Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Ngữ văn

pdf 28 trang binhlieuqn2 11992
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_thong_qua_mon_ng.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Ngữ văn

  1. Cũng diễn tả sự đau xót khi nghe tin Bác mất, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết: Cháu buốt ở trong tim này Chỗ đeo tang Bác đêm ngày Bác ơi. Như vậy từ “buốt “ và từ “nhói” của hai tác giả trong hai bài thơ khác nhau đều có giá trị và ý nghĩa: gây xúc động đau đớn nghẹn ngào, không nói nên lời của tác giả. ?Khi dạy văn bản “Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) tôi đưa ra câu hỏi: Phần truyện tiếp theo, tác giả kể về năm lần cô bé quẹt diêm. Đây cũng là đoạn truyện mang đậm màu sắc cổ tích. Em thấy trong phần truyện này có chỗ nào giống và khác với những truyện cổ tích em đã biết? (Có chi tiết tưởng tượng kì ảo không? Có nhân vật bà tiên ông bụt không? Vậy ai là nhân vật tạo nên những cảnh tượng kì ảo trong truyện? ) (Huy động những hiểu biết đã có về truyện cổ tích, vận dụng kĩ năng so sánh đối chiếu, liên tưởng, hs có thể đưa ra được một số những cảm nhận, đánh giá về đoạn truyện.Ví dụ: - Điểm giống truyện cổ tích: Đoạn truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo: mỗi lần cô bé quẹt diêm là những hình ảnh trong thực tại đói rét, tăm tối bỗng biến mất, nhường chỗ cho những cảnh tượng bừng sáng lung linh, tuyệt đẹp Đặc biệt có những chi tiết, hình ảnh tưởng tượng kì diệu, mang đậm màu sắc cổ tích thần kì - Điểm khác truyện cổ tích: Khi các nhân vật trong cổ tích gặp hoàn cảnh khó khăn, thường có nhân vật bà tiên, ông bụt mang phép lạ, hiện ra giúp đỡ. Cô bé bán diêm, trong tình cảnh tăm tối, cùng cực chỉ có một mình. Hay khi dạy bài “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh tôi yêu cầu học sinh viết đoạn văn nêu cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ. Đây là một hình thức rèn cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn nhưng thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân các em về tình bà cháu, đặc biệt những em học khá sẽ có sự sáng tạo trong cách viết văn như liên hệ đến tình cảm của mình với người bà trong gia đình. - 12 -
  2. Tóm lại, sự dẫn dắt của người thầy có vai trò vô cùng quan trọng để gây sự chú ý, tập trung suy nghĩ, tập trung tư duy sáng tạo của học sinh. *Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin Học sinh trường THCS Bình Khê là học sinh vùng thuần nông nên chỉ có một số ít là sôi nổi, mạnh dạn, tự tin trình bày trước tập thể một ý kiến hay một suy nghĩ nào đó. Hạn chế đó đã khiến các em rụt rè trong các hoạt động tập thể của lớp của trường, hay ngay trong giờ học cũng thiếu không khí xây dựng bài. Theo chương trình đổi mới, phân môn Tập làm văn đã có những tiết “Luyện nói”. Để giờ luyện nói đạt hiệu quả cao, tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị thật chu đáo, đến lớp học sinh tập nói trước tổ được các bạn lắng nghe góp ý, rồi sau đó các em xung phong lên trình bày trước lớp. Tôi yêu cầu khi nói các em nhìn thẳng vào các bạn dưới lớp, nói to, rõ ràng, truyền cảm, kết hợp cả cử chỉ, nụ cười. Trong những giờ luyện nói đầu tiên của thầy và trò thường không đạt kết quả như mong muốn, các em còn phụ thuộc vào giấy hay nói như đọc thuộc lòng. Tôi góp ý, uốn nắn nhiều lần bằng cách nói mẫu rồi cho học sinh tập nói theo. Mỗi lần học sinh có tiến bộ tôi động viên, khích lệ bằng mọi hình thức như để các em tập nói từng đoạn rồi dần dần nói cả bài. Sau mỗi giờ như thế các em rút được kinh nghiệm và đến giờ học luyện nói khác các em chuẩn bị chu đáo hơn, tích cực hơn. Học sinh ở dưới có quyền làm ban giám khảo chấm điểm cho bạn trình bày. Giờ học thực sự sôi nổi khi các em được làm chủ điều khiển các hoạt động trong tiết học của mình. Rõ ràng, chính người thầy đã có biện pháp kích cầu để các em mạnh dạn bộc lộ sự tự tin của mình, từ giờ học các em tự tin hơn trong các hoạt động tập thể. Đó là điều mà chúng tôi mong đợi nhất. Như phần trình bày trên, tôi đã phân tích nội dung sáng kiến bằng phương pháp thống kê các kĩ năng sống thể hiện trong một số bài học. Tuy nhiên, việc rèn kĩ năng sống cho các em trong các tiết học không tách bạch hẳn như thế, mà trong mỗi một bài thường lồng ghép giáo dục nhiều kĩ năng khác nhau. Chính vì - 13 -
  3. vậy, trước khi lên lớp tôi phải chuẩn bị giáo án thật cụ thể. Sau đây, tôi xin bày một giáo án minh họa: Tiết 54 +55 Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA (Xuân Quỳnh) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Sơ giản về Xuân Quỳnh. - Cơ sở của lòng yêu nước,sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ : những kỷ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình. - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng cơ bản: + Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự. +Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản - Kĩ năng sống: + Giao tiếp: Giữa thầy giáo và HS, HS với văn bản, HS với HS. + Tư duy sáng tạo: Vận dụng hiểu biết của cá nhân về đặc trưng thể loại để khai thác mạch cảm xúc của bài thơ đã khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ với tình bà cháu ruột thịt ấm áp, thắm thiết thông qua các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. + Tự nhận thức: Thông qua tìm hiểu bài thơ GV định hướng cho HS biết yêu quý người thân, trân trọng tình cảm gia đình, biết sống có trách nhiệm với quê hương đất nước. 3.Thái độ: Trân trọng tình bà cháu, tình yêu đất nước của người chiến sĩ trong bài thơ. II. Chuẩn bị: - GV: SGK, bài giảng điện tử - 14 -
  4. - HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản III. Phương pháp: - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, bình giảng, Trình bày 1 phút - Kĩ thuật: Động não, thảo luận, Trình bày 1 phút IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. KTBC: Kết hợp bài mới 3. Bài mới: *GTB: Quê hương- hai tiếng thân thương gợi nhắc mỗi chúng ta biết bao kỉ niệm, dù chỉ là bữa cơm rau muống với cà dầm tương cũng khiến mỗi người xa quê nhớ nhung da diết. Với nữ sĩ Xuân Quỳnh thì âm thanh tiếng gà trưa ở 1 xóm nhỏ trên đường hành quân đã khơi gợi những kỉ niệm khó quên trong cuộc đời tác giả. Điều đó thể hiện rất rõ trong bài thơ “Tiếng gà trưa” . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Phương pháp: Vấn đáp I.Giới thiệu chung Kĩ thuật: Động não 1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là H/s đọc chú thích * nhà thơ nữ xuất sắc trong nền ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả thơ hiện đại VN. Xuân Quỳnh? Gv bổ sung: 2. Tác phẩm: Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình Ra đời những năm 1960, đất nước cảm gần gũi, bình dị trong cuộc sống hằng ta bắt đầu cuộc kháng chiến ngày, biểu hiện những rung cảm sâu xa và khát chống đế quốc Mĩ in trong tập vọng chân thành của một trái tim phụ nữ đằm “Hoa dọc chiến hào”(1968). thắm, thiết ha, nhân hậu. ? Em biết những bài thơ nào của Xuân Quỳnh? ? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tiếng gà trưa? Gv: Như nhiều tác phẩm đương thời, thơ Xuân Quỳnh cũng hướng vào chủ đề bao trùm của cả nền văn học lúc ấy là lòng yêu nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu. Nhưng trong bài thơ này, cũng như nhiều tác phẩm khác của mình, Xuân Quỳnh khai thác cảm xúc từ những điều gần gũi, bình dị, những kỉ niệm của chính mình, để - 15 -
  5. từ đó góp vào tình cảm chung của thời đại. Xuân Quỳnh mất mẹ từ lúc chưa biết đội khăn tang, người cha thường vắng nhà đi làm xa nên hai chị em thương sống với bà suốt thời thơ ấu. Qua những chi tiết sinh hoạt đời thường, bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã gợi lại một cách cảm động những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và tình cảm bà cháu. II. Đọc- hiểu văn bản Phương pháp: Đọc diễn cảm 1.Đọc- chú thích: Đọc giọng vui vẻ, bồi hồi, phân biệt lời mắng của bà với lời kể, tả của nhà thơ trong vai người chiến sỹ. Nhịp thơ 3/2, 2/3, nhấn mạnh ở những câu, từ được lặp lại. Giải nghĩa những từ khó trong SGK. ? Bài thơ đựơc sáng tác theo thể thơ nào? Em đã học bài thơ nào cũng được viết theo thể thơ 5 2.Kết cấu- bố cục: chữ tự do? (Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ). - Thể thơ: 5 chữ tự do ?Bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung - Bố cục: 3 phần từng đoạn là gì? Đoạn 1:Từ đầu “Nghe gọi thơ” Đoạn 2: Tiếp “Đi qua soạt” Đoạn 3: Phần còn lại. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, bình giảng, 3. Phân tích văn bản. Kĩ thuật: Động não Đọc đoạn 1: ?Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ sự việc a)Tiếng gà trưa khơi nguồn cảm gì? xúc ? Tiêu đề bài thơ đã đưa chúng ta đến với một âm thanh đó là: Tiếng gà trưa(TGT) Vậy âm thanh ấy được đặt trong thời gian, không gian ra sao? Thể hiện qua những từ ngữ nào? =>Một thời gian, không gian yên bình êm ả có sự sống rất đỗi thân quen. - 16 -
  6. ? Và với người chiến sĩ trên đường hành quân âm thanh ấy đã mang đến những niềm cảm xúc nào? ? ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng như thế nào? Tiếng gà trưa: Nghe – xao động nắng trưa; bàn chân đỡ mỏi; gọi về tuổi thơ. (Điệp ngữ ) =>nhấn mạnh, khơi dậy cảm xúc Cảm xúc đó là nỗi nhớ quê hương của nhà thơ, gợi ra những liên tưởng, cảm xúc gắn bó một thời ấu thơ. khác nhau. (GV bình) ?Từ âm thanh tiếng gà trưa tác giả liên tưởng tới điều gì? Hết tiết 1- chuyển tiết 2 Giờ trước cô cùng các em đang phân tích khổ thơ thứ nhất của bài thơ. Vậy một em đứng tại chỗ đọc thuộc lòng cho cô giáo khổ thơ này. ?Qua khổ thơ em vừa đọc, hãy cho cô giáo biết hình ảnh nào đã khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ? ?Qua đoạn thơ em vừa đọc, em thấy mạch cảm xúc của bài thơ diễn biến ntn? ?Khi hồi tưởng quá khứ, người chiến sĩ nhớ về kỉ niệm gì? b) Tiếng gà trưa gợi về những kỉ ? Theo dõi vào khổ thơ thứ hai, cho cô biết âm niệm thơ ấu và tình bà cháu thanh của “tiếng gà trưa” gợi lên những hình ảnh thân thương nào? Hãy tìm cho cô những hình ảnh đó trong khổ thơ + Hình ảnh những con gà mái với những quả - 17 -
  7. trứng hồng ? Em thấy trong khổ thơ tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? Theo em nghệ thuật so sánh có tác dụng gì? - So sánh: gợi màu sắc tươi sáng, đẹp đẽ của gà và trứng. ?Ngoài biện pháp so sánh ra, nhà thơ còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khác nữa, các em tiếp tục phát hiện cho cô? ?Theo em từ “này” nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh điều gì? - Điệp từ “này” =>nhấn mạnh tình cảm gần gũi, gắn bó của nhà thơ với gia đình, quê hương ?Vậy với sắc màu tươi sáng của ổ trứng, đàn gà đã gợi lên vẻ đẹp gì nơi làng quê? => Vẻ đẹp tươi sáng đầm ấm, hiền hoà, bình dị cuả làng quê Như thế, sắc hồng của những quả trứng, hay sắc vàng của những con gà mái như màu nắng đã gợi lên trong lòng người đi xa một nỗi nhớ nhung da diết 1 vẻ đẹp hiền hoà, bình dị cuả làng quê. Vậy khi nhớ về làng quê người lính nhớ kỉ niệm gì nhất các em lại tiếp tục theo dõi vào khổ thơ thứ ba để trả lời câu hỏi của cô - kỉ niệm xem gà đẻ ? Kỉ niệm ấy gắn liền với hình ảnh của ai? ?các em hãy quan sát kênh hình trên bảng: Đây chính là hình ảnh người bà. - 18 -
  8. ?em thấy trong bức tranh người bà đang làm gì? ?cùng theo dõi vào kênh chữ ở khổ thơ thứ 4 và khổ thơ thứ 5 cho cô biết hình ảnh người bà còn hiện lên như thế nào nữa? ?Nghĩ lại những kỉ niệm của một thời ấu thơ ấy có ý kiến cho rằng tâm trạng của người chiến sĩ rất cảm động? Em có đồng ý với ý kiến đó không?Vì sao? - Đồng ý vì từ “ôi” là từ cảm thán đã thể hiện được sự xúc động của người cháu khi nhận được món quà đầy yêu thương của bà. ?Vậy qua những kỉ niệm sống dậy trong lòng người chiến sĩ đã giúp em hiểu gì về hình ảnh người bà? ? Vậy hình ảnh ngươì bà như thế khiến em có suy nghĩ gì về phẩm chất của những người phụ nữ Việt Nam nói chung? GV bình: ?Tóm lại, em cảm nhận được gì về tình bà cháu trong bài thơ? ? Từ đó em có suy nghĩ gì về người bà của em? - (kết hợp kênh hình) Qua những kỉ niệm tuổi Âm thanh tiếng gà trưa đã gọi về thơ, chúng ta cảm nhận được người bà thì dành kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ với tình tất cả sức lực và tình thương yêu cho đứa cháu bà cháu thật ấm áp, sâu nặng. nhỏ. Bà tần tảo, chắt chiu, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con như nâng đỡ ước mơ hạnh phúc đơn sơ, nhỏ bé của đứa cháu yêu. Cảm nhận được tình yêu thương của bà người cháu biết ơn bà lắm, kính trọng bà lắm nên mới ghi lại được những câu thơ ấm áp tình bà cháu - 19 -
  9. như thế. =>Qua việc tìm hiểu nội dung của năm khổ thơ trên đã GD cho HS KNS: Giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự nhận thức GV chuyển ý: chúng ta tìm hiểu tiếp phần còn lại, 1 em đứng dậy đọc to cho cô 2 khổ thơ cuối, còn các em c) Tiếng gà trưa gợi những suy khác theo dõi vào SGK/ tư: ?qua 2 khổ thơ em vừa đọc, em thấy mạch cảm xúc của bài thơ có gì thay đổi? ?Lúc này người cháu suy tư về những điều gì? ?Theo dõi khổ thơ thứ 7, em hiểu gì về niềm hạnh phúc của người cháu. G chuyển ý: Vậy là tiếng gà, ổ trứng và hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương và ghi dấu ấn trong tâm hồn để rồi theo người chiến sĩ suốt cuộc đời dù là trong giấc mơ hay ngay cả trên đường hành quân. vậy tấm lòng của bà đã tác động đến ng cháu ntn, theo dõi khổ thơ (chiếu khổ thơ cuối) ?Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật ở khổ thơ cuối ?Theo em, sử dụng điệp từ vì ở đây có tác dụng gì? =>khẳng định mục đích chiến đấu ? Vậy là người lính khi suy tư về niềm hạnh - 20 -
  10. phúc của mình còn suy tư về điều gì nữa ?Qua những suy tư đó giúp em hiểu gì về tình cảm của người chiến sĩ đối với gia đình, quê hương, đất nước. ?Tình cảm của người chiến sĩ tác động đến tình Những suy tư thể hiện tình yêu cảm của em như thế nào? gia đình, yêu quê hương, yêu đất GV: khi ra trận mà người lính xác định được nước của người chiến sĩ. mục đích chiến đấu tức là họ rất có trách nhiệm với gia đình, quê hương, đất nước. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước =>Qua việc tìm hiểu nội dung của năm khổ thơ trên đã GD cho HS KNS: Giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự nhận thức 4.Tổng kết: Phương pháp: Vấn đáp a.Nội dung: Kĩ thuật: Động não, thảo luận, trình bày 1 phút - Những kỉ niệm về người bà tràn Phần tổng kết ngập yêu thương làm cho người Nhận xét về ý nghĩa của bài thơ, có ý kiến cho chiến sĩ thêm vững bước trên rằng: Bài thơ đã làm sống dậy những kỉ niệm đường ra trận. thưở ấu thơ. Đặc biệt những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận. b. Nghệ thuật: ?Ý kiến của em ntn? - Thể thơ 5 tiếng phù hợp với lối ?Theo em, bài thơ có nét NT nào đặc sắc kể chuyện và bộc lộ tâm tình - Biện pháp NT điệp từ, điệp ngữ ?Nhan đề của bài thơ là TGT và âm thanh ấy đã được lặp đi lặp lại mấy lần trong cả bài thơ? Việc lặp đi lặp lại âm thanh đó có tác dụng gì? - 21 -
  11. - Nối mạch cảm xúc - Đó là âm thanh quen thuộc, bình dị của làng quê Mở ra những khung trời kỉ niệm của thời ấu thơ, kỉ niệm về ng bà thân thương Vậy chúng ta hãy ghi lại những nét NT tiêu biểu nhất đó là: c.Ghi nhớ: SGK/151 Qua các phần tìm hiểu bài thơ, chúng ta cần ghi nhớ điều gì? Đó chính là nội dung phần ghi nhớ 4.Củng cố: - Một em đọc diễn cảm bài thơ. -Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ. 5. HDVN: - Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ, nắm được nội dung, phân tích. - Hoàn thiện đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ. - Soạn bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”. - Gợi ý: +Đọc- chú thích +Soạn tác giả tác phẩm +Nghiên cứu và trả lời câu hỏi sgk. V. Rút kinh nghiệm: Tóm lại, trong một giờ học người giáo viên có thể giáo dục được nhiều kĩ năng sống cho học sinh. Theo tôi đó là lợi thế của môn Ngữ văn và nhiều môn học khác trong nhà trường. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần nhấn mạnh các em không chỉ nói mà tiến tới hành động tiến tới việc làm cụ thể trở thành thói quen ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. - 22 -
  12. 3.3. Điều kiện thực hiện Có câu danh ngôn đã khẳng định: “Trái tim người mẹ là lớp học của con”. Theo tôi đúng như vậy, mỗi thầy cô giáo giống như người mẹ thứ hai chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, rèn luyện kĩ năng sống cho những đứa con bé nhỏ của mình. Tuy nhiên, đây là một công việc rất vất vả, đòi hỏi rất nhiều thời gian và không phải một sớm một chiều có kết quả ngay. Về phía giáo viên phải có tài năng sư phạm, có trình độ chuyên môn sâu; kết hợp phương pháp dạy học mới với phương pháp dạy học truyền thống phù hợp với kiểu bài lên lớp. Giáo viên phải kiên trì, mẫu mực trong lời nói, tác phong, cử chỉ, rồi chú ý chỉnh sửa, uốn nắn các kĩ năng cho các em. Và giáo viên còn hướng dẫn các em ứng dụng các kĩ năng sống được rèn trong giờ học vào cuộc sống. Về phía học sinh phải có ý thức học tập, say mê bộ môn đồng thời phải chủ động tích cực học, chủ động sáng tạo thì mới có cơ hội được giáo viên giáo dục các kĩ năng sống trong các giờ học. Ngoài ra đây là công việc không chỉ của giáo viên, của nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng. Sự phối hợp đó phải diễn ra đều đặn, thường xuyên, lâu dài mới mong đào tạo được những học sinh phát triển toàn diện. Mặt khác, gia đình là chỗ dựa vững chắc để giúp học sinh tránh các tệ nạn xã hội, bố trí thời gian học tập, vui chơi lành mạnh. KNS của mỗi người được hình thành qua quá trình rèn luyện, phấn đấu. Nên cùng với những kiến thức được trang bị trong giờ học rất cần cha mẹ đồng hành cùng con cái để hỗ trợ KNS cho con phù hợp với lứa tuổi và thực tế cuộc sống. Còn về trách nhiệm của riêng tôi, tôi luôn tâm niệm: “Hãy giáo dục kĩ năng sống cho các em, để các em hành xử tốt hơn với chính mình và với cuộc đời.” 3.4 Kết quả Qua các tiết dạy môn Ngữ văn có kết hợp giáo dục KNS cho học sinh tôi thấy bắt đầu có sự chuyển biến như học sinh đã mạnh dạn bày tỏ cảm xúc, biết chia sẻ cảm thông với nỗi vui buồn của bạn bè, với người thân, với thầy cô giáo. Đặc biệt, các em bớt được tâm lí ích kỉ, ghanh tị với bạn bè, vị tha hơn, rộng lượng hơn. Có những em biết đưa ra ý kiến và biết lập luận để bảo vệ ý kiến của mình. Các em vui chơi hoà đồng, mạnh dạn, tự tin, có tinh thần trách nhiệm khi - 23 -
  13. được giáo viên giao nhiệm vụ. Các em biết thể hiện tình yêu quê hương đất nước bằng những hành động rất giản dị như tham gia bảo vệ môi trường xanh-sạch đẹp, tham gia ủng hộ học sinh nghèo bằng những món quà vật chất như quyển vở, hộp bút Các em tham gia các hoạt động do Đội phát động bằng niềm hứng thú, say mê và tích cực hơn Kết quả cụ thể ở những lớp tôi trực tiếp giảng dạy khi khảo sát sau chuyên đề này như sau: Sĩ số Gioi Khá TB 8A 36 12 (33,3%) 16 (44,4%) 8(22,3%) 8B 32 10 (31,2%) 14 (43,75%) 8(25,05%) 8E 33 11 (33,3%) 15 (45,45%) 7(21,25%) Như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các bộ môn văn hoá đặc biệt là môn Văn là rất cần thiết và đã, đang phát huy tác dụng. Kết quả này đã chứng minh chất lượng dạy học đang được nâng lên khi học sinh ngày càng chủ động, tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức. Sự hứng thú học tập của các em chính là niềm vui ngọt ngào đối với những thầy cô giáo khi đứng lớp như tôi. - 24 -
  14. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1.Kết luận: Giáo dục kĩ năng sống cho HS thông qua môn Ngữ văn là một mục tiêu giáo dục cần thiết bởi học để học làm người, “Tiên học lễ, hậu học văn”. Niềm vui của mỗi giáo viên Ngữ văn đứng lớp đâu chỉ là chất lượng tính bằng con số của mỗi năm mà chính là ánh mắt long lanh vì các đã hiểu bài, những nụ cười thiện cảm với môn Văn từ phía học sinh, và với những kĩ năng được người thầy cung cấp học sinh sẽ dần dần nhận thức tiến tới hình thành thái độ và thay đổi hành vi. Nhưng trong việc dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng và dạy học nói chung điều quyết định là tình yêu, sự hiểu biết và mục tiêu hướng tới. Mỗi một mục tiêu giáo dục như một bài toán chưa có lời giải, mà người thầy chính là người hướng dẫn các em đi tìm lời giải đó, vậy thì phương pháp mà tôi đúc rút được trong sáng kiến chỉ là những kinh nghiệm ít ỏi không phải là phương pháp duy nhất, hay nhất, chung nhất. Tôi vẫn đang thiết tha suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi nhằm nâng cao chất lượng bộ môn mà mình đang đứng lớp. Nhưng lòng nhiệt tình, niềm đam mê của cá nhân tôi là chưa đủ, giáo dục thông qua bộ môn Ngữ văn là chưa đủ mà cần sự vào cuộc cả giáo viên trong hội đồng nhà trường, nhất là sự chỉ đạo của ban giám hiệu và các ban ngành cấp trên. 2.Kiến nghị: Các trường ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn đã xây dựng chương trình học cho các em có cả giờ học tập thể để rèn kĩ năng sống. Thầy cô ở trường THCS Bình Khê chưa làm được điều đó và có lẽ sẽ là việc cần làm trong thời gian tới. Xây dựng bộ môn kĩ năng sống và đào tạo những giáo viên chuyên bộ môn này là việc làm cần thiết. Đó là mong mỏi không chỉ của cá nhân tôi mà còn của các bậc phụ huynh. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn Ngữ văn. Mặc dù chưa được hoàn hảo song tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp để tôi thực hiện đề tài này hiệu quả hơn trong những năm dạy sau. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n ! Bình Khê, ngày 1 tháng 3 năm 2015 - 25 -
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ SGK Ngữ văn cấp THCS, NXB GD. 2.Bộ SGV Ngữ văn cấp THCS, NXB GD. 3.Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở, NXB GD. 4.Tạp chí Văn học tuổi trẻ, NXB GD. 3.Trang wed trên mạng internet - 26 -
  16. MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU -1- 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu. II. PHẦN NỘI DUNG -3- 1. Cơ sở lý luận -3- 2.Thực trạng -3- 3. Giải pháp -4- 3.1. Mục tiêu -4- 3.2. Nội dung và cách thức -5- 3.3. Điều kiện thực hiện -23- 3.4. Kết quả -23- III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ -25- TÀI LIỆU THAM KHẢO -26- - 27 -
  17. - 28 -