ngôn từ” chính là đã chỉ rõ ngôn từ là “kho vô tận về âm thanh, bức tranh khái niệm”. Các hình tượng văn học làm phong phú những xúc cảm, tình cảm, đưa đến cho trẻ những hình tượng trong truyện kể, trẻ nhận thức được tính rõ ràng chính xác của từ, sự hoàn hảo của câu với cấu trúc ngữ pháp phong phú. Những câu chuyện cổ dân gian là những mẫu mực của lời nói giản dị, có nhịp điệu, mở ra trước mắt trẻ sự biểu cảm của ngôn ngữ, sự giàu có của tính hài hước, lối so sánh diễn đạt sinh động và giàu hình tượng. Thơ ca là sự nhịp nhàng cân đối các giai điệu, tiết tấu của ngôn ngữ. Thơ ca góp phần làm giàu vốn ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ thi ca của trẻ. Và kết quả của những lần học thơ ở trường, lớp còn làm cho trẻ cảm thấy hứng thú với ngôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật, yêu thích ngôn ngữ thơ ca và yêu thích đọc thơ. Từ đó, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành sở hữu của đứa trẻ. Văn học có vai trò to lớn trong sư phát triển ngôn ngữ của trẻ. Không chỉ là rèn luyện cho trẻ phát âm đúng mà quan trọng hơn cả là phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng cấu trúc câu và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Các tác phẩm truyện kể có vai trò to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật, ở trẻ nảy sinh thái độ sáng tạo ngôn ngữ, sáng tạo trong biểu cảm lời nói, ý thức nói lời hay, ý đẹp, hứng thú sáng tạo bài thơ, câu chuyện theo tưởng tượng chủ quan của mình, hình thành ở trẻ phong cách sống. Có thể nói, qua tác phẩm văn học, trẻ học được tiếng mẹ đẻ, thấy được sự phong phú của tiếng Việt. Ảnh hưởng của thơ truyện đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được diễn ra theo cơ chế “đồng nhất hóa - bắt chước”. Trẻ bắt chước các nhân vật trong truyện cổ tích, bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật “tí hon” trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi, thuộc những bài thơ của lứa tuổi mầm non. Chính sự đồng nhất hóa mình với các nhân vật yêu thích trong truyện cổ tích, truyện viết cho thiếu nhi, đọc, thuộc thơ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thơ - truyện, ca dao, đồng dao là phương tiện quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Song để phát huy được vai trò của thơ truyện, ca dao, đồng dao trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, người lớn - những nhà giáo dục cần phải có phương pháp giúp trẻ làm quen - cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong những vần thơ, những tình tiết câu chuyện của những tác phẩm thơ, chuyện để đưa chúng đến với trẻ, để làm giàu ngôn ngữ cho trẻ, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: * Đối với nhà trường: Ban giám hiệu và các cấp quản lý cần tạo điều kiện tổ chức cho giáo viên đi tham quan, dự giờ học tập các trường bạn ở trong và ngoài tỉnh. 12
  9. Đầu tư nhiều hơn nữa về kinh phí để mua sắm các trang thiết bị, cơ sở vật chất, tạo môi trường trong và ngoài lớp phong phú, đa dạng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chăm só giáo dục trẻ nói chung và lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nói riêng. * Đối với phòng giáo dục: Tổ chức nhiều hơn nữa các đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên môn về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ để giáo viên chúng tôi có điều kiện học hỏi kinh nghiệm. Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non” mà tôi đã thực hiện trong năm học 2018 - 2019. Rất mong được sự tham gia góp ý của các đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường cũng như hội đồng khoa học phòng giáo dục đào tạo Lệ Thủy để bản thân nâng cao hiệu quả trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 13