SKKN Kinh nghiệm rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ 18 - 24 tháng tuổi vui vẻ, mạnh dạn hơn tại Trường Mầm non 8 / 3 Nha Trang

doc 43 trang vanhoa 9211
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ 18 - 24 tháng tuổi vui vẻ, mạnh dạn hơn tại Trường Mầm non 8 / 3 Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_ren_ne_nep_trong_sinh_hoat_hang_ngay_giup_t.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Kinh nghiệm rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ 18 - 24 tháng tuổi vui vẻ, mạnh dạn hơn tại Trường Mầm non 8 / 3 Nha Trang

  1. MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục đích nghiên cứu. 2 3. Đối tượng nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu. 3 6. Kế hoạch nghiên cứu. 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Cơ sở lý luận. 3-5 2. Thực trạng. 5-7 3. Các biện pháp thực hiện 7-31 4. Hiệu quả 32 C. KẾT LUẬN 33-34 *Bài học kinh nghiệm 34 * Khả năng phát triển của đề tài 35 * Kiến nghị 35-36 Phụ lục 1 37 Phụ lục 2 38 Bài tập khảo sát 39-41 Tài liệu tham khảo 42 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG 43 0
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài a) Lí do về mặt lý luận Nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày là những hoạt động của trẻ hàng ngày như học tập, vui chơi, ăn, ngủ, rửa tay, lau mặt được thường xuyên diễn ra, trẻ được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, dưới sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của người lớn. Trẻ 18-24 tháng tuổi lần đầu tiên đến trường lớp, nên mọi thứ xung quanh trẻ đều rất mới lạ, bỡ ngỡ, trẻ dễ bị tổn thương về mặt tâm lý. Chính vì thế cô giáo là người luôn phải tạo cho trẻ sự gần gũi như là người mẹ thứ hai của trẻ, lớp học là ngôi nhà hạnh phúc chung mà trẻ cần được sự che chở, chia sẻ, gần gũi và yêu thương. Cô giáo luôn linh hoạt mềm dẻo, có sáng tạo và gần gũi trẻ, giúp trẻ có sự vui vẻ, tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. Mọi hoạt động hàng ngày phải được lập di lặp lại nhiều lần mới thành nề nếp. Tác động của cô giáo luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ, có những lúc cô phải quên mình là người lớn để nhập vai vào thế giới của trẻ, để cùng chơi với trẻ, là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng, đồng cảm tạo không khí thoải mái, cuốn hút trẻ, hướng dẫn trẻ làm theo yêu cầu của cô một cách tự nhiên, thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn. Vì vậy nếu chúng ta biết kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để chăm sóc, hướng dẫn, rèn luyện trẻ thì kết quả đạt tốt hơn. b) Lý do về mặt thực tiễn Trong thực tế, với một giáo viên mầm non, nhiều năm được phân công chăm sóc và giáo dục các cháu ở lứa tuổi nhỏ, là đầu vào của nhà trường. Bản thân tôi rất tâm huyết với nghề nuôi dạy trẻ. Tôi thấy ở độ tuổi này trẻ còn rất non nớt, nhưng đặc điểm sinh lý trẻ phát triển rất mạnh. Vì thế trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý. Bên cạnh đó ở độ tuổi này trẻ nắm bắt rất nhanh về những kiến thức, thế giới xung quanh. Nhưng những cái rất gần gũi và đơn giản trong 1
  3. sinh hoạt hàng ngày như: (Nề nếp, thói quen, kỹ năng tự phục vụ đơn giản dường như trẻ ít có). Trẻ ở lớp tôi, đa số được sự bao bọc, nuông chiều của ông bà, cha mẹ, chưa tách rời bố mẹ, gia đình nên khi mới nhập lớp, nhập trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của các cô giáo, thậm chí còn la khóc, không ăn, không ngủ, hoặc không tham gia vào mọi hoạt động có thể trẻ dường như không hoà nhập vào tập thể. Thậm chí đối với một số phụ huynh ít quan tâm và để ý hướng dẫn tận tình cho trẻ, và cho rằng trẻ ở tuổi này còn rất nhỏ, nên việc rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 18-24 tháng tuổi là chưa thật sự cần thiết. Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp, vui vẻ, mạnh dạn và thói quen trong sinh hoạt hàng ngày ngay những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ đến với cô giáo và các bạn. Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và mạnh dạn đưa ra đề tài “Kinh nghiệm rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ 18-24 tháng tuổi vui vẻ, mạnh dạn hơn tại Trường Mầm non 8/3 Nha Trang” 2. Mục đích nghiên cứu Rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 18-24 tháng tuổi, nhằm tạo cho trẻ có một thói quen, vui vẻ, mạnh dạn hơn khi đến lớp. 3. Đối tượng nghiên cứu Rèn nề nếp cho trẻ 18-24 tháng tuổi thông qua sinh hoạt hàng ngày 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: Tài liệu, tạp chí giáo dục, sách bồi dưỡng thường xuyên để giúp tổng hợp khái quát 1 số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài - Quan sát: Quan sát các hoạt động của học sinh, giáo viên, phụ huynh, từ đó tìm ra 1 số biện pháp tác động phù hợp - Thực hành và trò chơi: Cho trẻ thực hành các bài tập trò chơi do cô sưu tầm hoặc biên soạn cho phù hợp với các hoạt động rèn nề nếp cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày. 2
  4. - Trò chuyện, đàm thoại: Trao đổi kinh nghiệm đồng nghiệp, tuyên truyền để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 18-24 tháng tuổi - Thống kê số liệu: Trước tác động và sau tác động 5. Phạm vi nghiên cứu - Trẻ 18-24 tháng tuổi tại trường Mầm non 8/3 Nha Trang. 6. Kế hoạch nghiên cứu -Với đề tài này tôi nghiên cứu trong thời gian 5 tháng (Bắt đầu từ tháng 10/2016 đến hết tháng 3/2017) cụ thể: - Tháng 10/2016: Xác định đề tài, sưu tầm tài liệu, quan sát, khảo sát thực tế. - Tháng 11,12/2016 đến tháng 2/2017: Nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm. - Tháng 3/2017: Viết đề tài. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Cơ sở lí luận Giai đoạn trẻ 18- 24 tháng tuổi là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt. Trẻ rất dễ bị tổn thương về mặt tâm lý. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ, ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp: Theo tâm lí học trẻ em - Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Nhà xuất bản giáo dục: “Giáo viên mầm non giữ vai trò rất quan trọng và chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ em. Là người phát hiện năng khiếu ban đầu, định hướng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, uốn nắn, vun đắp tâm hồn trẻ em phát triển lành mạnh” Cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được an toàn, được yêu mến và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Như sách Tâm lý và giáo dục học trẻ em - Nhà xuất bản giáo dục đã viết: “Không có cấp học nào mà giữa người dạy và người học lại có mỗi quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết như cấp học mầm non”. Quan hệ của cô 3
  5. với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con. Vậy hoạt động sư phạm của cô giáo mầm non đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ. Hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non có định hướng, có mục đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ, có cảm tình, có hứng thú. Vì thế nghệ thuật chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hoà nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ, tạo cho trẻ sự gần gũi như là người mẹ thứ hai của trẻ, lớp học là ngôi nhà hạnh phúc chung mà trẻ cần được sự cởi mở, lôi cuốn, che chở, sẻ chia, gần gũi và thương yêu. Như thế mới giúp trẻ mạnh dạn, vui vẻ hơn, nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô khi đến lớp. Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt cá nhân. Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, trí lực, xu hướng, hứng thú. Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó các nhà giáo dục cũng thấy rằng về bản chất, phạm vi năng lực tiềm tàng của trẻ rộng hơn rất nhiều so với những gì chúng thể hiện ở lớp. Và để có thể làm bộc lộ năng lực tiềm ẩn này, trẻ cần có một môi trường học tập cho phép chúng được học tập mọi lúc, mọi nơi, học theo nhiều cách khác nhau. Để nuôi dưỡng trí thông minh là chăm sóc bảo vệ và kích thích trẻ trong quá trình sinh trưởng. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có kinh nghiệm học từ những ngày đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy sự nuôi dưỡng trí lực của trẻ có thể bắt đầu ngay sau khi trẻ sinh ra. Đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi rất nhiều sự âu yếm, kiên trì, hiểu biết về chăm sóc và dạy bảo của cha mẹ, ông bà và cô giáo. Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cơ thể duy nhất, do đó trẻ sẽ hành động trong một môi trường theo cách của mình. Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ có một tâm thế tốt khi đến lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ. Điều này giúp trẻ nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình. Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích 4
  6. giúp đỡ của người lớn. Đúng vậy, trong những năm qua ngành giáo đã có những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả tuyên truyền và giáo dục tại các trường Mầm non. Bên cạnh đó việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy giáo dục trẻ. Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt về nề nếp trong sinh hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật do đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới cho trẻ. Nếu trẻ không được rèn luyện nề nếp thì trẻ hay nhỏng nhẻo khóc nhè, khó vui vẻ và thích nghi với trường lớp, ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của trẻ, của lớp. Vì vậy cô giáo cần bồi dưỡng thói quen nề nếp tốt trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ từ nhỏ. Mọi hoạt động hàng ngày phải được lập di lặp lại nhiều lần mới thành nề nếp. Tác động của cô giáo luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ, có những lúc cô phải quên mình là người lớn để nhập vai vào thế giới của trẻ, để cùng chơi với trẻ, là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng, đồng cảm tạo không khí thoải mái, cuốn hút trẻ, hướng dẫn trẻ làm theo yêu cầu của cô một cách thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn. Vì vậy nếu chúng ta biết kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để chăm sóc trẻ thì kết quả tốt hơn. II. Thực trạng * Thuận lợi - Bản thân tôi đã qua nhiều năm chủ nhiệm lớp 18 - 24 tháng tuổi, tôi nắm rõ được tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này. Được sự quan tâm, giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ - Là một giáo viên, tôi luôn tích cực chịu khó, không ngừng học hỏi, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên thăm lớp dự giờ.Tích cực tham gia các buổi sinh hoạt đầy đủ, các chuyên đề về đổi mới của ngành học mầm non, trong đó có chuyên đề lễ giáo, chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng, hướng dẫn 5
  7. làm đồ dùng đồ chơi Thường xuyên soạn giáo án, tham khảo tài liệu về giáo dục mầm non và tham quan các trường bạn - Môi trường lớp học sạch sẽ, trường tôi nằm giữa trung tâm thành phố nên việc cập nhật thông tin nhanh, với những thông tin đổi mới qua các lớp tập huấn các chuyên đề trong năm học, bên cạnh đó trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ suốt nhiều năm qua. Luôn nhận được sự tin tưởng và quý mến của phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. * Khó khăn - Do đặc điểm sinh lý của lứa tuổi này còn quá nhỏ khả năng giáo tiếp về ngôn ngữ của trẻ và giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều trẻ chưa biết nói và nói chưa rõ - Trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà bố mẹ yêu thương chăm sóc. Lần đầu tới trường thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ xung quanh trẻ còn lạ lẫm, tránh né bạn, tính rụt rè, nhút nhát còn ở nhiều ở trẻ. Đôi lúc không chấp nhận sự giúp đỡ của cô giáo mà còn la khóc, không ăn, không ngủ, không chịu tham gia vào các hoạt động trong ngày - Việc tổ chức các hoạt động rèn luyện nề nếp, thông qua hoạt động trong ngày tại lớp chưa thực sự đạt hiệu quả cao, trẻ chưa hứng thú tham gia các hoạt động trong ngày, chưa có sự mạnh dạn, tự tin, và một số kỹ năng tự phục vụ đơn giản. Trẻ thực hiện nhiệm vụ chưa thực sự hưởng ứng và xuất phát từ trẻ, mà chủ yếu là từ người lớn làm và giúp trẻ. - Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi này trẻ còn nhỏ việc rèn nề nếp cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày chưa thật sự cần thiết. - Qua những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên, dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã khảo sát cháu lớp mình như sau: 6
  8. Bảng khảo sát đầu năm (30 trẻ) ST Số trẻ Tỉ lệ T Nội dung tham gia hoạt động của trẻ 1 Trẻ có thói quen nề nếp chào hỏi 8/30 27% 2 Trẻ có nề nếp giờ ăn, ngủ, vệ sinh 9/30 30% 3 Trẻ có nề nếp thu dọn đồ dùng đồ chơi 7/30 23% 4 Thói quen nề nếp học tập 8/29 27% 5 Trẻ vui vẻ, mạnh dạn đến lớp 14/30 47% III. Các biện pháp tiến hành Biện pháp 1. Rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ vui vẻ, mạnh dạn hơn Trẻ vui vẻ, mạnh dạn hơn khi được rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi. Hàng ngày, các trẻ đến lớp với các nội dung hoạt động: Giờ đón, trả trẻ, giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh, học tập vui chơi, mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ được rèn luyện. Đối với độ tuổi này, để đưa trẻ vào nề nếp và có thói quen đâu phải là chuyện dễ và đơn giản, không chỉ là ngày một ngày hai mà cả một thời gian dài và liên tục. Thực tế trẻ còn rất bé chưa có ý thức được như các anh chị lớn tuổi, điều này cũng là thử thách cho cô giáo. Muốn tạo cho trẻ có được thói quen thường xuyên, sự hứng thú ham muốn đến lớp, cô giáo phải thực sự là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, phải luôn nhẹ nhàng, gần gũi, yêu thương trẻ, coi trẻ như con của mình để uốn nắn trẻ. Ngoài ra, thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện trò chơi có nội dung nói về nề nếp thói quen, tôi cũng có thể lồng ghép đưa vào mọi lúc, mọi nơi phần nào giúp trẻ liên hệ tới bản thân mà ngoan hơn và biết vâng lời cô giáo hơn từ đó có thói quen nề nếp tốt hơn. 1.1. Chơi tập có chủ định Rèn nền nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày để trẻ vui vẻ, mạnh dạn khi đến lớp thông qua giờ chơi - tập có chủ định như: Nề nếp thói quen biết tập 7
  9. trung trước cô, về chỗ ngồi học, di chuyển hình thức ngồi, đứng học theo yêu cầu của cô, biết chú ý lắng nghe cô nói và trả lời được những câu hỏi đơn giản của cô. Bài tập 1: NDTT: NN-NH: “Đi nhà trẻ” NDKH: Trò chơi âm nhạc. “Chơi với nhạc cụ” * Mục đích: Trẻ biết về chỗ ngồi và lắng nghe, hưởng ứng khi nghe cô hát, trả lời câu hỏi đơn giản của cô, thích nghe nhạc, thích chơi với nhạc cụ; vui vẻ, thích thú khi đi học. * Chuẩn bị: Đĩa nhạc, đàn ogan, xắc xô, thanh gõ * Tiến hành: - Chơi với nhạc cụ - Cô dùng xắc xô tập trung trẻ. Vừa vỗ vừa hát: “Dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi, đi chơi, đi chơi”. Cô cho trẻ về chỗ ngồi. Cô giơ xắc xô và hỏi trẻ? + Cô có gì đây? + Xắc xô dùng để làm gì? - Cô nói cho trẻ biết: Xắc xô là một loại nhạc cụ khi vỗ phát ra âm thanh, dùng để vỗ đệm cho nhiều bài hát, để chơi rất là vui - Cô cho trẻ lấy xắc xô chơi, cô cho trẻ chơi vỗ mạnh, vỗ nhẹ theo yêu cầu của cô. - Tương tự cô xuất hiện thanh gõ và cho trẻ chơi với thanh gõ. Trong khi trẻ chơi cô hỏi trẻ đang chơi với nhạc cụ gì? Khuyến khích trẻ gõ theo cô. Cô nói: Đi nhà trẻ rất vui, được chơi nhiều đồ chơi. Nhạc sĩ Hoàng Kim Định đã sáng tác bài hát “Đi nhà trẻ”. Các con lắng nghe cô hát nhé * NN-NH: “Đi nhà trẻ” - Cô hát lần một cho trẻ nghe, hỏi trẻ: + Cô vừa hát bài gi? + Tác giả nào? - Ngoài xắc xô và thanh gõ cô còn có một loại nhạc cụ nữa cũng đệm cho nhiều bài hát rất hay. Cô cho trẻ tới đàn ogan, cho trẻ được sờ vào đàn. 8
  10. - Lần hai cô vừa đánh đàn vừa hát cho trẻ nghe kết hợp giới thiệu nội dung và tính chất bài hát. “ Bài hát nói về bé đi nhà trẻ rất là vui, được chơi rất nhiều thứ rồi mới về” Bài hát có giai điệu vui nhộn, dễ thương” - Cô mở băng đĩa và vận động minh họa cho trẻ xem, cô khuyến khích trẻ đứng lên nhún nhảy, đung đưa theo nhạc bài hát. - Cô giáo dục trẻ: Các con đi học rất là vui, được chơi với bạn và nhiều đồ chơi khác nhau, nên các con phải ngoan, biết vâng lời cô giáo, ông bà , ba mẹ. Như vậy hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non có định hướng, có mục đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có hứng thú. Cô giáo nên cân đối thời gian giao tiếp hằng ngày với trẻ, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của trẻ, lắng nghe và thường xuyên góp ý cho trẻ tiến bộ không chỉ trong giờ hoạt động có chủ đích. Trẻ nhỏ chưa có thới quen ngồi học, sự tập trung chưa cao, có thể xẩy ra nhiều tình huống không mong muốn như: “ Cô nói, hát, đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe nhưng trẻ chú ý đến sự vật khác, hoặc cô bảo trẻ làm cùng cô, thì trẻ không chịu mà làm theo ý trẻ, hoặc chạy ra ngoài, có thể trong giờ học nhớ mẹ nhỏng nhẻo khóc nhè, không chịu hợp tác cùng cô ” Với những tình huống này xẩy ra cô không mắng mỏ, quát nạt trẻ, tránh dùng những từ như “phạt”, “la trẻ” Bởi vì tính kỉ luật xuất phát từ mong muốn, sự tự giác của trẻ. Hãy tập cho trẻ từ từ có thói quen, nề nếp học tập, biết về chỗ ngồi học, nói với trẻ rằng cô giáo rất yêu thương trẻ. Khi trẻ cư xử sai, cô giáo không thích hành động của trẻ chứ không phải không thích bản thân trẻ. Đừng để trẻ hiểu lầm rằng, cô giáo luôn luôn ghét trẻ, không muốn trẻ làm điều này điều nọ mà phải giải thích tường tận cho trẻ hiểu.Trong hoạt động chơi tập có chủ định được tiến hành vào thời điểm buổi sáng. Cô nên sắp xếp tạo cho trẻ được tham gia chơi, tập có chủ định với các nội dung hoạt động khác nhau, các hoạt động phải có nội dung phát triển phù hợp và gây hứng thú với trẻ, đồ dùng đồ chơi đẹp, từ nhiều nguyên vật liệu để thu hút trẻ tham gia 9
  11. Rèn nền nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ thông qua hoạt động phát triển vận động thô, vận động tinh: Với những động tác, cách chơi đơn giản đơn giản giúp trẻ phát triển các nhóm cơ. Tập những bài tập vận động cơ bản như: “ Đi trong đường hẹp, đi chạy theo tín hiệu, bước qua vật cản, chơi với bóng, bò chui qua cổng ” Bài tập 2. Đi chạy theo tín hiệu * Mục đích: Trẻ chú ý lắng nghe cô nói, biết đi chạy theo tín hiệu của cô, trẻ biết khi đi chạy giữ thăng bằng, biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, không xô đẩy bạn, vui vẻ, tích cực, mạnh dạn tham gia vào hoạt động. * Chuẩn bị: Xắc xô, phòng học thoáng mát * Tiến hành: Cô cho trẻ nghe âm thanh của xắc xô, hỏi trẻ đoán xem đó là tiếng của nhạc cụ gì? Cô giới thiệu trẻ biết trò chơi “Đi, chạy theo tín hiệu” - Cô làm mẫu cho trẻ xem. Khi nghe xắc xô vỗ chậm thì đi, khi nghe xắc xô vỗ nhanh thì chạy. Cô đi, chạy theo tiếng xắc xô vỗ nhanh, vỗ chậm - Cô cho một trẻ thực hiện cho các bạn xem lại, sau đó cô luyện tập với nhiều hình thức tốp, nhóm. Trong khi trẻ luyện tập cô nhắc trẻ tthực hiện đúng động tác đi, chạy, chú ý lắng nghe tín hiệu của cô. Những lần tập sau cô thay đổi cho trẻ nghe âm thanh trống để thực hiện đi, chạy theo tín hiệu - Khi trẻ thực hiện thành thạo cho trẻ chơi thi đua, cô nâng yêu cầu của trò chơi. Như trong giờ hoạt động “Bé chơi với hoa, quả ” Cô tập cho trẻ nói về màu sắc của hoa, quả, vẻ đẹp của bông hoa để thu hút trẻ vào chơi với hoa, quả bằng nhiều hình thức: ( Nhặt hoa, quả, xâu hoa, quả, gắn hoa, quả, xếp hoa, quả ) Bài tập 3. Bé chơi với hoa * Mục đích: + Trẻ biết về chỗ ngồi học và chú ý lắng nghe cô + Biết nhặt hoa, gắn hoa, xâu hoa, xếp hoa + Vui vẻ mạnh dạn tham gia hoạt động * Chuẩn bị: Các loại hoa đủ màu có lỗ, dây xâu, cành cây 10
  12. * Tiến hành: Thu hút trẻ - Cô cho trẻ chơi “Gieo hạt” Cô nói và làm các động tác minh minh họa cho trẻ làm theo. (Gieo hạt, nảy mầm, 1 lá, 2 lá, 1 nụ, 2 nụ, 1 hoa, 2 hoa, gió thổi, cây đung đưa, gió thổi mạnh, hoa rụng, nhiều hoa ) Cho trẻ nhặt hoa rụng - Cô nói về màu sắc của những bông hoa, sau đó hướng dẫn trẻ chia làm nhiều nhóm chơi, nhóm chơi gắn hoa và cành lại với nhau để thành cây hoa, nhóm chơi xâu hoa, nhóm chơi xếp hình hoa Trong mọi hoạt động nào cô cũng đều tham gia chơi cùng trẻ, là người hướng dẫn, là người bạn học cùng trẻ, tập trẻ thói quen tập trung nghe cô nói, làm theo yêu cầu của cô, quen với những thủ thuật sư phạm của cô. * Với bài tập 1 khảo sát trẻ đạt và chưa đạt - Đạt: Trẻ biết về chỗ ngồi và lắng nghe, hưởng ứng khi nghe cô hát, trả lời câu hỏi đơn giản của cô, thích nghe nhạc, thích chơi với nhạc cụ; vui vẻ, thích thú khi đi học. - Chưa đạt: Trẻ chưa biết về chỗ ngồi học, chưa tập trung lắng nghe cô hát, chưa vui vẻ khi đi học 1.2. Hoạt động ngoài trời Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bởi thông qua đó, trẻ được rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, vui vẻ , tăng cường kỹ năng giao tiếp khi tham gia các hoạt động, vì trẻ được tiếp xúc với nhiều anh chị lớp mẫu giáo, gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được vui chơi, khám phá, thoả mãn trí tò mò của trẻ. Một lợi ích quan trọng của hoạt động ngoài trời là tăng cường kĩ năng giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ được tiếp xúc, làm quen, trò chuyện, trao đổi với các bạn trong lớp, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác. Đặc biệt trong giai đoạn bé đi nhà trẻ là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ hình thành, phát triển giao tiếp xã hội, phát triển về mặt tư duy, trí tuệ, thể chất và nhiều kĩ năng khác. Nếu không được tham gia các hoạt 11
  13. động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hòa đồng với bạn bè, với mọi người và thế giới xung quanh. Hoạt động ngoài trời giúp trẻ nhận biết và làm quen với môi trường và cuộc sống xung quanh Có thể nói, khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy thực chất là trẻ đang khám phá, học hỏi và là cơ hội phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình. Bên cạnh đó, các hoạt động này giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động, giúp trẻ tiêu hao năng lượng, do đó trẻ sẽ ăn ngon, ngủ ngon hơn, việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng khoái hơn, trẻ sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng hơn. Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn cho trẻ được quan sát, tham quan những đồ chơi trong sân trường, cây xanh, vườn cổ tích, các phòng làm việc, lớp học của các anh chị mẫu giáo Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như: “ Tìm về đúng nhà, gà trong vườn rau, bé góp vui Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, Nu na nu nống, Kéo cưa lừa xẻ, Chi chi chành chành, Tập tầm vông; Dung dăng dung dẻ; Cưỡi ngựa nhong nhong, Tập tầm vông ” Ở độ tuổi này cô giáo thường tham gia chơi cùng trẻ. Giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, hình thức chơi, đặc điểm của từng trò chơi, có thể sáng tác lời từng trò chơi để thu hút trẻ, từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi, cần phân nhóm trẻ và quan tâm đến từng cá nhân trẻ cá biệt, trẻ còn nhút nhát, không chịu chơi, hay còn sợ sệt để động viên khuyến khích trẻ tham gia hoạt động cùng các bạn, cùng cô. Bài tập 4. Tổ chức hoạt động ngoài trời Hoạt động có chủ đích: Quan sát đồ chơi trong sân trường * Trò chơi vận động: + Bé góp vui +Tìm về đúng nhà 12
  14. * Mục đích: Nhằm thay đổi trạng thái cho trẻ, tập trẻ làm quen với không khí thiên nhiên, tạo điều kiện để trẻ thỏa mãn nhu cầu vận động, củng cố mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ tên gọi và công dụng của các loại đồ chơi ngoài trời - Trẻ biết quan sát các đồ chơi, mạnh dạn tham gia vào các trò chơi vận động, trò chơi tự do và tạo ra được 1 số sản phẩm đơn giản - Trẻ vui vẻ, mạnh dạn, tích cực tham gia vào hoạt động, không tranh giành đồ chơi với bạn và biết vâng lời cô giáo * Chuẩn bị - Xắc xô, bóng, xốp, chong chóng, xe, thau nước, các loại vòng, tháp các bình tưới cây - Địa điểm: Sân sạch, thoáng mát để trẻ hoạt động * Tiến hành a) Dặn dò trẻ trước khi ra sân * Hôm nay ra sân chơi, đầu tiên cô và các con sẽ cùng nhau quan sát một số đồ chơi trong sân trường, tiếp theo cô sẽ cho các con cùng chơi 2 TCVĐ: + Bé góp vui + Tìm về đúng nhà - Cuối cùng các con sẽ được chơi tự do với các đồ chơi có sẵn trong sân trường và các đồ chơi cô đã chuẩn bị. Trong khi chơi các con phải vâng lời cô, không xô đẩy, tranh giành với bạn nhé - Cô cho trẻ ra sân chơi. b) Tổ chức cho trẻ hoạt động * Hoạt động có chủ đích - Quan sát bàn ghế Cô cùng trẻ quan sát bàn ghế trong sân trường Cô chỉ vào từng đồ dùng và hỏi trẻ? + Đây là cái gì? + Dùng để làm gì? Cuối cùng cô khái quát: Đây là cái bàn, ghế, được làm bằng đá cứng, bàn dùng để sách vở, đồ ăn, đồ chơi ghế dùng để ngồi rất là thích 13
  15. * Trò chơi vận động - Bé góp vui +Cách chơi: Cô và trẻ vừa hát vừa làm các động tác minh họa cho lời bài hát để trẻ làm theo: (Bé góp vui xin vỗ đôi tay, xin vỗ đôi tay - vỗ vỗ vỗ. Bé góp vui xin vỗ đôi chân, xin vỗ đôi chân - vỗ vỗ vỗ Bé góp vui xin cười ha ha, xin cười ha ha – ha ha ha ) + Luật chơi: Nếu trẻ nào làm minh họa không đúng với lời hát của cô cho trẻ chơi lại - Tìm về đúng nhà - Cách chơi: Cô vẽ mô hình một ngôi nhà, cô và trẻ cùng đi chơi, vừa đi vừa hát: (Đi chơi đi chơi, nào các bạn ơi! Cùng đi chơi nhé, dạo quanh sân trường, trời tối rồi về nhà ngủ). Cô và trẻ chạy nhanh về nhà giả vờ ngủ - Luật chơi : Nếu hát đến câu, "Trời tối rồi về nhà ngủ" mà trẻ nào chưa chạy về nhà ngủ thì trẻ đó cô cho trẻ chơi lại * Chơi tự do - Cô cho trẻ chơi những đồ chơi có trên sân trường, và giới thiệu thêm 1 số đồ chơi cô đã chuẩn bị sẵn (Bóng, xốp, xe, chong chóng, lá, thau nước, cát khô, cát ướt, bình tưới cây, tháp, vòng ) - Trong khi trẻ chơi cô bao quát và tham gia cùng chơi với trẻ, gợi ý, hướng dẫn cho trẻ chơi và tạo ra sản phẩm. * Kết thúc - Cuối giờ cô tập trung trẻ lại tuyên dương và nhận xét * Với bài tập 4 khảo sát trẻ đạt và chưa đạt: - Đạt: Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động, biết quan sát các đồ chơi, mạnh dạn tham gia vào các trò chơi vận động, trò chơi tự do và tạo ra được 1 số sản phẩm đơn giản. Trẻ vui vẻ, mạnh dạn, tích cực tham gia vào hoạt động, không tranh giành đồ chơi với bạn và biết vâng lời cô giáo. - Chưa đạt: Trẻ còn rụt rè chưa chịu ra sân hoạt động cùng cô và các bạn, chưa chịu tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức 1.3. Hoạt động góc 14
  16. Trẻ Mầm non nói chung và trẻ 18 - 24 tháng tuổi nói riêng đến lớp trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức: “Học mà chơi, chơi bằng học”, học ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của việc rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày để trẻ vui vẻ và mạnh dạn hơn thì bản thân tôi không ngừng sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có để trang trí lớp, các góc chơi, làm đồ dùng, đồ chơi đảm bảo tính thẩm mĩ, sáng tạo hấp dẫn, đảm bảo tính an toàn, màu sắc rực rỡ thu hút trẻ, gần gũi với môi trường xung quanh trẻ, sử dụng hợp lí, phù hợp với nội dung, với độ tuổi. Đồ dùng, đồ chơi sắp xếp gọn gàng, vừa tầm với trẻ dễ thu hút trẻ vào các hoạt động một cách thoải mái và vui vẻ. Trẻ mới đến lớp đang còn khóc vì nhớ bố, mẹ, nhớ người thân tôi có thể bế trẻ đến các góc thư viện cho trẻ xem tranh vẽ cảnh cô và các bạn đang xếp nhà cho búp bê. Để trẻ tập trung vào xem tranh mà quên đi nỗi nhớ nhà thì tôi có thể đàm thoại với trẻ, chỉ vào hình ảnh và nói với trẻ: “Ôi ! Tranh đẹp quá, tranh vẽ về ai đây? Còn đây là ai? Cô giáo và các bạn đang làm gì? Con thấy các bạn chơi có vui không? Bây giờ, cô và con qua góc xây dựng cùng chơi xếp nhà cho em búp bê nhé!” Hoặc cô bế trẻ tới góc âm nhạc dỗ trẻ nín bằng cách cho trẻ nghe các âm thanh phát ra từ nhạc cụ, chơi những dụng cụ âm nhạc như: Gáo dừa, xúc xắc, trống, thanh gõ Từ việc chú trọng đến đồ dùng, đồ chơi trang bị cho trẻ hoạt động trong ngày giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích cực, tạo cho trẻ có giờ hoạt động sinh động hơn và hứng thú hơn. Đây cũng là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng tham gia hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn Muốn giờ hoạt động góc trong ngày đem lại hiệu quả cao, giúp trẻ vui vẻ, tự tin và hứng thú thì cô giáo hãy cho trẻ được quyền lựa chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn góc chơi của mình, chứ không phải cô giáo ép trẻ phải chơi ở góc này, trẻ khác phải chơi ở góc khác. Kỷ luật không phải là trò chơi tranh giành quyền lực nên không cần đặt ra vấn đề thắng hay thua. Cô giáo mong trẻ nghe lời, thực hiện một cách tự giác những kỷ luật đã được đặt ra, thì cũng cần cho trẻ được nói ra những bất đồng hoặc ý kiến riêng của trẻ. Kể cả khi 15
  17. trẻ gây ra lỗi gì đó, hoặc đang chơi ở góc này chạy tới góc khác khi thấy bạn chơi một đồ chơi mới và đẹp. Hãy cho trẻ cơ hội giải thích lý do, việc của cô giáo sau đó là phân tích nhẹ nhàng cho trẻ hiểu để trẻ chấp nhận mà vẫn vui vẻ. Khi trẻ đã lựa chọn cho mình một góc chơi cô vừa hướng dẫn và chơi với trẻ Trẻ rất muốn được tự do hoạt động mà không muốn ai nhắc nhở, nhưng trẻ chơi theo cách riêng của trẻ, có trẻ hiếu động chơi xong là phá hay không đạt đến mục đích chơi. Chính vì vậy để trẻ thực hiện các quy định, nguyên tắc là một điều hết sức khó khăn, đòi hỏi cô giáo phải kiên trì hướng dẫn thật nhẹ nhàng, rõ ràng, cụ thể, không nên nóng vội và đặc việt là phải tham gia chơi cùng trẻ. Ví dụ: Trẻ đang chơi xếp hàng rào cho vườn rau, nhưng có những trẻ cứ muốn đưa hàng rào đi chỗ khác không cho bạn xây. Cô nhập vai chơi cùng trẻ, cô nói: “Các bác xây hàng rào xong chưa?, vườn rau muốn được tươi tốt không bị gà chui vào ăn thì các bác phải xây kín nhé, nếu hở ra là gà chui vào ăn đấy”. Khi đó trẻ sẽ tự thấy cô nói là đúng và mau chóng xây kín hàng rào mà không cần suy nghĩ. Tập và chỉ cho trẻ biết được tên gọi từng góc chơi, mỗi góc có đồ dùng, đồ chơi và cách chơi riêng, từ đó trẻ sẽ tự lựa chọn theo ý thích của trẻ, cô nên khuyến khích trẻ thay đổi các góc chơi để tránh sự nhàm chán, và khi chơi với bạn không tranh dành đồ chơi của bạn, không lấy đồ chơi góc này bỏ vào góc khác Với trẻ rất muốn được tự do hoạt động mà không muốn ai nhắc nhở, nhưng trẻ chơi theo cách riêng của trẻ, có trẻ hiếu động chơi xong là phá hay không đạt đến mục đích chơi. Chính vì vậy để trẻ thực hiện các quy định, nguyên tắc là một điều hết sức khó khăn, đòi hỏi cô giáo phải kiên trì hướng dẫn thật nhẹ nhàng, rõ ràng, cụ thể, không nên nóng vội và đặc biệt là phải tham gia chơi cùng trẻ. Vậy muốn mọi hoạt động trong ngày đem lại hiệu quả cao, giúp trẻ vui vẻ, tự tin và hứng thú thì giáo viên hãy cho trẻ được quyền lựa chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Bài tập 5. Trẻ hoạt động góc ( Bé làm người lớn) 16
  18. * Mục đích: Rèn trẻ sự mạnh dạn lựa chọn góc chơi, Biết làm theo sự chỉ dẫn của cô, thể hiện được vai chơi của mình, vui vẻ khi chơi với bạn. Trẻ biết chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn. Thông qua hoạt động, trẻ biết được một số công việc khác nhau qua các vai chơi. * Chuẩn bị: - Đồ chơi nấu ăn: lò, nồi, chảo, ấm, rổ, sữa, giường, tủ, bàn ghế - Búp bê các loại - Các loại rau, củ, quả - Cá, tôm, cua bằng nhựa - Các con vật nuôi trong gia đình bằng xốp bitis, bằng giấy * Tiến hành: Cô tiến hành cho trẻ hoạt động sau khi trẻ chọn góc chơi. Nếu trẻ không tự chọn cô gợi ý và hướng dẫn trẻ. - Chơi trò chơi mẹ con, tập làm chị, cô bán hàng - Cô gợi ý để trẻ tự chọn vai chơi và tập cho trẻ cách thức chơi. Trong khi trẻ chơi cô quan sát, gợi ý mở rộng nội dung chơi cho trẻ, giúp trẻ thể hiện mối quan hệ giữa các vai chơi. Ví dụ: Cô đặt câu hỏi: + Mẹ đi chợ mua được một số con vật gì? Cô giả vờ tiếng khóc của em búp bê. Em búp bê đã đói và buồn ngủ rồi, bây giừo cac con hãy cho búp bê uống sữa và ru búp bê ngủ + Con đang làm gì? (Cho búp bê ăn gì) + Cô hướng dẫn cho trẻ bế em búp bê và ru em ngủ, vừa ẩm đung đưa vừa hát “ à ơi, à ơi ). Nếu trẻ chưa thể hiện được vai chơi thì cô gợi ý trẻ thể hiện đúng vai chơi của mình. Cô cùng chơi với trẻ 1.4. Giờ đón, trả trẻ Như chúng ta đã biết: Trẻ ở độ tuổi 18 - 24 tháng chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ yêu thương của người mẹ vì thế trẻ mang đến trường, đến lớp một tâm trạng vừa bỡ ngỡ lạ lẫm, vừa lưu luyến nhớ gia đình. Thậm chí có trẻ còn sợ hãi khóc lóc, la hét, không ăn, không ngủ Vì tuổi này trẻ còn rất bé, rất thích được yêu thương vỗ về và sống nhiều về tình cảm. Vì vậy rất cần sự âu yếm, nhẹ nhàng của cô giáo nhất là những ngày đầu trẻ mới nhập lớp, cô phải làm sao để 17
  19. trẻ có thể cảm nhận sự ấm áp khi cô ẫm bế trẻ, được nguồn hạnh phúc, được an toàn, được quan tâm và được yêu mến. Có thể coi là một thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Tình cảm của cô đối với trẻ giầu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, quên mình là người lớn để mình thực sự là người bạn chơi, đồng hành cùng trẻ trong suốt thời gian trẻ ở với cô giáo. Khi trẻ có thói quen, cảm thấy thích thú đi học, cảm tình, có hứng thú với cô. Cô giáo có thể sử dụng nghệ thuật sư phạm của mình để thu hút, lôi cuốn trẻ. Tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn. Như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ hơn khi đến trường, lớp. Để trẻ mới đi học quen được với nề nếp chào hỏi khi đến lớp và khi ra về. Cô phải trao đổi với phụ huynh về lịch sinh hoạt trong một ngày của trẻ ở lớp và yêu cầu phụ huynh cùng phối hợp với cô. Khi trẻ đến lớp, cần nhắc nhở trẻ ạ cô, chào cô, sau đó chào ba mẹ để vào lớp. Nếu trẻ la khóc cô không vội vàng bế trẻ vào ngay mà trò chuyện với trẻ, hoặc chỉ tới một bức tranh hay đồ chơi nào đó giúp thu hút trẻ, để trẻ đỡ khóc hoặc hết khóc cô mới bế trẻ vào tới bức tranh hay đồ chơi đó cho trẻ xem tiếp. Trẻ nín khóc, hay vẻ mặt vui vẻ cô vỗ tay tuyên dương và mời các bạn cùng khen ngợi trẻ. Khi ba mẹ đón cô nhắc nhở trẻ phải biết chào ba mẹ, tạm biệt cô và các bạn để ra về. Bên cạnh đó rèn luyện nề nếp chào hỏi không chỉ thông qua giờ đón, trả trẻ mà còn rèn cho trẻ có thói quen chào hỏi, khi có người lớn, hay bắt cứ người nào khác tới lớp mình. Rèn trẻ thói quen biết chào hỏi còn thông qua các bài hát như: (Đi nhà trẻ, bé ngoan, lời chào buổi sáng; Thông qua bài thơ: Miệng xinh, chào, cô và cháu; Hoặc thông qua câu chuyện: Cháu chào ông ạ! ), qua các bài tập: Cô tận dụng những cơ hội phù hợp để nhắc lại và khen trẻ kịp thời, không những khen những trẻ đi học ngoan, không khóc nhè, mà còn khen trẻ đi học 18
  20. đúng giờ, mặc quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch đẹp. Biết ạ, chào cô, vui vẻ khi đến lớp, không đòi quà Thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện và mọi lúc mọi nơi, cũng có thể giúp trẻ có thói quen nề nếp tốt hơn hoặc cô không nên chê trẻ trước tập thể lớp mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với trẻ về một số nề nếp chưa tốt, hay trong lớp còn một vài cháu hay nhõng nhẽo không nghe lời cô do sự nuông chiều của ông bà, bố mẹ tôi dựa vào lúc có điều kiện, trong giờ hoạt động nào đó mà trẻ có thể học tập, bắt chước. Tôi đã tranh thủ cơ hội đó để thay đổi trẻ bằng mọi hình thức. Từ sự giúp đỡ của cô giáo mà tính nhõng nhẽo của trẻ mất dần. Được cô giáo tạo điều kiện giúp đỡ, do được rèn luyện mà trẻ đã thực sự hoà nhập vào nề nếp, khuôn khổ của tập thể lớp một cách thoải mái, dễ dàng và tự tin. Bài tập 6. Chào cô, chào bạn * Mục đích: - Tập trẻ làm quen với sự chỉ dẫn của người lớn, tập giao tiếp chào hỏi * Chuẩn bị: Búp bê, tình huống cô giáo lớp mẫu giáo tới thăm lớp * Tiến hành: - Cô nói: Hôm nay bạn búp bê tới thăm lớp mình, cô lấy hai tay búp bê vòng lại trước ngực và nói: “Chào cô” và quay lại “chào các bạn ” Vậy các con chào bạn búp bê đi nào. “ Chào bạn búp bê, chào bạn búp bê ” Cô tập cho trẻ nhiều hình thức tốp, nhóm, cá nhân cùng chào bạn búp bê - Cô động viên khen ngợi trẻ, cô cho trẻ chào bạn búp bê vài lần. Xuất hiện tình huống cô giáo tới lớp. Cô nói: “ Chào cô” Trẻ bắt chước chào cô, nếu trẻ nào không nói rõ thì cô tập cho trẻ vòng tay lại và cúi đầu chào, hoặc “ạ”, hoặc khi cô giáo ra về cô tập cho trẻ đưa tay lên vẫy “tạm biệt” cô - Giáo dục trẻ: Các con phải ngoan, biết chào cô khi tới lớp, tạm biệt ba mẹ, và chào ba mẹ khi đi học về và tạm biệt cô, tạm biệt bạn. Chào khi có khách tới lớp nhé. 19
  21. 1.5. Giờ ăn, ngủ, vệ sinh a) Giờ ăn Rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày thông qua việc tổ chức giờ ăn uống cho trẻ, giúp trẻ vui vẻ và mạnh dạn hơn khi đến lớp Ăn uống là nhu cầu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Hằng ngày cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng và uống đủ nước. Tùy từng độ tuổi mà chế độ ăn uống phù hợp. Cần hướng dẫn cho trẻ ăn uống hợp lý, ăn đúng giờ, đảm bảo vệ sinh và tạo bầu không khí thoải mái vui vẻ khi trẻ ăn sẽ tạo cho trẻ có cảm giác ăn ngon miệng và muốn được ăn khi đến bữa. Đồng thời tập cho trẻ có thói quen ăn thức ăn đa dạng về khẩu vị và chất dinh dưỡng, không kén chọn thức ăn, nhằm tăng cường sức khỏe cho trẻ. Rèn cho trẻ có thói quen ngồi ngăn ngắn vào bàn ăn. Mặc dù trẻ nhỏ chưa biết tự xúc ăn. Song cô giáo cần tập cho trẻ sớm có thói quen, tự xúc cơm trong khi ăn, Cô nên cho trẻ làm quen với tên gọi của các món ăn, các loại thực phẩm (Thịt, cá, trứng, sữa, đậu, rau ) bằng cách nói chuyện về thức ăn mà trẻ đang ăn như: Con ăn món gì? Thức ăn gì? Đồng thời chú ý dạy trẻ biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, trong khi ăn không để rơi, vãi thức ăn, không cười đùa, không xúc sang bát của bạn, không làm rơi bát, muỗng, khuyến khích trẻ ăn hết suất. Với độ tuổi này trẻ còn nhở nên khi tới giờ ăn có rất nhiều tình huống xẩy ra. Trẻ có thể khóc, buồn ngủ, nhất định không chịu ăn, thấy cơm đã buồn ói Cô không nóng vội mà hãy tập luyện trẻ làm quen từ từ, đặc biệt không ép trẻ. Trẻ nào khó quá không chịu ăn, hoặc ói cô có thể ẩm bế trẻ, tặng trẻ một đồ chơi để trẻ nín khóc, quên đi buồn ói, vừa ăn vừa chơi, hoặc xếp trẻ ngồi gần bạn ăn giỏi để trẻ bắt chước ăn theo bạn. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo luôn tôn trọng và hoan nghênh, yêu thương trẻ, quan tâm đến các biểu hiện cá nhân của chính mình, thì trẻ sẽ tự tin hơn, thích thú và nhanh quen hơn. Sau khi trẻ ăn xong cô rèn cho trẻ có thói quen biết cất bát và muỗng vào rổ 20
  22. Ví dụ: Cô nhìn thấy trẻ đang bỏ bát, muỗng vào rổ cô khen trẻ “Con giỏi lắm”, trẻ rất thích, cô có thể nói con lấy khăn lau miệng và cầm ly uống nước, uống không làm đổ ra áo quần, và sàn nhà, con cất ghế nữa nhé Trẻ sẽ làm với khả năng của trẻ, có thể trẻ không hoàn thành được công việc nhưng trẻ vẫn cảm thấy vui vẻ và hứng thú. Khi có được sự tự tin, trẻ tự thấy hài lòng và hãnh diện với suy nghĩ “Mình đã làm được điều gì đó một mình”. Niềm vui sướng này sẽ giữ mãi trong suy nghĩ của trẻ, có thể chiều mẹ đón hay tối về nhà trẻ sẽ kẻ lại cho ba mẹ nghe việc trẻ đã tự làm được, tuy diễn đạt của trẻ chưa rõ ràng, ba mẹ chưa hiểu con mình nói gì, làm được gì Nhưng đó cũng là niềm hạnh phúc, vui sướng và tin tưởng khi gửi con em mình. Việc rèn luyện không chỉ bằng lời nói, hay chỉ dẫn mà còn thông qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện rèn luyện cho trẻ thói quen khi ăn, uống, đúng giờ, tạo cho trẻ cảm giác ăn uống ngon miệng và ăn hết xuất Ví dụ: Bài thơ: Giờ ăn. “Đến giờ ăn cơm Vào bàn bạn nhé Nào thìa, bát, đĩa Xúc cho gọn gàng Chớ có vội vàng Cơm rơi, cơm vãi” Ngoài ra còn một số bài hát: “Giờ ăn đến rồi”, câu chuyện “ Giờ ăn của bé” Bài tập 7. Tổ chức bữa ăn * Mục đích: - Tập trẻ có thói quen, nề nếp với giờ ăn, chế độ ăn cơm và các loại thực phẩm khác nhau - Tập ngồi vào bàn ăn, cầm thìa xúc ăn, vệ sinh văn minh trong ăn uống - Biết mời cô và các bạn trước khi ăn, không nói chuyện, không chọc phá bạn, không bốc thức ăn, không làm rơi vãi thức ăn - Trẻ ăn uống điều độ, ăn hết suất. 21
  23. * Chuẩn bị: Bàn ghế, chén muỗng, thức ăn cho trẻ - Phòng ăn sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ - Bàn ăn vừa tầm với trẻ, ghế, bát, thìa đủ cho trẻ, và ( dư vài cái ) . - Đĩa đựng thức ăn rơi, đĩa đựng khăn lau tay. - Mỗi trẻ một yếm ăn, khăn lau mặt được giăt sạch và có kí hiệu riêng của từng trẻ ( dư vài cái khăn trắng ) - Một khăn lau bàn, một khăn lau tay, giấy vệ sinh - Hai cái thau,một thau đựng khăn sạch, một thau đựng khăn bẩn . - Cốc uống nước cho trẻ sau khi ăn - Đầu tóc, quần áo của cô và trẻ gọn gàng * Tiến hành: Bước 1: Cô lau phòng sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ đẩy đủ, sắp xếp bàn ghế thuận tiện cho việc tổ chức bữa ăn . - Cô cho trẻ đi vệ sinh, lau mặt, rửa tay, cô lấy yếm đeo cho trẻ - Cho trẻ ngồi vào bàn ăn, cô phân nhóm trẻ ăn chậm, kén chọn thức ăn ngồi ăn bạn ăn giỏi để trẻ bắt chước ăn giống bạn. (Nếu trẻ quấy khóc không chịu ngồi thì cô dỗ trẻ nín động viên trẻ ngồi vào bàn ăn) * Cô chia cơm : - Cô chia đều thức ăn mặn trước, cô đánh tơi cơm chia đều ra các bát trộn đều cơm và thức ăn (để thừa 1, 2 bát để trẻ có nhu cầu ăn thêm hoặc trẻ ói cho ăn ) * Cô thử độ nóng của thức ăn - Trước khi cho trẻ ăn cô phải thử độ nóng của thức ăn bằng cách: Áp lòng bàn tay vào bát nếu thấy ấm vừa thì cho trẻ ăn Bước 2: * Cô giới thiệu món ăn - Cô giới thiệu tên món ăn và chất dinh dưỡng có trong món ăn, cô nhắc trẻ mời cô và các bạn cùng ăn hoặc (tập trẻ nói theo cô) 22
  24. - Đối với những trẻ biết tự xúc ăn: Cô nhắc trẻ tự cầm thìa xúc ăn, cầm thìa tay phải và động viên trẻ ăn hết suất, không nói chuyện, chọc bạn, làm rơi vãi cơm - Đối với những trẻ chưa biết xúc ăn hoặc chưa xúc thành thạo, ăn chậm thì cô ngồi gần trẻ, xúc cho trẻ ăn, cô xúc thìa vơi, gọn miệng, cho trẻ ăn hết miếng này rồi mới xúc tiếp miếng khác, tạo cho trẻ cảm giác ăn rất ngon miệng và ăn hết suất. - Trẻ quấy khóc, không chịu ăn, buồn ngủ cô không ép trẻ ăn liền, có thể cô ẩm trẻ lên và trò chuyện với trẻ, hoặc cho trẻ một đồ chơi, hay chỉ tới bức tranh đẹp, lau mặt cho trẻ để trẻ quên đi buồn ngủ, hay khóc nhè rồi từ từ dỗ dành trẻ ăn - Nếu trẻ đái dầm, ỉa đùn thì cô rửa, phải thay ngay đồ cho trẻ rồi tiếp tục cho trẻ ăn Sau khi ăn xong cô nhắc trẻ uống nước, tự cất bát, thìa. cô lau mặt lau tay cho trẻ. - Khi trẻ ăn xong bát thứ nhất (thức ăn mặn và cơm) cô chia tiếp bát cơm và canh cho trẻ ăn . - Trong quá trình trẻ ăn cô cần bao quát, nhắc nhở, động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất, tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, hào hứng khi đến giờ ăn, nhắc nhở trẻ không nói chuyện, không bốc thức ăn và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra - Cô luôn luôn quan tâm, động viên và khen ngợi trẻ, cố gắng ăn hết suất * Bước 3: Ăn xong trẻ biết tự để chén bát vào đúng nơi qui định, cô giúp trẻ cởi yếm, lau mặt rửa tay, sau đó trẻ tự đi lấy nước uống - Cô cho trẻ đi vệ sinh sau đó cho trẻ vào lớp. - Cô thu dọn phòng ăn sạch sẽ, gọn gàng, lau bàn, rửa bát, thìa, giặt khăn * Với bài tập 7 khảo sát trẻ đạt và chưa đạt: * Đạt: Trẻ biết ngồi vào bàn ăn ngay ngắn khi đến giờ ăn, biết mời cô và bạn, không chọc hay nói chuyện với bạn, không nhỏng nhẻo khi ăn, không kén 23
  25. chọn thức ăn, biết cầm thìa bằng tay phải để xúc cơm ăn, không làm rơi vãi thức ăn. * Chưa đạt: Trẻ chưa ngồi vào bàn ăn ngay ngắn, chưa biết mời cô và bạn, còn làm rơi vãi thức ăn b) Giờ ngủ Rèn nề nếp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và vui vẻ thông qua việc tổ chức giờ ngủ cho trẻ. Giấc ngủ của trẻ ở độ tuổi này đóng vai trò rất quan trọng, trẻ được ngủ đúng giờ, đủ giấc, giấc sâu thì sẽ góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì nếu trẻ được ngủ ngon khi thức dậy trẻ rất vui vẻ, nhanh nhẹn và hào hứng để tham gia vào các hoạt động khác. Còn trẻ ngủ không đủ giấc, giấc không sâu thì sẽ làm cho cơ thể của trẻ mệt mỏi, nhăn nhó, cấu gắt, nhỏng nhẻo và không chịu tham gia vào hoạt động tiếp theo của cô. Tôi đã nắm được tầm quan trọng đó vậy tôi cần tập cho trẻ ngủ đúng giờ, để tạo phản xạ có điều kiện cho việc hình thành thói quen ngủ nhanh và ngủ sâu giấc của trẻ. Trong khi trẻ ngủ cần giữ yên tĩnh và phòng ngủ phải đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, phải sạch sẽ, khô ráo, nệm gối, mùng đầy đủ cho trẻ Có như vậy trẻ mới ngủ đủ và ngon giấc. Trẻ khó ngủ cô cho trẻ nằm riêng để không ảnh hưởng đến trẻ khác. Cô vồ về nhẹ nhàng với những lời hát ru, dân ca, hoặc đọc bài thơ cho trẻ nghe và cần kết hợp với gia đình giúp trẻ có thói quen tốt khi ngủ. Bài thơ: Giờ đi ngủ 1. “Giờ đi ngủ Giờ đi ngủ Em lên nằm Nằm thẳng im Hai mắt nhắm Ngủ đi em Ngủ cho ngoan Chiều mẹ đón” Bài thơ: Giờ đi ngủ 2. “Vào giường đi ngủ 24
  26. Không nghịch đồ chơi Không gọi bạn ơi! Không cười khúc khích Không ai tinh nghịch Giơ chân, giơ tay Phải nằm cho ngay Mắt thì nhắm lại” Tập trẻ thói quen với giờ ngủ, ngủ một giấc, quen với bản nhạc của nhà trường “Chú chim xinh xinh gõ cửa nhà em, hỏi thăm bạn nhỏ thức dậy chưa nào! ” là tất cả trẻ cùng thức dậy Với giờ ngủ không chỉ rèn cho trẻ có thói quen ngủ ngon, ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe mà còn rèn luyện cho trẻ những kỷ năng tự phục vụ đơn giản như: Trẻ tự vào nằm đúng nệm, gối của mình, ngủ một giấc sâu, trẻ cùng cô chuận bị phòng ngủ, xếp nệm, gối thẳng, gọn gàng, và thu dọn gối nệm lên kệ ngăn nắp khi ngủ dậy. Với những việc làm tuy đơn giản nhưng đã giúp trẻ có một nề nếp, thói quen, tạo sự vui vẻ, tự tin và hứng thú của trẻ khi ham muốn đến trường lớp. Bài tập 8. Giờ đi ngủ * Mục đích: Biết làm theo chỉ dẫn của cô, rèn có thói quen với giờ ngủ ở lớp, ngủ một giấc, giấc sâu, nằm đúng nệm gối của mình * Chuẩn bị: Phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo ấm vào mùa đông, mát về mùa hè. Gối nệm đủ cho trẻ, mùng, đĩa hát ru, dân ca * Tiến hành: Cô cho trẻ đi vệ sinh và kiểm tra trang phục của trẻ, nếu trẻ nào mặc đồ dày, cứng cô thay đồ cho trẻ, cởi dây buột tóc cho trẻ gái, rồi mới cho trẻ vào nệm nằm, cô đọc bài thơ “ Giờ đi ngủ” cho trẻ nghe, kết hợp cô mở nhạc hát ru cho trẻ nghe, cô đến từng trẻ và hướng dẫn trẻ nằm đúng nệm gối của mình, sửa tư thế nằm cho trẻ, cô nhắc trẻ không được nói chuyện, gác chân lên bạn, không chọc bạn , cô kiểm tra tay, túi áo quần trẻ có đồ vật, hay đồ chơi không. Những trẻ khóc nhè hay khó ngủ cô không bắt trẻ ngủ ngay mà cô 25
  27. cho trẻ nằm riêng để khỏi ảnh hưởng đến trẻ khác, cô có thể bế, vỗ về trẻ, hát ru cho trẻ nghe, để tạo cho trẻ sự ấm áp và thương yêu như mẹ của mình. Khi trẻ ngủ cô đi lại nhẹ nhàng để trẻ ngủ. * Với bài tập 8 khảo sát trẻ đạt và chưa đạt * Đạt: Trẻ có nề nếp, biết tự đi ngủ theo hướng dẫn của cô, ngủ đủ giấc, nằm đúng gối nệm của mình * Chưa đạt: Chưa có nề nếp, không chịu ngủ, nằm không đúng nệm gối của mình Bài tập 9. Tập xếp nệm, gối * Mục đích: Trẻ biết làm theo lời chỉ dẫn của cô, bước đầu trẻ làm quen cách sắp xếp nệm, gối gọn gàng sau giờ ngủ dạy * Chuận bị: Phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, nệm, gối đủ cho trẻ * Tiến hành: Cô nói: Hàng ngày khi ngủ dạy chúng ta phải xếp các đồ dùng gọn gàng thì phòng lớp sẽ sạch sẽ hơn. Cô làm mẫu trước cho trẻ xem: Đặt chiếc nệm nằm sát cạnh tường sao cho chiếc nệm thẳng, không bị nhô lên, cô lấy cái nệm tiếp theo chồng lên cái nệm vừa xếp, cứ như thế cô xếp cái nệm này chồng lên cái nệm kia sao cho thẳng ( Vừa làm cô vừa giải thích cho trẻ hiểu để trẻ bắt chước làm giống cô) Cô cho trẻ thực hành với cô, cô tập cho trẻ xếp nệm hàng ngày. Tương tự cô hướng dẫn trẻ xếp gối cho gọn gàng, đúng nơi quy định c) Vệ sinh Rèn thói quen vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho trẻ nhằm giúp trẻ tránh khỏi những bệnh tật, cơ thể phát triển khỏe mạnh và vui vẻ hơn. Với độ tuổi này lần đầu tiên đến trường tất cả còn bỡ ngỡ. Sự tâp luyện của phụ huynh chưa cao, chưa có thói quen rửa tay, đưa tay vào nước còn sợ, lau miệng sau khi ăn xong, một số trẻ đi học còn mang tã, chưa quen đi vệ sinh với bô, toa lét Vì vậy trẻ đi vệ sinh còn bừa bãi, chưa đúng giờ. Bước đầu cô rèn cho trẻ cách ngồi bô, trẻ lớn hơn đi vệ sinh trong toa lét, khi trẻ quen dần tập trẻ gọi cô khi vệ sinh xong và có nhu cầu đi vệ sinh, trẻ chưa nói rõ cô tập trẻ chỉ hoặc làm những hành 26
  28. động khác để cô biết trẻ muốn gì. Tập trẻ có thoi quen đi vệ sinh khi có nhu cầu, trước giờ học hoạt động học, trước giờ ăn, giờ đi ngủ. Rèn luyện cho trẻ nề nếp rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, khi tay bẩn. Bên cạnh đó cô còn rèn luyện thông qua các câu chuyện, bài thơ, trò chơi, băng đĩa để giúp để vui vẻ hơn mà không bị nhàm chán. Ví dụ: Bài thơ: Rửa tay sạch “Cô dặn bé Trước giờ ăn Khi tay bẩn Phải rửa ngay Với xà phòng Bé ghi lòng Lời cô dăn” Bài thơ: Chùi mũi “Bạn có mũi Nhớ chùi ngay Chớ lấy tay Quyệt ngang má Trông xấu quá Chẳng ai yêu” Đây cũng là lời nhắc nhở và dặn dò trẻ có thói quen vệ sinh tốt, luôn sạch sẽ không những ở lớp mà còn có thói quen vệ sinh sạch sẽ khi ở nhà hoặc đi chơi. Bài tập 10. Tập rửa tay * Mục đích: Tập trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, trẻ làm theo chỉ dẫn của cô * Chuẩn bị: Tranh bé đang rửa tay dưới vòi nước chảy + Bồn rửa có vòi, xà phòng, khăn khô * Tiến hành: Cô cho trẻ ngồi đối diện với cô, cô giơ tranh lên cho trẻ xem và hỏi? 27
  29. + Tranh vẽ ai? ( Vẽ bạn đang rửa tay) + Vì sao bạn phải rửa tay? ( Tay bạn ấy bị bẩn, bạn ấy rửa tay trước khi ăn) - Cô nói: Tay đẹp các con đâu? Muốn tay đẹp của mình luôn luôn sạch sẽ thì các con phải nhớ rửa tay nhé! - Cô tập cho trẻ rửa mô phỏng - Cô giới thiệu trẻ cách rửa tay: Trước khi rửa tay cô phải xắn áo, kẻo bị ướt. Cô vặn vời nước từ từ, vừa phải để nước không bắn ra ngoài. Sau đó cô cho tay vào vòi nước để làm ướt tay, rồi sát xà phòng. Cô tiếp tục chà sát hai tay vào nhau và rửa tay bằng nước sạch theo trình tự: Để tay ở tư thế xuôi với vòi nước chảy, rửa cổ tay đến mu bàn tay, kẽ ngón tay, từng ngón tay, sau đó rửa lòng bàn tay và vẩy nhẹ . Cuối cùng lau khô bằng khăn sạch - Cô cho trẻ thực hiện với sự chỉ dẫn và giúp đỡ của cô - Với những thao tác này cô tập luyện cho trẻ hàng ngày * Với bài tập 10 khảo sát trẻ đạt và chưa đạt * Đạt: Trẻ có nề nếp rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, trẻ biết làm theo chỉ dẫn của cô * Chưa đạt: Trẻ chưa có nề nếp, chưua chịu rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, chưa biết làm theo chỉ dẫn của cô 1.6. Rèn nề nếp tự lấy và cất đồ chơi cho trẻ thông qua chơi tự do, chơi với đồ vật ở các góc. Ở lứa tuổi này hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo, cho nên trẻ rất thích chơi với các đồ chơi, cho trẻ chơi để trẻ quên đi nỗi nhớ ba mẹ, nhớ nhà. Đối với việc tổ chức cho trẻ chơi tự do, hay chơi ở các góc. Cô giáo cần rèn cho trẻ có thói quen lấy và cất đồ chơi đúng quy định, tạo cho trẻ có thói quen chơi đoàn kết với bạn, không tranh dành đồ chơi của bạn. Tuy nhiên đối với trẻ nhà trẻ mục đích chơi của trẻ là trẻ chơi cạnh nhau nên thường hay xảy ra tình trạng trẻ dành đồ chơi của bạn, cắn bạn . Vì thế cô giáo cần quan tâm tới từng cá nhân trẻ và chơi cùng trẻ, tạo không khí cho trẻ chơi an toàn tự nhiên, hứng thú. 28
  30. Trong khi trẻ chơi cô gần gũi trò chuyện với trẻ để dạy trẻ có những thói quen tốt trong khi chơi. Trong những hoạt động nối tiếp cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi mang tính chất giáo dục. Hay trong các hoạt động giờ chơi theo ý thích hay giờ hoạt động góc, cô giáo nên cùng trẻ cất dọn đồ chơi vào đúng nơi quy định, không để đồ chơi lộn xộn. Trẻ nhỏ tính bắt chước cao nên đòi hỏi cô phải làm gương cho trẻ noi theo. Như đồ dùng của cô dạy trẻ xong cô phải sắp xếp gọn gàng, kể cả đồ dùng cá nhân của cô. Cô nói nhẹ nhàng động viên khuyến khích trẻ chứ không phải ra lệnh trẻ. Cô giáo tuyệt đối chớ chê bai, phê phán trẻ mà nên khen ngợi, khuyến khích trẻ tự giác thực hiện các nguyên tắc. Phần thưởng tốt nhất đối với trẻ là lời khen. Nếu trẻ thường chơi xong mà trốn không dọn đồ chơi, thay vì mắng mỏ trẻ, hãy hướng dẫn trẻ cách xếp gọn gàng, ngăn nắp, và khi trẻ làm được điều đó, cần khen ngợi luôn. Cách này chắc chắn sẽ khiến trẻ thấy thích thú và dần dần tạo thói quen luôn dọn sạch đồ chơi sau khi chơi xong. Luôn tạo cho trẻ lúc nào cũng hào hứng, vui vẻ. Bên cạnh đó cô cũng có thể lồng ghép lời thơ, để trẻ kết hợp tham gia hoạt động mà không cảm thấy mệt mỏi. Ví dụ 1: Trẻ lấy giùm cô cái xắc xô, cô nói “ Cô cảm ơn con, con ngoan quá” ngay lập tức chúng ta thấy trẻ sẽ mỉm cười liền, chưa hết cô có thể khen to cho cả lớp biết để các bạn biết được việc làm đó là tốt, là giỏi Ví dụ 2: Trong giờ chơi tự do cháu Thiên Khôi rổ bóng nhưng do bất cẩn nên để rổ bóng rơi đổ, cô không trách trẻ mà cô nhẹ nhàng nói với trẻ, con biết tự bê rổ bóng ra chơi cùng bạn là giỏi, để rổ bóng khỏi rơi đổ con nhớ cầm bằng 2 tay, bê đi nhẹ nhàng sẽ không bị rơi đổ. Qua đó trẻ vừa học được kỹ năng và rèn tính cẩn thận cho trẻ, lần sau chắc chắn trẻ thích làm và sẽ làm đúng theo yêu cầu của của cô. Với trẻ nhỏ mau nhớ nhưng lại nhanh quên, nếu chúng ta không thường xuyên quan tâm chỉ bảo trẻ sẽ quên và coi như sự dạy dỗ không có kết quả. Công việc cần rèn cho trẻ diễn ra ở tất cả các hoạt động trong ngày. Thông qua chơi trẻ thường xuyên có những biểu hiện mà hơn ai hết cô giáo là người gần gũi thường xuyên nắm bắt và có những lời khen hay động viên kịp thời để trẻ 29
  31. biết được việc làm đó nên hay không, có thể trẻ không hoàn thành được công việc nhưng trẻ vẫn cảm thấy vui và hứng thú. Khi có được sự tự tin, trẻ tự thấy hài lòng và hãnh diện với suy nghĩ “Mình đã làm được điều gì đó một mình”. Bài tập 11. Lấy, cất đồ chơi đúng chỗ * Mục đích: Tập trẻ sự mạnh dạn tự lấy đồ chơi để chơi, làm theo những yêu cầu, chỉ dẫn của cô, biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong về đúng chỗ * Chuẩn bị: Đồ chơi đủ cho trẻ chơi, giá kệ, nội dung bài hát, bài thơ: * Tiến hành: Cô nói: Hôm nay cô sẽ cho các con chơi với những đồ chơi có sẵn ở trên kệ. Cô hỏi trẻ? Con thích chơi gì? Cô cho trẻ tự lựa chọn, nếu trẻ không tự lấy được cô giúp trẻ Cô cùng chơi với trẻ, hết giờ chơi cô hát: “ Bạn ơi hết giờ rồi, nhanh tay cất đồ chơi, nhẹ tay thôi bạn nhé, cất đồ chơi đi nào” Cô yêu cầu trẻ thu dọn đồ chơi bỏ về đúng chỗ. Trẻ nào lấy đồ chơi ở kệ thì xếp lên kệ gọn gàng, còn lấy ở rổ thì nhặt bỏ vào rổ cho cô. Cô và trẻ cùng thu dọn đồ chơi, cô nhắc nhở trẻ xếp cho goạn gàng giống cô. * Như vậy với các hoạt động diễn ra trong ngày giúp trẻ vui vẻ và mạnh dạn, tự tin khi đến lớp đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm, kế hoạch, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, trẻ còn bé hay tò mò thích bắt chước, trẻ rất thích được gần gũi, âu yếm và khen ngợi trẻ. Luôn tôn trọng trẻ và hết sức công bằng với các trẻ, sử dụng khen, chê đúng mực. Không nói gì trẻ nhỏ, đến người lớn vẫn còn thích mình được khen, được khen như là cả một món quà to đối với trẻ. Vì thế người lớn chúng ta phải biết mình khen trẻ khi nào, những việc nào thì được khen, có tác dụng mạnh đến hành vi vâng lời của trẻ, nhưng không nên khen quá đáng mà chê trách chung chung. * Với bài tập 11 khảo sát trẻ đạt và chưa đạt * Đạt: Trẻ có nề nếp, mạnh dạn tự lấy đồ chơi để chơi, biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong về đúng chỗ, biết làm theo những yêu cầu, chỉ dẫn của cô 30
  32. * Chưa đạt: Trẻ chưa có nề nếp, chưa mạnh dạn tự lấy đồ chơi để chơi và không thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong về đúng chỗ, không làm đúng theo những yêu cầu, chỉ dẫn của cô Biện pháp 2. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh Để thực hiện tốt việc rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Với vai trò và nhiệm vụ cao cả của người giáo viên thì các bậc phụ huynh cũng giữ một vai trò rất quan trọng. Một số phụ huynh cho rằng trẻ ở độ tuổi này quá nhỏ bé, vì vậy việc rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ chưa thật sự cần thiết. Do vậy tôi đã mạnh dạn trao đổi và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về sự cần thiết của việc rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở lứa tuổi này. Từ đó phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên để nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tìm nguyên nhân để có biện pháp thích hợp kịp thời uốn nắn trẻ. Đồng thời trao đổi với cha mẹ trẻ để rèn luyện thêm cho trẻ khi ở gia đình. Giúp việc rèn luyện nề nếp cho trẻ theo khoa học và đi đến thống nhất trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ. Vận động phụ huynh cùng sưu tầm những tranh ảnh, bài thơ, câu chuyện có nội dung phù hợp, đóng góp nguyên vật liệu và cùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt hơn. Để việc phối hợp với phụ huynh được thường xuyên hơn tôi đã thông qua các hình thức: Qua các buổi họp cha mẹ học sinh, các thông tin trên bảng tuyên truyền, đặc biệt hàng ngày trao đổi qua giờ đón và trả trẻ. Tuyên truyền sâu rộng đến từng phụ huynh, giúp phụ huynh hiểu được tâm sinh lý trẻ khi bắt đầu đi học, cũng như ý nghĩa của việc đưa trẻ đến trường mầm non nhằm giúp phụ huynh an tâm và có biện pháp phối hợp tốt với nhà trường và cô giáo Việc hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ hết sức khó khăn luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế chúng ta phải biết kết hợp tốt và chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc và nuôi dạy trẻ theo kiến thức khoa học. Có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu được tiếp nhận ở độ tuổi này đều có ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhận cách của trẻ sau này. 31
  33. IV. Hiệu quả Là một giáo viên mấm non cần phải nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và vai trò trách nhiệm với cái tên người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Thật sự yêu mến trẻ, nhiệt tình và say mê với công việc, có tấm lòng yêu thương trẻ thực sự Qua khảo sát đầu năm nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ còn hạn chế. Nề nếp chào hỏi của trẻ chỉ đạt 27%, đến cuối năm sau khi thực hiện các bài tập kết quả đạt được rất cao 90%, nề nếp ăn, ngủ, vệ sinh đầu năm đạt 30%, cuối năm đạt 93%, nề nếp học tập đầu năm đạt 27%, đến cuối năm đạt 93%, nề nếp tự lấy đồ chơi và thu dọn đồ chơi chỉ đầu năm chỉ 23%, đến cuối năm đạt 83%, trẻ chưa mạnh dạn, vui vẻ, tự tin, trẻ còn nhút nhát, chưa thật sự hứng thú khi ba mẹ đưa tới lớp 47%. Đến cuối năm 100% trẻ có nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày, vui vẻ, mạnh dạn ham muốn đến lớp và còn biết tự phục vụ những công việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày. Kết quả đạt được như vậy là do có sự tác động bằng các bài tập với sự hướng dẫn của cô, nhằm rèn nề nếp cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Bảng khảo sát cuối năm (30 trẻ) ST Nội dung tham gia hoạt động của trẻ Số trẻ Tỉ lệ T 1 Trẻ có thói quen nề nếp chào hỏi (Xem bài 27/30 90% tập 6, 1 trang 19, 39-40) 2 Trẻ có nề nếp giờ ăn, ngủ, vệ sinh (Xem bài 28/30 93% tập 7, 8, 10 trang 21, 25, 27) 3 Trẻ có nề nếp thu dọn đồ dùng đồ chơi 25/30 83% (Xem bài tập 11 trang 30) 4 Thói quen nề nếp học tập (Xem bài tập 1 28/30 93% trang 8) 5 Trẻ vui vẻ, mạnh dạn đến lớp (Xem bài tập 30/30 100% 4, 2 trang 12-13, 40-41) 32
  34. * Đối với cô - Luôn tạo cho trẻ một không gian ấm áp tình yêu thương, nhẹ nhàng và khéo léo. - Luôn tổ chức các hoạt động trong ngày một cách linh hoạt và sáng tạo, không gò bó trẻ. Tìm tòi và sưu tầm nhiều thơ ca, hò, vè để cho trẻ nghe và cũng là lời nhắc nhở trẻ có thói quen với giờ sinh hoạt ở lớp. Luôn nắm vững tâm sinh lý của trẻ, quan tâm đến từng cá nhân trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp trẻ hứng thú trong các hoạt động và mạnh dạn nhiều hơn. * Đối với trẻ - Trẻ hứng thú, ham muốn đi học, không còn khóc nhè, tham gia tích cực vào các hoạt động trong ngày, mạnh dạn, tự tin, không gò bó - Trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau nên kĩ năng mà trẻ lĩnh hội được phong phú và bền vững, giúp trẻ phát triển tốt hơn - Trẻ thích thú thực hiện cùng cô một cách dễ dàng , khi được học, được chơi hoạt động ở mọi nơi, mọi lúc. - Trẻ đã thực sự yêu mến cô giáo, các bạn và thích đi học, có nề nếp tham gia trong mọi hoạt động trong ngày, trẻ có tác phong mạnh dạn và tự tin hơn, một số hành vi đạo đức tốt, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, yêu quý con vật, biết yêu thiên nhiên, biết quan tâm đoàn kết với bạn. Đặc biệt trẻ đã biết tự mình làm một số việc tự phục vụ: Tự xúc ăn, tự uống nước, biết gọi cô, người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh, khi chơi xong cất đồ chơi biết đọc thơ, hát bi bô cho ông bà, bố mẹ nghe. Vì vậy các bậc phụ huynh rất vui, càng yên tâm hơn khi gửi con đến lớp. Từ đó phụ huynh quan tâm đến việc học tập của trẻ nhiều hơn. Trẻ có nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày, tự phục vụ nên tôi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục một cách dễ dàng C. KẾT LUẬN Qua một thời gian tự nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nêu trên, tôi cũng đã gặt hái được những thành công: 33
  35. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: Trẻ em như búp trên cành biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan”. Đúng như vậy; “Trẻ em như một cây non. Cây non được chăm sóc tốt thì cây xanh tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt”. Chính vì vậy ngành học mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc - giáo dục trẻ. Là cả một công trình lớn nhằm khai thác hết tiềm năng để hướng trẻ đến sự phát triển một cách toàn diện và mạnh mẽ, hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách làm hành trang trong suốt giai đoạn về sau của trẻ. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung. Việc rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ nhằm giúp trẻ vui vẻ mạnh dạn hơn khi tới lớp là nhiệm vụ hết sức khó khăn luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế chúng ta phải biết kết hợp tốt và chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến thức khoa học. Có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu được tiếp nhận ở độ tuổi này đều có ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhân cách của trẻ sau này. Là một giáo viên mầm non phải cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và vai trò trách nhiệm với cái tên “Người mẹ thứ hai” của trẻ. Thật sự yêu mến trẻ, nhiệt tình và say mê với công việc, có tấm lòng yêu thương trẻ xuất phát từ thực tiễn, nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành học mầm non theo định hướng đổi mới hình thức tổ chức. - Không chỉ áp dụng trong nhóm 18-24 tháng tuổi, mà có thể các khối khác trong trường, các trường bạn, những giáo viên dạy các khối với độ tuổi khác. * Bài học kinh nghiệm Qua những biện pháp mà tôi thực hiện trong việc rèn nề nếp trong sinh họt hàng ngày cho trẻ giúp trẻ vui vẻ mạnh khi đến lớp, tôi đã thu được một số kinh nghiệm sau: - Nghiên cứu tham khảo tài liệu, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn - Bản thân cô giáo luôn là tấm gương mẫu mực trong mọi hoạt động cho trẻ noi theo ở mọi lúc mọi nơi: Lời ăn, tiếng nói, việc làm 34
  36. - Phải tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề mến trẻ, tạo cho trẻ một ngôi nhà chung ấm áp, đông đầy tình yêu thương - Luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, luôn tìm tòi sáng tạo ra các phương pháp mới để đưa vào trong các hoạt động giáo dục trẻ. - Quan tâm đến từng trẻ, trẻ chậm, cá biệt, không phân biệt giữa các trẻ, rèn trẻ ở mọi lúc mọi nơi và luôn khen động viên trẻ - Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, những gì trẻ làm được và chưa làm được để cùng tìm ra nguyên nhân và cách dạy trẻ tốt nhất. Kết hợp với phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ ngay cả khi ở nhà. - Người lớn cần tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ trong khả năng mình. * Khả năng phát triển của đề tài Với trẻ việc rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày không những giúp trẻ vui vẻ và mạnh dạn khi đến lớp mà còn giúp trẻ có thói quen ban đầu, hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ sau này Trước khi thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy trẻ chưa thật sự chịu rời xa ba mẹ, đa số trẻ còn khóc nhè, không chịu ăn, uống, ngủ và chơi tập. Chưa có nề nếp, những kỹ năng đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày Sau khi thực hiện nghiên cứu, trẻ có nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày rõ rệt, thích được đi học, vui vẻ khi được cô đón vào lớp, hứng thú tham gia vào các hoạt động trong ngày cùng cô Đề tài này có thể áp dụng cho toàn ngành giáo dục mầm non nếu được bổ sung thêm một vài biện pháp và kinh nghiệm thiết thực. * Kiến nghị Trong tình hình thực tế ở trường Mầm non 8/3 chúng tôi đã được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất nhưng khu vui chơi chưa thực sự hấp dẫn trẻ theo độ tuổi 18 - 24 tháng hoạt động theo đúng nghĩa của nó, đề nghị các cấp có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa, hỗ trợ kinh phí hoạt động, mua sắm đồ dùng, đồ chơi trong ngoài lớp để các cháu đủ điều kiện tham gia tốt vào hoạt động học tập và vui chơi 35
  37. Đối với Nhà trường: Lên kế hoạch giáo dục trẻ và chỉ đạo sát sao công tác rèn luyện nền nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ nhà trẻ trong nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, xây dựng các chuyên đề có tích hợp các nội dung giáo dục như: Rèn luyện nền nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ tại các nhóm lớp trong trường mầm non. Với ngành Giáo dục, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, giáo viên công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ. Tổ chức cho giáo viên được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm tại các trường lớn trong và ngoài tỉnh. Đối với giáo viên yêu nghề mến trẻ, không ngừng tự học, tự rèn luyện bồi dưỡng để hiểu biết nâng cao trình độ chuyên môn, biết khai thác thông tin trên mạng internet, có kĩ năng nghệ thuật sư phạm, sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại, biết tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo phương pháp dạy học tích cực, linh hoạt, tự tin hơn, luôn mang đến cho trẻ cơ hội phát triển toàn diện Luôn nâng cao khả năng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục Đào tạo, rèn luyện giáo viên sáng tạo./. Tân Lập, ngày 25 tháng 3 năm 2017 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Khuyên 36
  38. PHỤ LỤC 1 1. Bảng theo dõi đánh giá trẻ trước tác động (30 trẻ) ( Đạt - dấu cộng, chưa đạt - dấu trừ) Nội dung tham gia hoạt động của trẻ Trẻ có Trẻ có nề Trẻ có nề Thói quen Trẻ vui vẻ, SttTsSTT Họ và tên trẻ thói quen nếp giờ ăn, nếp thu dọn nề nếp học mạnh dạn nề nếp ngủ, vệ sinh đồ dùng đồ tập đến lớp chào hỏi sinh chơi Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ 1 Thiên Khôi - - - - + 2 Minh Anh - - - - - 3 Anh Minh - - - - + - 4 Bảo Phúc - - - - - 5 Thùy Linh - - - + + 6 Thảo Nguyên - - - - + 7 Bảo Ngọc - - - - - 8 Gia Bảo + + - + + 9 An Nhiên - + - - + 10 Gia Hoàng - - + + 11 Gia Long - - - - - 12 Trọng Nhân + + + + + 13 Hồng Anh + + + + + 14 Ngọc Hiếu - + - - + 15 Khánh Chi - - - - - 16 Ngọc My + - + + + 17 Minh Thiên - - - - - 18 Minh Như + + + - - 19 Minh Quân - - - - - 20 Minh Triết - + + - + 21 Văn Triết + + + + + 22 Khánh Trang - - - - - 23 Gia Khang - - - - - 24 Tú Anh - - - - - 25 Hoàng Bách + + + + + 26 Khả Nhi - - - - - 27 Thế Bảo + - - - - 28 Khánh Hà - - - - - 29 Trung Thuận - - - - - 30 Châu Giang - - - - - TC: % 8/30(27%) 9/30( 30%) 7/30(23%) 8/30(27%) 14/30(47%) 37
  39. PHỤ LỤC 2 2. Bảng theo dõi đánh giá trẻ sau tác động (30 trẻ) ( Đạt - dấu cộng, chưa đạt - dấu trừ) Nội dung tham gia hoạt động của trẻ Trẻ có thói Trẻ có nề Trẻ có nề Thói quen Trẻ vui vẻ, SttTsSTT Họ và tên trẻ quen nề nếp nếp giờ ăn, nếp thu dọn nề nếp học mạnh dạn chào hỏi ( ngủ, vệ sinh đồ dùng đồ tập ( Xem đến lớp ( bài Xem bài tập sinh ( Xem chơi (Xem bài tập 1 tập 4, 2 trang 6, 1 trang bài tập7,8,10 bài tập 11 trang 8) 12-13, 40- 19, 39-40) từ trang 21, trang 30) 41) 25, 27) Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ 1 Thiên Khôi + + + + + 2 Minh Anh + + + + + 3 Anh Minh + + + + + 4 Bảo Phúc - - - + + 5 Thùy Linh + + + + + 6 Thảo Nguyên + + + + + 7 Bảo Ngọc + + + + + 8 Gia Bảo + + + + + 9 An Nhiên + + + + + 10 Gia Hoàng + + + + + 11 Gia Long + + - + + 12 Trọng Nhân + + + + + 13 Hồng Anh + + + + + 14 Ngọc Hiếu + + + + + 15 Khánh Chi + + - + + 16 Ngọc My + + + + + 17 Minh Thiên + + + + + 18 Minh Như + + + + + 19 Minh Quân + + + + + 20 Minh Triết + + + + + 21 Văn Triết + + + + + 22 Khánh Trang + + + + + 23 Gia Khang + + + + + 24 Tú Anh + + - + + 25 Hoàng Bách + + + + + 26 Khả Nhi + + + + + 27 Thế Bảo + + + + + 28 Khánh Hà - - - + + 29 Trung Thuận - + + - + 30 Châu Giang + + - + TC: % 27/30(90%) 28/30(93%) 25/30(83%) 28/30(93%) 30/30(100%) 38
  40. BÀI TẬP KHẢO SÁT TRẺ Phương Phương Chưa Tên bài tập pháp tiện thực Cách thực hiện Đạt đạt theo dõi hiện Bài tập -Quan - Bài hát * Chơi với nhạc cụ: Trống-Xúc Biết Chưa khảo sát sát, theo “Lời xắc lắng biết biện pháp dõi, chào - Cô tập trung trẻ: Cô dẫn trẻ đi nghe cô lắc lư 1 (1.1) luyện buổi chơi, bỗng nghe tiếng trống, cô hát, lắc theo Bài tập 1. tập, thực sáng” hướng trẻ tới chỗ để trống lư theo nhạc Nghe nhạc hành - Đĩa - Cô giới thiệu trống và cho trẻ nhạc và và nghe hát “ nhạc, nhận biết gọi tên cái trống biết chào Lời chào máy hát, - Cô cho trẻ chơi với trống theo chào cô bố buổi sáng” hình ảnh yêu cầu của cô chào bố mẹ Tác giả trên ti vi - Cô tạo tình huống xuất hiện xúc mẹ khi khi đi (Nguyễn - Cặp xắc. Cho trẻ nghe âm thanh của đi học học Thị đựng xúc xắc và khi và Nhung) quần áo - Cô hỏi trẻ? Đây là cái gì? về nhà khi NDKH: - Xúc - Cô cho trẻ nhận biết, gọi tên và về Trò chơi xắc, chơi với xúc xắc, lắc đệm cô hát nhà âm nhạc: trống âm la bài hát “Lời chào buổi Chơi với - Tiếng sáng” nhạc cụ trống - Cô cho trẻ bỏ xúc xắc vào rổ Mục đích: * Nghe nhạc - nghe hát “Lời Trẻ Biết chào buổi sáng chào hỏi cô - Cô thỏa thuận với trẻ chuẩn bị giáo và bố cặp sách đeo vai, chào bố mẹ đi mẹ khi đi học cô mở các hình ảnh về miền học và khi các trẻ em chào bố mẹ ông bà để về nhà đi học cho trẻ xem 39
  41. Trẻ có thói - Cô hát bài “Lời chào buổi quen chào sáng” cho trẻ nghe hỏi - Cô hỏi trẻ: + Cô vừa hát bài gì? - Cô nói nội dung và tính chất bài hát: “Bài hát nói về 1 bạn nhỏ rất lễ pháp biết chào bố mẹ khi đi học, đến lớp biết chào cô, bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm, vui tươi” - Cô mở đĩa nhạc bạn Thúy Vi hát cho trẻ nghe, cô khuyến khích trẻ đứng lên hưởng ứng, lắc lư, làm các động tác chào theo lời bài hát - Kết thúc: Cô giúp mỗi trẻ đeo 1 cái cặp, mở nhạc bài “Lời chào buổi sáng” cô và trẻ vận động, làm động tác chào bố, chào mẹ đi lại nhẹ nhàng ra ngoài sân. Bài tập - Quan Nội dung * Thu hút trẻ: Cô tập trung trẻ, Trẻ tích Trẻ khảo sát sát, theo bài thơ: cho trẻ xem hình ảnh về của bạn cực chưa biện pháp dõi, “Chào của mình chuận bị đến lớp. tham tập 1 (1.4) luyện cô” - Cô hỏi trẻ? Các con xem bạn đi gia vào trung Bài tập 2: tập, thực đâu? hạt nghe - Sáng Nghe đọc hành - Khi tới lớp bạn làm gì? động , cô nào em thơ: Chào - Bạn đi học có ngoan không? trẻ vui đọc đến lớp cô * Nghe đọc thơ: Cô đọc luôn bài vẻ, thơ - Cũng Mục đích: thơ cho trẻ nghe mạnh và thấy cô Trẻ vui vẻ, - Cô giới thiệu tên bài thơ “ Chào dạn khi vui đến rồi mạnh dạn cô” do cô sưu tầm đến lớp, vẻ, 40
  42. khi đến -Cúi đầu - Cô đọc lại bài thơ trẻ nghe, kết biết cúi mạnh lớp, biết chào cô ạ hợp giải thích nội dung bài thơ: “ đầu dạn cúi đầu Bài thơ nói về một bạn nhỏ, sáng chào cô khi - Cô chào cô, nào bạn đến lớp cũng thấy cô đến và đọc đến mỉm hứng thú rồi, bạn cúi đầu chào cô, cô mỉm được lớp. cười thật khi nghe cô cười thật tươi” theo cô tươi đọc thơ và - Cô giáo dục trẻ: “Các con sáng từ cuối, - Nhạc đọc được dậy phải ngoan, đi học vui vẻ, tới làm bài hát: theo cô từ lớp chào cô và tạm biệt ba mẹ được “ Đi nhà cuối nhé” động trẻ”, hình - Cô đọc thơ cho trẻ nghe và tác ảnh trên khuyến khích trẻ đọc theo cô từ minh ti vi cuối với nhều hình thức. Khi trẻ họa bài Cặp đựng đọc được cùng cô, cô cho trẻ thơ q quần áo. mang cặp và động viên trẻ vừa đọc vừa làm động tác minh họa bài thơ. * Kết thúc hoạt động: Cô mở nhạc bài hát “ Đi nhà trẻ” Cô và trẻ cùng vận động theo nhạc bài hát. 41
  43. STT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tạp chí giáo dục mầm non Mạng Internet: www.mamnon.com; thu vien tailieu.bachkim.com; thu vien 2 bai giang dientu.bachkim.com; giaovienmamnon.com Chương trình giáo dục PTTCXH mầm non – Nhà xuất bản giáo dục Việt 3 Nam. Giáo trình sự phát triển tâm lí trẻ em - Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như 4 Mai - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ (3-36 tháng 5 tuổi) – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Giáo trình hoạt động chăm sóc cho trẻ mầm non – TS Nguyễn Thị Thanh Hà 6 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 7 Phương pháp làm đồ dùng đồ chơi trên mạng Internet 8 Các hoạt động giúp cho trẻ mầm non hứng thú đến trường - Nhiều tác giả Các phương pháp đánh giá trẻ trong đổi mới giáo dục mầm non - Tạ Ngọc 9 Thanh 42