Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề Ancohol

docx 30 trang thulinhhd34 8617
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề Ancohol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_huong_doi_moi_chu_de_anco.docx
  • docBÌA SKKN.doc
  • docxĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SKKN.docx
  • docxMỤC LỤC.docx
  • docxTÀI LIỆU THAM KHẢO.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề Ancohol

  1. SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol độ sôi và độ hòa tan. - Giải thích tchh của ancohol từ cấu tạo. - Dự đoán, giải thích tính chất, hiện tượng. HH.1.7: - Sử dụng được danh pháp ancohol. - Kết nối tchh của ancohol với cấu tạo, gọi tên các sản phẩm HH.1.8: Thảo luận, đưa ra những kết luận về tchh của ancohol từ cấu tạo. I.2.2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học Học sinh đạt được các yêu cầu sau: HH.2.1: tại sao ancohol chỉ có đến bậc III. HH.2.2: Dự đoán, lập kế hoạch làm TN. HH.2.3: Lập kế hoạch, lựa chọn phương pháp quan sát, thực nghiệm. HH.2.4. - Phân tích cấu tạo để kết luận tchh. - Tiến hành TN, quan sát, ghi chép kq thực nghiệm; phân tích kq để kết luận/khẳng định tính chất hóa học. HH.2.5: Báo cáo kq thực hành, thảo luận, phản biện về kq thí nghiệm. I.2.3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: HH.3.1: Vận dụng được kiến thức về ancohol để phát hiện, giải thích được ứng dụng của ancohol trong cuộc sống, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn. HH.3.2: Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, đánh giá ảnh hưởng của ứng dụng của alcohol, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn. HH.3.3: Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của ứng dụng của alcohol, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn và đề xuất một số phương pháp giải quyết vấn đề. HH.3.5: Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội trong việc sử dụng rượu bia. 17 | P a g e
  2. SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp dạy học hợp tác. - Phương pháp trực quan (sử dụng thí nghiệm nghiên cứu, kiểm chứng). - Kĩ thuật khăn trải bàn. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập (phụ lục), dụng cụ và hóa chất để làm thí nghiệm. Cụ thể dụng cụ, hóa chất gồm: - Ống nghiệm (10 cái), giá ống nghiệm (1 cái), đèn cồn (1 cái), kẹp gỗ (1 cái). - Ethanol, glycerol, copper(II) hydroxide Học sinh: Nghiên cứu bài học trước IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT 1. Mục đích hoạt động Học sinh biết sử dụng các kiến thức thực tế đã biết trong cuộc sống, kiến thức đã được học ở lớp 9: CTPT, CTCT, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế của ancohol ethylic và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của học sinh. 2. Thời gian: 15 phút 3. Tổ chức hoạt động GV: Yêu cầu HS xem các hình ảnh sau và cho biết: Các hình ảnh trên đang nói đến chất gì? Chiếu clip gồm các hình ảnh: 1. Tai nạn giao thông. 2. Cơ sở nấu rượu thủ công. 4. Rượu trắng. 5. Hình ảnh về rượu giả (có chứa hình ảnh CTCT metanol). - Học sinh nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu quy trình sản xuất rượu. 18 | P a g e
  3. SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol - HS nắm được các ứng dụng và tác hại của rượu - HS tìm hiểu được định nghĩa, phân loại ancohol, công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp - HS tìm hiểu tính chất vật lí; tính chất hoá học; phương pháp điều chế ancohol; ứng dụng của ancohol. HS: quan sát các hình ảnh trong clip và trả lời các câu hỏi sau: 1. Các hình ảnh trên đang nói đến chất gì? 2. Mỗi một địa phương, một dân tộc thường có một loại rượu đặc trưng riêng, em hãy nêu một số ví dụ để chứng minh điều đó. Nêu một số tập quán, thói quen từ xưa đến nay của dân tộc ta liên quan đến rượu? 3. Ancohol là gì? Cách phân loại ancohol? Ancohol có các loại đồng phân nào? Cách gọi tên ancohol? Tính chất vật lí của ancohol? 4. Đặc điểm CTPT và tính chất hóa học của ancohol? 5. Ancohol được sản xuất/điều chế như thế nào? Ở Hòa Bình có các cơ sở sản xuất ancohol nào? Quá trình sản xuất ancohol có tác động như thế nào đến đời sống xã hội, môi trường? Vấn đề bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm bia rượu như thế nào? 0 0 6. Các con số 34 , 12 có ý nghĩa gì? Cùng có công thức là C2H5OH, tại sao rượu uống được còn cồn không uống được mà dùng cồn để sát khuẩn? Tại sao metanol gây độc với con người? Độ rượu là gì? Cách tính độ rượu? Ứng dụng của rượu? Ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe con người và các vấn đề xã hội? - GV hướng dẫn các nhóm đặt ra các câu hỏi nghiên cứu của bài học. HS có thể nêu các ý kiến khác nhau. - Từ đó GV giao nhiệm vụ nghiên cứu cho các nhóm thực hiện ngoài giờ lên lớp. + Nhóm 1: Tìm hiểu SGK, tài liệu để tìm hiểu về khái niệm, công thức chung, phân loại ancohol, cách gọi tên ancohol, tính chất vật lí của ancohol. + Nhóm 2: Nghiên cứu SGK, tìm hiểu tài liệu tham khảo về cấu tạo và tính chất 19 | P a g e
  4. SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol hóa học của ancohol. + Nhóm 3: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, internet, hỏi ý kiến chuyên gia đồng thời trực tiếp tham quan một số cơ sở sản xuất rượu truyền thống của tỉnh Hòa Bình, nhà máy Bia Hòa Bình để tìm hiểu về quy trình sản xuất rượu, bia. Cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. + Nhóm 4: Nghiên cứu SGK, tìm hiểu tài liệu, hỏi ý kiến chuyên gia về ứng dụng tích cực và tiêu cực của bia rượu, ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe và các vấn đề xã hội. GV hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch nghiên cứu, phân công nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm; Hướng dẫn các nhóm cách điều tra, thu thập, xử lí thông tin; đảm bảo an toàn; xây dựng các tiêu chí đánh giá sản phẩm của học sinh. 4. Sản phẩm học tập + Nhóm 1: Nêu được : khái niệm, công thức chung, phân loại ancohol, cách gọi tên ancohol, tính chất vật lí của ancohol. + Nhóm 2: - Nêu được: Đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học. - Hiểu được các tính chất hóa học của ancohol - Viết được các phương trình phản ứng minh họa. + Nhóm 3: - Nêu được: Phương pháp điều chế thực tế và tài liệu - Viết phương trình phản ứng điều chế. - Biết được quy trình sản xuất rượu trắng + Nhóm 4: - Hiểu được độ ancohol, các ứng dụng của ancohol - Biết được tác hại của rượu. 20 | P a g e
  5. SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol - Cách sử dụng hợp lí rượu HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC MỚI 1. Mục đích hoạt động - HS nêu được: khái niệm, phân loại ancohol, công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp; tính chất vật lí; phương pháp điều chế ancohol; Ứng dụng của ancohol; Sử dụng rượu bia một cách hợp lí. - HS hiểu được các tính chất hóa học của ancohol. - Làm thí nghiệm phân biệt ancohol đơn chức và ancohol đa chức có nhiều nhóm OH liền kề. - Cách tính độ rượu và một số bài tập liên quan. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. 2. Thời gian: 75 phút 3. Nội dung hoạt động + Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm, công thức chung, phân loại ancohol, cách gọi tên ancohol, tính chất vật lí của ancohol. + Nhóm 2: Tìm hiểu về cấu tạo và tính chất hóa học của ancohol. Làm thí nghiệm phân biệt ancohol đơn chức và ancohol đa chức có nhiều nhóm OH liền kề. + Nhóm 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất rượu, bia. Cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. + Nhóm 4: Tìm hiểu ứng dụng tích cực và hạn chế của bia, rượu. Ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe và các vấn đề xã hội. Cách sử dụng hợp lí rượu bia. 4. Kỹ thuật tổ chức hoạt động: - GV tổ chức dạy học theo dự án, hướng dẫn các nhóm thực hiện theo kế hoạch đã đề ra; GV theo dõi, kịp thời hỗ trợ khi cần thiết. - GV tổ chức cho HS thảo luận, báo cáo sản phẩm, phân tích và chuẩn hóa kiến thức cho HS: - Đại diện 4 nhóm báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm mình: 21 | P a g e
  6. SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol + Nhóm 1: 5-7 phút + Nhóm 2: 5-7 phút + Nhóm 3: 5 phút + Nhóm 4: 5 phút - Các nhóm khác theo dõi, thảo luận: 15 - 20 phút - Các thành viên trong nhóm có thể bổ sung hoặc làm rõ ý tưởng. HS các nhóm khác đề xuất câu hỏi, thảo luận về chủ đề đang trình bày; trả lời câu hỏi khi được nhóm khác yêu cầu làm rõ thêm và đặt các câu hỏi cho các nhóm khác. Đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện dự án của các nhóm: Kết hợp giữa đánh gia của GV với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm của HS trên cơ sở các tiêu chí sản phẩm đề ra. 5. Sản phẩm học tập. * Nhóm 1: - Nêu được khái niệm, công thức chung, phân loại ancohol, cách gọi tên ancohol - Nêu được tính chất vật lí của ancohol. Cách thức trình bày: Học sinh trình bày trên máy chiếu hoặc bảng phụ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Nhóm 2: - Làm được các thí nghiệm GV yêu cầu, nêu được và giải thích được các hiện tượng thí nghiệm; - Trình bày được tính chất hóa học của ancohol, viết được các PTHH của các phản ứng thể hiện tính chất hóa học của ancohol. - Phân biệt được ancohol đơn chức với ancohol đa chức (có ít nhất 2 nhóm OH kề nhau); Phân biệt được ancohol với một số hóa chất khác. Cách thức trình bày: Học sinh trình bày trên máy chiếu hoặc bảng phụ (HS có thể trình bày theo sơ đồ tư duy). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 22 | P a g e
  7. SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol + Nhóm 3: Nêu được quy trình sản xuất rượu, bia. Cách thức trình bày: HS trình chiếu các clip đã thu thập . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Nhóm 4: Nêu được ứng dụng tích cực và hạn chế của bia rượu, ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe và các vấn đề xã hội. Cách sử dụng hợp lí rượu bia. Cách thức trình bày: HS trình chiếu các clip về ứng dụng tích cực và hạn chế của bia rượu, ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe và các vấn đề xã hội đã thu thập. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Đánh giá giá kết quả hoạt động của 4 nhóm: GV yêu cầu HS nhận xét và bổ sung lẫn nhau. + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm hoạt động để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của các nhóm về các vấn đề GV đã đặt ra và phân công, GV giúp HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. GV “chốt” lại các kiến thức. (Có thể đánh giá cho điểm cộng điểm trừ đối với các nhóm). HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu hoạt động: - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế ancohol. - Rèn kĩ năng gọi tên, viết công thức cấu tạo của ancohol. Vận dụng được các kiến thức để giải thích các vấn đề thực tiễn liên quan đến ancohol - Giải quyết được các bài toán cơ bản có liên quan đến độ rượu, hiệu suất phản ứng (phản ứng điều chế ancohol). - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, hợp tác, thu thập và xử lí thông tin, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua môn học. 23 | P a g e
  8. SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol 2. Thời gian: 45 phút 3. Nội dung hoạt động: HS Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số (Các bài tập có đủ các mức độ nhận thức: Biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao; có bài tập liên quan đến sản suất, ứng dụng thực tế ,) PHIẾU HỌC TẬP Hoàn thành các câu hỏi/bài tập sau: a. Mức độ biết Câu 1: Dãy đồng đẳng ancohol no, mạch hở, đơn chức có công thức tổng quát là A. CnH2n + 1OH (n ≥ 1)B. C nH2n + 2OH (n ≥ 1) C. CnH2n OH (n ≥ 3)D. C nH2n - 1OH (n ≥ 3) Câu 2: Dãy đồng đẳng ancohol no, mạch hở, hai chức có công thức tổng quát là A. CnH2n + 1(OH)2 (n ≥ 2). B. CnH2n (OH)2 (n ≥ 2). C. CnH2n + 2(OH)2 (n ≥ 2). D. CnH2n – 1(OH)2 (n ≥ 3). Câu 3: Chất thuộc dãy đồng đẳng của ancohol etylic là A. CH2=CH-CH2-OH.B. HO-CH 2-CH2-CH2-OH. C. CH3-CH2-CH2-CH2-OH.D. CH 3-CH2-O-CH3. Câu 4: Cho các chất sau: CH3-OH, CH3-O-CH3, HO-CH2-CH2-OH, CH3-CH(OH)- CH2-CH3, CH2=CH-CH2-OH, (CH3)2CH-OH, C6H5-CH2-OH (C6H5- là gốc phenyl), CH3-CH2-OH. Số chất thuộc cùng dãy đồng đẳng ancohol no, mạch hở, đơn chức là A. 5.B. 4. C. 6. D. 7. Câu 5: Phương pháp điều chế ancohol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa ? A. Etilen . B. Etylclorua . C. Tinh bột . D. Andehit axetic. b. Mức độ hiểu Câu 6: Số đồng phân ancohol ứng với CTPT C4H10O là 24 | P a g e
  9. SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol A. 2.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 7: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là A. 4-ethyl penthane-2-ol. B. 2-ethyl buthane-3-ol. C. 3-eteyl hexane-5-ol. D. 3-meteyl penthane-2-ol. Câu 8: Hợp chất 2-metylbutane-2-ol có CTCT là A. (CH3)2CH-CHOH-CH3.B. (CH 3)2C(OH)-CH2-CH3. C. CH3-CH2-CHOH-CH3. D. (CH3)2CH-CH2-O-CH3. Câu 9: Sản phẩm chính khi tách nước từ ancohol 2-methylbutane-2-ol là chất nào ? A. 3-Metylbut-1-en. B. 2-Metylbut-1-en. C. 3-Metylbut-2-en. D. 2-Metylbut-2-en. Câu 10: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C2H5OH là A. NaOH , Na , HBr . B. CuO , KOH , HBr . C. Na , HBr , CuO. D. Na , HBr , Na2CO3 . c. Mức độ vận dụng Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng: X X (CH ) CH-O-CH=CH 1 2 3 2 2 CnH2n- 2 + Cl + H O 0 X +Cl2 2 2 + dd NaOH,t 3 0 X4 X5 X6 ` 500 C Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch X6 thì hiện tượng thu được là A. Cu(OH)2 không tan trong dung dịch X6. B. Cu(OH)2 tan tạo thành dung dịch màu xanh lam. C. Xuất hiện màu đỏ gạch của Cu2O. 2+ D. Cu(OH)2 tan tạo thành dung dịch màu xanh của muối Cu . Câu 12: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là A. CH3OH. B. CH3CH2CH2OH. C. CH3CH2OH.D. (CH 3)2O. 25 | P a g e
  10. SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol Câu 13: Hỗn hợp X gồm các ancohol đều no, đơn chức, mạch hở và có phân tử khối ≤ 60. o Khi tách nước ở 170 C với xúc tác H2SO4 đặc thì trong sản phẩm có hai anken là đồng đẳng liên tiếp nhau. Vậy trong hỗn hợp X có thể chứa tối đa bao nhiêu ancohol ? A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 14: Cho sơ đồ chuyển hoá : Glucozơ → X → Y → CH 3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH3CH2OH và CH=CH. B. CH3CH2OH và CH3CHO. C. CH3CHO và CH3CH2OH. D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. Câu 15: Ancohol no mạch hở. đơn chức có phần trăm khối lượng oxi bằng 26,67%. Công thức phân tử của X là A. C4H10O. B. C2H4O2. C. C3H8O . D. C2H6O. Câu 16: Khi tách nước ancohol X tạo được anken Y. Tỉ khôí hơi của X so với Y xấp xỉ bằng 1,32. Công thức phân tử của X là A. C2H6O. B. CH4O. C. C3H8O. D. C4H10O. Câu 17: Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, trong 1 giờ cơ thể người bình thường chuyển hóa được tối đa 7,0 gam ancohol etylic. Tính thể tích thức uống có cồn sau mà con người sử dụng trong một giờ sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể. a. Bia có độ rượu là 50. b. Rượu Vodka Hà Nội có độ rượu là 39,50. c. Rượu sắn Mai Hạ- Mai Châu có độ rượu là 420. d. Rượu cần Hòa Bình có độ rượu là 250. Biết khối lượng riêng của ancohol etylic là 0,8 g/ml. d. Mức độ vận dụng cao Câu 18: Gạo chứa khoảng 80% tinh bột. Tính khối lượng gạo cần thiết để sản xuất một chai trắng 420 (750ml). Biết hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 65% và khối lượng riêng của ancohol etylic là 0,8 g/ml. Câu 19: Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (MX < MY) là đồng đẳng kế tiếp 26 | P a g e
  11. SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol thành hai phần bằng nhau: - Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. 0 - Đun nóng phần 2 với H 2SO4 đặc ở 140 C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích của 0,42 gam N 2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là: A. 30% và 30%B. 25% và 35%C. 40% và 20% D. 20% và 40% Câu 20: Hỗn hợp X gồm 3 ancol đơn chức A, B, C trong đó B, C là 2 ancol đồng phân. Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol X thu được 3,96 gam H2O và 3,136 lít khí CO2 (đktc). Số mol ancol A bằng 5/3 tổng số mol 2 ancol (B + C). Khối lượng của B, C trong hỗn hợp là: A. 3,6 gam B. 0,9 gam C. 1,8 gam D. 2,22 gam 4. Kỹ thuật tổ chức hoạt động: GV ra nhiệm vụ tổng hợp, bao trùm một số nội dung trọng tâm của cả 4 nhóm để củng cố kiến thức cho học sinh, đồng thời có thể kiểm tra mức độ nắm bắt bài của cả nhóm, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học. GV kết luận lại để HS nắm được các nội dung chính, các bài tập cơ bản đồng thời rèn những kĩ năng, thái độ học sinh cần đạt được. Cụ thể: GV cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. (GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tượng HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc) 5. Sản phẩm học tập, đánh giá kết quả hoạt động: 27 | P a g e
  12. SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol - Sản phẩm: kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập của cá nhân/ từng cặp/ từng nhóm và kết quả thảo luận của cá nhân và các nhóm HS. - Kiểm tra đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: khi HS hoạt động cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí + Thông qua sản phẩm học tập: bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số , GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận, tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. GV đánh giá cho điểm cá nhân hay nhóm hoạt động. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC 1. Mục tiêu hoạt động: - Giúp HS vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học về ancohol để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống: cách bảo quản rượu bia, biết tác hại của bia rượu khi sử dụng không hợp lý, cách làm giảm tác hại của rượu, biết các triệu chứng của người bị ngộ độc metanol, biết cách nhận biết rượu pha cồn công nghiệp Tính lượng tinh bột (gao, ngô, khoai, sắn ) để sản xuất 1 thể tích rượu có nồng độ xác định. - Phần này không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. 2. Thời gian: Hoạt động ở nhà (1 tuần) 3. Nội dung hoạt động: HS tìm hiểu qua tài liệu, internet để giải quyết các câu hỏi /bài tập sau: Câu 1. Đề xuất 1 số cách để làm giảm tác hại của rượu, các triệu chứng của người bị ngộ độc metanol. Câu 2. Xăng E5, E10 Cho biết thành phần của xăng E5, E10? Chúng thân thiện với môi trường như thế nào? Câu 3. Công dụng của etanol trong y tế, dược phẩm. Cho biết trong y tế etanol (cồn) được sử dụng để làm gì? Trong dược phẩm dùng để 28 | P a g e
  13. SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol sản xuất thuốc gì? 4. Kỹ thuật tổ chức hoạt động GV giao cho học sinh làm việc các nhân, ngoài giờ lên lớp, có thể trao đổi nhóm hoặc trao đổi với giáo viên thông qua thư liên lạc điện tử, điện thoại. 5. Sản phẩm học tập - Bài viết của HS về giải quyết nhiệm vụ được giao. VIII. Những thông tin cần được bảo mật: Không. IX. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 11 X. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Học sinh được học theo nội dung trình bày trong sáng kiến sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, tự tin hơn khi đối mặt với ancohol từ đó các em sẽ thích học và chủ động tìm hiểu kiến thức. Nội dung sáng kiến được trình bày logic, phù hợp với trình độ phát triển tư duy của học sinh từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng và vận dụng cao, sáng tạo qua đó giúp cho học sinh phát triển tư duy tổng hợp và rèn luyện các kĩ năng. Bản thân giáo viên khi viết đề tài này đã phần nào đó rèn luyện cho mình khả năng nghiên cứu khoa học, tìm tòi, phân tích và tổng hợp tài liệu, tăng cường khả năng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn. Sáng kiến kinh nghiệm sẽ là tài liệu tham khảo tổng hợp về ancohol để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và truyền đạt cho học sinh. Việc áp dụng sáng kiến có thể thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, tránh sử dụng sách giáo khoa và phân phối chương trình một cách máy móc. Sáng kiến giúp cho việc dạy và học trở nên dễ dàng, hiệu quả và tiếp cận các phương pháp hiện đại. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm này nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô, đồng nghiệp và học sinh chân thành góp ý để sáng kiến kinh nghiệm: “Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol” được hoàn thiện hơn và trở thành một tài liệu hay, hữu ích trong việc dạy và học ancohol. XI. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng 29 | P a g e
  14. SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol kiến lần đầu: STT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1. Trần Thị Thiết THPT Nguyễn Viết Xuân Giảng dạy các lớp 11D3, 11D4 2. Nguyễn Thị Lan Anh THPT Nguyễn Viết Xuân Giảng dạy các lớp 11A2, 11D5. 3. Nguyễn Thị Thanh THPT Nguyễn Viết Xuân Giảng dạy các lớp 11A1, Chuyền 11D1. 4. Nguyễn Thị Nhường THPT Nguyễn Viết Xuân Giảng dạy các lớp 11A2, 11D2. Vĩnh Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Tường, ngày 12 tháng 02 năm 2020 ngày 14 tháng 02 năm 2020 ngày 10 tháng 02 năm 2020. Thủ trưởng đơn vị CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Phạm Thị Hòa Trần Thị Thiết 30 | P a g e