Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn Toán Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn Toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_chua_hoan_thanh_tien_bo.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn Toán Lớp 4
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 II Các biện pháp cụ thể 1.Sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học, lời nói phù hợp với học sinh yếu. - Đối với những em yếu Toán, giáo viên cần chốt lại cách thực hiện bằng lời nói đơn giản, dễ hiểu, nhằm khắc sâu kiến thức . Nói rõ hơn là giúp học sinh thấy rõ cách nhớ của từng đơn vị kiến thức. Ví dụ: Khi hướng dẫn các em cách đọc số tự nhiên có nhiều chữ số nhiều em không đọc được, khi đó chúng ta cần nhẹ nhàng hướng dẫn kĩ cho các em cách đọc: Người ta tách số đó thành từng lớp từ phải sang trái, cứ ba số hợp thành một lớp, viết cách nhau khoảng một chữ số, rồi đọc trong từng lớp. Chẳng hạn đọc các số tự nhiên 2977 ; 53501: + 2997 viết tách là 2 997 gồm các hàng: Đơn vị, Chục, Trăm, Nghìn. Đọc là: Hai nghìn chín trăm chín mươi bảy. + 53501 viết tách là 53 501 gồm các hàng Đơn vị, Chục, Trăm, Nghìn, Chục nghìn. Đọc là: Năm mươi ba nghìn năm trăm linh một. Ví dụ: Khi dạy các phép tính về phân số các em không nhớ được cách làm, khi đó chúng ta cần hướng dẫn kĩ cho các em từng bước, từ cách ước lượng để chia, nguyên tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số 2 3 Chẳng hạn: cộng hai phân số: 3 4 2 3 2 3 5 2 3 2x4 8 có em làm: , có em khác làm: , như vậy các em 3 4 3 4 7 3 4 3x3 9 này đã nhầm sang nhân, chia phân số. Lúc này phải cho các em ôn lại các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số.Tập cho học sinh làm lại nhiêu lần để học sinh nhớ và vận dụng được. Chúng ta có thể cho học sinh dễ nhở khắc sâu bằng những câu thơ . Chẳng hạn Phép cộng( trừ ) phân số Nhân phần nghe có vẻ Cùng mẫu số tính sao? Cách tính dễ lắm thay Cộng, ( trừ) tử số vào Tử nhân tử số ngay Và giữ nguyên mẫu số Mẫu nhân mẫu như vậy Các bạn ơi cần ghi nhớ Kết quả ắt sẽ thấy Nếu mẫu số khác nhau Quy đồng chúng mau mau Phép chia hơi khác đấy Rồi cộng,(trừ ) tử sau Lấy phân số bị chia Mẫu giống nhau giữ nguyên nhé! Nhân đảo ngược số kia Thì sẽ ra kết quả 5/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 - Mặt khác khơi dậy tính tò mò và năng lực của từng học sinh qua các hoạt động học tập nhằm khám phá để có được những hiểu biết theo bài học: Trong quá trình giảng dạy, ta cần có các đồ dùng trực quan đẹp, phù hợp với nội dung bài để học sinh hứng thú học tập, cần liên hệ thực tế và mở rộng kiến thức để các em áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Ví dụ: Khi dạy về phân số, cần có mảnh bìa hình tròn, hình vuông hoặc quả cam để chia các phần bằng nhau. Khi dạy về đơn vị đo khối lượng cần có cân, các bài toán có lời văn nên có hình ảnh minh họa - Chúng ta không nên đòi hỏi các em làm những bài tập quá sức, mà ra bài tập vừa sức các em làm được để các em có niềm tin trong học tập, lúc đó giáo viên khen ngợi kịp thời và tăng bài tập ở mức học sinh trung bình có thể làm được. Như vậy giao việc cho học sinh từ dễ đến vừa sức. - Điều quan trọng nữa là giáo viên cần tạo không khí cởi mở, tạo tình cảm thân thiện, gần gũi tránh nặng nề hoặc áp lực cho các em để các em cảm thấy thích học 2. Hướng dẫn cho học sinh một số kỹ năng tính và cách ước lượng . a. Kỹ năng cộng, trừ các số có nhiều chữ số - Đặt tính đúng ( các hàng phải thẳng cột với nhau) - Thực hành tính từ phải sang trái, lần lượt từ trên xuống dưới - Thử lại để kiểm tra kết quả b. Kỹ năng nhân - Đặt tính - Thực hiện nhân: Viết các tích riêng thật đúng, thật thẳng hàng với nhau. Mỗi tích riêng sau lùi sang trái một hàng so với tích riêng trước Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 327 x 24 = Đây là phép nhân với số có hai chữ số khi thực hiện 327 phép nhân này các em gặp rất nhiều khó khăn nhất là đối x với học sinh yếu 24 Sau khi đặt tính xong, tôi giúp học sinh nhận biết 1308 phép tính này có mấy tích riêng ( 2 tích riêng),cách viết 654 để tìm ra tích chung 7848 - Cứ như vậy tôi rèn cho học sinh kỹ năng làm tính bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần c. Kỹ năng chia Yêu cầu: 6/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 - Học sinh phải nắm thật chắc cách cộng, trừ, nhân các số có nhiều chữ số. - Học sinh có khả năng cộng, trừ, nhân nhẩm và biết ước lượng thương. - Đặc biệt, các em còn hạn chế nhiều về kĩ năng tính toán nhất là phép chia vì kĩ năng chia là tổng hợp kĩ năng tính toán (trong phép chia có cả cộng, trừ, nhân, chia). Để rèn luyện thành thạo các kĩ năng cho học sinh, tôi luôn hướng dẫn và yêu cầu học sinh nắm vững: Mối quan hệ giữa các phép tính (giữa phép cộng và Phép trừ, giữa phép nhân và phép chia, ) Để cho học sinh dễ tính toán và làm bài nhanh, cần cung cấp cho học sinh thủ thuật che bớt hoặc làm tròn để các em ước lượng được nhanh hơn. Ví dụ : Tính 573 : 81 Ta có thể hướng dẫn học sinh như sau: - Che chữ số hàng đơn vị.( HS che 3 và 1) - Nêu phép chia còn lại ( 57 : 8) - Ước lượng thương.( được 7) 573 81 - Thử vào phép chia 0 6 7 Vậy: 537 : 81 = 7 ( dư 6 ). Ví dụ 2: tính 23576 : 56= Cho HS đặt tính xong , tôi giúp học sinh nhận ra phép tính có mấy lượt chia thì sẽ có bấy nhiêu chữ số ở thương ( có 3 lượt chia, có 3 chữ số ở thương) Tôi hướng dẫn học sinh tập ước lượng tìm thương mới như sau: 235 : 56 = ? ta ước lượng lấy 23:5 = 4(dư 11) 23576 56 117 : 56 = ? ta ước lượng lấy 11:5 = 2(dư 5) 117 421 56 56 : 56 = ? ta ước lượng lấy 5:5 = 1 00 Cho học sinh thử lại: 421 x56 = 23576 3. Lấp lỗ hổngkiến thức cho học sinh - Kiến thức toán học được cấu trúc theo hướng đồng tâm xoáy trôn ốc. Như vậy chỉ cần một chỗ hổng hay một vùng kiến thức nào của học sinh bị thiếu đồng nghĩa với việc học sinh khó có thể tiếp thu được cái kiến thức tiếp theo và đó là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến học sinh học yếu môn Toán. Như vậy trong quá trình giảng dạy môn Toán ngay từ đầu năm tôi thường phát hiện những chỗ hổng mà học sinh mắc phải và kịp thời bù lấp những chỗ hổng đó. a. Lỗ hổng về bảng cửu chương , bảng cộng, trừ - Cho học sinh ôn lại các bảng: Bảng nhân, bảng chia, cách cộng, trừ, . . . - Kiểm tra bảng cửu chương, bảng cộng, trừ hàng ngày. Đối với trường hợp các em mãi không thuộc được giáo viên cần dạy lại cách lập, cách nhớ cho các em - Có thể mỗi ngày một bảng ( đọc – viết ra giấy) 7/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 - Kiểm tra thường xuyên các bảng chủ yếu là bẳng nhân và chia, cộng trừ của học sinh yếu trong từng tiết học. - Thực hành rèn luyện các kĩ năng nhân, chia , cộng , trừ thường xuyên bằng các bài tập ở mức độ một, mức độ hai Chẳng hạn : Đặt tính rồi tính 60834 + 2345 2996: 28 28763- 23359 9060 : 156 b. Lỗ hổng về các dạng toán cơ bản (Học sinh quên cách giải các dạng toán cơ bản) - Liệt kê lại các dạng toán của các lớp dưới: + Bài toán liên quan rút về đơn vị + Dạng toán tính chu vi diện tích hình chữ nhật, hình vuông - Nhắc lại cho học sinh cách giải từng dạng toán, phân biệt sự khác nhau giữa Các dạng toán và yêu cầu học sinh nhớ. Ví dụ: dạng toán liên quan rút về đơn vị các em cần nhớ được các bước giải Bước 1: Rút về đơn vị - tức là tìm giá trị 1 phần (đều giống nhau) Bước 2: Kiểu 1: Tìm giá trị nhiều phân (làm tính nhân) Kiểu 2: Tìm số phần (làm tính chia) 4. Chú trọng tiết luyện tập toán và hướng dẫn học ở buổi 2 Các tiết học ở buổi hai chủ yếu là củng cố , khắc sâu kiến thức ở buổi một. Chính vì vây, giáo viên cần phải nắm chắc kiến thức ở buổi một các em cần nắm được gì, các em chưa nắm được ở chỗ nào, còn nhầm lẫn kiến thức nào mà đưa ra hệ thống các bài tập phù hợp để củng cố, bổ sung cho các em. Đối với các tiết học buổi hai chúng ta cần thiết kế các bài tập chia bài theo nhóm học Chẳng hạn nhóm yếu kém làm bài 1,2; nhóm trung bình làm bài 2,3 nhóm khá giỏi làm bài 4,5. Như vậy tất cả các học sinh trong lớp đều có các bài tập vừa sức tạo nên hứng thú cho học sinh. Trong chương trình toán lớp 4 có một số kiến thức mà học sinh rất dễ lẫn như: “chia một tích cho một số”; “chia một tộng cho một số” hay các em còn lẫn lộn giũa các dạng toán có lời văn ( Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, Tìm hai số khi biết tổng và tỷ ,Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ). Sau mỗi dạng toán các em có thể làm thành thạo nhưng sau một thời gian lại quên dạng và quên mất cách làm. Chính vì vậy giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho các em có thể phân biệt nhiều dạng bài khác nhau. Từ các bài tập đó các em nhìn ra điểm chung, riêng của từng kiến thức, kỹ năng ghi nhớ. 8/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 * Ví dụ: Để phân biệt chia một tích cho một số, chia một tổng cho một số. Với hai kỹ năng này học sinh đã được học chia một tổng cho một số trước. Cách tính được hướng dẫn như sau: Khi chia một tổng cho một số nếu các số hạng của tổng chia hết chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng của tổng cho số chia rồi cộng kết quả tìm được với nhau Chẳng hạn: Tính: ( 21 + 35) : 7 Với bài này học sinh thực hiện cách thứ hai như sau ( ngoài cách tính thông thường ta làm trong ngoặc trước) ( 21 + 35) : 7 = 21 : 7 + 35:7 = 3 + 5 = 8 Nhưng đến khi học bài: “Chia một tích cho một số”, nếu học sinh gặp bài khó : Tính theo 2 cách: ( 21 x 35) : 7 thì không những chỉ học sinh yếu mà cả học sinh trung bình cũng làm như sau: ( 21 x 35) : 7 = 21 : 7 x 35: 7 = 15 ( sai) Như vậy học đã nhầm lẫn hai kiến thức với nhau, áp dụng sai kiến thức này với kiến thức kia Chính vì vậy, tôi đã linh hoạt ngoài ôn tập riêng mỗi dạng còn ra thêm hai dạng này cùng một lúc để các em nhận biết, phân biệt rõ hơn hai dạng này Ví dụ: tính : ( 15 + 35) : 5 ( 8 x 23) : 4 * Hay để giải quyết những lẫn lộn 3 dạng toán quan trọng của chương trình toán lớp 4 đó là: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó , Tìm hai số khi biết tổng và tỷ ,Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ, giáo viên cũng nên đưa ra cả ba dạng trong một tiết ( Ôn tập chung của buổi 2).Giáo viên yêu cầu học sinh học sinh đọc kỹ từng đề bài, phân biệt từng dạng rồi mới cho học giải. Chẳng hạn: - Bài toán 1: Tổng số học sinh của khối lớp Bốn là 160 học sinh, trong đó số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là 10 học sinh. Hỏi khối lớp Bốn có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ - Bài toán 2: Trên bãi cỏ có 25 con trâu và con bò. Số trâu bằng 1/4 số bò . Hỏi trên bãi cỏ có bao nhiêu con trâu,bao nhiêu con bò - Bài toán 3: Năm nay, em kém chị 8 tuổi và tuổi em bằng 3/5 tuổi chị. Hỏi năm nay chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi? Giáo viên yêu cầu học sinh học sinh đọc kỹ từng đề bài, phân biệt từng đề trên . Sau đó cho học giải rồi nhắc lại và ghi nhớ cách giải từng dạng toán Cách giải dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó: Cách 1: Số bé = ( tổng – hiệu) : 2 Cách 2: Số lớn = ( tổng + hiệu) : 2 9/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 Cách giải dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỷ của hai số đó gồm có 4 bước : Bước 1: Vẽ sơ đồ Bước 2 Tìm tổng số phần bằng nhau Bước 3: Tìm giá trị một phần Bước 4 : Tìm số lớn, số bé Cách giải dạng toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ của hai số đó gồm có 4 bước : Bước 1: Vẽ sơ đồ Bước 2 Tìm hiệu số phần bằng nhau Bước 3: Tìm giá trị một phần Bước 4 : Tìm số lớn, số bé - Học sinh tiểu học nói chung kỹ năng, kỹ xảo chưa được hình thành dựa vào sự lặp đi lặp lại. Với học sinh yếu kém khả năng tiếp thu của các em bao giờ cũng chậm hơn. Chính vì vậy mỗi mỗi kiến thức mới học sinh không thể làm ngay được các bài vận dụng như các bạn khác mà cần phải có thời gian qua nhiều lần thực hành qua nhiều sự giúp đỡ của cô và bạn. Chẳng hạn: Chia cho số có 2,3 chữ số là kiến thức kỹ năng trọng tâm của chương trình. Trong các tiết luyện tập giáo viên cần đưa ra các bài tập nhằm củng cố kỹ năng chia cho số có 2,3 chữ số Ví dụ: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 4567 : 34 35756 : 242 Bài 2: Tìm x ? 517 x X = 15148 19590 : X = 634 5. Dạy học thông qua trò chơi Đối với học sinh yếu các em thường hay tự ti , chóng nhàm chán nên giáo viên cần nắm vững và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, có thể thay đổi bằng hình thức trò chơi chơi giúp các em tự tin hơn , hứng thú hơn, tích cực và tự giác hơn . Trong các tiết học giáo viên có thể cho học sinh củng cố kiến thức hoặc làm bài tập đơn giản dễ nhớ qua các trò chơi như trò chơi: đi chợ, hái hoa, tìm bạn, ai nhanh ai đúng Ví dụ: * khi dạy bài : Tiết 89: “Luyện tập chung” tôi đã cho học sinh chơi trò chơi: đi chợ để củng cố kiến thức về dấu hiệu chia hết Tôi tiến hành làm như sau: a. Chuẩn bị - Một bức tranh có nhiều loại hoa quả, thực phẩm cắt rời và có ghi yêu cầu ở phía sau mỗi thực phẩm đó như cà rốt, su hào, tôm, gà 10/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 - Sau mỗi thực phẩm đó tôi ghi như sau: + Thực phẩm cà rốt tôi ghi: Trong các số sau: 346, 357, 4798, 357666 số nào chia hết cho 2 + Tranh con cá ghi: Trong các số sau : 7435, 4568, 66811, 2050 số nào chia hết cho 5 + Tương tự đối với các thực phẩm khác cũng ghi như vậy b. Cách chơi và luật chơi - Cho một học sinh làm quản trò - Quản trò hô: Đi chợ! : Đi chợ! - Cả lớp : Mua gì? Mua gì? - Quản trò:Mời bạn Trang mua một con cá về nấu chua! - Bạn Trang lên gỡ con cá và lật đằng sau thực hiện các yêu cầu của bài tập ( Các số chia hết cho 5 là: 7435, 2050) - Quản trò cứ tiến hành như thế cho đến hết - Kết thúc trò chơi quy định khoảng 5 phút *Hay khi dạy bài: “ Luyện tậpchung” trang 123 SGK tôi tổ chức trò chơi: “Hái hoa” để củng cố cách so sánh phân số Trò chơi tiến hành làm như sau: a. Chuẩn bị - Giáo viên vẽ hai cây và đính vào mỗi cây những bông hoa( mỗi bông hoa có ghi 1 phân số như: 8/3, 4/4, 2/3, 9/5 ) - Hai chiÕc giá ho¨c ræ ( tuú theo ®iÒu kiÖn) 11/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 8/5 4/4 2/3 9/5 6/5 3/4 2/4 3/6 7/7 b. C¸ch ch¬i vµ luËt ch¬i - Gi¸o viªn ®Ýnh 2 c©y lªn b¶ng vµ ®Ýnh nh÷ng b«ng hoa vµo c©y. - Cö 2 ®éi mçi ®éi 3 em. - Cho häc sinh h¸i hoa bá vµo giá theo yªu cÇu. - Hai ®éi cö ®¹i diÖn h¸i hoa theo yªu cÇu cña gi¸o viªn. §éi nµo h¸i ®îc nhiÒu vµ nhanh ( trong thêi gian 3 phót hÕt giê) th× ®éi ®ã th¾ng cuéc. VÝ dô: Lît 1: Yªu cÇu häc sinh h¸i nh÷ng b«ng hoa cã c¸c phân số bằng 1 ( 4/4, 7/7) Lît 2: Yªu cÇu häc sinh h¸i nh÷ng b«ng hoa cã c¸c phân số lớn hơn 1 ( 9/5, 6/5, 8/5) Lît 3: Yªu cÇu häc sinh h¸i nh÷ng b«ng hoa cã các phân số bằng 1/2. (2/4, 3/6, ) Lît 4: Yªu cÇu häc sinh h¸i nh÷ng b«ng hoa cã các phân số nhở hơn 1 ( 2/3, 3/4, 2/4, 3/6) 6. Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm Học qua trải nghiệm là một cách học có hiệu quả và lí thú, giúp cho người học hưng phấn và cảm thấy quá trình học tập nhẹ nhàng. Trong dạy học thông qua trải nghiệm, giáo viên là người điều hành, dẫn dắt học sinh qua các 12/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 hoạt động học tập theo các bước của chu trình học qua trải nghiệm để các em biến các trải nghiệm thành kinh nghiệm hữu ích cho bản thân sau mỗi tiết học vào trong cuộc sống hàng ngày. - Đối với môn toán hoạt động trải nghiệm hết sức quan trọng nhất là các bài toán về hình học tôi cho học sinh trực tiếp thực thực hành đo, vẽ, cắt để các em nắm được kiến thức và hoàn thành các bài tập nhanh hơn. Chẳng hạn: Khi dạy bài “Thực hành vẽ hình vuông”, “Thực hành vẽ hình chữ nhật” Cụ thể : bài tập 1 SGK trang 54: a) Hãy vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3cm b) Tính chu vi hình chữ nhật đó bài tập 1 SGK trang 55: a) Hãy vẽ hình vuông có cạnh 4cm b) Tính chu vi hình chữ nhật đó - Hoc sinh tiến hành dùng thước đo và vẽ - Sau khi học sinh vẽ các em vận dụng công thức để tính Chu vi hình chữ nhật là: Chu vi hình vuông là: ( 5+3): 2 = 4(cm) 4 x 4 = 16 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: Diện tích hình vuông là: 4 X 3 = 12 ( cm2 ) 4 X 4 = 16 ( cm2 ) Đáp số : 4(cm) Đáp số : 16 (cm) 12 ( cm2 ) 16 ( cm2 ) Bài 3 (trang 141 SGK) yêu cầu học sinh gấp và cắt tờ giấy (theo hình vẽ ) để tạo thành hình thoi - Học sinh lấy giấy thực hành làm theo hình vẽ 13/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 Bài 4 (trang 144 SGK) yêu cầu học sinh Gấp tờ giấy hình thoi ( theo hình vẽ) để kiểm tra các đặc điểm sau đây của hình thoi: - Bốn cạnh đều bằng nhau - Hai đường chéo vuông góc với nhau - Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Hay đối với bài: “ Thực hành’’ đo đoạn thẳng trên mặt đất , tôi hướng dẫn học sinh: - Cố định một đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch 0 của thước trùng với điểm A - Kéo thẳng dây thước cho đến điểm B . - Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B.Số đo là độ dài đoạn thẳng AB. - Sau đó tôi chọn lối đi ở giũa lớp rộng nhất cho học sinh tiến hành đo” 14/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 Hình ảnh học sinh đang đo đoạn thẳng AB Bên cạnh đó cho học sinh làm bài 1(SGKtrang 159 ) . Bài tập yêu cầu: Đo độ dài rồi ghi kết quả vào ô trống Chiều dài bảng của lớp học Chiều rộng phòng học Chiều rộng phòng học - Các em đo rồi ghi kết quả vào giấy. Học sinh đang đo chiều dài của bảng 15/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 Học sinh đang đo chiều rộng phòng học Học sinh đang đo chiều dài phòng học 16/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ i. HIỆU QUẢ VÀ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG - Để xác định được kết quả của việc vận dụng các các biện pháp dạy học trên trên, trong 9 tháng qua tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 4c và khảo sát kết quả, lấy kết quả sau khi thực hiện đề tài so sánh với kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài. Để tiện theo dõi, tôi đưa ra bảng sau: Đầu năm Cuối năm STT Họ tên học sinh Điểm Mức đạt Điểm Mức đạt 1 Phùng Việt Anh 4 Cha hoµn thµnh 7 Hoµn thµnh 2 Nguyễn Văn An 3 Cha hoµn thµnh 6 Hoµn thµnh 3 Nguyễn Tiến Bảo 4 Cha hoµn thµnh 7 Hoµn thµnh 4 Bùi Xuân Nam 4 Cha hoµn thµnh 6 Hoµn thµnh 5 Nguyễn Thị Linh 4 Cha hoµn thµnh 7 Hoµn thµnh 6 Nguyễn Việt Bắc 3 Cha hoµn thµnh 7 Hoµn thµnh - Nhìn vào bảng so sánh kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài và sau khi thực hiện đề tài, tôi thấy: học sinh học sinh chưa hoàn thành tiến bộ rõ rệt. - Như vậy tôi có thể khẳng định rằng sử dụng các biện pháp dạy học trên có tác dụng tích cực. II.KẾT LUẬN Như vậy, việc giáo dục học sinh yếu kém luôn là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Muốn làm tốt việc này, mỗi giáo viên cần phải dùng tình thương, lương tâm và trách nhiệm của một nhà giáo để dạy dỗ các em. - Người giáo viên phải có kiến thức vững chắc, có kĩ năng sư phạm, phải hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phải thực sự yêu trẻ, coi các em như chính con em của mình - Cẩn trau dồi thêm kiến thức, tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao tay nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, phải nhiệt tình, kể cả kiên nhẫn. - Hiểu và nắm bắt tình hình học tập của lớp. Cải tiến phương pháp và hình thức và tổ chức dạy học. - Thường xuyên theo dõi, nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng em, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn. - Ngoài ra còn phải kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường, địa phương nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 17/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 - Tùy vào tình hình từng lớp và từng đối tượng học sinh mà giáo viên phải linh hoạt và khéo léo vận dụng sao cho phù hợp, nhằm đạt kết quả cao trong quá trình dạy học. - Tất cả các biện pháp tôi vận dụng với môn Toán lớp 4 còn có thể sử dụng với tất cả các khối lớp khác tùy theo từng học sinh của mình, tùy theo bài học mà sử dụng làm sao cho hiệu quả. III. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT Để khắc phục tình trạng học sinh chưa hoàn thành tiến bộ, tôi có một số đề xuất, kiến nghị sau : - Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo nhà trường tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ. - Đảng và Nhà nước,phòng giáo dục , nhà trường đầu tư, trang bị tốt hơn về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. - Tạo điều kiện cho các trường miền núi khó khăn. - Trong quá trình viết sáng kiến không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp để sáng kiến hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi viết xuất phát từ kinh nghiệm dạy học thực tế và tham khảo từ các tài liệu, không sao chép nội dung của người khác. Ba vì, ngày 25 tháng 5 năm 2019 Người viết Mai Thị Liên 18/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa toán 4 tập I, tập II - Thiết kế bài giảng toán 4 tập I, tập II - Bài tập toán 4 của Đỗ Đình Hoan- Nguyễn Áng –Đỗ Tiến Đạt- Đỗ Trung Hiếu – Phạm Thanh Tâm - Vở luyện tập toán 4,tập 1,2 ( dành cho buổi thứ hai, lớp học 2 buổi/ ngày) 19/20
- Giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong môn toán lớp 4 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1 II. MUCH ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 2 IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 2 VI. PHẠMVI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2 PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 A.CƠ SỞ CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI: 3 I. Tầm quan trọng của môn Toán: 3 II. Tình hình chung của nhà trường 3 1.về phía giáo viên 3 2. Về phía học sinh 4 B. GIẢI PHÁP ( CÁC BIỆN PHÁP) 4 I.Các biện pháp chung 4 II.Các biện pháp cụ thể 5 1. Sự dụng và kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp với học 5 sinh yếu. 2. Hướng dẫn cho học sinh kỹ năng và cách ước lượng 6 3. Lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh 7 4. Chú trọng tiết luyện tập toán và hướng dẫn học ở buổi 2 8 5. Dạy học thông qua trò chơi 10 6. Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm 12 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17 I.Hiệu quả và so sánh đối chứng 17 II. Kết luận 17 III.Khuyến nghị và đề xuất 18 20/20