Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11

docx 38 trang Giang Anh 27/09/2024 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_qua.docx
  • pdfNguyễn Thị Thanh Huyền-THPT Tân Kỳ 3-Ngữ văn.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11

  1. hẳn là có kết quả ngay mà phải có sự kết hợp từ nhiều phía như: gia đình, nhà trường và xã hội. Theo nghiên cứu mới được ngành giáo dục công bố, có 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do thiếu kĩ năng thực hành xã hội, 83% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kĩ năng sống. Nhiều học sinh giỏi nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống. Các em chưa bao giờ được dạy đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống như: cha mẹ li hôn, bạo lực gia đình, gia đình phá sản, kết quả học tập kém, Các em không được dạy để hiểu về giá trị cuộc sống. Trong những năm học vừa qua, các trường cũng chú trọng rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, nhưng vì chưa có giáo trình chuẩn nên mỗi trường dạy một kiểu. Nói như ông Nguyễn Tuấn Anh, Nguyên phó trưởng ban thanh niên trường học: “ Kĩ năng sống cũng như học bơi, muốn biết bơi thì phải xuống nước tập bơi chứ không thể đứng trên bờ nhìn mà biết”. Việc giáo dục kĩ năng sống không phải là sự áp đặt. Giáo viên dạy phải có kiến thức tâm lí, kĩ năng sống, dạy theo ngẫu hứng. Quan trong là cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Kĩ năng sống muốn có được trước hết phải có kiến thức, được rèn luyện thành khả năng luôn sẵn có trong mình để ứng xử chứ không phải gặp tình huống đó lại mang sách ra đọc. Môn Ngữ văn ở trường THPT có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. Với đặc trưng là môn học khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp học sinh hiểu biết về xã hội, văn hóa, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất của môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội và con người. Với tính chất giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Vì thế, Ngữ văn là môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Sau một năm thực hiện việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 11 qua một số tác phẩm văn học, bản thân tôi với sự giúp đỡ của đông nghiệp nhận thấy việc giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn chứa đựng nhiều ưu thế. Bên cạnh nội dung cốt lõi, mang tính chất ổn định của môn học là nội dung mang tính thời sự, xã hội, giáo dục tình cảm nhân văn, trách nhiệm của học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giáo dục về truyền thống dân tộc, về tình bạn, tình yêu và gia đình; về vấn đề lập nghiệp, về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh; giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội; phòng chống HIV/ AIDS; giáo dục sức khoe, giới tính, nhằm đáp ứng yêu cầu hình thành ở học sinh quan hệ ứng xử đúng đắn với những vấn đề của cuộc sống, đất nước, thời đại; giúp học sinh có bản lĩnh để hòa nhập trong xu thế toàn 23
  2. cầu hóa. Chính vì thế, sau mỗi bài học, ở phần bài tập vận dụng và phần tìm tòi, sáng tạo, tôi đều cho học sinh làm các bài tập về viết sáng tạo hoặc phát huy tính sáng tạo (vì thời gian trên lớp không cho phép), và trong các tiết tự chọn các em được thể hiện suy nghĩ và thể hiện cá tính sáng tạo của mình trong việc trình bày bài viết và phác họa qua đó các em có cơ hội để rèn luyện các năng lực đặc thù như: Nghe - Nói: Biết nghe và giao tiếp thành thạo tiếng Việt. Đọc: Đọc - Hiểu các tác giả văn học. Viết: Thành thạo kĩ năng tạo lập văn bản có sử dụng tiếng Việt. -> Vận dụng đặc điểm của chữ quốc ngữ vào việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả, biết cách cân nhắc lựa chọn từ ngữ, sử dụng câu trong sáng, trong văn bản. Song song với vấn đề trên, tôi nhận thấy, các em học sinh có nhận thức rất tốt về bài học cuộc sống đằng sau các tác phẩm văn học trong nhà trường. Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua bốn tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11 được tôi áp dụng tích cực ở hai lớp 11A1 và 11A2 trong năm học này. Mỗi bài học đều có tác dụng giáo dục kĩ năng sống, cụ thể như: - Vội vàng (Xuân Diệu): + Học sinh có được quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và tình yêu. Từ đó, xác định thái độ sống tích cực, sống hết mình, sống cống hiến, không để thời gian và tuổi trẻ trôi qua một cách vô nghĩa. + Các em phân biệt được sống tích cực, sống hết mình khác với sống gấp, sống vội, sống hưởng thụ. + Sống hài hòa giữa cái riêng và cái chung, sống có ích cho bản thân và cho mọi người. + Quan niệm về cái đẹp một cách chân thực, đúng đắn. - Từ ấy (Tố Hữu): + Học sinh ý thức được sống phải có lí tưởng, xác định lí tưởng sống, quyết tâm thực hiện lí tưởng đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện nay. + Luôn gắn bó, hòa nhập với mọi người. + Tránh xa cạm bẫy và những cám dỗ. - Tôi yêu em (Puskin): + Tình yêu là sự tự nguyện từ hai phía. + Tuổi trẻ gắn với tình yêu trong sáng, không vụ lợi. + Tình yêu phải đi liền với sự chân thành và ứng xử cao thượng, tránh những ứng xử tiêu cực khi không được đáp lại tình yêu. + Tình yêu đơn phương, vô vọng không đồng nghĩa với hận thù “ đạp đổ” 24
  3. mà trái lại “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Nếu người mình yêu tìm được hạnh phúc thì nên chúc mừng và cầu mong cho tình yêu của họ mài vững bên. Đó chính là thái độ sống đẹp của những con người có văn hóa. - Người trong bao(Sêkhốp): + Loại bỏ lối sống tầm thường, nhỏ nhen ích kỉ, vụ lợi, xu nịnh, thu mình, + Hướng đến một lối sống hài hòa giữa cá nhân và mọi người. + Sống cống hiên, sống hết mình hòa nhập với xu thế phát triển chung của xã hội. Nhìn chung, qua bốn tác phẩm, tôi nhận thấy học sinh đã phát triển được năng lực tiếp nhận một tác phẩm văn học, nâng cao năng lực cảm thu thẩm mĩ, năng lực vận dụng, nhận thức được thông điệp của tình yêu cuộc sống, con người mà tác giả gửi vào tác phẩm. Đặc biệt, các tác phẩm đều hướng học sinh đến với sự chủ động, tự tin trong cuộc sống, biết xác định giá trị cuộc sống để làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn. 3. Kết quả thực nghiệm. Tôi đã cho học sinh 11A1(Lớp chọn khối A) và 11A2 (Lớp chọn khối D) của trường làm các bài tập vận dụng về rèn luyện các kĩ năng sống sau khi học các tác phẩm và chấm điểm. Bài tập 1: Anh/ chị có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay sau khi học xong bài thơ “ Từ ấy “ của Tố Hữu? Kết quả đạt được như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 11A1 44 em 15 em chiếm 18 em chiếm 10 em chiếm 1 em chiếm 34,09% 40,90% 22,73% 2,28% 11A2 43 em 16 em chiếm 19 em chiếm 6 em chiếm 2 em chiếm 37,20% 44,18% 13,95% 4,67% Nhìn chung, các em nhận thức tốt vấn đề, từ đứ biết xác định sống phải có lí tưởng, đặc biệt là thế hệ thanh niên trong bối cảnh hòa nhập hôm nay. Bài tập 2: Sau khi học xong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, anh (chị) quan niệm như thế nào về cái đẹp? Kết quả đạt được như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 11A1 44 em 14 em chiếm 20 em chiếm 9 em chiếm 1 em chiếm 31,82% 45,45% 20,45% 2,28% 25
  4. 11A2 43 em 15 em chiếm 17 em chiếm 10 em chiếm 1 em chiếm 34,88% 39,53% 23,25% 2,34% Ở bài tập 2 này các em xác định được cái đẹp không ở đâu xa mà cái đẹp có xung quanh cuộc sống của chúng ta. Từ đó, giúp các em biết trân trọng, nâng niu những cái đẹp hiện hữu, gần bên và nhận thức một các sâu sắc rằng đẹp nhất là ở tuổi trẻ nên cần sống và cống hiến hết mình để không bao giờ phải nuối tiếc. 26
  5. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng tốt sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề nhanh chóng, hợp lí và họ thường thành công hơn trong cuộc sống và làm chủ cuộc sống của mình. Kĩ năng sống sẽ giúp mỗi cá nhân có thể ứng dụng tri thức, tâm lí của mình để giải quyết vấn đề theo hướng tích cực nhất. Khi con người nỗ lực trau dồi kĩ năng sống sẽ có thể thay đổi tích cực hành vi của mình và đem lại hiệu quả tốt hơn so với việc chỉ cung cấp thông tin. Với đề tài nhỏ này, tôi chỉ mong phát huy lợi thế của môn Ngữ văn với những ưu thế và đặc trưng riêng của nó để tích hợp, lồng ghép giáo dục cho học sinh một phần nhỏ những kĩ năng sống cơ bản phù hợp với tâm lí, lứa tuổi để phần nào giúp các em bước vào ngưỡng cửa cuộc đời không lúng túng, ứng phó tích cực và có hiệu quả trước những tình huống của cuộc sống, sống lành mạnh, chủ động, tích cực và an toàn. 2. Đề xuất - Sở Giáo dục và Đào tạo cần mở thêm các lớp bồi dưỡng về giáo dục kĩ năng sống qua các bài học cho giáo viên. - Nhà trường tổ chức thêm các buổi hoạt động ngoại khóa theo bộ môn hoặc theo chủ đề để học sinh có cơ hội thể hiện mình trong môi trường tập thể. - Các bộ môn trong nhà trường, trong những buổi sinh hoạt chuyên môn tập trung thảo luận nhiều hơn nữa về việc giáo dục kĩ năng sông cho học sinh qua các bài học cụ thể. - Nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp để có phương pháp, chương trình rèn luyện thích hợp giúp các em có những kĩ năng cơ bản để giải quyết và bảo vệ mình trước các tình huống phức tạp của đời sống. 27
  6. PHỤ LỤC Hình ảnh học sinh say sưa thảo luận trong các tiết học 28
  7. Hình ảnh học sinh tranh luận về một tình huống có vấn đề. 29
  8. Hình ảnh học sinh thuyết trình về một vấn đề được giao. 30
  9. Học sinh tự họa về chân dung Bêlicốp (phát huy sở trường của học sinh) 31
  10. Chân dung nhà thơ Xuân Diệu (phát huy sở trường của học sinh). Hình ảnh học sinh tâm đắc qua bài “Vội vàng” (phát huy sở trường của học sinh). 32
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nguồn Internet - Báo giáo dục, Việt Nam net. 2. Module THPT 35: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT. 3. Chỉ thị /2008/CT - BGDĐT về việc phát động thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2001 - 2013. 4. Nghị quyết 40/2000 QH 10 ngày 9 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 5. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông ( PGS, TS Nguyễn Thanh Bình). 6. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm( Nhà xuất bản Hà Nội) 7. Kĩ năng sống (UNICÈ) 8. Hat giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống ( Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh) 33