SKKN Thông qua các hoạt động hàng ngày dạy trẻ một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé tại lớp 25 - 36 tháng B trường Mầm non 8 / 3 Nha Trang

doc 47 trang vanhoa 10094
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thông qua các hoạt động hàng ngày dạy trẻ một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé tại lớp 25 - 36 tháng B trường Mầm non 8 / 3 Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thong_qua_cac_hoat_dong_hang_ngay_day_tre_mot_so_ky_nan.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Thông qua các hoạt động hàng ngày dạy trẻ một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé tại lớp 25 - 36 tháng B trường Mầm non 8 / 3 Nha Trang

  1. MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Sự cần thiết của đề tài 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết 4 2. Nội dung nghiên cứu, giải pháp thay thế 6 3. Đánh giá đề tài 18 4. Tổ chức thu thập minh chứng 21 III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 21 1. Kết luận 21 2. Khuyến nghị 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 Phụ lục 1: Bảng theo dõi đánh giá trẻ trước và sau tác động 26 Phụ lục 2: Một số kế hoạch hoạt động 29 Phụ lục 3: Bài tập khảo sát 43 Phụ lục 4: Một số hình ảnh minh chứng 1
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của đề tài Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Cũng như câu nói của Bác: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Sản phẩm của giáo dục là con người. Con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước. Trong tương lai đó mầm lá đầu tiên chính là trẻ lứa tuổi mầm non. Trong những nội dung giáo dục cho trẻ mầm non, không thể thiếu việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ nói chung và kỹ năng sử dụng trang phục của trẻ nói riêng. Trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân tốt sẽ tự tin hơn, vui vẻ hơn, hòa đồng hơn Tuỳ theo mỗi độ tuổi mà chúng ta dạy trẻ theo cách khác nhau với mức độ hỗ trợ khác nhau. Làm sao để trẻ được làm và làm được như lời Bác dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Trong năm học 2018 – 2019, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 25-36 tháng B với số trẻ là 19 cháu. Với cảm nhận của mình và qua thực tế tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi, trẻ nắm bắt rất nhanh về những kiến thức thế giới xung quanh. Nhưng kỹ năng sử dụng trang phục của chính bản thân trẻ thì còn rất hạn chế hoặc chưa có. Bên cạnh đó, những người lớn xung quanh trẻ ít quan tâm hướng dẫn trẻ. Bởi một tâm lý chung của những bậc làm cha làm mẹ là rất bao bọc con. Trong con mắt phụ huynh con mình còn quá non nớt nên không cho con tự làm bất cứ việc gì. Phụ huynh làm thay mọi việc cho con. Về phần trẻ, do được người thân phục vụ hết, trẻ không được thực hành nên không có kỹ năng. Chỉ vài trẻ biết xếp dép, đội mũ, nhưng chưa thường xuyên làm. Trẻ sinh ra ỷ lại, lười biếng, ích kỷ 2
  3. Giáo viên chưa thật sự quan tâm chú trọng đến việc chọn lựa nội dung, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ nắm bắt kỹ năng sử dụng trang phục cá nhân bé một cách rõ ràng, cụ thể. Bản thân tôi, luôn trăn trở với suy nghĩ: “Làm sao để trẻ có được kỹ năng sử dụng trang phục của chính bản thân mình”. Việc dạy trẻ kỹ năng sử dụng trang phục là điều tất nhiên trong giáo dục mầm non. Nhưng trên thực tế chúng ta vẫn chưa thực hiện một cách hiệu quả, đặc biệt là ở lứa tuổi nhà trẻ. Tôi thấy hứng thú với đề tài này vì nó thiết thực. Nếu chúng ta thực hiện tốt việc này thì kết quả đạt được là chính bản thân đứa trẻ khi được tiếp thu một số kỹ năng sử dụng trang phục cần thiết cho mình, sẽ dần thích ứng với cuộc sống tự lập sau này. Vậy làm thế nào để trẻ tuy nhỏ nhưng vẫn có thể thực hiện được một số kỹ năng cần thiết phục vụ cho bản thân mình. Bản thân tôi xác định đây là một nhiệm vụ của mình trong năm học 2018 - 2019. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ tôi mạnh dạn thực hiện, nghiên cứu đề tài: “Thông qua các hoạt động hàng ngày dạy trẻ một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé tại lớp 25 - 36 tháng B trường Mầm non 8/3 Nha Trang”. Với mong muốn thông qua các hoạt động trong ngày, với những cách thức hướng dẫn trẻ hiệu quả, sẽ tạo cơ hội cho trẻ lớp tôi được làm, được học hỏi, qua đó trẻ sẽ lớn khôn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng một số kỹ năng sử dụng trang phục của trẻ, từ đó đưa ra một số biện pháp, giúp trẻ có được một số kỹ năng sử dụng trang phục thông qua các hoạt động hàng ngày, tại lớp 25 – 36 tháng B trường Mầm non 8/3 Nha Trang. Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng sử dụng trang phục của trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày cho trẻ 25 – 36 tháng B, tại trường Mầm non 8/3 Nha Trang. Trẻ được thực hành, khi chơi và thực hiện sẽ giúp trẻ có một số kỹ năng sử dụng trang phục của chính mình. 3
  4. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết 1.1. Thuận lợi Trường Mầm non 8/3 là đơn vị trực thuộc sự quản lý và chỉ đạo của Phòng Giáo dục - Đào tạo Thành phố Nha Trang. Trường là một trong những đơn vị gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trên địa bàn thành phố. Điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp khang trang, sạch đẹp. Về môi trường giáo dục nhà trường được trang bị đầy đủ, phù hợp và đa dạng các thiết bị, đồ dùng, tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau. Được sự quan tâm, động viên và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã lên những kế hoạch thực hiện cụ thể, trong đó rất đề cao vai trò của việc rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản cho trẻ trong toàn trường. Khi đi vào thực hiện Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sát sao tới các hoạt động của trường, lớp, có những ý kiến đóng góp, chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Phụ huynh học sinh quan tâm, phần đông phụ huynh biết phối hợp với cô trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Lớp tôi chỉ có 19 cháu, trong cùng một độ tuổi, tạo điều kiện để tôi có thể quan tâm nhiều đến cá nhân trẻ, giúp cho việc hướng dẫn kỹ năng cho trẻ được sát sao hơn, cụ thể hơn. 1.2. Khó khăn Một điểm đặc biệt của trẻ nhà trẻ là các kỹ năng sống của trẻ còn rất hạn chế, trong đó có kỹ năng sử dụng trang phục của chính mình. Trẻ chưa có thao tác thực hiện. Trẻ còn thụ động nhiều, chưa sử dụng được trang phục của bản thân mình. Trong lớp còn một số trẻ hay rụt rè, thiếu tự tin, thụ động chưa chịu thực hiện trong khả năng của bản thân. Một số trẻ chưa hào hứng tham gia vào các hoạt động hướng dẫn kỹ năng cho trẻ. 4
  5. Gia đình trẻ đa số được cưng chiều quá mức, phục vụ hết cho con, không để con được thực hiện kỹ năng. Nhận thức phụ huynh chưa đồng đều, một số ít phụ huynh chưa thật sự phối hợp với cô. Khi phối hợp nghiên cứu khảo sát thực tế 19 trẻ 25 – 36 tháng tuổi tại lớp, tôi khảo sát đầu vào về thực trạng thực hiện mộ số kỹ năng sử dụng trang phục của bé và có kết quả như sau: Bảng 1: BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM CỦA TRẺ THÁNG 10/2018 (Chưa áp dụng) Số trẻ khảo sát: 19 trẻ THÁNG 10/2018 STT TIÊU CHÍ Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Trẻ có có kỹ năng xếp giày, dép 01 4/19 21% 15/19 79% theo đôi Trẻ biết cất gọn cặp vào ngăn tủ 02 5/19 26,3% 14/19 73,7% của mình Trẻ có kỹ năng đội mũ đúng 03 9/19 47,4% 10/19 52,6% chiều 04 Trẻ đeo được tất vào chân 4/19 21% 15/19 79% Trẻ biết mang giày, dép đúng 05 2/19 10,5% 17/19 89,5% cách 06 Trẻ biết cách quàng khăn 2/19 10,5% 17/19 89,5% 07 Trẻ cởi và mặc được quần 3/19 15,8% 16/19 84,2% Trẻ cởi và mặc được áo cổ 08 1/19 0,53% 18/19 94,7% tròng. Nhận xét: Thời gian đầu, khi mới nhận lớp quan sát cháu trên thực tế tôi nhận thấy kỹ năng sử dụng trang phục của trẻ đa số còn rất yếu. Trẻ còn rất thụ động, chờ đợi vào sự chăm sóc của cô. 5
  6. Qua bảng khảo sát thực trạng (Bảng 1) thì đa số trẻ chưa có các kỹ năng sử dụng trang phục của bé. Các tiêu chí đều chưa đạt 50%. Cao nhất là kỹ năng đội mũ đúng chiều nhưng chỉ đạt 47,4%. Thấp nhất là kỹ năng cởi và mặc được áo cổ tròng chỉ đạt được 0.53 %, kỹ năng mang giày, dép đúng cách và kỹ năng quàng khăn chỉ đạt 10,5%. Kỹ năng xếp giày, dép theo đôi đạt 21%, Điều đó cho thấy kỹ năng sử dụng trang phục của trẻ còn rất thấp, cần có giải pháp can thiệp giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng cho trẻ. Từ việc khảo sát thực trạng này và qua thời gian ứng dụng đề tài vào việc giảng dạy, tôi đã tìm ra một số giải pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm sau. 2. Nội dung nghiên cứu, giải pháp thay thế * Giải pháp 1: Lựa chọn mục tiêu, phân bố thời gian thực hiện một số kỹ năng sử dụng trang phục cần dạy trẻ Để đạt được kết quả thì trong bất cứ một nội dung nào chúng ta cần xác định rõ mục tiêu, xây dựng kế hoạch. Mục tiêu kế hoạch càng rõ ràng, chi tiết bao nhiêu thì mức độ thành công càng lớn. Mục tiêu do cô chủ động lên kế hoạch và tổ chức thông qua các hoạt động hàng ngày: Hoạt động đón trả trẻ, hoạt động chung cả lớp (Giờ học), hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều Trẻ 25- 36 tháng khả năng nhận biết của trẻ còn thiếu chủ định. Trẻ đã bắt đầu tri giác thuộc tính của đồ vật xung quanh, nắm được mối quan hệ đơn giản nhất của đồ vật. Tuy nhiên tri giác của trẻ vẫn còn sơ sài, trẻ mới chỉ nhận biết được các dấu hiệu mang tính chất ngẫu nhiên, bề ngoài Trẻ lứa tuổi này đã hành động dưới ảnh hưởng của những ấn tượng trực tiếp và của các ký ức. Thông qua quá trình thử sai, trẻ đã dần thiết lập được những mối quan hệ hành động nguyên nhân – kết quả. Vì vậy, khi lựa chọn mục tiêu tôi đi từ dễ đến khó, mục tiêu mang tính chất lặp lại nhưng cao dần, để kỹ năng của trẻ được hình thàn và phát triển tốt hơn. Tôi đã xây dựng bảng mục tiêu và thời gian thực hiện trong năm học như sau: 6
  7. BẢNG XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ THỜI GIAN Trẻ biết xếp giày, dép theo Gia đình của bé Tháng 10/2018 đôi Trẻ biết cất gọn cặp vào Gia đình của bé, bé với Tháng 11/2018 ngăn tủ của mình phương tiện giao thông, Trẻ có kỹ năng đội mũ đúng Phương tiện giao thông, cây Tháng 11/2018 chiều và các loại quả Trẻ đeo được tất vào chân Cây và các loại quả, rau củ Tháng 12/2018 mình trong vườn, Tháng 01/2019 Cây và các loại quả, rau củ Trẻ biết mang giày, dép Tháng 12/2018 trong vườn, Tết và mùa đúng cách Tháng 01/2019 xuân Rau củ trong vườn, Tết và Tháng 12/2018 Trẻ biết cách quàng khăn mùa xuân Tháng 01/2019 Rau củ trong vườn, Tết và Tháng 12/2018 Trẻ cởi và mặc được quần mùa xuân, Tháng 01/2019 Trẻ cởi và mặc được áo cổ Tết và mùa xuân, những con Tháng 01/2019 tròng vật thân yêu, nghề nghiệp Tháng 02/2019 Chẳng hạn, khi mới đầu thực hiện chủ đề “Gia đình của bé” mục tiêu tôi lựa chọn là trẻ biết xếp giày, dép theo đôi. Đến cuối chủ đề tôi đặt thêm mục tiêu trẻ biết tìm ngăn tủ và cất cặp vào ngăn tủ của mình. Sang chủ đề “Bé với phương tiện giao thông”, mục tiêu tôi nâng cao hơn trẻ biết cất cặp gọn gàng vào ngăn tủ của mình. 7
  8. Song song với việc lựa chọn, xác định mục tiêu tôi chú ý đến việc phân bố thời gian sao cho hợp lý để thực hiện những kỹ năng sử dụng trang phục cần dạy trẻ. Chẳng hạn, tháng 10 tôi cho trẻ thực hành nhiều kỹ năng xếp dép. Đây là kỹ năng đơn giản nên tôi cho trẻ thực hiện từ đầu năm học. Qua đó trẻ biết xếp giày, dép theo đôi lên kệ ngay ngắn. Đến tháng 11 tôi dạy trẻ thực hành kỹ năng cất cặp vào ngăn tủ của mình. Tôi giúp trẻ nhờ vào tên và ký hiệu để trẻ nhận biết được đâu là ngăn tủ của mình và cất cặp làm sao cho gọn gàng, đẹp mắt. Tháng 12 và tháng 01 trời bắt đầu trở lạnh, tôi tuyên truyền phụ huynh mang đồ ấm cho bé và trên những đồ dùng đó tôi hướng dẫn trẻ cách đi tất, quàng khăn ấm, đội mũ ấm Tháng 01, tháng 02, tôi dạy trẻ cởi và mặc được áo cổ tròng. Đây là những kỹ năng khó đối với các bé nên tôi để trẻ có các kỹ năng trước đó tốt hơn, thành thạo hơn, tôi mới tập cho trẻ và thường xuyên hướng dẫn trẻ ở những tháng tiếp theo. Tôi đặc biệt quan tâm đến những trẻ cá biệt, còn nhút nhát, thiếu tự tin. Tôi đã động viên, khuyến khích trẻ làm, thường xuyên khen ngợi trẻ dù có những trẻ lúc đầu vẫn chưa thể thực hiện được. Tất cả các kỹ năng tôi đều cho trẻ được thực hành tập trung và đan xen các kỹ năng. Tôi hướng dẫn ở tất cả các hoạt động trong ngày từ khi đón trẻ đến khi trẻ ra về. Những kỹ năng này đòi hỏi giáo viên phải chú ý rèn cho trẻ một cách kiên trì, từng bước, thường xuyên nhưng không vội vàng. Bằng những lời nói nhẹ nhàng, những hướng dẫn tỉ mỉ, rõ ràng của cô giáo đối với từng trẻ trước, trong và sau mỗi hoạt động chơi, dần dần sẽ hình thành cho mỗi cá nhân trẻ những kỹ năng sử dụng trang phục cần thiết. 8
  9. * Giải pháp 2: Tổ chức cho trẻ thực hiện một số kỹ năng sử dụng trang phục thông qua các hoạt động hàng ngày Việc tổ chức cho trẻ thực hiện một số kỹ năng sử dụng trang phục thông qua các hoạt động hàng ngày là một giải pháp mang tính quyết định, không thể thiếu. Muốn trẻ có được những kỹ năng sử dụng trang phục của bé thì bản thân mỗi đứa trẻ cần được tham gia, được thực hiện bằng những thao tác của chính mình. Đối với độ tuổi 25 - 36 tháng để đưa các cháu đến với một số kỹ năng sử dụng trang phục của mình là cả một vấn đề không đơn giản. Thực tế các cháu còn rất bé, chưa có ý thức và tập trung nhiều được như các anh chị mẫu giáo, điều này là một thử thách cho cô giáo. Muốn tạo cho trẻ có được những kỹ năng này cần có sự nhiệt huyết, cái tâm và tình yêu thương trìu mến của một người mẹ, sự đồng cảm như một người bạn của trẻ. Khi trẻ có cảm tình, có hứng thú cô có thể sử dụng nghệ thuật của mình để thu hút lôi cuốn trẻ vào các hoạt động một cách dễ dàng. Để hình thành một số kỹ năng sử dụng trang phục cho trẻ, tôi tổ chức, hướng dẫn trẻ thông qua các hoạt động trong ngày như: Đón trả trẻ, hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, trong sinh hoạt mọi lúc mọi nơi. 2.1. Trong giờ đón trẻ và trả trẻ Đối với nội dung hướng dẫn một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé thì thời gian đón và trả trẻ có thể nói là “thời gian vàng” mà cô có thể tận dụng và hướng dẫn trẻ. Bởi khi trẻ bắt đầu đến lớp và lúc ra về là thời gian bắt buộc trẻ sử dụng đến trang phục của mình như: Cởi và mặc áo, cởi và đội mũ, đi và tháo giày, dép, cất cặp Tận dụng thời điểm này tôi thường đến lớp sớm để sau khi chuẩn bị phòng lớp, tôi có thời gian gặp gỡ, trao đổi và dạy cho trẻ một số kỹ năng sử dụng trang phục khi có thể. Chẳng hạn, khi bé Mai Trang tới lớp, đây là bé hay tới lớp sớm, sau khi ân cần bày trẻ chào cô, chào mẹ, tôi tư vấn, thống nhất với phụ huynh về việc để cháu tự làm rồi quay sang khen bé đi học ngoan, còn giỏi biết tự xếp dép, tự cất cặp để tạo động lực cho trẻ thực hiện. 9
  10. Khi trẻ thực hiện tôi quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ kịp thời từng kỹ năng. Thời gian đầu tôi vừa nói, vừa làm cùng trẻ, cầm tay trẻ thực hiện: Xếp dép thành một đôi đúng, tháo mũ bỏ vào cặp, cầm thẳng cặp cho gọn vào ngăn tủ của mình thời gian sau tôi chỉ cần nói là trẻ đã có thể tự thực hiện được. Dần dần trẻ đã có được một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé nhất định. Giờ trả trẻ là giờ để tôi gợi hỏi, trò chuyện với trẻ để trẻ nói lên kỹ năng mà trẻ đã học được trong ngày. Chẳng hạn, tôi hỏi trẻ: Hôm nay cô bày cho con làm gì? Cô bày cho con cách đi giày như thế nào? con đi thử cho bố mẹ và cô xem nào! để trẻ có thể nói và thực hiện lại kỹ năng mà trẻ đã được học Ngoài ra, tôi nhắc nhở trẻ về thực hiện cho ông bà, người thân xem để mọi người biết con đã giỏi như thế nào. Tôi đã ân cần trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ hàng ngày trong giờ đón trả trẻ về một số đặc điểm tâm lý của trẻ, kỹ năng mà trẻ đã được học trong ngày, thông báo với cha mẹ về khả năng tiếp nhận của trẻ, Từ đó, phối hợp với cô trong việc giúp trẻ hình thành một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé. Chẳng hạn, bé Anh Đức thao tác của bé tốt nhưng hay dỗi hờn, chỉ thích được khen, nếu chê là không chịu làm nữa. Nắm bắt được điều này tôi trao đổi lại với phụ huynh khi hướng dẫn nên nhẹ nhàng với bé, động viên bé, đặc bệt là khen bé nhiều trẻ để ba mẹ dựa vào đặc điểm tâm lý của trẻ cùng phối hợp rèn luyện để đạt kết quả cao hơn. Qua thời gian, tôi nhận thấy việc hướng dẫn trẻ trong thời điểm này giúp tôi và phụ huynh có thời gian quan tâm nhiều tới cá nhân từng trẻ và đã mang lại hiệu quả cao đối với bản thân mỗi đứa trẻ. 2.2. Trong hoạt động chơi - tập Giai đoạn 25 - 36 tháng, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động với đồ vật. Trẻ học bằng chơi, chơi mà học. Về nhận thức của trẻ 25 - 36 tháng trẻ hay tò mò và thích bắt chước, cảm giác, tri giác của trẻ đã phát triển hơn nhờ vào việc trẻ thực hiện các hành động với đồ vật. Trẻ tri giác thuộc tính của đồ vật xung 10
  11. quanh, nắm được mối quan hệ đơn giản nhất của đồ vật. Mặc dù các hành động với đồ vật còn vụng về song trẻ vẫn rất hứng thú với các thao tác và phương thức sử dụng đồ vật. Hoạt đông chơi - tập ở lứa tuổi nhà trẻ là một hoạt động mang lại kiến thức, kỹ năng chính xác, khoa học nhất giúp trẻ hình thành một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé. * Trước hết, tôi lựa chọn một số nội dung hoạt động phù hợp để giúp trẻ có một số kỹ năng sử dụng trang phục Để giúp cho việc dạy trẻ một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé được tốt thì việc lựa chọn nội dung để trẻ hoạt động là một việc rất quan trọng, làm sao để phù hợp với trẻ và đạt được hiệu quả cao nhất. Dựa vào khả năng nhận thức, tâm lý của trẻ tôi chọn ra một số kỹ năng sử dụng trang phục cần dạy trẻ sao cho phù hợp. Và muốn trẻ có được kỹ năng tốt thì tôi cũng cần phải nắm rõ được phương pháp hướng dẫn kỹ năng đó. Nắm được khả năng của trẻ ở lớp mình và những kiến thức, kỹ năng gì cần được cung cấp cho trẻ, để từ đó có phương pháp và hình thức tổ chức cho phù hợp, phân bố thời gian sao cho hợp lý. Hoạt động mà tôi đưa ra là dạy trẻ một số kỹ năng sử dụng trang phục như: Mang giày dép, xếp dép, đội mũ, quàng khăn, đi tất Giúp trẻ biết được tên gọi, hiểu được tác dụng của mỗi trang phục đó là gì? Cách sử dụng trang phục đó như nhế nào? trẻ cần có những kỹ năng gì? Sử dụng vào thời điểm nào? Chẳng hạn, khi tổ chức hướng dẫn cho trẻ kỹ năng quàng khăn, tôi trò chuyện với trẻ về cái khăn quàng cổ. Ngoài giúp trẻ nhớ được tên gọi, biết tác dụng của khăn quàng cổ là để giữ ấm cho cổ, khăn hay được sử dụng vào mùa lạnh, hay khi trời lạnh Và quan trọng nhất tôi giúp trẻ được thực hiện thao tác quàng khăn, luồn qua lỗ, làm quen với kỹ năng cuốn khăn, biết lấy, cất khăn đúng nơi quy định. 11
  12. Hay khi tổ chức cho trẻ kỹ năng đội mũ, tôi trò chuyện giúp trẻ hiểu được khăn biết tác dụng của mũ là dùng để đội đầu, che nắng vào mùa nóng và giữ ấm đầu vào mùa lạnh. Giúp trẻ thực hiện được kỹ năng đội mũ đúng chiều, biết lấy, cất mũ đúng nơi quy định Khi tổ chức, tôi tổ chức hướng dẫn kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ một cách chính xác trên cả lớp, sau đó tôi mới cho trẻ thực hành đan xen nhóm nhỏ, cá nhân, thi đua Chẳng hạn, nhằm giúp trẻ rèn kỹ năng mang giày, dép đúng cách. Trong giờ hoạt động chơi - tập “Bé mang giày, dép đúng cách” Trước tiên cho trẻ chơi với đôi giày, đôi dép có quai hậu. Tôi hỏi trẻ - Đây là gì? - Dép dùng để làm gì? Sau đó tôi khái quát lại câu trả lời của trẻ, giày, dép là đồ đùng để đi, (đi học đi chơi) giúp cho đất cát không dính vào chân làm bẩn chân mà giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ, giữ ấm chân, khỏi lạnh chân. Vì vậy sau khi đi xong phải biết xếp giày, dép lên kệ đúng nơi quy định ngay ngắn. Các con cần ý thức tự lực, làm những việc nhỏ vừa với sức của mình. Khi làm mẫu lần 1: Tôi làm mẫu không giải thích cho trẻ xem, lần 2: Tôi thực hiện thao tác kết hợp giải thích: Cô cầm dép về ghế ngồi, để dép về phía trước hai chân. Cách đi dép: Tháo quai dép, xỏ chân vào dép rồi ngắn quai dép lại. (Tương tự chân còn lại, nói 2 lần với 2 chiếc dép); Cách tháo dép: Tháo quai dép, rút chân ra khỏi dép, ngắn quai dép lại rồi để sang bên cạnh. Nói 2 lần với 2 chiếc dép); Cất dép: Cầm đôi dép gõ nhẹ xuống sàn rồi nhấc dép để lên giá. Các con lưu ý là khi đặt dép lên giá thì mũi dép phải quay ra ngoài. Tôi vừa làm vừa chỉ cho trẻ biết. Đầu tiên tôi mời 1 đến 2 trẻ lên thực hiện thử, sau đó tôi tiến hành cho trẻ thực hiện cả nhóm, cá nhân, lớp luân phiên nhau. Khi trẻ thực hiện tôi tạo cho trẻ tâm thế thoải mái trên tinh thần học mà chơi, không gò ép trẻ. 12
  13. Chẳng hạn, lần đầu tôi hướng trẻ tự lấy dép đi dép vào chân và cùng đi chơi vừa đi vừa đọc bài thơ “Đi dép”. Lần 2 thực hiện bằng cách cho trẻ đi biểu diễn thời trang với nhạc hát bài “Đôi dép” để trẻ hào hứng đi và biểu diễn tự do, sáng tạo. Và điều mà tôi hay cổ vũ cho trẻ là dùng những lời khen ngợi trẻ, cho cả lớp cổ vũ, vỗ tay khen bạn và nhất là được phát thưởng khi trẻ làm tốt. Chẳng hạn, khi tổ chức hướng dẫn cho trẻ kỹ năng đi tất, trước khi làm mẫu tôi yêu cầu trẻ hãy chú ý quan sát để lát nữa bạn nào làm đúng và giỏi sẽ có thưởng. Sau cho một nhóm trẻ thi đua xem ai đi khéo nhất, giỏi nhất sẽ được lên chọn một con vật nhỏ được làm từ bông và vải nỉ do cô tự may mà bé yêu thích, nhằm giúp tăng khả năng chú ý của trẻ, trẻ cố gắng hơn. Khi quan sát kỹ trẻ được thực hành kỹ năng một cách khoa học, chính xác nhất. Tôi dạy trẻ các kỹ năng theo mức độ từ dễ đến khó, mang tính lặp lại, thường xuyên, liên tục. Chẳng hạn, để trẻ có kỹ năng đeo được tất vào chân, lúc đầu tôi hướng dẫn kỹ năng chọn tất theo đúng đôi (Hai chiếc giống nhau), sau đó tôi mới cho trẻ đi theo đôi, rồi nâng cao mức độ đi tất dài hơn, khó hơn. Kỹ năng này tôi cho trẻ rèn luyện trong ngày khi trẻ tháo đi vào nhà vệ sinh và các ngày tiếp theo sau đó. * Tôi chuẩn bị đồ dùng thiết bị đầy đủ Có thể nói đồ dùng thiết bị cho trẻ mầm non như là sách giáo khoa cho trẻ. Sách giáo khoa chuẩn mực là một điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Tương tự như vậy, đồ dùng thiết bị chuẩn mực là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ. Để dạy một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé thì ngoài những thiết bị khác, đòi hỏi đồ dùng thiết bị dạy trẻ phải là những đồ dùng thật như: Mũ, khăn, tất, quần, áo Chẳng hạn, với kỹ năng dạy trẻ biết cách quàng khăn. Chủ đề “Rau củ trong vườn”. Tôi chuẩn bị một số đồ dùng sau. 13
  14. - Đồ dùng của cô: + Đoạn phim “Cảnh chuẩn bị trang phục khi trời lạnh: mặc áo, quàng khăn, đội mũ”. + Khăn quàng cổ nhiều loại đủ cho cô + Giá treo khăn, kệ để đồ dùng cho trẻ, nhạc biểu diễn thời trang - Đồ dùng của trẻ: + Khăn quàng cổ nhiều loại. + Các kiểu mũ thời trang đủ cho trẻ. * Tôi sắp xếp đồ dùng thiết bị hợp lý, khoa học Việc sắp xếp đồ dùng thiết bị hợp lý, khoa học giúp cho việc dạy trẻ được thuận tiện, nhanh chóng mà giờ hoạt động không bị rối. Tôi đặc biệt chú ý đến vấn đề này, phân loại từng đồ dùng riêng biệt, từng rổ riêng cho từng trẻ, đồ dùng nào cần trước, đồ dùng nào cần sau để tôi bố trí cho hợp lý. Ngoài ra, đồ chơi sắp xếp vừa tầm trẻ để trẻ dễ thấy, tạo điều kiện thuận tiện và cơ hội cho trẻ được thực hiện dễ dàng. 2.3. Trong hoạt động ngoài trời Hoạt động ngoài trời luôn mang lại những niềm vui và hứng thú cho trẻ, không chỉ bởi ở không gian thay đổi mà môi trường ngoài trời luôn là cơ hội tốt để trẻ được tham gia các trò chơi tập thể. Tận dụng cơ hội này tôi đưa ra yêu cầu luyện tập sau những kiến thức, kỹ năng tôi đã dạy trẻ trong giờ hoạt động chơi- tập. Chẳng hạn, trước khi trẻ ra sân bóng chơi tôi yêu cầu trẻ tự lấy giày, dép của mình đi vào chân. Khi ra sân bóng tôi yêu cầu trẻ tháo giày dép và xếp ngay ngắn theo đôi để trẻ chơi bóng. Sau khi chơi tôi lại yêu cầu trẻ lấy giày, dép đi vào lớp. Vào kệ để giày dép trẻ lại được thực hành kỹ năng cởi và xếp giày, dép theo đôi thêm một lần nữa. Hay khi ra ngoài trời tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Thi xếp giày dép” nhằm rèn luyện kỹ năng xếp giày dép theo đôi cho trẻ. 14
  15. Như vậy, chỉ trong một buổi chơi trẻ đã được thực hành kỹ năng đi giày dép nhiều lần, tùy vào khả năng của mỗi trẻ mà tôi có thể hỗ trợ hay giúp đỡ trẻ. Dần dần kỹ năng của trẻ được hình thành. 2.4. Trong hoạt động góc Hoạt động góc là một môi trường để ôn luyện lại những điều đã được học, được thực hành một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé. Vì trong khi chơi sẽ có những tình huống chơi cần thực hiện kỹ năng này. Nếu người chơi không có kỹ năng thì sẽ khó để thực hiện được ý định chơi của mình. Điều mà tôi quan tâm là làm sao gợi ý để tạo những cơ hội để trẻ được thực hiện nhiều và thực hiện sao cho đúng cách. Chẳng hạn, trong nhóm chơi phân vai, có một trò chơi mà trẻ rất thích đó là ru em ngủ và thay đồ cho búp bê. Tận dụng trò chơi này tôi chuẩn bị thật nhiều búp bê và quần áo trong góc để trẻ có thể chơi đi tất, đi giày cho búp bê. Gợi ý trẻ những lần khác nhiều trẻ khác được chơi và được ôn tập kỹ năng dưới sự quan sát và hỗ trợ của tôi. 2.5. Trong sinh hoạt mọi lúc mọi nơi Hoạt động nhằm rèn một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé chủ yếu được thực hiện dưới hình thức giờ chơi tự do và trong sinh hoạt mọi lúc, mọi nơi trong ngày của trẻ. Tuy không phải là một giờ hoạt động cụ thể nhưng tôi có thể tận dụng hết những cơ hội này để có thể giúp trẻ thực hiện kỹ năng cần cung cấp. Chẳng hạn, tận dụng hàng ngày những lúc thay đồ tôi dạy trẻ kỹ năng cởi và mặc được quần, cởi và mặc áo cổ tròng; những lúc trẻ đi vệ sinh vào tôi dạy trẻ kỹ năng cởi và đi tất; lúc ra sân xem văn nghệ cho trẻ tập đội mũ, đi dép, Tất cả các hoạt động trên tôi đều tổ chức dạy trẻ thường xuyên và liên tục, đa dạng hình thức để trẻ không bị nhàm chán. Mặt khác tôi nêu gương tốt thông qua buổi học, thông qua giờ chơi, nêu gương cuối tuần nhằm khuyến khích tinh thần trẻ, nâng cao hiệu quả đặt ra. 15
  16. * Giải pháp 3: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc luyện tập một số kỹ năng sử dụng trang phục cho trẻ Bên cạnh việc dạy trực tiếp trên trẻ, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp dạy một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé. Để phụ huynh hiểu hơn về cách dạy trẻ một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé tôi thường tuyên truyền đến phụ huynh bằng các hình thức sau: * Qua giờ đón trả trẻ Trao đổi cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ trẻ quá nhiều, cần dạy trẻ tính tự lập từ bé, khuyến khích trẻ làm, tuyên dương trẻ nhiều. Trẻ càng được thực hành nhiều, tiếp xúc nhiều càng tạo tiền đề và kỹ năng tốt tự lập cho trẻ sau này. Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh cách dạy trẻ một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé, hiểu rằng việc dạy trẻ những kỹ năng là một quá trình lâu dài và cần thiết. Kiên trì và không nên nôn nóng. Chẳng hạn, đối với những trẻ chưa tự mặc được quần, khi đón hoặc trả trẻ tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh về cách dạy cho cháu kỹ năng mặc quần như: Phải xác định mặt phải mặt trái và phía trước phía sau của quần để mặc. Đầu tiên ngồi xuống ghế hoặc xuống giường để giữ thăng bằng không bị ngã, cầm phần lưng thun quay về phía mình, rồi lần lượt xỏ từng chân một vào ống quần. Chân trái xỏ ống bên trái, chân phải xỏ ông bên phải. Xỏ xong đứng dậy kéo lưng quần lên và chỉnh cho quần thẳng và ngay ngắn. Khi bắt đầu dạy trẻ mặc quần áo nên bắt đầu bằng hành động dễ nhìn thấy. Chẳng hạn, dạy trẻ mặc quần trước mặc áo vì mặc quần dễ nhìn thấy hơn mặc áo. Phụ huynh cũng nên chia nhỏ các bước từ dễ đến khó, Chẳng hạn như mẹ giúp trẻ tròng áo qua đầu và đưa tay vào tay áo để trẻ sẽ kéo áo xuống, sau khi thành thục, mẹ sẽ giúp trẻ tròng áo qua đầu nhưng trẻ sẽ tự đưa tay vào tay áo và kéo áo xuống và cuối cùng là để trẻ tự mặc áo. Đối với trẻ đây là kỹ năng cần luyện tập nhiều, bố mẹ cần giúp đỡ cho trẻ những điều gì khi trẻ chưa tự mặc được? Khi trẻ thực hiện được bố mẹ cần phải 16
  17. nên tuyên dương trẻ như thế nào? Chẳng hạn, khi mặc quần áo cho trẻ, phụ huynh nên nói những câu như “đưa tay lên”, “luồn tay vào tay áo”, “xỏ chân vô quần”, “chân trái con đâu” Và để giúp trẻ hứng thú tôi tuyên truyền phụ huynh cần tạo không khí vui nhộn khi mặc quần áo như “khen bé giỏi”, nghĩ ra một bài hát, chơi “ú òa” khi trẻ chui áo qua đầu, cũng có thể cho trẻ tự lựa chọn loại quần áo mà bé thích Hay đối với những trẻ chưa tự mang giày dép được, thì lúc trả trẻ tôi trao đổi, thống nhất với phụ huynh nên để trẻ tự lấy giày dép mang vào chân, nên giúp trẻ phân biệt giày trái, phải, cách kéo dây hướng dẫn những chỗ trẻ chưa làm được và yêu cầu trẻ tự hoàn thành. Khi thực hiện xong, khen trẻ để trẻ thấy mình đã thành công. Chẳng hạn, khi trẻ đi giày ngược, không đi lại ngay cho trẻ mà nhắc khéo trẻ “Con nhìn lại xem đã đi đúng chưa?” Khi trẻ đi xong thấy bất tiện thì sẽ tự đổi lại. Khen trẻ khi trẻ đã hoàn thành. * Tuyên truyền thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh của lớp Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh của lớp, tôi thường dành nhiều thời gian để trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo khoa học và hỗ trợ cho phụ huynh những kiến thức đúng đắn về giải pháp dạy trẻ một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé tạo tiền đề trẻ tự lập sau này. Cụ thể: + Sưu tầm tài liệu cách hướng dẫn một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé + Tuyên truyền cho phụ huynh các phương pháp dạy một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé. Ngoài những giải pháp mà cô hướng dẫn trên lớp, phụ huynh cần tăng cường cho trẻ được tự làm hoặc làm với sự giúp đỡ của người thân nhằm hình thành kỹ năng cho trẻ. + Trò chuyện trao đổi với phụ huynh về những biểu hiện của trẻ, những khó khăn khi thực hiện và kết quả đạt được của bé Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ. 17
  18. - Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ. - Tôn trọng trẻ. - Không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải đáp có sẵn mà đưa câu hỏi gợi mở để trẻ tự tìm tòi. * Tuyên truyền qua góc cha mẹ cần biết Đăng bài tuyên truyền trên góc “Bố mẹ cần biết” để Phụ huynh biết và cùng phối hợp trong quá trình rèn luyện cho trẻ. “Trăm nghe không bằng một thấy”. Vì vậy, góc cha mẹ cần biết của lớp tôi luôn kịp thời cập nhật đầy đủ các thông tin tới toàn thể phụ huynh. + Hàng tuần dán kế hoạch hoạt động cho phụ huynh xem. + Dán hình ảnh đẹp trẻ được tham gia hoạt động chơi- tập. + Thay đổi nội dung tuyên truyền sát với thực tiễn. Kế hoạch đầy đủ, hình ảnh đẹp mắt, nội dung phong phú thực sự đã thu hút sự chú ý của rất nhiều phụ huynh. Dạy trẻ kỹ năng sống nói chung và dạy trẻ 25 - 36 tháng một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé nói riêng là việc làm hết sức quan trọng đòi hỏi sự tham gia của không chỉ ở nhà trường mà còn ở cả gia đình và xã hội. Bởi như Dorothy Holte đã nói “Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết trái ngọt khi có sự chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xã hội”. 3. Đánh giá đề tài * Qua thời gian nghiên cứu tôi có bảng khảo sát sau khi áp dụng Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT CUỐI NĂM THÁNG 3/2019 (Đã áp dụng) THÁNG 3/2019 STT TIÊU CHÍ Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Trẻ có có kỹ năng xếp giày, dép 01 17/19 89,5% 2/19 10,5% theo đôi 18
  19. Trẻ biết cất gọn cặp vào ngăn tủ 02 18/19 94,7% 1/19 0,53% của mình Trẻ có kỹ năng đội mũ đúng 03 18/19 94,7% 1/19 0,53% chiều 04 Trẻ đeo được tất vào chân 15/19 78,9% 4/19 21,1% 05 Trẻ mang giày, dép đúng cách 16/19 84,2% 3/19 15,8% 06 Trẻ biết cách quàng khăn 13/19 68,4% 6/19 31,6% 07 Trẻ cởi và mặc được quần 15/19 78,9% 4/19 21,1% Trẻ cởi và mặc được áo cổ 08 12/19 63,1% 7/19 36,9% tròng. BẢNG SO SÁNH SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ ĐẠT TRƯỚC TÁC ĐỘNG VÀ SAU TÁC ĐỘNG Đầu năm Cuối năm STT TIÊU CHÍ Tháng 10/2018 Tháng 3/2019 Sĩ số % Sĩ số % Trẻ có có kỹ năng xếp giày, dép 01 4/19 21% 17/19 89,5% theo đôi Trẻ biết cất gọn cặp vào ngăn tủ 02 5/19 26,3% 18/19 94,7% của mình 03 Trẻ có kỹ năng đội mũ đúng chiều 9/19 47,4% 18/19 94,7% 04 Trẻ đeo được tất vào chân 4/19 21% 15/19 78,9% 05 Trẻ mang giày, dép đúng cách 2/19 10,5% 16/19 84,2% Trẻ biết cách quàng khăn 06 2/19 10,5% 13/19 68,4% 07 Trẻ cởi và mặc được quần 3/19 15,8% 15/19 78,9% 08 Trẻ cởi và mặc được áo cổ tròng. 1/19 0,53% 12/19 63,1% 19
  20. Qua khảo sát đầu năm và cuối năm cho thấy, việc sử dụng các giải pháp trên đã mang lại hiệu quả cao. Đối với tiêu chí 01 đã tăng tỉ lệ từ 21% lên 89,5%, tiêu chí 02 từ 26,3% tăng lên đến 94,7%, tiêu chí 03 đã tăng từ 47,4% lên 94,7%, Như vậy, trẻ đã tiến bộ rất nhiều với một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé thông qua các giải pháp dưới sự hướng dẫn của cô. * Đối với trẻ Với các phần trăm thu được trước thử nghiệm và sau thử nghiệm cho thấy trẻ đã hình thành một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé và nhanh nhẹn lên đáng kể. Đa số trẻ biết tự phục vụ mình một số việc trong khả năng của trẻ như: Xếp dép, đội mũ, quàng khăn, đi tất, cởi và mặc quần, Trẻ chủ động hơn, tự lập hơn, giúp cô giáo và bố mẹ đỡ vất vả hơn. Trẻ ngày càng mạnh dạn hơn, nhanh nhẹn hơn, tích cực hơn, khi tham gia hoạt động. Trẻ thật sự hứng thú tích cực trong tất cả các hoạt động diễn ra tại lớp từ sinh hoạt, vui chơi và học tập. Trẻ thật sự có nề nếp hơn, các hoạt động trở nên sôi nổi hơn. Điều đó cũng làm cho tôi rất phấn khởi, tạo điều kiện để tôi có nhiều ý tưởng hơn khi xây dựng kế hoạch. * Đối với giáo viên Trao dồi thêm kiến thức, kỹ năng về việc dạy các kỹ năng sống, nhất là dạy trẻ kỹ năng sử dụng trang phục của bé; Xây dựng được kế hoạch giáo dục kỹ năng sử dụng trang phục cho trẻ một cách toàn diện hơn, có những giải pháp giáo dục phù hợp, linh hoạt dự trên việc nắm bắt thêm được nhu cầu, hứng thú, tình cảm của trẻ. Tôi rút ra được nhiều biện pháp linh hoạt, sáng tạo tổ chức các hoạt động nhẹ nhàng, có biện pháp tác động đến cá nhân trẻ phù hợp. Tổ chức không còn máy móc, áp đặt mà hướng đến mục tiêu để trẻ tự do tự lực, tự lựa chọn các cách giải quyết vấn đề. Biết cách tạo nhiều cơ hội để trẻ hoạt động, tận dụng các hoạt động mọi lúc mọi nơi để lồng ghép một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé. 20
  21. Từ việc gần gũi, hướng dẫn cho trẻ đã giúp tôi hiểu trẻ nhiều hơn. Tình cảm cô cháu thân thiết hơn. Riêng bản thân tôi khi áp dụng các biện pháp trên tại lớp, có những kết quả tốt và được sự ủng hộ từ nhà trường, phụ huynh, thấy được sự tiến bộ dần của trẻ mỗi ngày. * Đối với phụ huynh Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng sống nói chung và một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé nói riêng. Phụ huynh đồng tình ủng hộ cô giáo. Đã có sự phối hợp với giáo viên trong việc rèn luyện, củng cố một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé. Nhiệt tình mang đồ dùng ủng hộ cho cô dạy. Quan sát khi trẻ đến lớp ít thấy hình ảnh phụ huynh cởi giày dép và cất cặp cho con nữa, mà trẻ đã tự cởi và mang giày dép và để ngay ngắn lên giá dép, cất cặp vào ngăn tủ của mình. Phụ huynh chịu khó chờ đợi, tạo điều kiện để con mình được làm, rèn luyện, củng cố kỹ năng cho trẻ. Cảm thấy vui khi thấy mỗi ngày con mình được lớn khôn, an tâm, tin tưởng gửi con tới trường, lớp. 4. Tổ chức thu thập minh chứng - Kế hoạch chủ đề, kế hoạch tổ chức các hoạt động. - Thống kê số liệu: Thu thập qua bảng đánh giá trước và sau tác động, các bài tập rèn luyện được tổ chức, các bài tập khảo sát đánh giá trẻ. - Hình ảnh qua các hoạt động dạy trẻ một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé. - Tài liệu tham khảo III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Kỹ năng sử dụng trang phục của bé là một trong những kỹ năng sống quan trọng đối với trẻ chúng ta nên hình thành cho trẻ ngày từ nhỏ. Nó góp phần tạo dựng nền móng ban đầu vững chắc cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ. 21
  22. Vì thế, giáo viên, phụ huynh cần tạo môi trường hoạt động tích cực, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, được thực hành càng nhiều càng tốt. Việc xây dựng hệ thống các mục tiêu, biện pháp tác động đến quá trình tổ chức hướng dẫn trẻ 25 - 36 tháng một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé thông qua các hoạt động hàng ngày là thực sự cần thiết. Dạy trẻ một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé thông qua các hoạt động hàng ngày đã có tác động tích cực đến từng cá nhân trẻ, từng nhóm trẻ. Phụ huynh rất tin tưởng và yên tâm với chất lượng chăm sóc giáo dục các cháu của giáo chủ nhiệm cũng như của nhà trường. * Bài học kinh nghiệm Việc dạy trẻ một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé rất quan trọng. Tuy nhiên trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi trẻ là khác nhau, sự phối hợp của phụ huynh cũng không đồng đều như nhau. Vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy muốn trẻ hoạt động tốt bản thân mỗi giáo viên cần phải: - Trước hết, người giáo viên phải cảm nhận và tận tâm với những điều mình dạy, gương mẫu, yêu thương trẻ, nhạy bén trước những diễn biến của trẻ, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp áp dụng phù hợp. Khi cho trẻ thực hiện cần tránh nôn nóng, sợ mất thời gian mà phải hướng dẫn từng bước, kiên trì, liên tục và xuyên suốt. - Trau dồi kiến thức về việc hướng dẫn kỹ năng sử dụng trang phục của bé cho trẻ. Chú ý việc dạy trẻ phải đi từ dễ đến khó, theo hướng phát triển dần dần. Do đó giáo viên lựa chọn một cách linh hoạt các nội dung, biện pháp, phương tiện, hình thức tổ chức. Tạo cơ hội cho mọi trẻ được tham gia hoạt động kỹ năng, giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm theo nhiều cách khác nhau để trẻ thực hiện một cách tự nhiên, tránh gò bó áp đặt trẻ. - Dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên, tuyên dương, khen thưởng kịp thời nhằm kích thích trẻ hứng thú thực hiện và thực hành đúng lúc. 22
  23. - Để trẻ tự giải quyết các công việc theo kinh nghiệm của bản thân, cô và cha mẹ là người gợi mở ý tưởng để có thể giải quyết theo nhiều cách khác nhau. Không đòi hỏi mọi trẻ đều phải như nhau và nhìn vào sự tiến bộ bản thân mỗi trẻ. Tạo ra môi trường hoạt động nhiều cho trẻ được trải nghiệm với tâm thế “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học”. - Làm tốt công tác phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. * Khả năng phát triển của đề tài Đề tài đã được áp dụng thành công, có hiệu quả cao trong việc dạy trẻ một số kỹ năng sử dụng trang phục của bé tại lớp 25 - 36 tháng B thông qua các hoạt động hàng ngày. Đề tài có thể áp dụng trong các lớp khác tại cơ sở và các trường mầm non trên địa bàn thành phố Nha Trang. 2. Khuyến nghị * Đối với nhà trường - Tham mưu với các cấp lãnh đạo Sở, Phòng tạo thêm nhiều điều kiện để giáo viên có nhiều cơ hội tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn, dự giờ rút kinh nghiệm về chuyên đề kỹ năng sống cho trẻ, trong đó có kỹ năng sử dụng trang phục của bé. - Đầu tư, trang bị thêm cho lớp một số đồ dùng đồ học tập, đồ chơi, thiết bị hiện đại, để phục vụ tốt cho việc tổ chức hoạt động. * Đối với gia đình - Gia đình cần tạo nhiều điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động để trẻ nhanh nhẹn hơn, ý thức trong việc cùng cô hình thành kỹ năng sống cho trẻ để trẻ được phát triển toàn diện. * Đối với giáo viên Không ngừng tự học, tự rèn, bồi dưỡng chuyên môn, có kỹ năng về sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học. Tìm tòi sáng tạo ra những đồ dùng đồ chơi mới lạ, hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động. 23
  24. - Giáo viên có ý thức và trách nhiệm trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi nhà trẻ nói chung và kỹ năng sử dụng trang phục của bé nói riêng. Vì hơn hết kỹ năng sống luôn là nền tảng cho trẻ vững tin bước vào xã hội ngày càng phát triển. Tân Lập, ngày 25 tháng 3 năm 2019 NGƯỜI VIẾT Hoàng Thị Phương 24
  25. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công văn của Phòng giáo dục và Đào tạo Nha Trang về việc hướng dẫn công tác sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học năm 2018-2019 2. Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT- Bộ Giáo Dục Đào Tạo ngày 25 tháng 7 năm 2009. 3. “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non’’- Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên). Nhà xuất bản giáo dục – 1984. 4. Chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ 3 – 36 tháng tuổi, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội – Bộ GD&ĐT. 5. “Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo” của Trần Nguyễn Nguyên Huân năm 2012, Trường cao đẳng sư phạm trung ương TP Hồ Chí Minh. 6. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Nhà xuất bản Quốc Gia – Hà Nội 7. Tài liệu trang web Mamnon.com 25
  26. PHỤ LỤC 1 BẢNG THEO DÕI ĐÁNH GIÁ TRẺ TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG (Đạt : dấu + , chưa đạt: dấu -) Trẻ có có kỹ Trẻ biết cất gọn Trẻ có kỹ năng ST năng xếp giày, cặp vào ngăn tủ đội mũ đúng T dép theo đôi của mình chiều Họ và tên Trước Sau Trước Sau Trước Sau tác tác tác tác tác tác động động động động động động 01 Vũ Lê Ban Mai - + - + - + 02 Trần Thiên Đức - + + + + + 03 Phạm Ngọc An Nhiên + + - + + + 04 Nguyễn Anh Quân - - - - - + 05 Bùi Minh Việt - + - + + + 06 Vũ Hoàng Mai Trang - + + + + + 07 Đặng Hoàng Anh Đức - + - + + + 08 Lê Hạ Vi - + - + - + 09 Đỗ Nguyễn Tùng Lâm - - - + - + 10 Đào Minh Anh - + - + + + 11 Nguyễn Xuân Phúc - + - + - - 12 Cao Ngọc Trâm Anh + + + + + + 13 Trần Anh Minh - + - + - + 14 Nguyễn Thục Anh - + - + - + 15 Đỗ Thị Lan Phương - + - + - + 16 Lưu Phương Nhi - + - + - + 17 Lê Đại Lâm - + - + - + 18 Nguyễn Thanh Tâm + + + + + + 19 Lê Kim Quỳnh Mai + + + + + + Tỉ lệ 4/19 17/19 5/19 18/19 9/19 18/19 Tổng hợp % 21% 89,5% 26,3% 94,7% 47,4% 94,7% 26
  27. BẢNG THEO DÕI ĐÁNH GIÁ TRẺ TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG (Đạt : dấu + , chưa đạt: dấu -) Trẻ đeo được Trẻ mang giày, Trẻ biết cách ST tất vào chân dép đúng cách quàng khăn T Họ và tên Trước Sau Trước Sau Trước Sau tác tác tác tác tác tác động động động động động động 01 Vũ Lê Ban Mai - - - + - + 02 Trần Thiên Đức - + - + - + 03 Phạm Ngọc An Nhiên - + + + - + 04 Nguyễn Anh Quân - - - - - - 05 Bùi Minh Việt - + - + - + 06 Vũ Hoàng Mai Trang + + - + - + 07 Đặng Hoàng Anh Đức - + - + - + 08 Lê Hạ Vi - + - + - + 09 Đỗ Nguyễn Tùng Lâm - - - - - + 10 Đào Minh Anh - + - + - - 11 Nguyễn Xuân Phúc - + - - - - 12 Cao Ngọc Trâm Anh + + + + + + 13 Trần Anh Minh - + - + - + 14 Nguyễn Thục Anh - + - + - + 15 Đỗ Thị Lan Phương - + - + - - 16 Lưu Phương Nhi - + - + - - 17 Lê Đại Lâm - - - + - - 18 Nguyễn Thanh Tâm + + - + - + 19 Lê Kim Quỳnh Mai + + - + + + Tỉ lệ 4/19 15/19 2/19 16/19 2/19 13/19 Tổng hợp % 21% 78,9% 10,5% 84,2% 10,5% 68,4% 27
  28. BẢNG THEO DÕI ĐÁNH GIÁ TRẺ TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG (Đạt : dấu + chưa đạt: dấu -) Trẻ cởi và mặc được Trẻ cởi và mặc được áo ST quần cổ tròng Họ và tên T Trước tác Sau Trước tác Sau động tác động động tác động 01 Vũ Lê Ban Mai - - - - 02 Trần Thiên Đức - + - + 03 Phạm Ngọc An Nhiên + + - + 04 Nguyễn Anh Quân - - - - 05 Bùi Minh Việt - + - + 06 Vũ Hoàng Mai Trang - + - + 07 Đặng Hoàng Anh Đức - + - - 08 Lê Hạ Vi - + - + 09 Đỗ Nguyễn Tùng Lâm - - - - 10 Đào Minh Anh - + - + 11 Nguyễn Xuân Phúc - + - - 12 Cao Ngọc Trâm Anh + + - + 13 Trần Anh Minh - + - + 14 Nguyễn Thục Anh - + - + 15 Đỗ Thị Lan Phương - + - + 16 Lưu Phương Nhi - + - - 17 Lê Đại Lâm - - - - 18 Nguyễn Thanh Tâm + + + + 19 Lê Kim Quỳnh Mai - + - + Tỉ lệ 3/19 15/19 1/19 12/19 Tổng hợp % 15,8% 78,9% 0,53% 63,1% 28
  29. PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ KỸ NĂNG SỬ DỤNG TRANG TRANG PHỤC CHO BÉ ĐỀ TÀI: BÉ XẾP GIÀY, DÉP LÊN KỆ Lớp: 25- 36 tháng B Giáo viên: Hoàng Thị Phương Ngày thực hiện: 18/10/2018 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ gọi tên đôi dép, đôi giày, biết xếp giày, dép theo đôi lên kệ, biết giày, dép dùng để mang vào chân - Trẻ xếp được dép lên kệ: Xếp 2 chiếc giày, dép giống nhau, sát cạnh nhau lên kệ ngay ngắn. - Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động “Xếp giày, dép lên kệ” II. CHUẨN BỊ - Kệ đựng giày, dép. Số giày, dép đủ cho cô và trẻ hoạt động. - Nhạc “Đôi dép xinh” III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Thu hút trẻ - Trẻ tập trung cùng hát bài “Đôi dép xinh” Trẻ tập trung vừa đi vừa - Hỏi trẻ: Bài hát nói về cái gì? Cô trò chuyện với hát theo cô trẻ và dẫn dắt vào bài. Trẻ trả lời theo ý trẻ * Luyện trẻ xếp dép - Hôm nay cô sẽ tập cho các con biết cách xếp Trẻ lắng nghe giày, dép lên kệ chon gay ngắn nhé . - Trẻ ngồi xuống, cô xếp mẫu cho trẻ xem, vừa Trẻ xem cô xếp và nghe cô xếp cô vừa giải thích: “Cô chọn 2 chiếc dép giải thích 29
  30. giống nhau cô xếp ngay ngắn sát cạnh nhau lên kệ (Hoặc cô xếp chồng 2 chiếc dép vào nhau cho gọn rồi cô xếp lên kệ), giày thì không xếp chồng được, cô chọn 2 chiếc giống nhau cô đặt sát cạnh nhau lên kệ, như vậy là cô đã xếp được đôi giày, dép lên kệ ngay ngắn rồi” * Trẻ thực hiện: Cô cho 1 trẻ lên xếp để các bạn Trẻ xếp dép lên kệ xem, sau đó cô mời tốp, nhóm cùng lên xếp, cô quan sát và theo dõi trẻ nếu trẻ không biêt xếp cô nhắc nhở trẻ để trẻ biết cách xếp dày, dép lên kệ cho ngay ngắn. - Mời trẻ ra ngoài hiên lớp lấy đúng đôi giày, dép Trẻ đi dép vào chân của mình và mang vào. Trẻ mang xong cô và trẻ vừa đi vừa đi kết hợp đọc bài thơ “Đi dép”. - Cô giáo dục trẻ: Đôi giày, dép dùng để đi vào chân, nên phải biết giữ gìn đôi giày, đôi dép của mình để đi cho đôi chân sạch sẽ. - Cho trẻ xếp dép lên kệ lần 2. Trẻ xếp dép lên kệ lần 2 - Cô đọc câu đố và đố trẻ. Trẻ nghe cô đọc câu đố “Ai muốn chân sạch Nhưng phải một đôi Thì dùng đến tôi Đôi gì thế nhỉ ? (Đôi dép) - Cho trẻ lấy giày, dép mang vào chân (cô kiểm Trẻ mang giày, dép ra sân tra xem trẻ đi dép đúng chưa, cô sửa sai cho trẻ) chơi * Kết thúc: Cô cho trẻ mang giày, dép và đi ra sân chơi 30
  31. ĐỀ TÀI : CÁI MŨ CỦA BÉ Lớp: 25- 36 tháng B Giáo viên: Hoàng Thị Phương Ngày thực hiện: 15/11/2018 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ gọi được tên cái mũ, biết mũ để đội che nắng, biết thao tác đội mũ và tháo mũ đúng chiều. - Trẻ quan sát và làm được theo yêu cầu của cô, biết lấy, cất mũ đúng nơi quy định. - Trẻ tích cực, hào hứng tham gia hoạt động đội mũ II. CHUẨN BỊ * Đồ dùng của cô: - Mũ cho cô - Nhạc biểu diễn thời trang * Đồ dùng của trẻ: - Mũ đủ cho trẻ. - Các kiểu mũ thời trang. * Môi trường hoạt động: - Phòng học thoáng mát sạch sẽ, đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Thu hút trẻ : Tạo tình huống sinh nhật bạn Thiên Đức, cô tặng cho Thiên Đức một món quà. - Mời Thiên Đức lên nhận quà và các các bạn - Trẻ mở quà hỗ trợ trẻ mở quà. Hỏi trẻ + Đây là cái gì? - Trẻ trả lời - Cho nhiều trẻ trả lời: “Cái mũ”. 31
  32. + Mũ để làm gì? - Trẻ trả lời - Cho từng trẻ trả lời: “Mũ để đội”. * Bé tập đội mũ - Mũ đội như thế nào để đúng chiều, các con xem cô làm mẫu. - Trẻ quan sát - Cô thực hiện thao tác mẫu đội mũ lên đầu đúng chiều. - Trẻ tập đội mũ cả lớp, tổ, - Cho trẻ thực hiện đội mũ. nhóm, cá nhân - Cho lần lượt cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân luân phiên đứng lên thực hiên Trong khi trẻ thực hiện cô trò chuyện với trẻ về cách đội, tác dụng của cái mũ và các kiểu mũ. Trẻ nào không làm được cô hướng dẫn cho trẻ. - Trẻ trả lời + Khi sử dụng đồ dùng các con phải như thế nào? (giữ gìn sạch sẽ, không dùng khi còn ướt ) + Khi dùng xong thì phải để đồ dùng ở đâu nhỉ? (cất mũ vào giỏ hoặc treo trên kệ). - Trẻ lắng nghe - Cô khái quát câu trả lời của trẻ kết hợp giáo dục. - Trẻ cất mũ. - Cho trẻ cất mũ. - Giới thiệu : có rất nhiều kiểu mũ đẹp, khác nhau, các con hãy cùng cô với những chiếc mũ khác nhau trên nền nhạc. - Trẻ đội mũ đi biểu diễn - Cho trẻ đội mũ đi biểu diễn thời trang thời trang - Nhận xét và tuyên dương trẻ. 32
  33. ĐỀ TÀI: BÉ TẬP MANG TẤT Lớp: 25- 36 tháng B Giáo viên: Hoàng Thị Phương Ngày thực hiện: 6/12/2018 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ gọi được tên, đeo được tất vào chân cùng sự giúp đỡ của cô - Trẻ sử dụng các kỹ năng cầm, cuộn, chui, kéo để đeo tất vào chân - Trẻ tích cực tham gia hoạt động đeo tất, biết giữ gìn đôi chân sạch sẽ và giữ ấmvào mùa đông. II. CHUẨN BỊ - Số tất đủ cho cô và trẻ hoạt động - Rổ đựng tất - Nhạc hòa tấu III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động: Tập mang tất. Đàm thoại cùng với trẻ: Mỗi buổi sáng, sau khi - Trẻ lắng nghe và trả lời đánh răng, rửa mặt, thay đồ đẹp, mẹ mặc thêm cho chúng ta những gì để giúp ta ấm áp hơn khi đi đến trường? (Cho trẻ kể: mặc áo ấm, choàng khăn, đội - Trẻ kể theo hiểu biết mũ len, mang tất). - Hôm nay cô sẽ tập cho các con biết cách tự mang tất vào chân của mình. - Cô nêu kỹ năng tự mang tất cho trẻ biết: “Các - Trẻ quan sát và lắng nghe con cầm tất, cuộn tất vào 2 tay, sau đó trùm tất qua 5 đầu ngón chân, kéo tất qua bàn chân, kéo tất qua gót chân, kéo tất qua cổ chân, kéo tất tơi bắp chân. - Cho trẻ thực hành đeo tất vào chân. - Trẻ thực hành đeo tất vào 33
  34. - Cho 2 trẻ lên thực hiện thử, cô hướng dẫn lại chân nếu trẻ chưa biết. - Tập cho trẻ đi tất vào chân dưới sự gợi ý, giúp đỡ của cô - Tạo tình huống: Cho trẻ chơi trò chơi “Nu na nu nống” để trẻ tháo tất ra và tiếp tục hoạt động. - Chia lớp làm 2 đội để cùng thi đua mang tất. - Trẻ 2 đội thi nhau đeo tất Mỗi đội tự đi tới lấy rổ đựng tất của đội mình, cả vào chân đội ngồi xung quanh rổ, khi nghe nhạc trỗi lên, cả 2 đội mang tất thật nhanh vào chân. Trẻ nào mang xong thì đúng lên, khi nhạc kết thúc, đội nào mang được hết tất vào chân thì đội đó giành chiến thắng. Trong quá trình trẻ thi đua cô mở nhạc hòa tấu. - Cô tuyên dương đội chiến thắng, động viên đội làm chưa nhanh lần sau cố gắng hơn. - Cho trẻ thi đua lần 2 * Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ. - Trẻ 2 đội thi đua lần 2 34
  35. ĐỀ TÀI: BÉ MANG GIÀY, DÉP DÚNG CÁCH Lớp: 25- 36 tháng B Giáo viên: Hoàng Thị Phương Ngày thực hiện: 18/12/2018 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ gọi được tên đôi giày, đôi dép. Biết đi, cởi, xếp giày, dép ngay ngắn trên kệ. Biết giày dép dùng để đi, giữ cho đôi chân sạch sẽ. - Trẻ có kỹ năng đi, cởi, xếp dép ngay ngắn trên kệ. - Trẻ có ý thức tự lực, làm những việc nhỏ vừa với sức của mình biết xếp giày, dép lên kệ đúng nơi quy định ngay ngắn. II. CHUẨN BỊ * Đồ dùng của cô - Kệ để dép, thấp vừa tầm trẻ - 1 đôi dép quay hậu cho cô - Bài hát: “Đôi dép” * Đồ dùng của trẻ - Giày, dép quai hậu của trẻ (Sạch sẽ) - Thuộc bài thơ “Đôi dép” * Môi trường hoạt động - Phòng học thoáng mát sạch sẽ, đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Thu hút: Trò chuyện cùng với trẻ: Mỗi buổi - Trẻ lắng nghe. sáng, trước đi học các con được đánh răng, rữa - Trẻ kể: Mặc áo ấm, quàng mặt ngoài ra các con còn phải chuẩn bị những gì khăn, đội mũ, mang cặp, đi để đến trường nữa? (Cho trẻ kể: Mặc áo ấm, dép 35
  36. quàng khăn, đội mũ, mang cặp, đi dép ). * Hoạt động: Bé tập đi dép, tháo dép - Trẻ trả lời - Xuất hiện kệ dép, hỏi trẻ: + Đây là gì? + Dép dùng để làm gì? - Trẻ lắng nghe - Khái quát: Giày, dép là đồ đùng để đi học, đi chơi, giúp cho đất cát không dính vào chân làm bẩn chân mà giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ, giữ âm chân, khỏi lạnh chân. Vì vậy sau khi đi xong phải biết xếp giày, dép lên kệ đúng nơi quy định ngay ngắn. Các con cần ý thức tự lực, làm những việc nhỏ vừa với sức của mình. - Dẫn dắt: Cô quan sát thấy lớp mình có nhiều bạn chưa biết đi dép, hôm nay cô sẽ tập cho các con biết cách tự đi dép quay hậu, tháo dép và xếp dép lên kệ. - Trẻ về chỗ ngồi và xem cô - Cho trẻ về chỗ ngồi. làm mẫu - Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích cho trẻ xem - Lần 2: Cô thực hiện thao tác kết hợp giải thích: Cô cầm dép về ghế ngồi, để dép về phía trước hai chân. - Trẻ quan sát + Cách đi dép: Cô tháo quai dép, xỏ chân vào dép rồi ngắn quai dép lại. (tương tự chân còn lại, nói 2 lần với 2 chiếc dép) + Cách tháo dép: Cô tháo quai dép, rút chân ra khỏi dép, ngắn quai dép lại rồi để sang bên cạnh. (Nói 2 lần với 2 chiếc dép) + Cất dép: Cô cầm đôi dép gõ nhẹ xuống sàn 36
  37. rồi nhấc dép để lên giá. Các con lưu ý là khi đặt dép lên giá thì mũi dép phải quay ra ngoài. (Cô vừa làm vừa chỉ cho trẻ biết) - Mời 1,2 trẻ lên thực hiện thử - 1,2 trẻ lên thực hiện - Tiến hành cho trẻ thực hiện cả nhóm (Cho trẻ thực hành vài lần – Mỗi lần thực hành cô đều hỏi trẻ “Các con đang làm gì?) - Lần 1 trẻ lấy dếp đi dép vào chân. Đọc thơ - Trẻ lấy dếp đi dép vào “Đi dép” chân và đọc thơ “Đi dép” Chân được đi dép Thấy êm êm là Dép cũng vui lắm Được đi khắp nhà - Khi dùng xong thì phải để đồ dùng ở đâu - Trẻ xếp dép lên kệ nhỉ? Cho trẻ xếp dép lên kệ - Dẫn dắt: Dép còn làm tăng vẻ đẹp cho trang phục. Các con lại lấy dép đi vào cùng biểu diễn thời trang nào. - Cho trẻ thực hiện lần 2 bằng cách biểu diễn - Biểu diễn thời trang với thời trang với hát bài “Đôi dép” hát bài “Đôi dép” - Cho trẻ đi cất giày dép lên kệ ngoài lớp. - Cất giày dép lên kệ ngoài * Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ. lớp 37
  38. ĐỀ TÀI : BÉ TẬP QUÀNG KHĂN Lớp: 25- 36 tháng B Giáo viên: Hoàng Thị Phương Ngày thực hiện: 27/12/2019 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ tự quàng khăn lên cổ và biết tác dụng của khăn quàng cổ là để giữ ấm cho cổ. - Trẻ thực hiện được quàng khăn luồn qua lỗ, làm quen với kỹ năng cuốn khăn, và biết lấy, cất khăn đúng nơi quy định. - Trẻ thích quàng khăn và tham gia biểu diễn thời trang tích cực, hào hứng. II. CHUẨN BỊ * Đồ dùng của cô: - Đoạn phim “Cảnh chuẩn bị trang phục khi trời lạnh: mặc áo, quàng khăn, đội mũ”. Khăn quàng cổ nhiều loại đủ cho cô, giá treo khăn, kệ để đồ dùng cho trẻ, nhạc biểu diễn thời trang * Đồ dùng của trẻ: - Khăn quàng cổ nhiều loại. Các kiểu mũ thời trang đủ cho trẻ. * Môi trường hoạt động: - Phòng học thoáng mát sạch sẽ, đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Thu hút trẻ - Cho trẻ xem hình ảnh bạn đang quàng khăn. - Trẻ quan sát + Bạn đang làm gì để giữ ấm cho cổ vậy? - Trẻ trả lời (Quàng khăn) * Bé tập quàng khăn - Cho trẻ tự lấy khăn và tập quàng theo ý - Trẻ tự lấy khăn và tập 38
  39. thích. Sau khi trẻ quàng xong cô trò chuyện cùng quàng theo ý thích. trẻ: + Chúng ta quàng khăn khi nào? (khi trời lạnh - Trẻ trả lời và khi bị ốm) + Quàng khăn để làm gì? (quàng khăn để giữ - Trẻ trả lời ấm cho cổ và còn tăng thêm vẻ đẹp cho trang phục mùa đông). - Hướng dẫn trẻ cất khăn vào chỗ cũ. - Trẻ cất khăn - Giới thiệu kiểu khăn quàng cổ có hình những con vật rất ngộ nghĩnh mà các con ai cũng rất thích. - Cô làm mẫu: “Hai tay cô cầm 2 đầu khăn nhẹ - Trẻ quan sát nhàng quàng qua cổ, một tay cô cầm vào đầu khăn có hình con vật và luồn các ngón tay vào cái lỗ ở dưới hình con vật, tay bên kia cô cầm đầu khăn còn lại và luồn qua lỗ của cái khăn và kéo đầu khăn sao cho khăn vừa vào cổ không chặt quá cũng không lỏng quá để khăn giữ ấm được cho cổ”. - Cho trẻ thực hiện quàng khăn. Trong khi trẻ - Trẻ thực hiện quàng khăn thực hiện cô trò chuyện với trẻ về cách quàng khăn, tác dụng của khăn quàng cổ và các kiểu khăn. Trẻ nào không làm được cô hướng dẫn cho trẻ. + Khi sử dụng đồ dùng các con phải như thế - Trẻ trả lời nào? (giữ gìn sạch sẽ, không dùng khi còn ướt ) + Khi dùng xong thì phải để đồ dùng ở đâu nhỉ? (cất khăn, mũ vào giỏ hoặc treo trên kệ). - Cô khái quát câu trả lời của trẻ kết hợp giáo - Trẻ lắng nghe 39
  40. dục * Kết thúc Biểu diễn thời trang - Cô diễn thời trang với những chiếc khăn - Trẻ quan sát quàng cổ cho trẻ xem. - Cô cùng trẻ biểu diễn thời trang với những - Trẻ biểu diễn thời trang chiếc khăn quàng cổ, mũ và tất trên nền nhạc. - Nhận xét và tuyên dương trẻ. 40
  41. ĐỀ TÀI: BÉ MẶC ÁO Lớp: 25- 36 tháng B Giáo viên: Hoàng Thị Phương Ngày thực hiện: 18/01/2019 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ gọi được tên áo cổ tròng. Phân biệt áo theo mùa. Biết mặc được áo với sự giúp đỡ của cô. - Trẻ có kỹ năng chui áo qua đầu, luồn ống tay. - Trẻ có ý thức tự lực, biết giữ vệ sinh quần áo, không mặc quần áo ướt, bẩn. II. CHUẨN BỊ * Đồ dùng của cô - Áo cổ tròng làm mẫu. Bài hát “Ồ sao bé không lắc” - Tranh ảnh áo theo mùa, các kiểu áo, áo khô, áo ướt * Đồ dùng của trẻ - Áo đủ cho trẻ. Thuộc bài thơ “Dạy trẻ mặc quần áo” Áo quần em mặc Mẹ giặt vừa khô Sạch sẽ thơm tho Em không bôi bẩn. Nhược Thủy * Môi trường hoạt động - Phòng học thoáng mát sạch sẽ, đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Thu hút: Tập trung trẻ. Cho trẻ đọc bài thơ - Trẻ đọc thơ cùng cô “Dạy trẻ mặc quần áo”. - Bài thơ nói đến cái gì ? - Trẻ trả lời 41
  42. - Cho trẻ quan sát một số hình ảnh áo theo - Trẻ quan sát hình ảnh mùa, các kiểu áo, áo khô, áo ướt - Hỏi trẻ : Đây là hình ảnh gì ? Kiếu áo gì ? - Trẻ trả lời + Áo mặc vào mùa nào ? - Giáo dục : Biết giữ vệ sinh quần áo, không - Trẻ lắng nghe. mặc quần áo ướt, bẩn, ý thức tự lực, làm những việc nhỏ vừa với sức của mình. * Hoạt động: Tập mặc áo cổ tròng - Xuất hiện áo cổ tròng, hỏi trẻ: - Trẻ trả lời + Đây là kiểu áo gì? (Áo cổ tròng) + Áo dùng để làm gì? (Để mặc) - Hôm nay cô hướng dẫn các con cách mặc áo cổ tròng. - Cho trẻ về chỗ ngồi xem cô làm mẫu - Trẻ về chỗ ngồi và xem cô - Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích cho trẻ làm mẫu xem - Lần 2: Cô thực hiện thao tác kết hợp giải thích: Cầm 2 bên gấu áo, tròng áo qua đầu trước đến mặc hai tay, mặc lần lượt từng ống tay một, kéo áo xuống sao cho phẳng phiu, ngay ngắn - Mời 1, 2 trẻ lên thực hiện thử - 1, 2 trẻ lên thực hiện - Tiến hành cho trẻ thực hiện cả nhóm (Cô cho - Cả lớp thực hiện mặc áo trẻ thực hành vài lần – Mỗi lần thực hành cô đều cổ tròng hỏi trẻ “Các con đang làm gì?) - Cho trẻ vận động theo hát bài “Ồ sao bé - Trẻ vận động cùng cô không lắc” * Kết thúc: Cho trẻ đi cất đồ dùng ngọn - Trẻ đi cất đồ dùng ngàng. Nhận xét, tuyên dương trẻ. 42
  43. PHỤ LỤC 3 BÀI TẬP KHẢO SÁT TRẺ Phương Đánh giá trẻ Tên bài Phương pháp tập tiện thực Cách thực hiện theo Đạt Chưa đạt khảo sát hiện dõi * Bài - Quan - Dép cho - Trẻ hát bài “Đôi dép - Trẻ chỉ - Trẻ chưa tập 1 : sát, trò trẻ hoạt xinh” được 2 chỉ được 2 Trẻ có chuyện, động. - Trẻ quan sát cô làm chiếc chiếc giày, kỹ năng theo - Kệ dép mẫu và giải thích. giày, dép dép giống xếp giày, dõi, - Nhạc - Trẻ thực hiện: Cô giống nhau, để dép theo thực “Đôi dép cho một trẻ lên xếp để nhau, để chưa đúng đôi hành. xinh” các bạn xem, sau đó đúng chiều và sát cô mời tốp, nhóm chiều, sát cạnh nhau. cùng lên xếp. cạnh - Quan sát và theo dõi nhau. trẻ nếu trẻ không biết - Trẻ xếp - Trẻ xếp xếp cô nhắc nhở trẻ để được nhưng còn trẻ biết cách xếp giày, giày, dép ngược dép lên kệ cho ngay lên kệ chiều, chưa ngắn. theo đôi. ngay ngắn. * Bài - Quan - Tủ đựng - Cho trẻ quan sát cô - Trẻ chỉ - Trẻ chưa tập 2 : sát, đàm đồ. làm mẫu cầm cặp và được vị trí chỉ được vị Trẻ biết thoại, - Cặp của cất cặp vào ngăn tủ. ngăn tủ trí ngăn tủ cất gọn thực trẻ - Trò chuyện về cách cất cặp cất cặp của cặp vào hành. thực hiện gọn gàng, của mình. mình. ngăn tủ đúng chiều. - Trẻ biết - Trẻ chưa của mình - Trẻ thực hiện cất gọn cất gọn cất gọn cặp 43
  44. cặp vào ngăn tủ của cặp vào vào ngăn tủ mình. ngăn tủ của mình - Theo dõi và hướng của mình (Cặp bị dẫn trẻ. ngược chiều, cánh tủ hở ) * Bài - Quan - Vi deo - Trẻ xem vi deo các - Trẻ đội - Trẻ đội tập 3: sát, đàm thời trang bạn đội mũ biểu diễn ngay mũ còn Trẻ có thoại, đội mũ. thời trang. ngắn. lệch. kỹ năng thực - Mũ của - Trẻ quan sát một bạn - Trẻ có - Trẻ chưa đội mũ hành. trẻ làm mẫu. thao tác có thao tác đúng - Nhạc - Cô giải thích, đàm đội mũ và đội mũ và chiều biểu diễn thoại với trẻ. tháo mũ tháo mũ thời trang - Trẻ thực hành đội đúng đúng chiều mũ và biểu diễn thời chiều trang với chiếc mũ. * Bài - Quan - Tất cho - Cho trẻ quan sát cô - Trẻ lấy - Trẻ chưa tập 4 : sát, đàm trẻ. làm mẫu đeo tất vào được 2 lấy được 2 Trẻ đeo thoại, - Nhạc chân. chiếc tất chiếc tất được tất theo hòa tấu - Cô đàm thoại với trẻ giống giống nhau. vào chân dõi, - Rổ đựng về cách đeo nhau. mình thực - Trẻ thực hành đeo tất - Trẻ đeo - Trẻ chưa hành vào chân. được tất đeo được - Trẻ thi đua. vào chân tất vào mình chân mình (Tất còn tuột, mới mang được nữa chiếc 44
  45. tất ) * Bài - Quan - Bài - Trò chuyện cùng trẻ - Trẻ biết - Trẻ chưa tập 5: sát, đàm hát “Đôi - Cho trẻ quan sát cô cởi giày, biết cởi và Trẻ biết thoại, dép” làm mẫu. dép và xỏ xỏ chân mang thực - Kệ để - Trò chuyện về cách được chân vào giày, giày, dép hành. dép thực hiện. vào dép. dép còn đúng - Giày, - Trẻ tập mang giày, vụng về. cách dép có dép vào chân đúng - Trẻ biết - Trẻ biết quai hậu cách. mang mang giày, của trẻ. giày, dép dép vào vào chân chân sai đúng cách, bị cách. ngược. * Bài - Quan - Vi deo - Cho trẻ quan sát làm - Trẻ luồn - Trẻ chưa tập 6: sát, đàm cách mẫu cách quàng khăn được khăn luồn được Trẻ biết thoại, quàng trên vi deo. qua lỗ và khăn qua lỗ cách thực khăn. - Trò chuyện về cách kéo đầu và kéo đầu quàng hành. - Khăn thực hiện. khăn vừa khăn vừa khăn các kiểu, - Trẻ tập quàng khăn vào cổ. vào cổ. mũ, giỏ. - Biểu diễn thời trang - Trẻ biết - Trẻ chưa - Nhạc với những chiếc khăn tự quàng tự quàng biểu diễn quàng cổ, mũ, giỏ trên khăn. được khăn. thời trang nền nhạc. * Bài - Quan - Video - Cho trẻ đọc thơ “tay - Trẻ biết - Trẻ cởi tập 7: sát, đàm cởi và đẹp”. cởi và được quần Trẻ cởi thoại, mặc quần - Cho trẻ xem cởi và mặc được nhưng chưa và mặc luyện trên mặc quần trên power quần ngay biết mặc. được tập. power point. ngắn, - Mặc quần quần point - Gọi một trẻ lên cô đúng còn ngược 45
  46. - Quần mặc cho bé kết hợp chiều. chiều. của trẻ. giải thích cho trẻ biết. - Chưa biết - Bài thơ - Đàm thoại về cách kéo quần. “Tay mặc quần. đẹp” - Cho trẻ lyện tập mặc quần. * Bài - Bài thơ - Cho trẻ đọc thơ “Dạy - Trẻ biết - Trẻ cởi tập 8: “Dạy trẻ trẻ mặc quần áo” kéo và rút được áo Trẻ cởi mặc quần - Cô làm mẫu và giải tay áo để nhưng chưa và mặc áo” thích cho trẻ xem. cởi áo. biết mặc. được áo - Hình - Đàm thoại về cách - Trẻ biết - Chưa biết cổ tròng ảnh áo mặc áo cổ tròng trùm áo xỏ tay áo theo mùa, - Cho trẻ luyện tập qua đầu, - Chưa kéo áo khô, mặc áo cổ tròng. xỏ tay vào được áo áo ướt. tay áo và xuống. - Áo cổ kéo tròng đủ xuống. cho trẻ. 46
  47. PHỤ LỤC 4 HÌNH ẢNH MINH CHỨNG 47