Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học sinh trong dạy học Hóa học

pdf 31 trang Hoàng Trang 13/05/2023 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học sinh trong dạy học Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_va_phat_trien_ki_nang_tu_ho.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học sinh trong dạy học Hóa học

  1. Bài tập 3: Tại sao lại nguy hiểm khi đổ nước vào axit sunfuric đặc? Chỉ ra cách pha loãng axit sunfuric đặc an toàn. Bài tập 4: Một ly axit sunfuric đặc được đặt trên một đĩa cân, trên đĩa kia đặt một cốc nước và cân ở trạng thái cân bằng. Sau vài ngày để trong không khí cân có ở trạng thái cân bằng không? Giải thích. Bài tập 5: Giải thích tại sao để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp lại sử dụng axit sunfuric đặc 98% để hấp thụ SO3 mà không cho SO3 tác dụng với nước? Bài tập 6: Điều gì sẽ xảy ra nếu một bình đựng đầy axit sunfuric đặc được để trong không khí vài ngày? 6. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá kĩ năng phản xạ Nói có hoặc không với các tuyên bố sau: 1. Tôi biết công thức tính số mol, khối lượng, thể tích v.v 2. Tôi có thể xác định khối lượng của dung dịch, công thức phân tử của một chất, số oxi hóa của các nguyên tố v.v Bài tập 1: Đun nóng một hỗn hợp gồm 10,08 gam bột sắt và 4,8 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng lượng dư axit clohiđric thu được hỗn hợp khí Y. Tính thể tích mỗi khí (đktc) trong hỗn hợp Y. Bài tập 2: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí hiđro sunfua (đktc) vào dung dịch chứa 10 gam NaOH. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng. Bài tập 3: Đốt cháy hoàn toàn 1,36 gam hợp chất X, thu được 0,72 gam nước và 0,896 lít khí SO2 (đktc). a) Xác định công thức phân tử của hợp chất X. b) Dẫn toàn bộ lượng hợp chất X nói trên đi qua dung dịch axit sunfuric đặc thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện. Giải thích hiện tượng này, viết phương trình phản ứng và tính khối lượng kết tủa thu được. Bài tập 4: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành. Bài tập 5: Hòa tan hoàn toàn 15,35 gam hỗn hợp kẽm và sắt trong lượng dư axit sunfuric đặc, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài tập 6: Xác định công thức của oleum X, biết rằng sau khi hòa tan 3,38 gam X vào nước, cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 0,2M để trung hòa dung dịch thu được. 15
  2. Chủ đề: Nitơ - photpho 1. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá các kĩ năng, góp phần nắm vững kiến thức hệ thống. Bài tập 1: Hoàn thành các phương trình trong sơ đồ phản ứng sau: a) NH NH Cl NH NO N2O 3 4 4 3 N HNO AgNO NO2 2 NO NO2 3 3 Mg N NH HSO 3 2 NH3 4 4 b) NH NH Cl N NH Cu(OH) 3 4 2 3 2 [Cu(NH3)4](OH)2 NO HNO KNO NO 2 3 KNO3 2 Fe(NO ) Fe O Fe(OH)2 3 3 2 3 c) P2O5 H3PO4 Ca (PO ) Ca P PH 3 4 2 P 3 2 3 H3PO4 Ca (PO ) H3PO4 3 4 2 Bài tập 2: Viết công thức cấu tạo của axit nitric, cho biết số oxi hóa của nguyên tố nitơ và dự đoán tính chất hóa học của axit nitric. Bài tập 3: Hai dung dịch HNO3 và H3PO4 được đựng trong hai ống nghiệm. Làm thế nào để xác định các chất này? Viết các phương trình phản ứng. Bài tập 4: Cho FeS tác dụng với dung dịch axit nitric thu được dung dịch X và khí Y không màu, hóa nâu trong không khí. Chia dung dịch X thành hai phần. Phần một cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thu được kết tủa X1 màu trắng. Phần hai cho tác dụng với dung dịch amoniac thu được kết tủa X2. Nung X2 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn X3. Xác định X, X1, X2, X3, Y và viết các phương trình phản ứng. 2. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá các kĩ năng tiếp thu, chuyển giao và tích hợp kiến thức một cách độc lập. Bài tập 1: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, X tạo được hợp chất khí với hiđro là XH3, trong đó X có số oxi hóa thấp nhất là âm. Xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn. Bài tập 2: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi nhỏ từ từ dung dịch amoniac vào các dung dịch sau: CuSO4, Al2(SO4)3, FeSO4, ZnCl2. Bài tập 3: Trình bày tính chất vật lí của photpho đỏ và photpho trắng. Trong điều kiện nào photpho đỏ chuyển thành photpho trắng và ngược lại? 16
  3. Bài tập 4: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết vai trò của axit nitric trong các phản ứng: Cu + HNO3 đặc  ? + NO2 + ? Zn + HNO3 loãng ? + NH4NO3 + ? S + HNO3 đặc ? + NO2 + ? FeO + HNO3 đặc ? + NO2 + ? C + HNO3 đặc ? + NO2 + ? Al + HNO3 loãng ? + N2O + ? P + HNO3 đặc ? + NO2 + ? H2S + HNO3 loãng ? + NO + ? Fe(OH)2 + HNO3 loãng ? + NO + ? Bài tập 5: Từ NH3 và O2 (các điều kiện khác có đủ). Viết các phương trình phản ứng điều chế axit nitric. 3. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá kĩ năng hợp tác Bài tập 1: Thảo luận nhóm và cho biết sản phẩm thu được khi tiến hành nhiệt phân các muối sau: Mg(NO3)2, NaNO3, Hg(NO3)2, KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3. Viết các phương trình phản ứng nhiệt phân. Bài tập 2: Hòa tan hỗn hợp FeS2 và FeCO3 trong dung dịch axit nitric đặc, nóng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí gồm NO2 và CO2. Cho dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được kết tủa trắng và dung dịch B. Khi cho dung dịch B tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được kết tủa màu nâu đỏ. Thảo luận nhóm và viết các phương trình phản ứng. Bài tập 3: Các muối amoni dễ bị phân hủy bởi nhiệt. Thảo luận nhóm, xác định sản phẩm thu được và viết các phương trình phản ứng khi tiến hành nhiệt phân các muối sau: NH4Cl, NH4NO3, NH4NO2, (NH4)2CO3. Bài tập 4: Axit nitric là chất oxi hóa mạnh, nó oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim (C, S, P, v.v ), cũng như nhiều hợp chất (H2S, FeO, HI, v.v ). Thảo luận nhóm và xác định sản phẩm thu được khi cho axit nitric tác dụng với kim loại, phi kim và hợp chất. Viết các phương trình phản ứng minh họa. Bài tập 5: Chuẩn bị 2 cốc thủy tinh. Cốc 1 đựng dung dịch axit sunfuric loãng, cốc 2 đựng dung dịch natri nitrat. Bỏ vào trong mỗi cốc một mẩu nhỏ của lá đồng. Quan sát thấy trong cả 2 cốc không có hiện tượng gì xảy ra. Đổ dung dịch trong cốc 2 vào cốc 1 rồi đun nóng nhẹ, nhận thấy mẩu đồng bị hòa tan và thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Thảo luận nhóm, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng. 4. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá kĩ năng giao tiếp. Bài tập 1: Chuẩn bị và trình bày báo cáo về “Chu trình của nitơ trong 17
  4. tự nhiên”. Bài tập 2: Chuẩn bị và trình bày báo cáo về hiện tượng “Mưa axit”. Bài tập 3: Viết báo cáo về chủ đề “Phân bón hóa học”. Bài tập 4: Chuẩn bị và trình bày báo cáo về “Vai trò sinh học của photpho”. 5. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá kĩ năng giải quyết vấn đề Bài tập 1: Giải thích tại sao để điều chế một lượng nhỏ axit nitric trong phòng thí nghiệm cần sử dụng axit sunfuric đặc và natri nitrat ở dạng rắn. Viết phương trình phản ứng. Bài tập 2: Tại sao ở điều kiện thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học? Khi nào nitơ trở nên hoạt động hơn? 6. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá kĩ năng phản xạ Nói có hoặc không với các tuyên bố sau: 1. Tôi biết công thức tính số mol, khối lượng, thể tích v.v 2. Tôi có thể xác định khối lượng của dung dịch, công thức phân tử của một chất, số oxi hóa của các nguyên tố v.v Bài tập 1: Hòa tan hoàn toàn 6,3 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al bằng lượng dư axit nitric loãng, thu được 1,68 lít khí N2O (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính khối lượng Mg và Al trong hỗn hợp. Bài tập 2: Hòa tan 2,88 gam Cu trong 500 ml dung dịch NaNO3 0,2M và H2SO4 0,4M, thu được V lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Tính V. Bài tập 3: Cho một mẩu photpho vào 52,5 gam dung dịch HNO3 60%, thu được H3PO4 và NO2. Để trung hòa dung dịch thu được cần dùng 0,4 lít dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng mẩu photpho và thể tích khí NO2 thoát ra (đktc). Bài tập 4: Cho 6 gam hỗn hợp hai kim loại Fe và Cu (Cu chiếm 60% về khối lượng) tác dụng với axit nitric loãng, thu được 3,76 gam chất rắn A, dung dịch B và khí NO. Tính khối lượng muối trong dung dịch B. Bài tập 5: Trộn 100 ml dung dịch NaNO2 3M với 100 ml dung dịch NH4Cl 2M. Đun nóng hỗn hợp đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính thể tích khí N2 thu được (đktc). Bài tập 6: Dẫn khí amoniac đi qua ống sứ đựng 3,2 gam CuO được đun nóng. Sau phản ứng thu được chất rắn A và hỗn hợp khí. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl 1M. Tính thể tích khí N2 (đktc) trong hỗn hợp khí. Bài tập 7: Nhiệt phân 43 gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và Mg(NO3)2 đến khối 18
  5. lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn. Tính thành phần % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp Bài tập 8: Để m gam sắt trong không khí, sau một thời gian thu được 9,84 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn trên bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 2,016 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính m. Bài tập 9: Tính khối lượng muối thu được khi cho dung dịch chứa 16,8 gam NaOH tác dụng với dung dịch chứa 17,15 gam H3PO4. III. Kết quả nghiên cứu Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính hiệu quả của phương pháp mà đề tài đã nghiên cứu trùng với thời gian mà các sở giáo dục trên khắp cả nước cho học sinh tạm nghỉ học do dịch bệnh viêm phổi Corona, vì vậy tôi đã vận dụng đề tài trong việc hình thành kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học sinh ở nhà. Quá trình được thực hiện thông qua mạng xã hội, lập nhóm theo lớp và các nhóm nhỏ trong một lớp để các em thảo luận. Số học sinh được tiến hành thực nghiệm là 163 học sinh của trường THPT Cờ Đỏ, trong đó lớp 10A2 (41 học sinh), lớp 10C4 (41 học sinh), lớp 10C5 (40 học sinh), lớp 10C6 (41 học sinh). Nội dung thực nghiệm là bài tập chủ đề Oxi - lưu huỳnh đã được trình bày ở trên. Tiến hành đánh giá học sinh trước thực nghiệm và sau thực nghiệm theo 10 kĩ năng, kết quả được thể hiện trong các bảng và biểu đồ sau: Bảng 1. Tỉ lệ % học sinh nắm vững kĩ năng môn học (Hóa học) % nắm vững kĩ năng TT Kĩ năng Sau thực Trước thực nghiệm nghiệm 1 Cân bằng phương trình phản ứng 75 52 Dự đoán sản phẩm hình thành trong phản ứng 2 83 64 hóa học 3 Nhận biết các chất 67 56 4 Giải thích hiện tượng hóa học 74 45 Xác định số oxi hóa và tính oxi hóa - khử của 5 89 65 các chất 6 Tính tỉ lệ mol và xác định muối tạo thành 83 69 7 Xác định công thức phân tử của một chất 74 60 8 Viết công thức cấu tạo của một chất 71 65 9 Áp dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 76 66 10 Tính số mol, thể tích và khối lượng các chất 59 38 19
  6. 1 0.9 0.8 0.7 0.6 0.5 0.4 Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 0.3 0.2 0.1 0 Hình 4: Biểu đồ tỉ lệ học sinh nắm vững kĩ năng môn học (hóa học) Kết quả thực nghiệm được xử lý theo phép kiểm định thống kê T Student: Bảng 2: Phân tích kết quả nắm vững kĩ năng môn học của học sinh Sau thực Trước thực 2 2 TT nghiệm nghiệm ( 푖 − ) ( 푖 − ) ( 푖 − ) ( 푖 − ) xi yi 1 75 52 -0,1 -6 0,01 36 2 83 64 7,9 6 62,41 36 3 67 56 -8,1 -2 65,61 4 4 74 45 -1,1 -13 1,21 169 5 89 65 13,9 7 193,21 49 6 83 69 7,9 11 62,41 121 7 74 60 -1,1 2 1,21 4 8 71 65 -4,1 7 16,81 49 9 76 66 0,9 8 0,81 64 10 59 38 -16,1 -20 259,21 400 Tổng 751 580 662,9 932 Trung 75,1 58 bình Vậy: − = 75,1 - 58 = 17,1. ∑( − )2 + ∑( − )2 662,9 + 932 푆 = √ 푖 푖 = √ = 4,21 (푛 − 1)푛 (10 − 1)10 − 17,1 ⇒ 푡 = | | = = 4,06 푛 푆 4,21 Bậc tự do df = 2n - 2= 18. 20
  7. Tra bảng phân phối T Student được kết quả tα = 2,10 với α = 0,05 và df = 18. Bảng 3: Bảng phân phối T Student (T- test 2 mẫu độc lập) DF A = 0.2 0.10 0.05 0.02 0.01 0.002 0.001 1 3.078 6.314 12.706 31.821 63.656 318.289 636.578 2 1.886 2.920 4.303 6.965 9.925 22.328 31.600 3 1.638 2.353 3.182 4.541 5.841 10.214 12.924 4 1.533 2.132 2.776 3.747 4.604 7.173 8.610 5 1.476 2.015 2.571 3.365 4.032 5.894 6.869 6 1.440 1.943 2.447 3.143 3.707 5.208 5.959 7 1.415 1.895 2.365 2.998 3.499 4.785 5.408 8 1.397 1.860 2.306 2.896 3.355 4.501 5.041 9 1.383 1.833 2.262 2.821 3.250 4.297 4.781 10 1.372 1.812 2.228 2.764 3.169 4.144 4.587 11 1.363 1.796 2.201 2.718 3.106 4.025 4.437 12 1.356 1.782 2.179 2.681 3.055 3.930 4.318 13 1.350 1.771 2.160 2.650 3.012 3.852 4.221 14 1.345 1.761 2.145 2.624 2.977 3.787 4.140 15 1.341 1.753 2.131 2.602 2.947 3.733 4.073 16 1.337 1.746 2.120 2.583 2.921 3.686 4.015 17 1.333 1.740 2.110 2.567 2.898 3.646 3.965 18 1.330 1.734 2.101 2.552 2.878 3.610 3.922 19 1.328 1.729 2.093 2.539 2.861 3.579 3.883 20 1.325 1.725 2.086 2.528 2.845 3.552 3.850 21 1.323 1.721 2.080 2.518 2.831 3.527 3.819 22 1.321 1.717 2.074 2.508 2.819 3.505 3.792 23 1.319 1.714 2.069 2.500 2.807 3.485 3.768 24 1.318 1.711 2.064 2.492 2.797 3.467 3.745 25 1.316 1.708 2.060 2.485 2.787 3.450 3.725 26 1.315 1.706 2.056 2.479 2.779 3.435 3.707 27 1.314 1.703 2.052 2.473 2.771 3.421 3.689 28 1.313 1.701 2.048 2.467 2.763 3.408 3.674 29 1.311 1.699 2.045 2.462 2.756 3.396 3.660 30 1.310 1.697 2.042 2.457 2.750 3.385 3.646 60 1.296 1.671 2.000 2.390 2.660 3.232 3.460 120 1.289 1.658 1.980 2.358 2.617 3.160 3.373 ∞ ta = 1.282 1.645 1.960 2.326 2.576 3.091 3.291 21
  8. Như vậy, sự khác nhau được coi là đáng tin cậy và có ý nghĩa thống kê, bởi vì tTn = 4,06 > tα = 2,10 với α = 0,05. Do đó, việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học trong quá trình tổ chức học sinh làm việc độc lập đã cải thiện được kết quả học tập của học sinh. Giá trị t-Test hay p-mức ý nghĩa (p-value) cũng có thể được tính thông qua chương trình Microsoft excel. Mở excel > data > data analysis > t-Test: Two - Sample Assuming Equal Variances > OK. Sau khi chèn dữ liệu, ta nhận được kết quả như sau: t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances Variable 1 Variable 2 Mean 75.1 58 Variance 73.65555556 103.5555556 Observations 10 10 Pooled Variance 88.60555556 Hypothesized Mean Difference 0 df 18 t Stat 4.062100239 P(T t Critical two-tail = 2,10 hay pvalue = 0,0007 < 0,05, tức là ở mức ý nghĩa 5%, sự khác nhau là đáng tin cậy và có ý nghĩa thống kê. Để đánh giá tác động về sự chênh lệch giá trị trung bình có tính thực tiễn hoặc có ý nghĩa hay không, tôi sử dụng giá trị mức độ ảnh hưởng ES, được đề xuất bởi Cohen [7, tr.66-67]. − 푆 = 푠 ∑( − )2 + ∑( − )2 푠 = √ 푖 푖 푛1 + 푛2 − 2 22
  9. Bảng tiêu chí của Cohen [7] Giá trị mức độ ảnh hưởng ES Ảnh hưởng 1,00 Rất lớn Dựa vào kết quả thực nghiệm, ta tính được: ∑( − )2 + ∑( − )2 662,9 + 932 푠 = √ 푖 푖 = √ = 9,41 푛1 + 푛2 − 2 10 + 10 − 2 − 75,1 − 58 ⇒ 푆 = = = 1,82 푠 9,41 Như vậy, ES = 1,82 > 1,00. Điều này có nghĩa là việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học để tổ chức học sinh làm việc độc lập rất hiệu quả trong giảng dạy hóa học. 23
  10. PHẦN III. KẾT LUẬN Đề tài đã phân tích khá đầy đủ các tài liệu tâm lý - sư phạm về lịch sử nghiên cứu khái niệm tự học, từ đó đưa ra quan điểm về tự học và làm việc độc lập cũng như làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa các khái niệm. Theo đó, tự học là hoạt động học tập và nhận thức có hệ thống, có mục đích rõ rệt của học sinh nhằm giải quyết các nhiệm vụ nhận thức một cách độc lập bằng các phương tiện được lựa chọn độc lập với mục đích hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng của cá nhân dưới sự điều chỉnh của giáo viên. Nếu tự học được coi là mục tiêu và kết quả của hoạt động, thì làm việc độc lập là phương tiện để đạt được kết quả này. Như vậy, làm việc độc lập đóng vai trò là một thành phần của tự học. Khảo sát quá trình dạy học trên thực tế đã cho thấy rằng, hầu hết giáo viên và học sinh đều hiểu và nhận thức đúng vai trò của tự học đối với quá trình học tập nhằm chiếm lĩnh các kiến thức một cách chủ động. Đa số giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của bài tập hóa học trong quá trình dạy học, tuy nhiên việc xây dựng và sử dụng bài tập để tổ chức cho học sinh tự học hầu như chưa được chú ý. Trong dạy học hóa học, với một lượng kiến thức ngày càng tăng, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến bản chất của các sự vật, hiện tượng thực tế thì việc rèn luyện kĩ năng tự học, tự làm việc là rất cần thiết. Từ những cơ sở lý luận đã được chứng minh, tác giả đã xây dựng hệ thống bài tập hóa học cùng với cách thức tổ chức dạy học nhằm hình thành và phát triển kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học sinh. Hệ thống bài tập có thể được xây dựng theo từng bài học phù hợp với tổ chức dạy học trên lớp hoặc được xây dựng theo từng chủ đề, từng chương để học sinh tự học ở nhà. Các bài tập được phân loại theo mục đích hình thành các kĩ năng khác nhau cho học sinh, như: kĩ năng nắm vững kiến thức hệ thống; kĩ năng tiếp thu, chuyển giao và tích hợp kiến thức một cách độc lập; kĩ năng hợp tác; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng giải quyết vấn đề; v.v Để kiểm tra tính hiệu quả của đề tài, quá trình thực nghiệm sư phạm đã được tiến hành trong bối cảnh học sinh không thể đến trường do dịch bệnh viêm phổi. Thông qua mạng xã hội, giáo viên cung cấp cho học sinh hệ thống bài tập đã được xây dựng, mỗi học sinh làm việc độc lập và thảo luận theo từng nhóm nhỏ. Kết quả thực nghiệm cho thấy học sinh đã hình thành được kĩ năng tự học, từ đó hình thành và phát triển những kĩ năng môn học cũng như kiến thức cho bản thân. 24
  11. Như vậy, qua quá trình nghiên cứu và thực tiễn dạy học có thể khẳng định rằng, tổ chức cho học sinh làm việc độc lập là một phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao vì đòi hỏi sự tự giác và tích cực của mỗi học sinh. Làm việc độc lập giúp học sinh hình thành được kĩ năng tự học, tự kiểm tra đánh giá và xa hơn nữa là hướng đến quá trình tự giáo dục suốt đời. 25
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Quá trình dạy - tự học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2001, 316 trang. 2. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Học và dạy cách học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002, 268 trang. 3. Nguyễn Cảnh Toàn, Xã hội học tập - học suốt đời và các kĩ năng tự học, H.: Dân trí, 2011, 414 trang. 4. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng, Hóa học 10, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006, 176 trang. 5. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên, Hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, 224 trang. 6. Tsunesaburo Makiguchi, dịch giả Cao Xuân Hạo, Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, Nhà xuất bản Trẻ, 2009, 332 trang. Tiếng Anh 7. Cohen, Jacob. Statistical power analysis for the behavioral sciences / Jacob Cohen. - 2nd ed. Hillsdale, NJ: Erlbaum, 1998. - 567p. 8. Contextualizing NSSE Effect Sizes: Empirical Analysis and Interpretation of Benchmark Comparisons. 9. Doll, C.A. Evaluating Educational Software / C.A. Doll. - Chicago - London: 1987. P.78. Tiếng Nga 10. Безрукова, В.С. Педагогика. Проективная педагогика: учебник для индустриально-педагогических техникумов и для студентов инженерно-педагогических специальностей. / В.С. Безрукова. Екатеринбург: Деловая книга, 1999, 120 с. (Bezrukova, V.S. Sư phạm - giáo dục. Giáo dục theo dự án: sách dành cho các trường kỹ thuật công nghiệp - sư phạm và sinh viên các chuyên ngành kỹ thuật - sư phạm. / V.S. Bezrukova. Yekaterinburg: 1999, 120 tr.) 11. Жарылгапова, Д.М. Формирование у студентов интереса к самообразованию в системе внеаудиторных занятий: автореф. Дис канд. пед. наук. 13.00.02 /Д.М. Жарылгапова. - М., 2009, 22 с. (Zharylgapova, D.M. Sự hình thành hứng thú của học sinh đối với tự giáo 26
  13. dục trong hệ thống các hoạt động ngoại khóa: tóm tắt luận án tiến sĩ / D.M. Zharylgapova. - M., 2009 . 22 tr.) 12. Кирикович, Т. Е. Методологические основы самообучения школьников/ Т. Е. Кирикович //Наука и школа. - 2013. - №5. - С.52-54. (Kirikovich, T. E. Cơ sở phương pháp luận của tự học / T. E. Kirikovich // Tạp chí Khoa học và trường phổ thông. - 2013. - Số 5. - Tr. 52-54.) 13. Лысова, Е.Б. Проблемы содержания образования во французской педагогике / Е.Б. Лысова //Педагогика. - 1999.- №3.- С.101-108. (Lysova, E.B. Các vấn đề về nội dung giáo dục trong hệ thống sư phạm nước Pháp / EB. Lysova // Tạp chí Sư phạm. - 1999.- Số 3.- Tr.101-108.) 14. Нгуен Тхук Тху. Химия в школах Вьетнама: особенности организации самостоятельной работы учащихся / Нгуен Тхук Тху, Т.А. Боровских // Химия в школе. - 2018. - №2. - С. 28-31. (Nguyễn Thúc Thu. Hóa học trong các trường học ở Việt Nam: đặc điểm của việc tổ chức quá trình làm việc độc lập của học sinh / Nguyễn Thúc Thu, T.A. Borovskikh // Tạp chí Hóa học ở trường phổ thông, 2018, Số 2, Tr.28-31) 27