Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn toán theo mô hình trường học mới VNEN cho lớp 5A trường Tiểu học Trừng Xá

doc 9 trang Đinh Thương 14/01/2025 470
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn toán theo mô hình trường học mới VNEN cho lớp 5A trường Tiểu học Trừng Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_mon_toan_theo_mo_hinh_truong_h.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn toán theo mô hình trường học mới VNEN cho lớp 5A trường Tiểu học Trừng Xá

  1. Ở hình thức dạy học mới đã khắc phục được nhược điểm của hình thức dạy học cũ. Thứ nhất là học sinh được làm việc theo nhóm, hoạt động theo nhóm có thể trao đổi bài với bạn ngay trong giờ học. với cách viết sách mới thì học sinh được biết mục tiêu của bài học, biết mình cần đạt được điều gì sau bài học như vậy sẽ kích thích học sinh học tập mạnh dạn hơn, tư duy chủ động, sáng tạo hơn. Cách viết sách mới giúp học sinh tự học dễ dàng hơn, hiểu bài đơn giản hơn so với sách cũ trừu tượng. Có thể nói sách giáo khoa cũ là sách dành cho giáo viên giảng dạy còn để tự học sinh làm việc là rất khó. Với hình thức dạy học mới giáo viên không phải nặng về giáo án nhưng nếu không tìm hiểu bài trước khi lên lớp thì có thể gặp nhiều tình huống khó xử nếu kiến thức không vững bởi môn toán lớp 5 không dễ, có rất nhiều bài toán trìu tượng. Trong quá trình dạy học môn toán theo chương trình VNEN nếu giáo viên không quan sát rộng, không chú ý đến những học sinh yếu, không chuẩn bị đồ dùng chu đáo thì hiệu quả tiết học rất thấp, học sinh yếu sẽ rất yếu do bị lệ thuộc vào học sinh khá giỏi dẫn đến hiệu quả tiết học thấp.Từ đó tôi có những giải pháp cụ thể sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài từ đó tổng hợp, phân tích hệ thống hóa theo nhiệm vụ nghiên cứu. Phương pháp quan sát Quan sát qua trình làm việc trên lớp, đặc biệt là cách thức thảo luận nhóm, đánh giá trong nhóm, cách thức làm việc cá nhân, cách tổng hợp kiến thức. nhằm đánh giá thực trạng, cách thức tiếp nhận thông tin để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng môn toán. Phương pháp điều tra phỏng vấn Thông qua các câu hỏi dạng trắc nghiệm, tự luận cho một số học sinh liên quan đến cách suy nghĩ tiếp cận kiến thức, nhằm tìm hiểu nguyên nhân đánh giá thực trạng, đưa ra giải pháp thực hiện. Hoặc là thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. Thông qua các bài kiểm tra nhằm phân tích quá trình tiếp thu kiến thức để đánh giá sản phẩm. Phương pháp so sánh Thông qua kiểm tra so sánh kết quả giữa nhóm thực nghiệm và nhóm không được thực nghiệm. 4
  2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Thông qua hoạt động tổ chức dạy học, giáo viên ghi chép tổng kết, đúc rút đi đến kết luận Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích đánh giá sản phẩm trước và sau khi thử nghiệm sau đó đưa ra kết luận Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN Bài minh họa cho sáng kiến * Ví dụ Bài 37: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN Mục tiêu Cho học sinh đọc mục tiêu bài học, nhắc lại với bạn về những việc mình cần đạt được sau bài học. A. Hoạt động cơ bản 1. Học sinh làm việc theo nhóm khám phá cách nhân hai số thập phân. Học sinh cùng bạn cùng đọc kĩ bài toán a) Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 9,8m, chiều rộng là 5,3m. Tính diện tích mảnh vườn đó. b) Em hỏi để bạn trả lời Để tính diện tích mảnh vườn đó ta làm thế nào? Thực hiện phép tính gì? c) Em và bạn cùng đọc rồi giải thích cho nhau nghe dung sau: Để tính 9,8 5,3 = ?, thông thường ta đặt tính rồi làm như sau : 9,8 • Thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên. • Hai thừa số có tất cả hai chữ số ở phần thập 5,3 phân, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra hai chữ số 2 9 4 4 9 0 kể từ phải sang trái. 5 1,9 4 d) Đặt tính rồi tính : 25,8 1,4. 5
  3. Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh làm, chốt kiến thức trong nhóm cần lưu ý lại cách nhân hai số thập phân. Đó là nhân giống như nhân các số tự nhiên, đếm xem có tất cả bao nhiêu chữ số ở đằng sau dấu phẩy của hai thừa số thì tích sẽ có bấy nhiêu chứ số đằng sau dấu phẩy. Bởi nhiều học sinh sẽ không hiểu hết nghĩa của phần đọc thông tin. HĐ 2 Làm việc cả lớp a) Làm việc cá nhân nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 8,74 6,9. Đổi vở trao đổi với bạn. b) Em và bạn đọc rồi giải thích cho nhau nghe nội dung cách nhân hai số thập phân. Giáo viên thực hiện giảng trên lớp vì đây là phần kiến thức trọng tâm học sinh cần hiểu rõ cách làm thế nào, đặt dấu phẩy ở đâu. “ Thực hiện nhân như nhân hai số tự nhiên, hai thừa số có tất cả ba chữ số ở hàng thập phân thì tích cũng có ba chữ số ở hàng thập phân. Dùng dấu phẩy tách tích ra ba chữ số kể từ phải sang trái. Vừa nói giáo viên vừa chỉ trên bảng để tạo hình ảnh trực quan. c) Học sinh thực hiện đặt tính rồi tính : 16,25 6,7 Thống nhất kết quả đúng, hướng dẫn bạn còn gặp khó khăn. HĐ 3. Khắc sâu kiến thức Làm việc cặp đôi cùng bạn đọc nội dung quy tắc cách nhân một số thập phân với một số thập phân, nói với bạn cách nhân một số thập phân với một số thập phân, lấy ví dụ minh họa. B. Hoạt động thực hành Cặp đôi HĐ 1. Đặt tính rồi tính Học sinh làm việc cá nhân, sau đó từng cặp đổi vở chữa bài cho nhau a) 25,8 1,5 b) 16,25 6,7 c) 0,24 4,7 d) 7,826 4,5 HĐ 2 Hình thức tổ chức như HĐ 1, giáo viên quan, kiểm tra các nhóm làm việc, hoặc trợ giúp nhóm, học sinh còn lúng túng. a) Tính rồi so sánh giá trị của a b và b a a b a b b a 2,36 4,2 3,05 2,7 b) Em và bạn đọc rồi giải thích cho nhau nghe nội dung : Nhận xét Phép nhân các số thập phân có tính chất giao hoán : Khi đổi hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi. a b = b a 6
  4. c) Em vận dụng viết ngay kêt quả tính: 4,34 3,6 = 15,624 9,04 16 = 144,64 3,6 4,34 = 16 9,04 = HĐ 3 Thực hiện lần lượt các hoạt động sau. a) Đặt tính rồi tính : Các em hoạt động cá nhân, so sánh kết quả 142,57 0,1 531,75 0,01 b) Học sinh đọc theo cặp rồi giải thích cho nhau nghe nội dung : Giải thích cho bạn tại sao khi nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ta không cần đặt tính mà chỉ việc dịch chuyển dấu phẩy sang bên trái một, hai, ba, chữ số. Giáo viên quan sát, giúp đỡ. Khắc sâu lại kiến thức trong nhóm, có thể giải thích thêm nếu học sinh chưa hiểu. c) Tính nhẩm. Học sinh làm việc cá nhân đổi vở kiểm tra nhau. HĐ 4 Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-mét vuông Học sinh thực hiện cá nhân, làm xong báo cáo nhóm trưởng, nhóm trưởng kiểm tra. HĐ 5, HĐ6 Giải các bài toán sau : Học sinh làm bài, đổi vở chữa bài cho nhau. Đây là 2 bài toán có lời văn nếu trong lớp có nhiều học sinh gặp khó khăn chưa làm được. Ta sẽ chuyển sang hoạt động lớp để đảm bảo học sinh kịp tiến độ chương trình. Nhưng vẫn đảm bảo tính tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh báo kết quả những việc em đã làm. Giáo viên có thể dùng sơ đồ tư duy như sau để củng cố lại kiến thức cho học sinh. Nhân như nhân Đếm số chữ số ở Đánh dấu phẩy ở Nhân số số tự nhiên phần thập phân tích thập phân của hai thừa số Nhân số thập Đếm số chữ số ở phân với 0,1 ; phần thập phân Dịch dấu phẩy ở 0,01 ; 0,001 các số 0,1 ; 0,01 ; tích 0,001 C. Hoạt động ứng dụng 7
  5. Các em đọc yêu cầu hoạt động ứng dụng, yêu cầu các em về nhà đo thực tế rồi tính diện tích của nền căn phòng. Giáo viên nhận xét và ghi nhận kết quả học tập của học sinh Với bài học trên học sinh đã được làm việc theo đúng quy trình, trong bất cứ hoạt động nào học đều được làm việc cá nhân trước khi hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp. Học sinh được được khắc sâu kiến thức qua sơ đồ tư duy hoặc cũng có thể giáo viên gợi ý để học sinh tự vẽ sơ đồ kiến thức, như vậy học sinh càng nhớ lâu hơn. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy và qua việc khảo sát thực tế học sinh lớp 5A năm học 2015 - 2016 tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau: Tổng Điểm 5- 6 Điểm 7- 8 Điểm 9 - 10 Điểm 5 - 10 số HS 24 SL % SL % SL % SL % 2 8,3 6 25 16 66,7 24 100 Phần 3: KẾT LUẬN 1. Qua việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn, bản thân tôi nhận thấy sáng kiến của mình đã đề cập được những vấn đề quan trọng đó là: - Thay đổi được lối giảng bài cũ trước đây bằng việc sử dụng phương pháp dạy học toán theo mô hình trường học mới VNEN là lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh luôn có ý thức tự học, tự giải quyết vấn đề, tích cực chủ động tìm ra kiến thức mới. Học sinh luôn có ý thức tự giác thực hiện các bước học tập, biết sử dụng tài liệu hướng dẫn học, đồ dùng học toán một cách có hiệu quả. - Các em biết làm việc cá nhân, mạnh dạn tự tin hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp để giải quyết nhiệm vụ học tập. - Các em có khả năng tự học, đánh giá kết quả theo yêu cầu học tập, trong giờ học các em đã biết lắng nghe, tìm kiếm sự trợ giúp của thầy cô, bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn bè. - Giáo viên đã quên hẳn với lối giảng bài cũ mà thay vào đó là quan sát, định hướng, giúp đỡ các em hoàn thành mục tiêu bài học. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến nếu được triển khai rộng rãi sẽ giúp cho giáo viên định hướng được phương pháp dạy toán theo mô hình trường học mới VNEN từ đó học sinh sẽ chủ động trong việc lĩnh hội tri thức mới. 8
  6. 3. Kiến nghị với các cấp quản lý. Trong quá trình nghiêm cứu và áp dụng sáng kiến, bản thân tôi không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp chân thành từ quí thầy cô. Nhân đây tôi cũng xin có một vài mong muốn như sau: Cần có cơ sở vật chất phù hợp ( cụ thể là bàn ghế) cho các em để phù hợp với phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới, có như vậy các em mới có sự hứng thú, say mê trong học tập và không ảnh hưởng đến sự phát triển của các em. Cần có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học cho từng lớp nhất là các thiết bị giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trừng Xá, ngày12 tháng 10 năm 2016 Người viết Nguyễn Thị Hòa Phần 4. PHỤ LỤC - Tài liệu tham khảo: Sách hướng dẫn học toán 5 tập 1A, 1B, 2A, 2B. 9