Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo dự án trong Bài 15: Cacbon - Hóa học 11

doc 26 trang thulinhhd34 7964
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo dự án trong Bài 15: Cacbon - Hóa học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_du_an_trong_bai_15_cacbon.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo dự án trong Bài 15: Cacbon - Hóa học 11

  1. - Yêu cầu nhóm 2 lên báo - Nhóm 2 báo cáo dự án, Máy vi cáo về ảnh hưởng của quá các nhóm khác lắng nghe tính, máy Hoạt trình đốt than đến môi và nhận xét, phát vấn. chiếu động 5: trường. Nhóm 2 - Giáo viên lắng nghe nhóm báo cáo 2 báo cáo. về ảnh - Yêu cầu các nhóm khác hưởng nhận xét hoặc hỏi nhóm 2 của quá về nội dung có liên quan. trình đốt - Bổ sung, chỉnh sửa nội than dung sai sót (nếu có) và kết luận vấn đề. - Hỏi học sinh: Cacbon tác - Trả lời. dụng với những loại chất - Viết phương trình hóa nào để thể hiện tính oxi học của phản ứng, xác hóa? định số oxi hóa và vai trò - Yêu cầu học sinh viết của cacbon trong phản Hoạt phương trình hóa học minh ứng. động 6: họa cho tính oxi hóa của Tìm hiểu cacbon (khi cho cacbon tác - Nhận xét về tính chất về tính dụng với H và kim loại), hóa học của cacbon. oxi hóa 2 xác định số oxi hóa và nêu của vai trò cacbon trong các cacbon phản ứng. - Yêu cầu học sinh nhận xét về tính chất hóa học của cacbon để kết luận nội dung này. Hoạt - Yêu cầu học sinh nghiên - Làm bài tập Phiếu học động 7: cứu sách giáo khoa và hoàn tập, máy Tìm hiểu thành sơ đồ điều chế trong vi tính, về cách phiếu học tập số 2 (Xem - 01 học sinh làm bài tập máy chiếu điều chế phụ lục 3). trên máy chiếu. các dạng - Gọi 01 học sinh lên bảng thù hình và hoàn thành sơ đồ điều của chế trên máy chiếu. cacbon 14
  2. - Yêu cầu nhóm 3 báo cáo - Nhóm 3 báo cáo dự án, Máy vi Hoạt về ảnh hưởng của quá trình các nhóm khác lắng nghe, tính, máy động 8: khai thác than mỏ sau đó nhận xét, phát vấn. chiếu Nhóm 3 - Lắng nghe nhóm 3 báo báo cáo cáo. về ảnh - Yêu cầu các nhóm khác - Lắng nghe. hưởng nhận xét. của quá - Kết luận nội dung trọng trình tâm và nhắc nhở học sinh khai thác về việc giữ gìn và bảo vệ than mỏ môi trường sống. Hoạt - Yêu cầu nhóm 4 lên báo - Nhóm 4 báo cáo dự án, Máy vi động 9: cáo về ứng dụng của các các nhóm khác lắng nghe, tính, máy Nhóm 4 dạng thù hình của cacbon. nhận xét, phát vấn. chiếu, báo cáo - Giáo viên lắng nghe. dụng cụ, về ứng - Yêu cầu các nhóm khác hóa chất, dụng của nhận xét, phát vấn về nội mẫu vật các dạng dung báo cáo. ứng dụng thù hình - Giáo viên kết luận. của của cacbon cacbon - Kết luận về kiến thức - Lắng nghe trọng tâm của bài học và Hoạt vấn đề môi trường. động 10: - Hướng dẫn học sinh chuẩn Củng cố bị nội dung nghiên cứu cho bài, bài học tiếp theo về ảnh nhận xét hưởng của CO và CO2 đến về việc môi trường và sức khỏe của thực con người. hiện dự - GV nêu nhận xét chung về án của việc thực hiện dự án của các HS, nhắc nhở các nhóm nhóm hoàn thành công việc đánh giá việc thực hiện của các thành viên và của từng nhóm khác để tổng hợp kết 15
  3. quả dự án. - Nhắc nhở học sinh ôn tập để làm bài kiểm tra đánh giá năng lực vào đầu giờ học sau. VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Mỗi học sinh có 03 điểm đánh giá sau: (a) Điểm hoạt động nhóm: Là điểm do các thành viên trong nhóm thảo luận và thống nhất cho điểm cá nhân theo tiêu chí chung trong “Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động nhóm” (b) Điểm cho sản phẩm dự án nhóm: Là điểm do giáo viên và 03 nhóm còn lại đánh giá sản phẩm báo cáo của nhóm theo tiêu chí chung trong “Phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm học sinh” và là điểm chung cho tất cả các thành viên trong nhóm. Điểm này được tính là trung bình cộng của 4 phiếu chấm do giáo viên và 3 nhóm học sinh khác đánh giá. (c) Điểm bài kiểm tra đánh giá năng lực: Là kết quả chấm bài kiểm tra đánh giá năng lực sau buổi báo cáo của học sinh. Điểm của từng học sinh được tính như sau: (a) x 2 + (b) x 5 + (c) x 3 Điểm học sinh = 10 Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG CHO TỪNG TIỂU DỰ ÁN Tiểu dự án 1: Tính chất vật lí của cacbon Câu hỏi 1: Dạng thù hình của một nguyên tố là gì? Cacbon có những dạng thù hình cơ bản nào? Câu hỏi 2: Cấu trúc tinh thể than chì như thế nào? Điều đó ảnh hưởng thế nào đến tính chất vật lí của than chì? Than chì được sử dụng chủ yếu để làm gì? Vì sao? Vì sao than chì được dùng làm bút chì? Câu hỏi 3: Các loại than gỗ, than muội thuộc dạng thù hình nào? Tính chất của chúng là gì? Câu hỏi 4: Đặc điểm cấu tạo và tính chất của cacbon hoạt tính? Làm thế nào để phân biệt được cacbon hoạt tính với các loại cacbon khác? Câu hỏi 5: Hãy phân biệt các thuật ngữ liên quan đến than như: than đá, than mỡ, than nâu, than gầy, than củi, than hoạt tính, Tiểu dự án 2: Tính chất hóa học của cacbon Câu hỏi 1: Nguyên tử cacbon có cấu tạo như thế nào? Từ đặc điểm đó, hãy cho biết tính chất hóa học của cacbon. Tính chất nào là đặc trưng? Vì sao? 16
  4. Câu hỏi 2: Tính oxi hóa của đơn chất cacbon thể hiện khi tác dụng với những loại chất nào? Hãy minh họa bằng các phản ứng hóa học, nêu sự biến đổi số oxi hóa của cacbon và vai trò của cacbon trong các phản ứng đó. Câu hỏi 3: Đơn chất cacbon thể hiện tính khử khi tác dụng với những loại chất nào? Hãy minh họa bằng các phản ứng hóa học, nêu sự biến đổi số oxi hóa của cacbon và vai trò của cacbon trong các phản ứng đó. Câu hỏi 4: Phản ứng đốt cacbon có ý nghĩa trong thực tiễn đời sống và sản xuất như thế nào? Câu hỏi 5: Phản ứng xảy ra trong quá trình đốt than và các sản phẩm từ than đá có ảnh hưởng gì đến môi trường? Câu hỏi 6: Tại sao sử dụng than để đun nấu, nung gạch, ngói, nung vôi, lại gây ô nhiễm môi trường? Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích. Câu hỏi 7: Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường do quá trình sử dụng than cần làm những gì? Tiểu dự án 3 : Điều chế cacbon Câu hỏi 1: Kim cương tự nhiên được khai thác như thế nào? Câu hỏi 2: Điều chế kim cương nhân tạo như thế nào? Câu hỏi 3: Điều chế than chì như thế nào? Câu hỏi 4: Than mỏ là gì? Câu hỏi 5: Khai thác than mỏ như thế nào? Câu hỏi 6: Quá trình khai thác than mỏ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường (đất, nước, khí quyển)? Câu hỏi 7: Làm thế nào để giảm thiểu được những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường trong quá trình khai thác than mỏ? Tiểu dự án 4: Ứng dụng của cacbon Câu hỏi 1: Vì sao cacbon lại có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất? Câu hỏi 2: Các dạng thù hình của cacbon có những ứng dụng như thế nào trong thực tiễn? Câu hỏi 3: Kim cương có những ứng dụng như thế nào trong đời sống và sản xuất? Vì sao kim cương lại có những ứng dụng đó? Câu hỏi 4: Than chì có những ứng dụng gì trong thực tiễn? Vì sao than chì được dùng làm điện cực, nồi nấu chảy hợp kim, chất bôi trơn, bút chì? Câu hỏi 5: Các dạng thù hình khác của cacbon có những ứng dụng gì? Câu hỏi 6: Than hoạt tính có ứng dụng gì? Vì sao? 17
  5. Câu hỏi 7: Than hoạt tính có ý nghĩa như thế nào trong việc xử lí ô nhiễm môi trường và chống ngộ độc thực phẩm . Phụ lục 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Dành cho nhóm học sinh) Câu 1: Cho các hóa chất và dụng cụ như sau: - Hóa chất: cacbon, lọ đựng oxi - Dụng cụ: muôi sắt, diêm, đèn cồn. a) Hãy tiến hành thí nghiệm đốt cháy cacbon và nêu hiện tượng của thí nghiệm. b) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra. Xác định vai trò của cacbon trong phản ứng hóa học đó. Hãy điền các câu trả lời vào bảng bên dưới Hiện tượng thí nghiệm Phương trình hóa học Câu 2: Cacbon là thành phần chính của các loại than mỏ: than antraxit, than mỡ, than nâu, than bùn Trong đó, than bùn là nguyên liệu chủ yếu để làm than tổ ong, một nguồn nhiên liệu được sử dụng nhiều ở các gia đình có thu nhập thấp của nước ta. Trong quá trình nhóm than hoặc ủ than còn tạo ra một khí độc là cacbon monooxit. a) Theo em, tại sao than được sử dụng làm nhiên liệu cho nhiều quá trình như luyện kim, đun nấu, ? b) Giải thích tại sao trong quá trình nhóm than hoặc ủ than lại tạo được khí cacbon monooxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra. ĐỀ KIỂM TRA Thời gian: 15 phút Bài 1. Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Việc khai thác và sử dụng than đá gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường, sự sống và sức khỏe của con người trên Trái Đất. Tuy nhiên, than đá vẫn là một nguồn nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có với trữ lượng khổng lồ ở nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, than đá được xem là nguồn nhiên liệu “tình thế” trong giai đoạn nhân loại đang cố gắng tách khỏi sự lệ thuộc vào dầu mỏ và chuyển dần sang các dạng nhiên liệu bền vững, thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời và gió. Vấn đề đặt ra là làm giảm tác động của việc sử dụng 18
  6. than đá đối với môi trường. Khí hóa than chính là phương pháp toàn diện và sạch nhất để chuyển hóa than đá. Công nghệ khí hóa thực tế là chuyển hóa than thành các thành phần hoá chất cơ bản, than được tiếp xúc với không khí (hoặc oxi) và hơi nước ở áp suất và nhiệt độ cao được kiểm soát chặt chẽ. Ở những điều kiện đó, cacbon trong than sẽ tham gia các phản ứng hoá học tạo ra hỗn hợp CO, H2 và các khí thành phần khác. Khí hóa than cũng là phương pháp tốt nhất để sản xuất nhiên liệu hiđro sạch cho xe ôtô của tương lai và cho pin nhiên liệu dùng để phát điện. Nếu coi trong than chỉ chủ yếu chứa cacbon và không tính đến các thành phần khác như N, S và khí trơ thì quá trình khí hóa than được coi như gồm các phản ứng sau: (1) C + O2 → CO2; (2) C + CO2 → 2CO; (3) C + H2O → CO + H2; (4) C + 2H2 → CH4; Câu 1(2,0 điểm): Trong số các phản ứng trên, phản ứng nào có thể dùng để chứng minh tính oxi hóa của cacbon? A. (1). B. (4).C. (4) và (2).D. (3) và (4). Câu 2(2,0 điểm): Những chất oxi hóa cacbon trong các phản ứng nêu trên là A. O2 và CO2. B. O 2; H2 và H2O. C. O2; CO2 và H2O. D. O 2 và H2. Câu 3 (2,0 điểm): Dựa vào đoạn văn trên, hãy kể tên một số nguồn nhiên liệu sạch? Câu 4 (2,0 điểm). Việc khai thác và sử dụng than đá đem lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người. Nhưng thực tế, các quốc gia trên thế giới vẫn đang sử dụng và khai thác than đá. Bằng hiểu biết của mình, em hãy chỉ ra một số nguyên nhân cho thực trạng trên? Bài 2 (2,0 điểm): Đốt cháy hết 0,6 gam cacbon bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được hỗn hợp khí X gồm CO và CO 2 có tỉ khối so với H 2 bằng 18,8. Thể tích khí CO (ở đktc) trong hỗn hợp X là A. 0,28 lít. B. 0,56 lít. C. 0,672 lít . D. 0,448 lít. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA Thang Bài Đáp án điểm Câu 1 B 2,0 đ Câu 2 C 2,0 đ 1 Không trả lời 0,0 đ Câu 3 Chỉ trả lời được 1 ý 0,5 đ Chỉ trả lời được 2 ý 1,5 đ 19
  7. Trả lời đủ 3 ý: - Năng lượng mặt trời 2,0 đ - Năng lượng gió - Khí H2 sạch Không trả lời 0,0 đ Trả lời được 1 ý 0,5 đ Trả lời được 2 ý 1,0 đ Trả lời được từ 3 ý trở lên: - Than đá là nguồn nguyên liệu rẻ tiền và có trữ lượng khổng lồ. - Sự phát triển của khoa học kĩ thuật chưa đáp ứng việc khai thác và sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch một Câu 4 cách phổ biến trên thế giới. - Việc khai thác than để xuất khẩu đem lại nguồn thu 2,0 đ ngoại tệ đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia đồng thời giải quyết vấn đề việc làm. - Trữ lượng dầu mỏ trên Trái Đất ngày càng giảm. - Công nghệ khí hóa than cũng đem lại những lợi ích nhất định: điều chế H 2 sạch, các khí thành phần có thể sử dụng để tổng hợp NH3; phân bón hóa học, metanol, 2 D 2,0 đ PHỤ LỤC 3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Cho các từ sau: (1) Than mỏ (2) Kim cương (3) Than chì (4) Than cốc (5) Than gỗ (6) Than muội Hãy chọn các từ tương ứng để điền vào ô trống trong sơ đồ điều chế dưới đây. 20
  8. 5.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến có tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn dạy học trong nhà trường THPT hiện nay. Việc vận dụng sáng kiến trên sẽ thúc đẩy quá trình nghiên cứu, đi sâu vào đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện nhất về nội dung dạy học, cũng như giúp phát triển năng lực cho học sinh. Tôi và nhóm giáo viên Hóa học trong nhà trường đã thực nghiệm có hiệu quả sáng kiến trong quá trình dạy học. Giờ học đã gây được hứng thú cho học sinh, giúp phát huy tính tích cực trong học tập, phát triển được nhiều năng lực của người học nên học sinh tích cực, chủ động học tập, lĩnh hội kiến thức hơn trước. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. Việc tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp cần được tổ chức một cách linh hoạt, có sự phối kết hợp, thực hiện từ phía nhà trường, giáo viên trong hội đồng sư phạm nhà trường và cả học sinh. 7.1. Về phía nhà trường: - Lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường định hướng, triển khai các nội dung đổi mới giáo dục và đào tạo một cách toàn diện, sâu sắc nhất tới giáo viên và học sinh trong trường. Tạo điều kiện cho GV nghiên cứu, thực nghiệm các nội dung đổi mới vào thực tiễn thông qua các hoạt động như sinh hoạt chuyên môn 21
  9. - Hỗ trợ tích cực cho GV và HS về cơ sở vật chất – kĩ thuật như phòng học, máy tính có kết nối mạng Internet, máy chiếu, ; thời gian, cách thức tổ chức hoạt động dạy và học theo chủ đề tích hợp. 7.2. Về phía giáo viên - Nắm vững các chủ trương, nội dung đổi mới giáo dục và đào tạo, về dạy học tích hợp theo chủ đề, cũng như các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực cho học sinh như: dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề, trong chương trình THPT. - Đầu tư, nghiên cứu, trau dồi chuyên môn, trao đổi phương pháp dạy học với đồng nghiệp cùng nhóm bộ môn và khác bộ môn. Tích cực, chủ động trong các công tác dạy học theo hướng đổi mới. - Xây dựng giáo án chi tiết về chủ đề tích hợp và tổ chức các hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp. Lựa chọn các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi “làm bài” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo. 7.3. Về phía học sinh: - Nắm vững nội dung kiến thức, kĩ năng của chương trình học, có sự liên hệ giữa các môn học với nhau và với thực tiễn cuộc sống. - Có thể áp dụng dạy học dự án theo chủ đề tích hợp cho nhiều đối tượng học sinh trong cùng một lớp học, chỉ cần giáo viên luôn biết cách động viên, hỗ trợ các em kịp thời khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Có thái độ nhiệt tình, tích cực trong học tập, có ý thức đoàn kết, chan hòa với các thành viên trong lớp, trách nhiệm với công việc được giao. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: Khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới tôi nhận thấy có những điểm hay, sự sáng tạo trong hoạt động tiếp thu kiến thức của học sinh Thứ nhất: học sinh hình thành được mối liên hệ giữa kiến thức đã học với việc hình thành tư duy tiếp thu kiến thức mới. Sự tiếp thu này không mang tính thụ động mà học sinh chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức mới. Thứ hai: thông qua việc lên kế hoạch cho các hoạt động bước đầu hình thành cho học sinh phương pháp tự nghiên cứu, tự học hỏi. 22
  10. Thứ ba: tăng cường mối liên hệ giữa các học sinh trong cùng lớp để trao đổi kiến thức điều chỉnh hành vi của bản thân để hình thành các kĩ năng cho bản thân đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển xã hội. Trong tiết học, học sinh phát huy được hết năng lực của bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo sử dụng ngôn ngữ khi đó học sinh thực sự trở thành trung tâm của hoạt động học. Thứ tư: khả năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn giải các vấn đề môi trường mang tính thời sự được tốt hơn, làm tăng sự húng thú học tập của học sinh. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. 9.1. Đối với giáo viên Dạy học theo dự án không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn. Giáo viên sẽ không còn đi theo lối mòn như trong dạy học truyền thống, chuyên môn, phương pháp dạy học sẽ luôn được cập nhật, gắn liền với thực tiễn cuộc sống, nên sẽ thấy hào hứng, say mê và yêu nghề, tâm huyết với nghề hơn. 9.2. Đối với học sinh Được sự phân công giảng dạy 5 lớp của khối 11 Trường THPT Nguyễn Thị Giang nên tôi có nhiều điều kiện để áp dụng và thực nghiệm đề tài của mình. Với 5 lớp của khối 11, tôi đã chọn một số lớp để thực nghiệm sáng kiến dạy học theo dự án bài 15 - Cácbon và một số lớp là đối chứng. Tùy đặc điểm từng lớp và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, trong từng thời gian thực nghiệm, tôi có sự điều chỉnh linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Kết quả nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở kiểm tra sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên. Lớp Tác động Kiểm tra sau tác động 11A2 (39 học sinh) O1 11A5 (42 học sinh) X O2 11A6 (42 học sinh) X O3 11A7 (42 học sinh) O4 ( X: có tác động; : Không tác động) * Nhận xét về mặt định lượng: Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm tôi rút ra một số nhận xét sau: Kết quả kiểm tra sau tác động của các lớp có sự khác nhau. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Đối 23
  11. với các lớp thực nghiệm là 11A6, 11A7 có áp dụng phương pháp dạy học dự án chủ đề tích hợp trong dạy học Hóa học 11, thì kết quả kiểm tra khá cao, so sánh theo điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động: Lớp Tác động Điểm TB các bài kiểm tra sau tác động 11A5 (42 học sinh) X O2 = 6,43 11A6 (42 học sinh) X O3 = 6,12 11A2 (39 học sinh) O1 = 5,9 11A7 (42 học sinh) O4 = 5,7 - Tỉ lệ học sinh khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng, ngược lại tỉ lệ học sinh trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng, lớp thực nghiệm không có học sinh yếu. * Nhận xét về mặt định tính: Cùng với những thực nghiệm có tính định lượng, tôi đã tiến hành kháo sát về mặt định tính bằng các phiếu thăm dò trao đổi với học sinh và giáo viên sau các tiết thực nghiệm. Thông qua đó tôi rút ra một số nhận xét sau đây: - Mức độ tập trung của học sinh ở lớp thực nghiệm luôn ở mức cao. - Học sinh hứng thú trong học tập thể hiện qua việc học sinh tích cực làm việc, thảo luận, trình bày vấn đề nghiên cứu thông qua các sản phẩm hoạt động nhóm của mình trước lớp học. - Học sinh được chủ động tìm kiếm tri thức thật nhanh, thể hiện năng lực bản thân trong quá trình lĩnh hội tri thức do mình tìm ra, ghi nhớ nhanh và sâu sắc hơn các nội dung kiến thức. Học sinh vừa học, vừa chơi, vừa nghiên cứu tri thức hàn lâm vừa xác minh qua thực tế nên khơi gợi được sự tò mò, khám phá, ham học hỏi của các em. - Học sinh thành thạo các kĩ năng về tìm kiếm tài liệu học tập, sử dụng các phương tiện hỗ trợ học tập như máy tính, máy chiếu, mạng Internet, - Tăng thêm tình đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập của các bạn học sinh trong lớp với nhau. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. Sáng kiến đã nhận được sự phản hồi tốt từ các đồng chí giáo viên trong nhóm bộ môn, cũng như trong hội đồng sư phạm nhà trường khi tham dự buổi báo cáo sản phẩm dự án dạy học theo dự án Bài 15 - Cácbon. 24
  12. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. 1 Lê Thị Xuân Giáo viên, trường THPT Môn Hóa học Nguyễn Thị Giang, khu II Lớp 11A1, 11A3, - thị trấn Vĩnh Tường. 11A4 Vĩnh Tường, ngày tháng năm 2019 Vĩnh Tường, ngày 13 tháng 02 năm 2019 Hiệu trưởng Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, ghi rõ họ tên) Lê Văn Hùng 25
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Phạm Văn Hoan, Lê Mậu Quyền, Lê Chí Kiên. Hóa học 11. Nhà xuất bản Giáo dục, 2013 2. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan. Bài tập Hóa học 11. Nhà xuất bản Giáo dục, 2013. 3. Huỳnh Văn Út, Phương pháp giải bài tập Hóa học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012. 4. Nguyễn Phương Duy, Chinh phục bài tập hóa học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018. 5. Trần Thị Thanh Thủy ( Chủ biên) - Nguyễn Công Khanh - Bùi Xuân Anh - Lưu Thị Thu Hà, Dạy học tích hợp- Phát triển năng lực học sinh. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. 7. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Bài tập Hóa Học 11, NXB Giáo dục. 8. Đặng Xuân Thư (chủ biên), Bài tập Hóa Học 11, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Cương, Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học, NXB Giáo dục, năm 2007. 10. Đỗ Văn Khang, Tiêu điểm kiến thức Hóa Học 10 - 11 - 12, NXB Hồng Đức, năm 2018. 26