Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

doc 57 trang thulinhhd34 5001
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_bai_thao_tac_lap_luan_bac_bo_t.doc
  • doc3. Phieu cham sang kien V ( huệ ).doc
  • doc4. Bien ban cham va xet duyet sang kien V2 (1).doc
  • docBia SKKN.doc
  • pdfBia SKKN.pdf
  • docxPhiếu chấm SKKN Đường Thị Huệ.docx
  • docxSKKN 2019 - sơ đồ tư duy.docx
  • docxSKKN 2019 - sơ đồ tư duy.docx
  • pdfSKKN 2019 - sơ đồ tư duy.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

  1. Qua bảng số liệu về kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy, cùng một đề kiểm tra nhưng với cách tổ chức hoạt động dạy học với lượng kiến thức, hệ thống bài tập bài tập khác nhau thì kết quả kiểm tra cũng khác nhau rất nhiều. + Ở lớp dạy đối chứng với 32 HS thì số bài đạt điểm khá (7 – 8 điểm) là rất ít chỉ có 3 bài (chiếm 9,4%) còn số bài được điểm ở mức trung bình (5 – 6 điểm) thì quá cao chiếm tới 28 bài (87,5%) và thậm chí còn có bài với mức điểm yếu là 1 bài (3,1%). + Còn ở lớp thức nghiệm, kết quả khác hẳn so với lớp đối chứng, với tổng số 33 HS thì số bài đạt điểm khá chiếm 20 bài (60,6%) là rất cao, số bài ở mức trung bình đã giảm còn 13 bài (39,4%), ở mức yếu thì không có bài nào. Như vậy, kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm là rất tốt, cho thấy cách dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” theo định hướng PTNL cho HS là rất khả thi. 37
  2. KẾT LUẬN Sau khi nghiên cứu và vận dụng sáng kiến đã đạt được những kết quả sau: - Nắm được việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực trong môn Ngữ văn và định hướng PTNL chung và các năng lực chuyên biệt cho HS. - Xác định được PPDH nhằm định hướng PTNL cho HS qua bài “Thao tác lập luận bác bỏ”- Ngữ văn 11 – Học kỳ II (Ban cơ bản). - Thiết kế được giáo án “Thao tác lập luận bác bỏ” mới theo định hướng PTNL cho HS. - Thiết kế được hệ thống bài tập và đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực HS. - Việc thực nghiệm đã tiến hành thành công và đạt được kết quả cao, với điểm trung bình kiểm tra của học sinh cao và số học sinh đạt điểm khá nhiều hơn còn số học sinh đạt điểm trung bình và yếu cũng thấp hơn so với lớp dạy bình thường. Trong tiết học HS rất yêu thích, hứng thú khi học tập, không khí các tiết học trở nên thoải mái, việc tiếp thu các tri thức của HS trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Qua đó có thể khẳng định việc vận dụng PPDH nhằm PTNL cho HS qua bài thao tác lập luận bác bỏ là rất cần thiết. Khả năng áp dụng của sáng kiến - Kết quả nghiên cứu của sáng kiến được áp dụng trước hết vào thực tiễn dạy học bài Thao tác lập luận bác bỏ trong chương trình Ngữ văn 11 cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc - Sáng kiến còn có thể mở rộng áp dụng mở rộng đối phân môn Làm văn của môn học Ngữ văn tại GDNN – GDTX Yên Lạc nói riêng và tất cả các Trung tâm Trung tâm GDNN – GDTX nói chung. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Đối với giáo viên: + Nắm vững nội dung, chương trình giảng dạy và các đơn vị kiến thức cơ bản. + Đầu tư giáo án thật kỹ, lựa chọn PPDH mới vận dụng phù hợp vào các bài học. 38
  3. + Chú trọng phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học. - Đối với học sinh: + Nắm vững lý thuyết, kết hợp lý thuyết với thực hành, biết vận dụng vào thực tiễn. + Tham gia tích cực các hoạt động GV tổ chức, thực hiện nhiệm vụ GV giao cho, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm. - Đối với nhà trường: + Tạo điều kiện thuận lợi nhất để GV vận dụng PPDH mới một cách hiệu quả. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có). Kết quả kiểm tra ở lớp vận dụng dạy học phát triển năng lực luôn cao hơn lớp dạy học bình thường, với điểm trung bình cao hơn .Ở lớp dạy học thực nghiệm theo mẫu giáo án mới có số HS đạt điểm khá cao hơn và số HS đạt điểm yếu-trung bình thấp hơn lớp dạy học bình thường. Về phía HS, rất yêu thích, hứng thú khi được học theo phương pháp phát triển năng lực HS. Không khí các tiết học trở nên thoải mái, sôi nổi và việc tiếp thu các tri thức của HS trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. HS được tạo điều kiện hoạt động, chủ động, tích cực trong học tập, qua đó phát triển các năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và các năng lực chuyên biệt môn Ngữ văn 10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. - Sáng kiến đã đề xuất giáo án mới được thiết kế theo 5 hoạt động dạy học đúng như Bộ GD và ĐT đưa ra nhằm định hướng phát triển năng lực của người học. Gồm: Hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng, hoạt động bổ sung, , bên cạnh đó tác giả còn đề xuất hệ thống bài tập và đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực học sinh sau khi học xong bài thao tác lập luận bác bỏ. Các em học sinh đã rất hứng thú, vì các em hiểu và được làm về những chủ đề đúng sở trường của mình. 10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. 39
  4. - Sáng kiến đã xác định và lựa chọn một số nội dung lí luận và thực tiễn có ý nghĩa làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất cách dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ”. - Sáng kiến đã định hướng và thiết kế hoạt động dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ”. - Sáng kiến có thể làm tài liệu tham khảo cho HS, GV bậc GDTX, THPT. - Đề xuất của sáng kiến góp phần thể nghiệm định hướng dạy học mới do Bộ Giáo dục đề ra, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, phát huy năng lực của HS. 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. STT Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp nhân dụng sáng kiến 1 Đường Thị Huệ Trung tâm GDNN - Dạy học Ngữ văn, phần Làm GDTX Yên Lạc văn, bài Thao tác lập luận bác bỏ trong chương trình Ngữ văn 11 2 Dương Thị Minh Trung tâm GDNN - Dạy học Ngữ văn, phần Làm Thắng GDTX Yên Lạc văn, bài Thao tác lập luận bác bỏ trong chương trình Ngữ văn 11 Yên Lạc, ngày tháng 5 năm 2020 Yên Lạc, ngày tháng 5 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị/ Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương Đường Thị Huệ 40
  5. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra, khảo sát * Phiếu khảo sát 1: Họ và tên giáo viên: . Dạy lớp: Trường: Huyện: Tỉnh Xin thầy (cô) vui lòng trả lời những câu hỏi và vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu x vào ô mà mình chọn hoặc viết vào phần để trống. 1. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về nội dung bài học “Thao tác lập luận bác bỏ” trong SGK Ngữ văn 11, tập hai? A. Phù hợp B. Nặng về kiến thức C. Đa dạng D. Nên điều chỉnh 2. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về khả năng tiếp nhận của học sinh khi học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” trong SGK Ngữ văn 11, tập hai? A. Tốt B. Khá C. Trung bình D. Yếu 3. Trong quá trình dạy bài “Thao tác lập luận bác bỏ” thầy (cô) có vận dụng kĩ thuật dạy học nào không? A. Có B. Không C. Ít sử dụng 4. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về hệ thống ngữ liệu được dùng trong dạy lí thuyết và hệ thống các bài tập được dùng để củng cố và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho học sinh khi dạy học bài “Thao tác lập luận bác bỏ”? 41
  6. A. Phong phú, đa dạng B. Còn đơn giản, sơ sài, cần bổ sung và điều chỉnh lại C. Ít D. Nhiều 5. Theo thầy (cô), cấu trúc nội dung bài học “Thao tác lập luận bác bỏ” trong SGK Ngữ văn 11, tập hai như thế nào? A. Phù hợp B. Sáng tạo C. Chưa phù hợp, nên điều chỉnh D. Chưa rõ ràng, khoa học và chưa hướng vào phát triển năng lực cho HS. 6. Sau khi học sinh học xong bài “Thao tác lập luận bác bỏ”, thầy (cô) thấy chất lượng các bài viết sau của các em như thế nào? A. Tốt hơn B. Bình thường 7. Khi dạy và kiểm tra bài “Thao tác lập luận bác bỏ”, thầy (cô) gặp khó khăn gì? 8. Thầy cô có ý kiến gì về việc dạy bài “Thao tác lập luận bác bỏ” trong SGK Ngữ văn 11, tập hai? Cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của các thầy cô giáo! * Phiếu khảo sát 2: Họ và tên học sinh: Học sinh lớp: .Trường Các em vui lòng trả lời những câu hỏi bằng cách đánh dấu x vào một phương án em cho là đúng và điền vào chỗ trống cần thiết. 1. Em thấy nội dung về kiến thức và kĩ năng của bài học phần “Thao tác lập luận bác bỏ” trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập hai như thế nào? 42
  7. A. Khó B. Bình thường C. Dễ 2. Em thấy các bài tập thực hành phần luyện tập của bài “Thao tác lập luận bác bỏ” trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập hai như thế nào? A. Khó B. Bình thường C. Dễ 3. Em có thường xuyên lập dàn ý trước khi viết một bài văn nghị luận không? A. Có B. Không 4. Em có thấy hứng thú khi học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11 không? A. Có B. Không 5. Khi làm các bài tập phần Làm văn, em thích làm bài tập thảo luận theo nhóm hay làm bài tập cá nhân? A. Thảo luận nhóm B. Làm cá nhân 6. Khi học bài “Thao tác lập luận bác bỏ”, em có muốn các thầy cô dạy theo phương pháp hiện đại (kết hợp máy chiếu, bảng phụ, tranh ảnh minh họa ) hay là không? A. Có B. Không 7. Sau khi học bài “Thao tác lập luận bác bỏ” trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11, em tự cảm thấy kĩ năng lập dàn ý của mình như thế nào? A. Tốt hơn B. Bình thường 43
  8. 8. Cách biên soạn nội dung bài “Thao tác lập luận bác bỏ” trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai hiện nay em đọc có thấy dễ hiểu không? A. Có B. Không 9. Em mong muốn được học và kiểm tra bài “Thao tác lập luận bác bỏ” như thế nào? Cảm ơn sự hợp tác của các em! Phụ lục 2: Khảo sát giáo án, thiết kế Giáo án số 1 Tiết 81: THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ 1. Mục tiêu bài học: a. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ. - Cách bác bỏ. - Yêu cầu sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. - Một số vấn đề xã hội và văn học. b. Kĩ năng: - Nhận diện và chỉ ra tính hợp lí, nét đặc sắc của các cách bác bỏ trong các văn bản. - Viết một đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến với cách bác bỏ phù hợp. c. Thái độ:Yêu thích môn học, ý thức khi tham gia tranh luận bác bỏ 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: SGV; SGK; tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng; bài soạn. b. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn văn (vở bài tập). 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra kiến thức cũ: Không 44
  9. b. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và Nội dung chính học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận dẫn và đọc văn bản. (7 phút) bác bỏ. GV yêu cầu học sinh đọc mục I 1. Mục đích: SGK, sau đó nêu các câu hỏi - Bác bỏ là bác đi, gạt đi, không chấp nhận. cho học sinh thảo luận: - Nghị luận về bản chất là tranh luận, tranh Thế nào là bác bỏ? Ngoài luận để bác bỏ những quan điểm, ý kiến cuộc sống cũng như trong văn không đúng, bày tỏ và bênh vực những ý nghị luận, ta dùng thao tác kiến đúng đắn. Để nghị luận thêm sâu sắc và bác bỏ nhằm mục đích gì? giàu tính thuyết phục thì cần phải biết bác Để bác bỏ thành công ta cần bỏ. nắm những yêu cầu nào? 2. Yêu cầu: HS trả lời, GV sơ kết nhấn - Nắm chắc những sai lầm của quan điểm, ý mạnh đồng thời nói thêm ý kiến cần bác bỏ. nghĩa, tác dụng của thao tác lập - Đưa ra lý lẽ và bằng chứng thuyết phục. luận bác bỏ trong làm văn nói riêng và ngoài cuộc sống nói - Thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng, có chung. chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận. Hoạt động 2: tìm hiểu chi tiết II. Cách lập luận bác bỏ: văn bản. (15 phút) 1. Phân tích VD: SGK GV: Yêu cầu HS đọc các VD a. Ông Đinh Gia Trinh bác bỏ ý kiến ông và lần lượt nêu các câu hỏi Nguyễn Bách Khoa cho rằng “Nguyễn Du là phân tích. một con bệnh thần kinh”. Luận điểm nào bị bác bỏ? Bác Bác bỏ bằng cách so sánh trí tưởng tượng bỏ bằng cách nào? của Nguyễn Du với trí tưởng tượng của các Luận cứ nào bị bác bỏ? Cách thi sĩ nước ngoài. bác bỏ? Cách lập luận nào bị b. Ông Nguyễn An Ninh bác bỏ ý kiến sai bác bỏ? Hãy phân tích? trái cho rằng: “Tiếng Việt nghèo nàn” HS: Làm việc trên văn bản, Bác bỏ bằng cách khẳng định ý kiến sai trái 45
  10. thảo luận theo nhóm, phân tích. ấy không có cơ sở, so sánh hai nền văn học Việt – Trung để nêu câu hỏi tu từ c. Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” Bác bỏ bằng cách phân tích tác hại đầu độc môi trường của những người hút thuốc lá gây Em hãy rút ra những kết ra cho những người xung quanh. luận về cách thức bác bỏ từ - Dùng lí lẽ dẫn chứng gạt bỏ những quan việc phân tích các VD trên? điểm, nhận định sai trái nêu ý kiến đúng HS khái quát, tổng hợp kiến đắn của mình nhằm thuyết phục người đọc. thức, phát biểu. - Bác bỏ bằng nhiều cách khác nhau: bác bỏ GV nhận xét, kết luận. một luận điểm, luận cứ, sau đó chỉ rõ tác hại, nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lầm ấy bằng thái độ khách quan, đúng mực. Hoạt động 3: Luyện tập (12 III. Luyện tập. phút) 1. Bài tập 1: GV giúp học sinh làm các bài a. - Nguyễn Dữ bác bỏ một ý nghĩ sai lệch tập trong SGK. (cứng quá thì gẫy đổi cứng ra mềm). HS đọc kĩ bài tập 1, 2 trao đổi - Nguyễn Đình Thi bác bỏ một quan điểm với bạn ngồi cạnh, hoàn thiện sai lầm (thơ là những lời đẹp). vào vở bài tập. b. Cách bác bỏ và giọng văn: - Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch. - Nguyễn Đình Thi dùng dẫn chứng để bác bỏ luận điểm với giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị. c. Rút ra bài học: khi bác bỏ, cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn thích hợp. 2. Bài tập 2: cách bác bỏ: - Người học yếu có nhiều nguyên nhân: 46
  11. khách quan, chủ quan có những nguyên nhân cần được cảm thông, chia sẽ của bạn bè. - Người học yếu càng cần có những người bạn tốt giúp đỡ. - Kết bạn với những người học yếu là giúp bạn vươn lên trong học tập, giúp bạn học khá hơn - Những người kém nhất vẫn có những cái để cho ta học tập, ngược lại những người giỏi vẫn có. c. Luyện tập, củng cố: (10 phút) GV đưa ra một số vấn đề văn học và xã hội để học sinh tranh luận, bác bỏ một số ý kiến sai lệch, bảo vệ ý kiến đúng: - Lập luận để phản bác sai lầm trong một số quan niệm: “có tiền mua tiên cũng được”, “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” - Phải chăng bài thơ “vội vàng” của xuân Diệu chỉ là thể hiện quan điểm sống gấp bồng bột của tuổi trẻ? d. Hướng dẫn h/s tự học ở nhà: (1 phút) - Học bài cũ: + Hoàn thiện bài tập vào vở. + Tự xây dựng một số tình huống và vận dụng kiến thức kĩ năng để bác bỏ. - Chuẩn bị bài mới: “Tràng giang” – Huy Cận. GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (2 bàn hình thành một nhóm): + Thời gian: 7 phút. + Cách thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ (chuẩn bị phiếu học tập); HS nhận nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, thư kí, tập trung giải quyết vấn đề; hết thời gian quy đinh, GV chỉ định nhóm phát biểu (đại diện nhóm báo cáo kết quả); các nhóm khác chú ý lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu thiếu); tranh luận thống nhất ý kiến; GV kết luận. 47
  12. Giáo án số 2 Tiết 92: THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ. - Cách bác bỏ. - Yêu cầu sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. 2. Kĩ năng: - Nhận diện và chỉ ra tính hợp lí, nét đặc sắc của các cách bác bỏ trong các văn bản. - Viết một đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến với cách bác bỏ phù hợp. 3. Thái độ:Yêu thích môn học, ý thức khi tham gia tranh luận bác bỏ B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: SGV; SGK; tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng; bài soạn. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn văn (vở bài tập). 3. Phương tiện: SGK Ngữ văn 11, tập 2; giáo án; tài liệu tham khảo. C. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra kiến thức cũ: Không 3. Bài mới: Lập luận bác bỏ là một thao tác rất cần thiết trong cuộc sống, nó giúp ta bác bỏ hay gạt đi những ý kiến sai trái, vậy để hiểu hơn về thao tác này, ngày hôm nay cô và các em đi tìm hiểu bài “Thao tác lập luận bác bỏ”. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I trong I. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập SGK luận bác bỏ GV: Em hiểu thế nào là bác bỏ? 1. Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ HS:TL - Bác bỏ: bác đi, gạt đi, không chấp nhận GV: Em hiểu thế nào là phản bác? ý kiến - Phản bác: gạt bỏ bằng lí lẽ ý kiến, quan 48
  13. HS: TL điểm của người khác. GV: Em hiểu thế nào là thao tác  Lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ, dẫn lập luận bác bỏ? chứng, chứng cứ để gạt bỏ những quan HS: TL điểm, ý kiến sai lệch, thiếu chính xác từ đó nêu ý kiến của mình để thuyết phục người đọc, người nghe. GV: Mục đích của thao tác lập 2. Mục đích luận bác bỏ là gì? Nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân HS: TL lí của đời sống và chân lí của nghệ thuật. 3. Yêu cầu GV: Yêu cầu của thao tác lập luận - Chỉ ra cái sai hiển nhiên đó bác bỏ là gì? - Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, HS: TL trung thực để bác bỏ ý kiến, nhận định GV: Khi bác bỏ cần có thái độ như sai trái. thế nào? - Cần có thái độ khách quan, đúng mực, HS: TL có văn hóa tranh luận. II. Cách bác bỏ 1. Phân tích ngữ liệu Hoạt động 2: tìm hiểu mục II trong Ngữ liệu 1 SGK - Luận điểm bác bỏ: Nguyễn Du là con GV cho HS đọc 3 ngữ liệu trong bệnh thần kinh SGK và trả lời các câu hỏi sau: - Cách bác bỏ: phối hợp nhiều loại câu Ngữ liệu 1: nhất là câu hỏi tu từ và cách so sánh trí - Luận điểm bác bỏ là gì? tưởng tượng của Nguyễn Du và trí tưởng tượng của các thi sĩ khác. - Cách bác bỏ như thế nào?  Bác bỏ lập luận - Tác giả sử dụng cách thức bác bỏ nào? Ngữ liệu 2 - Nguyễn An Ninh bác bỏ ý kiến sai trái: Tiếng nước mình nghèo nàn. Ngữ liệu 2: - Cách bác bỏ: khẳng định ý kiến - Nguyễn An Ninh đã bác bỏ điều không có cơ sở mà bằng so sánh hai nền 49
  14. gì? văn học Việt Trung để nêu câu hỏi tu từ: - Cách bác bỏ như thế nào? “Phải quy nỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người”. - Tác giả sử dụng cách thức bác bỏ nào?  Bác bỏ luận cứ Ngữ liệu 3: Ngữ liệu 3 - Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ - Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan vấn đề gì? niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi” - Cách bác bỏ như thế nào? - Cách bác bỏ: phân tích tác hại đầu - Tác giả sử dụng cách thức bác bỏ độc môi trường của ngững người hút nào? thuốc lá gây ra cho những người xung quanh.  Bác bỏ luận điểm 2. Các cách thức bác bỏ GV: Từ phân tích các ngữ liệu Có 3 cách thức bác bỏ: trên, em hãy cho biết có mấy cách - Bác bỏ lập luận bác bỏ? - Bác bỏ luận cứ HS: TL - Bác bỏ luận điểm GV: Em hãy cho biết cách thức bác bỏ?  Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, HS: TL chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy. III. Luyện tập Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS 1. Bài tập 1 làm bài tập trong SGK - Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ một quan HS: Đọc bài và làm bài tập nghiêm điểm sai lầm cho rằng thơ là những lời túc sau đó giáo viên gọi học sinh hay, ý đẹp trả lời và chữa bài tập. - Dùng dẫn chứng để bác bỏ với giọng văn nhẹ nhàng. - Khi bác bỏ cần lựa chọn mức độ bác 50
  15. bỏ và giọng văn phù hợp. 2. Bài tập 2: cách bác bỏ: - Người học yếu có nhiều nguyên nhân: khách quan, chủ quan có những nguyên nhân cần được cảm thông, chia sẽ của bạn bè. - Người học yếu càng cần có những người bạn tốt giúp đỡ. - Kết bạn với những người học yếu là giúp bạn vươn lên trong học tập, giúp bạn học khá hơn - Những người kém nhất vẫn có những cái để cho ta học tập, ngược lại những người giỏi vẫn có những sai lầm cần sữa chữa . - Một tình bạn chân thành sẽ giúp chúng ta vượt qua những rào cản của cuộc sống IV. Củng cố, Dặn dò - Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ. - Các cách thức bác bỏ. - Soạn bài “Tràng Giang” của Huy Cận. 51
  16. TÀI LỆU THAM KHẢO Sách nghiên cứu và Tạp chí khoa học 1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), "Phương pháp dạy học tiếng Việt", NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Lê A, Nguyễn Trí, Làm văn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình Giáo dục nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Lưu hành nội bộ. 7. Đình Cao - Lê A (1989), Làm văn, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 8. Nguyễn Thúy Hồng (2007) Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS, THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP, Hà Nội. 10. Nguyễn Quang Ninh (1997), 150 bài tập rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Nhiều tác giả (2005), Nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận, NXB Giáo dục, Hà Nội. Sách giáo khoa 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11, tập 2, SGK NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngữ văn 7, tập 2, SGK, SGV, NXB GD, Hà Nội. 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Ngữ văn 9 tập 1,2, SGK, SGV NXB Giáo dục, Hà Nội. 52