Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo

doc 37 trang vanhoa 20097
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_2_biet_ke_chuye.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG VÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 BIẾT KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO” Lĩnh vực/Môn: Tiếng Việt Tác giả: Trần Thị Minh Chính Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC : 2018-2019
  2. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Kể chuyện được coi là một bộ môn nghệ thuật có từ xa xưa. Nhiều thế hệ đã tiếp nhận được trong tuổi thơ ấu của mình những ấn tượng không bao giờ phai nhạt về những câu chuyện dân gian qua giọng kể của mẹ, của bà hoặc những người thân khác trong gia đình. Ngoài ra kể chuyện ở Tiểu học còn đem đến cho các em niềm vui, sự thích thú, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Những câu chuyện đó khơi gợi ở các em lòng yêu cái đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống của con người. Nâng cao tâm hồn trong sáng, hướng các em tới những mơ ước cao xa cùng với sự phát triển hài hoà, toàn diện của bản thân. Ngoài ra những truyện kể còn bồi dưỡng cho trẻ những tri thức thông thường về tự nhiên, xã hội. Kể chuyện còn là phân môn kích thích sự vận động linh hoạt của trí tuệ, mở ra cho các em những chân trời mới, cho trí tưởng tượng làm phong phú các hình thức màu sắc lý tưởng sống đang từng bước hình thành trong tâm trí trẻ em. Ánh mắt vui tươi, những tiếng cười sảng khoái, không khí nhộn nhịp, thư giãn trong giờ kể chuyện tạo ra sự gần gũi, cảm thông, lòng tin cậy giữa thầy cô và các em. Đặc biệt với những em còn rụt rè, nhút nhát, do bản thân hoặc do hoàn cảnh sống. Khi học tiết kể chuyện, các em sẽ có cơ hội gần gũi, hoà đồng với các bạn, các em được sống cùng những nhân vật trong truyện giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn. Đối với học sinh tiểu học, kể chuyện là môn học rất hấp dẫn và thường được các em học sinh chờ đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng, vui thích. Xác định được tầm quan trọng của kể chuyện trong việc giáo dục đạo đức cũng như kĩ năng sống cho học sinh. Vì thế mà qua nhiều năm thực hiện chương trình, tôi rút ra được một vài kinh nghiệm mong được chia sẻ cùng với các bạn đồng nghiệp với đề tài : “Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo.” 2. Mục đích nghiên cứu : - Nâng cao hiệu quả dạy học kể chuyện lớp 2, góp phần đổi mới phương pháp dạy học phân môn kể chuyện ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. - Tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhận thấy tầm quan trọng của phân môn kể chuyện từ đó giáo dục động cơ học tập cho các em. - Hình thành kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. 2/36
  3. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo - Hình thành kĩ năng kể chuyện cho các em, giúp các em diễn đạt tư tưởng tình cảm một cách rõ ràng, chính xác. Đó cũng là cơ sở để các em học tốt các môn học khác và bồi dưỡng những tình cảm đạo đức tốt đẹp. 3. Đối tượng nghiên cứu : a - Phạm vi nghiên cứu : Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo thông qua kể chuyện theo tranh minh họa, các em biết kể lại nội dung cốt truyện bằng lời của mình kết hợp điệu bộ và giúp học sinh biết nhập vai các nhân vật trong từng câu chuyện kể. b - Đối tượng nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo. 4 . Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau : - Nghiên cứu tài liệu dạy học - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế - Dạy thực nghiệm - Kiểm tra đánh giá trước và sau khi thực nghiệm 5. Kế hoạch thực hiện: * Thời gian nghiên cứu: Qua nhiều năm giảng dạy và cụ thể là từ năm học: 2016 -2017 và 2017 – 2018. * Kế hoạch nghiên cứu: - Tháng 9, tháng 10 : Khảo sát điều tra nắm được thực trạng , tìm hiểu nguyên nhân. - Tháng 11: Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài . - Từ tháng 12 đến tháng 3 : Thực hiện các giải pháp. - Tháng 4: Kiểm tra, tổng kết - Viết đề tài . - Tháng 5: Hoàn thiện, nộp đề tài. 3/36
  4. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo PHẦN II NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Vị trí của phân môn kể chuyện trong trường Tiểu học : Phân môn kể chuyện ở Tiểu học có một vị trí quan trọng. Nó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy tiết kể chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói - tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả (tập kể chuyện). Qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lý thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch được những bài học bổ ích nhưng điều quan trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài. Đây chính là yêu cầu rèn kỹ năng nói cho học sinh. Kể chuyện sáng tạo là hình thức kể chuyện học sinh phải nắm vững cốt truyện, sau đó kể lại câu chuyện đó bằng lời văn của mình với giọng kể một cách tự nhiên, điệu bộ thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên sống động hơn có sức thuyết phục người nghe. Biết dựa vào câu chuyện trong chừng mực vừa phải một số câu chữ của bản thân, làm cho câu chuyện thêm cụ thể. Có nhiều hình thức kể chuyện: kể chuyện bằng lời kể của mình, kể chuyện theo tranh, kể chuyện nhập vai 2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học: Tâm lý trẻ em đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi từ 1 đến 12 tuổi rất thích nghe kể chuyện. Chúng thường được nghe ông bà, cha mẹ, thầy cô kể những câu chuyện cổ tích có các nhân vật thật gần gũi với lứa tuổi của chúng. Đến lứa tuổi học sinh tiểu học cũng vậy: Nhu cầu vui chơi giải trí vẫn cao hơn nhu cầu học tập; nhu cầu ham thích nghe - viết vẫn cao hơn nhu cầu đọc - viết. So với lớp 1 việc học kể chuyện, học sinh chỉ học kể từng đoạn của câu chuyện đơn giản. Nhưng lên lớp 2 kể chuyện được đặt sau tiết tập đọc, học sinh dựa trên hình ảnh của tranh và trí nhớ của mình kết hợp với lời kể của cô giáo để kể lại từng đoạn của câu chuyện và kể toàn bộ câu chuyện. Chương trình dạy phân môn kể chuyện cũng dựa trên mục tiêu của dạy Tiếng Việt. Phân môn kể chuyện có nhiệm vụ hình thành và rèn cho học sinh những kỹ năng cơ bản: nghe và nói. 4/36
  5. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo Học sinh được nghe trong hội thoại: Nghe kết hợp kể được đoạn truyện, nói trong giao tiếp: Biết chào hỏi, cảm ơn Tất cả những chuẩn mực của nhân cách con người về lòng trung thực, lẽ phải những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cái đẹp của thiên nhiên con người Việt Nam đều được xây dựng và lưu truyền qua các câu chuyện dành cho lứa tuổi học sinh, đặc biệt là lứa tuổi Tiểu học. Con đường để học sinh tiếp nhận tốt nhất và gần nhất là con đường học tập. Bên cạnh mục tiêu: rèn kỹ năng nghe và nói cho học sinh, phân môn kể chuyện còn rèn cho các em tính mạnh dạn, tự tin, vui vẻ, hoà nhã, năng động trong giao tiếp. Hơn nữa các em được củng cố, mở rộng, tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lôgic, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi, kích thích hứng thú đọc và kể chuyện còn đem laị niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập. Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn kể chuyện và những yêu cầu dạy học phân môn này. Giáo viên phải thấy được :“ Việc dạy kể chuyện như thế nào để hấp dẫn, thu hút các em ?”. Muốn thực hiện được điều này đòi hỏi ở người giáo viên phải có sự đầu tư bài dạy, lòng say mê nghề nghiệp, yêu trẻ, hiểu và nắm bắt được tâm lý trẻ em, phải biết được chúng cần gì và muốn gì ? Vì vậy phân môn kể chuyện được dạy đúng với phương pháp bộ môn sẽ góp phần đắc lực vào việc rèn luyện các kĩ năng nghe nói của học sinh. Nhất là khi hướng dẫn học sinh kể chuyện theo cách sáng tạo lại rất phù hợp với phương pháp giáo dục hiện nay. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Năm học 2016 – 2017 tôi được phân công dạy lớp 2B và năm học 2017 – 2018 tôi được phân công dạy lớp 2B. Căn cứ vào tình hình đó tôi thấy các lớp tôi chủ nhiệm có một số thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi : Như chúng ta đã biết, các câu chuyện kể trong tiết kể chuyện lớp 2 là những câu chuyện trong bài tập đọc đầu tuần chứ không phải là câu chuyện mới lạ.Chính điều này giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong việc nhớ và thuộc nội dung câu chuyện. Các đồng chí giáo viên trong khối 2 được dự giờ góp ý giờ dạy, thao giảng thường xuyên và cùng các giáo viên khối khác tham gia cùng. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tự nghiên cứu các tài liệu, sách báo, học tập đồng nghiệp, vận dụng phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 5/36
  6. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo Trường tôi là trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Các phòng học có đủ đèn, quạt ánh sáng cho học sinh. Bàn ghế vừa tầm vóc học sinh. Đa số phụ huynh học sinh quan tâm nên học sinh có đầy đủ sách vở dùng để học tập. 2. Khó khăn: - Trong những năm vừa qua hầu hết giáo viên vẫn còn bị ảnh hưởng theo lối dạy kể chuyện cũ.Giờ kể chuyện giáo viên kể mẫu xong chỉ đặt câu hỏi như : Câu chuyện này có mấy nhân vật?Là những nhân vật nào?để cho các em nhớ lại theo đoạn và câu chuyện.Do đó các em hạn chế kĩ năng kể lại và nhận xét bạn kể.Điều đó chưa phát huy được tính tích cực ,sáng tạo,năng động của học sinh. -Lớp tôi chủ nhiệm có nhiều học sinh nam, các em hiếu động, một số học sinh chưa chăm học, học còn yếu môn Tiếng việt nên tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập. Đồ dùng để phục vụ dạy và học phân môn kể chuyện chưa đầy đủ. Việc chuẩn bị bài của học sinh chưa chu đáo, tình trạng học sinh không nắm được yêu cầu, nội dung câu chuỵên cần kể còn hạn chế. Từ đó dẫn đến học sinh chưa phân biệt được các mức độ: kể được bằng lời trong văn bản, kể bằng lời của mình, kể bằng lời trong câu chuyện. Các em diễn đạt chưa lưu loát, chưa biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung câu chuyện, chưa biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ hỗ trợ cho lời kể. Vì vậy chưa phát huy được khả năng nói của học sinh trong giờ học kể chuỵên. 3. Quá trình nghiên cứu từ thực tế và khảo sát trong giờ học kể chuyện lớp 2 : 3.1: Kết quả khảo sát thực tế của học sinh trước khi thực nghiệm: + Kết quả khảo sát chất lượng phân môn kể chuyện của học sinh lớp 2B - Năm học 2016 - 2017, trước khi thực hiện đề tài như sau: Học sinh kể và nhập Học sinh kể bằng Học sinh chưa thể hiện Sĩ số vai tốt hình thức đọc được vai diễn 34 HS 8 em = 23,5% 14 em = 41,2% 12 em = 35,3% + Kết quả khảo sát chất lượng phân môn kể chuyện của học sinh lớp 2B - Năm học 2017 - 2018, trước khi thực hiện đề tài như sau: Học sinh kể và nhập Học sinh kể bằng Học sinh chưa thể hiện Sĩ số vai tốt hình thức đọc được vai diễn 35 HS 12 em = 34,3 % 16 em = 45,7 % 7 em = 20 % 6/36
  7. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo Qua khảo sát từ phía học sinh thông qua môn kể chuyện tôi có những nhận xét sau : - Nhiều em chưa hiểu được kể chuyện là phải hiểu nội dung cốt truyện mà đa số các em thuộc câu chuyện như một bài học thuộc lòng. Các em chưa nhập vai vào câu chuyện, khi tham gia kể chuyện theo nhóm vẫn còn một số em không kể mà chỉ một vài em trong nhóm kể lại bằng cách đọc lại nội dung tranh. các em chưa nói lên được suy nghĩ của mình về câu chuyện đó. Chưa dùng lời nói của mình để kể chuyện dù các em hiểu câu chuyện đó nhưng do bản tính nhút nhát quá nên em chưa nói lên được suy nghĩ của mình. - Khi tôi tiến hành cho các em lên kể chuyện hầu hết các em ít xung phong mà giáo viên phải chỉ định. Khi kể các em chưa thể hiện được tâm trạng của mình cho phù với nội dung cốt truyện. Các em chưa biết diễn tả, cũng như điệu bộ, giọng kể để phù hợp của từng nhân vật trong câu chuyện. - Việc phân nhóm đóng vai theo nhân vật trong câu chuyện được các em thích nhất. Các em rất thích xem các bạn thể hiện lại nội dung câu chuyện bằng cách đóng vai, nhưng các em lại không dám lên đóng vai. Đối với những em tham gia đóng vai thì các em chưa hoà mình vào nhân vật trong câu chuyện, chưa thể hiện được từng lời nói cũng như điệu bộ của vai mà mình đảm trách. 3.2: Kết quả của thực trạng trong dạy học phân môn kể chuyện: Trong quá trình giảng dạy ở trường, tôi thường xuyên dự giờ thăm lớp. Do khuôn khổ của đề tài có hạn tôi không trình bày được diễn biến các tiết học. Qua dự giờ các đồng chí trong tổ, tôi nhận xét như sau: - Nhìn chung giáo viên đã thực hiện đầy đủ mục tiêu của bài học, kết hợp vừa rèn kỹ năng vừa cung cấp kiến thức. Giờ dạy thực hiện đầy đủ các bước, xác định đầy đủ kiến thức trọng tâm để truyền đạt cho học sinh, phát huy được tính tích cực của học sinh. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đã có hiệu quả, học sinh nắm kiến thức của bài học. Song bên cạnh còn bộc lộ hạn chế là giáo viên phụ thuộc nhiều vào hướng dẫn thiếu sáng tạo, linh động. - Các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ học còn đơn điệu, nghèo nàn. Sở dĩ có tình trạng trên là do bản thân mỗi đồng chí giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa tác dụng của phân môn kể chuyện. Từ nhu cầu thực tế đặt ra tôi nhận thấy việc nghiên cứu, tìm tòi một vài biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 kể chuyện sáng tạo góp phần đổi mới 7/36
  8. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học phân môn kể chuyện nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng là rất cần thiết. III : CÁC BIỆN PHÁP Qua nghiên cứu đề tài và khảo sát từ học sinh tôi đã nghiên cứu và vận dụng một số giải pháp giúp các em tham gia học tập tốt hơn trong tiết kể chuyện bằng phương pháp mới. Sau đây là một vài biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy: Biện pháp 1: Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý : Như chúng ta vẫn biết : Trẻ em vốn thích nghe kể chuyện và tự kể chuyện. Chính vì thế để thu hút sự chú ý và tiếp thu một tiết kể chuyện thật thoải mái và đúng với yêu cầu đặt ra cho tiết kể chuyện thì tôi áp dụng phương pháp giảng dạy bằng cách bố trí chỗ ngồi không giống như các tiết học khác. Tôi cho các em ngồi thành nửa hình vòng tròn ngồi học trong tư thế thoải mái để có sự gần gũi tình cảm trong không gian mới. Cùng nhau giao lưu học hỏi lẫn nhau, cùng chia sẻ những vui buồn, lo lắng cho số phận các nhân vật qua từng diễn biến của câu chuyện hoặc bố trí các em ngồi quay mặt với nhau, ngồi theo hình chữ U Nên sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho các đối tượng học sinh xen kẽ nhau: Học sinh khá - giỏi với học sinh trung bình - yếu. Học sinh nam với học sinh nữ. Học sinh mạnh dạn tự tin với học sinh nhút nhát, tự ti. Học sinh có khả năng diễn đạt tốt, năng khiếu kể chuyện hay với học sinh có khả năng diễn đạt yếu, không có khả năng kể chuyện. Phải thay đổi cách chia nhóm một cách linh hoạt để học sinh thoải mái, vui vẻ, có tinh thần thi đua trong học tập, phát huy khả năng của mình và giúp đỡ nhau trong học tập. Ví dụ: + Chia nhóm ngẫu nhiên: Tạo cảm hứng học tập vui vẻ, hoà đồng với mọi người, HS có thể thay GV bảo ban, giúp đỡ bạn, giúp đỡ những em yếu hơn vươn lên và cố gắng hơn. + Chia nhóm theo trình độ : Kích thích tính thi đua, hăng hái học tập vượt lên chính mình của mỗi HS. + Chia nhóm theo giới tính: HS mạnh dạn hơn, thể hiện giọng nhân vật tốt hơn, tập nhập vai tự nhiên hơn. + Chia nhóm theo nguyện vọng: (HS tự chọn bạn cùng nhóm mình): 8/36
  9. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo Tạo điều kiện để HS hiểu bạn mình hơn, HS phát triển tư duy hơn: có thể chọn những bạn phù hợp với vai trò nhập vai theo nội dung câu chuyện. HS biết sắp xếp và giao việc cho nhau, quyết đoán hơn trong mọi tình huống nhưng lại tôn trọng bạn mình hơn. Sau đây là mô hình: BỐ TRÍ LỚP HỌC NGỒI QUANH BÀN HỌC NGỒI HÌNH CHỮ U BẢNG LỚP BẢNG LỚP Biện pháp 2:. Sự chuẩn bị của giáo viên : Để tiết dạy phong phú và đạt được kết quả tốt thì việc đầu tiên phải làm tốt là bước chuẩn bị. Chuẩn bị cả nội dung và hình thức phục vụ tiết dạy. Việc chuẩn bị tốt sẽ làm cho giáo viên và học sinh chủ động hơn, mạnh dạn hơn, sắp xếp các hoạt động một cách hợp lý có khoa học. Phải nắm được tâm lý đặc điểm từng học sinh để biết được tính tình, đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học. Nắm chắc nội dung yêu cầu của bài và nội dung cốt truyện. Phải có tranh minh hoạ được phóng to có nhiều màu sắc thu hút được học sinh. Giáo viên phải cảm nhận thật sâu sắc về từng câu chuyện của bài. Nghiên cứu thật kĩ câu chuyện, nhất là những câu chuyện có tình tiết phức tạp trước khi lên lớp. 9/36
  10. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo Giúp học sinh phải xác định được đoạn – nội dung chính của đoạn – ý trong từng đoạn đó.Giúp học sinh quan sát tranh, cảm nhận về nhân vật trong tranh,thứ tự các tranh,nhân vật chính và hoạt động của các nhân vật. Sưu tầm một số tư liệu xung quanh nội dung câu chuyện để mở rộng, liên hệ , dẫn dắt học sinh . Ví dụ : Khi dạy bài Kho báu tôi vận dụng câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao như “ Tấc đất, tấc vàng” hay “Muốn no thì phải chăm làm” hoặc Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu - Để dạy bài “ Chiếc rễ đa tròn” tôi liên hệ đến bài hát “ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” - Để dạy bài “ Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” tôi giới thiệu đền Hùng ở Phú Thọ thờ các Vua Hùng Lứa tuổi này các em rất nhát nếu giáo viên có thái độ không tế nhị sẽ dẫn đến học sinh sẽ không dám kể và như thế tạo cho các em cảm giác sợ hãi khi tham gia kể chuyện. Khi bắt đầu vào tiết học để tạo không khí cho các em, tôi thử cho một em lên kể lại câu chuyện vui nào đó mà em biết hoặc cho cả lớp chơi trò chơi .Và kết quả quá bất ngờ là được các em hưởng ứng rất tích cực và nhiệt tình tham gia. Các em có những tràng cười thoải mái trước khi bước đầu vào nội dung chính của bài. Ngoài ra các em còn tự sưu tầm truyện vui để được kể trước lớp, các em rất thích thú khi được đứng trước lớp kể cho các bạn nghe. Đôi lúc những câu chuyện thật bình thường mà chúng xem trên ti -vi hoặc xem được ở đâu đó. Bước đầu tôi hình thành ở học sinh tính mạnh dạn và biết dùng lời nói của mình kểlại những chuyện mà chúng biết, thời gian dành cho phần mở đầu ấy chiếm khoảng từ 2 đến 3 phút nhưng đã tạo không khí lớp học sôi nổi hẳn lên. Kết quả mà tôi thu thập được về hứng thú học tập của các em là 35/35 em thích lên kể chuyện vui trước khi bắt đầu học. Biện pháp 3: Giúp học sinh quan sát tranh - kể chuyện theo nhóm. Tranh minh hoạ cho câu chuyện được xem là trọng tâm của hoạt động kể theo tranh. Ởû học kì I, một số câu chuyện có tranh vẽ minh hoạ nhằm gợi ý cho các em dễ nhớ cốt truyện và một số truyện có dàn ý cho sẵn. Để hình thành ở học sinh kỹ năng quan sát và biết kể bằng ngôn ngữ của mình và yêu cầu cần đạt 10/36
  11. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo khi hướng dẫn học sinh kể chuyện sáng tạo. Để vào bài một tiết kể chuyện bao giờ tôi cũng nhắc thật kỹ mục đích – yêu cầu của bài cho học sinh nắm rõ trước khi vào nội dung chính của bài sau đó vài em nhắc lại. Nhằm tạo cho các em nhớ lại nội dung câu chuyện và để nắm được nội dung câu chuyện thì việc nghiên cứu hình ảnh minh họa cũng không kém phần quan trọng, trước khi kể tôi yêu cầu các em phải quan sát thật kĩ nội dung của từng tranh vẽ và nhớ lại nội bài tập đọc đã học. Không yêu cầu các em phải nhớ thật chi tiết câu chuyện, chỉ cần nhớ cốt truyện là đủ. Một số học sinh yếu thì tôi cho các em đọc thầm lại bài tập đọc vài lần để các em nhớ lại cốt truyện. Sau đó cho các em nêu tóm tắt lại nội dung từng bức tranh. Mỗi tranh là một nội dung của câu chuyện. Kĩ năng cần đạt ở giai đoạn này là học sinh biết sắp xếp nội dung tranh vẽ phù hợp với nội dung câu chuyện và quan trọng là nhớ lại câu chuyện để có thể diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của mình. Để kiểm tra trí nhớ học sinh, sau khi học sinh quan sát tôi liền cho đặt câu hỏi : “Bức tranh vẽ cảnh gì ? ”. Sau khi học sinh nắm đựơc nội dung tranh thì tôi tiến hành cho các em kểâ. Yêu cầu của tôi đặt ra cho các em là phải nắm nội dung câu chuyện và kể lại bằng giọng kể và lời nói của mình. Mặc dù các em kể y như trong bài tập đọc là không sai nhưng tôi luôn khuyến khích các em kể bằng suy nghĩ, cảm nhận của mình về câu chuyện đó. Điều quan trọng ở hoạt động này là tôi hướng cho các em được nói lên nội dung câu chuyện thông qua từng đoạn tranh chứ không phải là đọc lại nội dung cốt truyện. Vì vậy chính giáo viên là người hướng dẫn các em làm được việc đó. Ởû các em chưa biết tự ý thức được điều này, muốn hình thành được kĩ năng đó tôi đã áp dụng biện pháp các em nhìn tranh quan sát và hướng cho từng nhóm làm việc, nêu rõ yêu cầu của bài là em phải biết dùng lời của mình diễn đạt nội dung tranh vẽ, các em có thể tham khảo thêm ở bài tập nhưng tôi có một nhận xét chung là hầu hết các em đều đã nắm rõ. Vì thông qua nội dung bài tập đọc đã được học 2 tiết thì việc nắm cốt truyện các em rất hiểu. * Ví dụ: Truyện “Bím tóc đuôi sam ” (lớp 2 - tập 1) - Lời kể theo tranh 1 có sáng tạo: Bạn Hà lớp em có mái tóc rất đẹp. Một hôm, Hà đến trường với hai bím tóc buộc nơ hồng trông rất xinh. Các bạn gái khen Hà có bím tóc đẹp quá! -Lời kể theo tranh 2 có sáng tạo: Hà đang vui thì bỗng Tuấn sấn tới nắm bím tóc Hà mà kéo. Tuấn lớn hơn Hà. Vì vậy, mỗi lần cậu ta kéo bím tóc, Hà lại 11/36
  12. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo loạng choạng và cuối cùng ngã phịch xuống đất. Đã vậy Tuấn đùa dai cứ cầm bím tóc mà kéo. Hà òa khóc rồi chạy đi mách thầy giáo. Để dạy bài tập này đạt kết quả cao tôi đưa ra từng tranh cho học sinh quan sát rồi kể theo nội dung từng tranh.Sau đó tôi đưa ra hai tranh để các em kể lại thể hiện cử chỉ, nét mặt. * Ví dụ: Truyện “Có công mài sắt có ngày nên kim” (lớp 2 - tập 1) - Lời kể theo tranh 1 có sáng tạo: Ngày xưa có một cậu bé làm gì cũng chóng chán. Cứ cầm đến quyển sách đọc được vài ba dòng là cậu đã ngáp ngắn ngáp dài rồi gục đầu ngủ lúc nào không biết. Lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi viết nguệch ngoạc cho xong chuyện. - Kể theo tranh 3có sáng tạo : Ví dụ :Bà cụ ôn tồn giảng giải: Hôm nay bà mài. Ngày mai bà lại mài. Mỗi ngày thỏi sắt nhỏ lại một ít. Chắc chắn có ngày nó sẽ thành cái kim.Giống như cháu đi học,mỗi ngày cháu học một ít nhất định có ngày cháu thành tài. Để dạy được hình thức bài tập này đạt hiệu quả cao thì giáo viên không nên trao đổi tất cả các tranh cùng một lúc. Kể đoạn nào giáo viên treo tranh đoạn đó để thu hút sự tập trung của các em. Nếu nhìn tranh kể lại toàn bộ câu chuyện thì mới treo tất cả tranh cùng một lúc.(Phần củng cố) Hơn nữa, giáo viên nên cho học sinh quan sát dưới lớp trước, sau đó gọi các em lên bảng kể và khuyến khích các em khi kể không cần nhìn chăm chú vào tranh mà chỉ dùng tranh như một phương tiện làm cho lời kể hay hơn, hấp dẫn hơn. Nghĩa là học sinh quay xuống lớp kể chỗ nào cần đến tranh thì các em mới chỉ vào tranh. Tuy nhiên trong thời gian đầu tôi cũng gặp một số khó khăn như cha mẹ các em sợ con em mình không kể được nên cho học thuộc toàn bài tập đọc, nhưng qua một thời gian thì tình trạng đó không còn nữa, các em không còn thụôc truyện một cách máy móc như trước nữa. Bước đầu như thế là rất đáng khích lệ đối với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Ví dụ : Trong tiết kể chuyện bài : “Chiếc bút mực” Tôi cho từng nhóm quan sát từng nội dung tranh vẽ là gì ? Trong nhóm suy nghĩ khoảng thời gian là 2 -3 phút. Sau đó từng nhóm lên nói nội dung của từng tranh vẽ. Qua quan sát và nhớ lại thì đã phần nào hình thành cho các em tự nói lên nội dung bức tranh bằng ngôn ngữ của mình. 12/36
  13. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo Câu trả lời của các em sau khi đã thảo luận xong như sau : -Tranh 1 : Có rất nhiều tình huống mà các em đặt ra – có em trả lời là “Ở lớp 1 A giờ tập viết, cô giáo cho bạn Lan lên bảng lấy mực về để viết nhưng có em lại trả lời – “Sáng hôm nay, cô giáo cho bạn Lan viết bút mực vì cô gọi bạn lên lấylọ mực”, có em lại nói theo cách khác : “Cô giáo cho bạn học sinh lọ mực để viết vì bạn ấy không cólọ mực” nhưng cũng có em lại nói y như trong bài tập đọc. Nhìn chung tất cả các em đều nói đúng nội dung của tranh 1 nhưng có em trả lời riêng ýmình không theo nội dung của bài học và tôi luôn khuyến khích rằng em đã trả lời đúng rồi. Và không nên nói lại y như lời trong bài tập đọc mà phải nói lại bằng lời của mình như thế mới gọi là kể chuyện chứ. Để học sinh có thể kể lưu loát thì tôi tập trung cho các em kể theo nhóm và mỗi học sinh trong nhóm đều được kể, các em sẽ kể từng đoạn trong câu chuyện, mỗi em kể một đoạn, như vậy hình thành cho học sinh tập kể rồi nói lại nôäi dung câu chuyện một cách lưu loát. Như thế khi kể trước lớp các em sẽ mạnh dạn hơn và tiến hành kể chuyện kết hợp điệu bộ sẽ dễ dàng hơn. -Tranh 2 : Bỗng nhiên,Lan khóc và cô giáo lại hỏi vì sao em khóc. -Tranh 3 : Mai ngồi cùng bàn cho bạn ấy mượn bút khi bạn ấy không mang bút theo. -Tranh 4 : Cô giáo cho Mai viết bút mực luôn và cô khen rồi cho bạn đó mượn bút. Những câu trả lời của học sinh trong từng nội dung bức tranh tôi đều tôn trọng và để cho các em nói, hầu hết mỗi em đều có cách diễn đạt riêng của mình nhưng tất cả đều có những từ ngữ rất thực tế của các em dù cốt truyện là giống nhau. Tôi luôn khuyến khích các em diễn đạt theo suy nghĩ của mình không nên rập khuôn của bài tập đọc. Khi dạy bài “Con chó nhà hàng xóm”, tranh minh họa có tất cả là 5 tranh. Trước khi từng nhóm thảo luận thì tôi dùng một số câu hỏi lại nội dung tranh bức tranh nói gì giúp các em nhớ lại diễn biến câu chuyện một cách cụ thể hơn sau đó từng nhóm sẽ tự kể lại trong nhóm. Để đạt những yêu cầu tôi đặt ra cho các em là phải kể lại từng đoạn truyện bằng một giọng kể thật tự nhiên, dùng lời nói và nội dung cốt truyện để kể. Các nhóm thi nhau kể mỗi em trong nhóm đều tự kể lại và tất cả các em trong nhóm lần lượt kể, bạn nào chưa kể được, các bạn 13/36
  14. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo trong nhóm giúp bạn mình kể. Cố gắng diễn đạt đoạn truyện bằng lời của mình và đó là yêu cầu tôi đặït ra cho các em khi hướng dẫn. Nhưng cốt truyện không được thay đổi. Và tôi nhận thấy các em tiến bộ rõ rệt. Kết quả là sau khi tôi yêu cầu học sinh kể lại thì các em kể về nội dung từng đoạn truyện như sau: Tranh 1 : Một cô bé rất thích chơi với chó con, nhà không có chó nên cô bé rất thích chơi với Cún con của bác hàng xóm. Hàng ngày cô và chú chó nhỏ chạy nhạy vui đùa với nhau rất thích thú. Tranh 2 : Cô bé đã bị ngã và con chó đã đi gọi chú kia đến giúp cô bé. Tranh 3 : Bạn gái bị thương ở chân, có nhiều bạn bè đến thăm bạn ấy. Tranh 4 : Chú chó cũng đến thăm bạn ấy. Hai bạn vui chơi với nhau. Tranh 5 : Bạn gái hết bị đau ở chân và bạn đó cùng chú chó lại tiếp tục chơi với nhau, bác sĩ và mẹ bạn ấy rất vui mừng vì bạn ấy khỏi là nhờ Cún con. Để tiện việc nghiên cứu bài tôi thử áp dụng cho các em quan sát theo từng nhóm nhỏ nhằm giúp các yếu kém rụt rè cùng tham gia và kết quả các em cùng bạn trong nhóm bàn tán rất nhiều về nội dung trong tranh khi tôi cho các em kể lại nội dung từng đoạn của câu chuyện theo nội dung tranh vẽ thì học sinh đều kể lại một các rất tự nhiên thoải mái và điều làm tôi vui mừng là những em rụt rè nhút nhát lúc đầu chưa dám đại diện nhóm lên kể nhưng rồi sau đó các em đã tự tin đứng trứơc lớp kể lại nội dung của làm việc của nhóm. Riêng đối với một số em còn yếu lúc đầu chưa nhớ nội dung câu chuyện nhưng qua việc cùng các bạn thảo luận thì học sinh có nhiều tiến bộ, lúc đầu các em còn xem sách nhưng qua vài tuần thì các em đã không phải xem nữa vì quá trình thảo luận học sinh nghe các bạn trong nhóm do đó phần nào nhớ được. Khi tôi dạy tiết kể chuyện bài: Mẩu giấy vụn – một em học sinh đã lên kể lại nội dung chuyện theo tranh 1 trong bài như sau: Hôm nay,tổ em trực nhật làm vệ sinh rất kĩ,bàn nghế kê ngay ngắn,nền lớp quét dọn sạch sẽ.Thế nhưng chẳng biết bạn nào vô ý vứt một mẩu giấy ngay giữa lối đi. Cô giáo rất buồn nhìn tờ giấy nhưng cô vẫn cười và chỉ tờ giấy đang ở cửa lớp. Các bạn ở dưới cũng nhìn theo tờ giấy và suy nghĩ xem tờ giấy đó là của ai mà lại dám vất giấy trong lớp như vậy 14/36
  15. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo Dù không đúng như nội dung câu chuyện nhưng rõ ràng qua quan sát tranh các em nhận thấy như thế thì chúng ta không thể cho các em là sai được. Tư duy của các em nhìn sự việc là như thế. Vì vậy phải xác định rõ khi cho học sinh quan sát tranh và kể lại nội dung câu chuyện thì bước đầu giúp các em biết quan sát và kể lại theo ý riêng của mình, và giáo viên phải biết cách hướng cho các em kể lại nội dung tranh theo câu chuyện đã học mà lúc đầu giáo viên đã nêu ở mục đích yêu cầu. Khi tôi thử cho các em lên kể lại câu chuyện có nhìn tranh thì hầu hết các em chưa thể hiện được nét mặt cũng như cử chỉ điệu bộ về nội dung câu chuyện, các em còn rất e ngại không dám thể hiện, hầu hết các em kể lại như thuộc lòng không có cảm xúc theo nội dung. Để giải quyết vấn đề này tôi thử nghiệm bằng cách bước đầu các em chưa quen nên cứ để các em kể và sau đó tôi hướng dẫn cho các em thấy nếu cô kể câu chuyện đó bằng một giọng kể rất bình thường bằng một giọng nói cứng ngắc thì các em có thấy thích thú không? Và tất cả các em đều có nhận xét là không hay và nghe không thích. Lúc bấy giờ tôi hướng dẫn các em kể câu chuyện thật tự nhiên và để thu hút được người nghe thì các em cần có giọng kể phù hợp với diễn biến nội dung cốt truyện và thể hiện cả nét mặt vui buồn giận dữ của từng nhân vật trong câu chuyện. Khi hướng dẫn việc này các em tiếp thu rất nhanh vì các em đã được học cách đọc diễn cảm thông qua bài tập đọc. Đối với những nhân vật khó thì tôi trực tiếp làm mẫu cho các em xem. Vì vậy yêu cầu đối với giáo viên khi dạy kể chuyện thì việc đầu tiên tôi cần rèn luyện đó là nghệ thuật kể chuyện và cách diễn đạt câu chuyện vì có nắm thật kĩ như thế giáo viên mới có thể truyền đạt tốt cho học sinh hiểu và thực hiện, giáo viên là người dẫn dắt cho các em nhập tâm vào câu chuyện là chính. Điều cần đạt ở đây là các em phải biết kể lại câu chuyện bằng giọng kể của mình và biết thể hiện nội dung câu chuyện bằng hành động và điệu bộ, giọng kể phù hợp. Và đó cũng là bước đầu hình thành ở học sinh kể chuyện theo phương pháp sáng tạo. Kết quả tôi thu nhận được ở học sinh là trong thời gian đầu các em chưa biết thể hiện điệu bộ nét mặt cử chỉ theo nội dung câu chuyện nhưng chỉ qua một tuần là các em biết cách kể chuyện bằng lời nói của mình và thể hiện hành động điệu bộ khi kể. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết các em rất thích kể câu chuyện theo cách nói và cách hiểu của mình và rất thích kể kết hợp điệu bộ . Vì thế, khi tôi gọi học sinh lên kể thì các em giơ tay rất nhiều. Các em còn lại nhìn bạn kể 15/36
  16. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo với ánh mắt thích thú. Tuy nhiên đối với những em còn quá yếu thì đôi lúc còn lúng túng nhưng tôi cũng nhẹ nhàng gợi ý cho các em bằng một số câu hỏi nhỏ. Cũng trong thời gian này tôi rất quan tâm đến việc các em biết lắng nghe bạn kể và bổ sung những lời kể thiếu hoặc chưa phù hợp. Nhằm tạo cho học sinh bước đầu biết đánh giá và nhận xét bạn mình và tập cho học sinh có thói quen biết khen bạn và học hỏi những cái hay của bạn phát hiện những cái chưa được để bổ sung và nhất là hình thành cho các em biết kể tiếp theo lời kể của bạn. Hầu hết khi các bạn trong lớp kể xong một đoạn hay toàn câu chuyện, các em khác đều có ý kiến; khi thì khen bạn kể hay nhưng có lúc các em lại nói bạn kể chưa đúng chỗ này chỗ khác, thời gian đầu các em còn rụt rè lắm chưa dám phát biểu nhưng qua vài tiết thử nghiệm với sự khuyến khích của tôi nên các em mạnh dạn hẳn lên. Đôi lúc những lời nhận xét của các em chưa chính xác nhưng tất cả các ý kiến tôi đều ghi nhận và phân tích cho các em thấy ra được như thế nào là đúng và như thế nào là chưa đúng. Đối với việc kể tiếp đoạn, tôi cho từng nhóm kể nối tiếp và sau đó cử đại diện mỗi nhóm 1 em kể tiếp nhau như thế tạo cho các em có tính đoàn kết và nhất là phải biết lắng nghe thì mới có thể làm tốt được. Động viên những em làm tốt, khuyến khích các em làm chưa tốt được tôi thường xuyên áp dụng trong tất cả các tiết kể chuyện. Tôi luôn áp dụng phương pháp trên trong tất cả các bài kể chuyện ngoài ra còn vận dụng phương pháp thảo luận để các em cùng nhau tham gia tìm cách kể câu chuyện. Việc này các em đã quen ở lớp 1 nên chúng tôi áp dụng vào môn kể chuyện rất dễ dàng, hầu hết các em đều thảo luận rất nghiêm túc từng em có những ý kiến đóng góp cho nhóm. Tôi thường cho đại diện nhóm lên trả lời. Khi kể chuyện bằng cách sắm vai tôi cũng cho nhóm tự phân vai nhân vật và cả nhóm cùng tham gia kể. Qua đó hình thành ở các em tinh thần tập thể biết cách học theo nhóm. Qua nghiên cứu giảng dạy và áp dụng phương pháp giảng dạy kể chuyện theo phương pháp sáng tạo, bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ. Học sinh chưa quen và không mạnh dạn, nhất là các em rất hay ngại khi đứng trước đám đông và kể chuyện rất nhỏ không dám kể bằng ngôn ngữ của mình mà chỉ đọc câu chuyện trong sách giáo khoa. Nhưng thời gian sau khi áp dụng một số biện pháp kể chuyện bằng hình thức sáng tạo. Các em có một bước chuyển biến khá rõ nét, các em diễn khá thành công và nhất là các em biết kể lại nội dung câu chuyện bằng lời của mình, ngoài ra các em còn biết lắng nghe lời của bạn, nhận xét khi bạn mình kể. 16/36
  17. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo Biện pháp 4: Hình thành việc kể chuyện cá nhân: Bằng giọng kể thật tự nhiên của mình bước đầu các em nắm được cách kể chuyện bằng lời của mình thông qua nội dung tranh vẽ và biết dùng lời của mình để kể lại. Bước tiếp theo không thể thiếu ở mỗi tiết kể chuyện là khả năng thể hiện nội dung toàn câu chuyện bằng lời nói kết hợp với hành động cử chỉ điệu bộ của của mình. Ơû bước đầu các em đã nắm được nội dung câu chuyện, thì việc các em kể lại toàn câu chuyện sẽ không có nhiều khó khăn lắm. Để giúp các em có khả năng tự tin đứng trước lớp kể chuyện, tôi đã thực hiện các bước sau : - Dẫn dắt học sinh đến với nội dung câu chuyện một cách nhẹ nhàng thoải mái. - Đặt câu hỏi để gợi mở cho học sinh nhớ lại câu chuyện. - Hướng dẫn học sinh nắm được tính cách, giọng nói điệu bộ của từng nhân vật trong câu chuyện cần kể (đặt câu hỏi để học sinh trả lời, bổ xung góp ý cho các em). - Hướng dẫn để học sinh biết dùng lời nói của mình để kể và biết kết hợp địêu bộ cử chỉ của nhân vật cho phù hợp với nội dung câu chuyện: - Khi lên cao giọng hoặc hạ thấp giọng ở những lời kể khác nhau (câu kể, câu hỏi, câu cảm , câu yêu cầu). - Biết ngắt nghỉ trong lời kể (tạo sự chờ đợi, không khí yên tĩnh, ) - Cường độ (to/ nhỏ) và tốc độ( nhanh/ chậm) của lời kể. - Sắc thái tình cảm của giọng kể (vui, buồn, hờn, giận, chanh chua, độc ác, cay nghiệt, hiền từ, tôn kính, trang trọng, châm biếm, âu yếm, dịu dàng, mệt mỏi, say sưa ) Tùy theo đặc điểm nội dung nghệ thuật của truyện, tùy theo tình cảm, tâm trạng, tính cách của nhân vật, người kể cần lựa chọn ngữ điệu kể phù hợp. Nếu giọng kể đều đều từ đầu đến cuối thì thật là buồn chán. - Không ngắt lời học sinh, phải tế nhị nhẹ nhàng, động viên khuyến khích các em. - Giáo viên phải đánh giá đúng mức về kể chuyện sáng tạo là hình thành ở học sinh giọng kể tự nhiên + điệu bộ thích hợp + câu chữ của bản thân. Giáo viên hãy giúp học sinh nắm được nhân vật, tình tiết câu chuyện ,cốt chuyện. 17/36
  18. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo - Tổ chức cho các em thi nhau kể và cho cả lớp nhận xét giọng kể của bạn. Hình thức thi kể tôi thường áp dụng là cho các em kể theo tổ, nhóm. Trong quá trình các em kể tôi luôn động viên, khen thưởng các em để các em có đủ tự tin trong câu chuyện của mình. Để đạt được những yêu cầu trên, tôi phải luôn cố gắng để các em phát huy khả năng của mình. Thời gian đầu các em không biết kế hợp giọng kể cử chỉ điệu bộ. Tôi nhẹ nhàng động viên các em. Hướng dẫn từng bước để các em khỏi bỡ ngỡ khi phải một mình đứng trước lớp kể. Dù các em kể chưa hay nhưng tuyệt đối tôi không bao giờ chê trách các em. Lời khen đúng lúc và thường là động lực giúp các em có tinh thần hơn. Với những em chưa kể được thì tôi dẫn dắt các em theo một hệ thống câu hỏi của câu chuyện. Điều quan trọng ở đây là ngoài giọng kể, các em phải biết cách kể nhằm thu hút người nghe vào câu chuỵên của mình. Tuy nhiên ở lứa tuổi này các em rất say mê môn kể chuyện nên khi đã quen và kể các em kể rất tốt, diễn đạt nội dung câu chuyện rất có hồn vì lứa tuổi này các em rất mê truyện Ví dụ :Trong truyện Người mẹ hiền,muốn cho các em nắm được từng nhân vật,tôi đặt một số câu hỏi gợi ý sau: Câu chuyện này có mấy nhân vật? Các em cần thể hiện như thế nào đối với bác bảo vệ ? Lời nói của cô giáo với bác bảo vệ như thế nào? Và em phải thể hiện điệu bộ như thế nào khi cô giáo xoa đầu Nam? Trong truyện kể “Người thầy cũ”, để các em nắm được từng nhân vật trong truyện, tôi đặt một số câu hỏi gợi ý sau : -Câu chuyện này có mấy nhân vật ? -Các em cần thể hiện như thế nào đối với nhân vật chú bộ đội ? Lời nói của chú bộ đội khi nói chuyện với thầy? -Lời nói của thầy giáo như thế nào? và em phải thể hiện điệu bộ như thế nào khi thầy ngạc nhiên gặp học trò cũ. Lời của thầy nói khi nhớ ra cậu học trò ấy. -Điệu bộ của Dũng sau đó ? Tóm lại tất cả câu hỏi tôi đặt ra để các em nắm vững tính cách lời nói của nhân vật. Có như thế khi diễn đạt lại thì các em mới có thể hiện tốt và lời kể 18/36
  19. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo giọng nói phù hợp với nhân vật trong câu chuyện sẽ lôi cuốn được người nghe vào câu chuyện của mình. Cũng có những câu chuyện cần phải thể hiện nội tâm mà để thể hiện được các em phải hoà mình vào câu chuyện. Ví dụ : Câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” Đoạn cậâu bé nhớ mẹ đói rét không có gì ăn và cậu quay về không tìm thấy mẹ nữa và cậu oà khóc. Để thể hiện đựơc những đoạn khó như vậy, tôi hướng các em hoà mình vào nhân vật. Các em ví mình như thế thì có sợ không? Cảm giác của em lúc đó ra sao? Như vậy bạn trong câu chuyện này cũng như thế và các em cứ tưởng tượng mình như vậy thì sẽ thể hiện được nội dung câu chuyện. Thành công trong tiết kể chuyện hay không là quá trình hướng dẫn cho học sinh trong giai đoạn này. Thời gian đầu thì các em còn bỡ ngỡ nhưng chỉ sau một thời gian ngắn là các em làm rất tốt. Điều này tôi thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề tài. Và kết quả là các em làm rất tốt. Vì bản thân các em rất thích nghe và kể chuyện nên việc giáo dục kể chuyện cho các em cũng rất nhanh. Qua đó bản tính nhút nhát ở một số em cũng không còn mà thay vào đó là khả năng tự kể của các em rất cao. Các em rất thích khi được hoà mình vào câu chuyện để có điều kiện kể cho các bạn cùng lớp cùng nhóm cùng tổ và cùng bàn. Và điều quan trọng là mỗi em ít nhất được một lần kể dù kể theo hình thức nào. Tổ chức thi kể theo nhóm là cách tốt nhất nhằm phát triển khả năng kể chuyện cho học sinh. Điều đó sẽ giúp các em cố gắng hơn nữa để nâng cao lời kể của mình. Động viên khen thưởng các em để khích lệ tinh thần cho các em. Và qua việc sử dụng biện pháp trên tôi thấy các em có sự thay đổi rất lớn. Không còn rụt rè như trước nữa, giọng kể điệu bộ lời nói của các em ngày càng chuyển biến tốt hơn. Biện pháp 5: Giúp học sinh đóng vai theo nội dung câu chuyện: Trong quá trình giảng dạy một tiết kể chuyện, việc hướng dẫn các em đóng vai cho câu chuyện thì đó là yêu cầu cao nhất trong giờ kể chuyện. Mục đích của việc kể chuyện đóng vai là hình thành khả năng kể chuyện sáng tạo cho mỗi học sinh. Rèn luyện kĩ năng đối thoại, biết hoạt động tập thể, phải biết phối hợp nhịp nhàng với nhau để hoà nhập vào từng vai mà em phụ trách. Khả năng diễn kịch của mỗi học sinh thông qua việc kể chuyện đóng vai. Học sinh biết dựng lại câu chuyện theo vai nhân vật, đóng vai nhân vật trong truyện. 19/36
  20. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo Biết diễn lại một số tình tiết và tính cách nhân vật thông qua vai diễn của mình. Quan trọng là mỗi giáo viên phải tự nắm thật vững nội dung câu chuyện và có nghệ thuật truyền đạt câu chuyện, nắm rõ thật kĩ từng nhân vật trong mỗi câu chuyện. Đây là quá trình kể chuyện nâng cao, chính vì vậy để hướng dẫn các em tôi đã vận dụng một số biện pháp hướng dẫn học sinh đóng vai như sau: Bước đầu khi tham gia đóng vai thì các em gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Vì thế, để xoá tan điều đó tôi sẽ hướng dẫn các em phân tích từng lời nói, điệu bộ của từng nhân vật để giúp học sinh nắm và diễn sao cho phù hợp với câu chuyện. Ví dụ: Khi phân vai dựng lại câu chuyện: Chuyện bốn mùa(Tuần 19 Lớp 2 tập 2) Gọi 6 em: - Một em đóng vai người dẫn chuyện:Giọng chậm rãi,nhẹ nhàng - Một em đóng vai Đông:Giọng lúc đầu trầm trồ,thán phục,lúc sau buồn bã. Một em đóng vai Xuân: Giọng nhẹ nhàng Một em đóng vai Hạ:Giọng tinh nghịch, nhí nhảnh Một em đóng vai Thu:Giọng thủ thỉ Một em đóng vai Bà Đất:Giọng vui vẻ,rành rẽ. Sau khi hướng dẫn xong,có thể giáo viên làm mẫu cho học sinh xem Khi phân vai dựng lại câu chuyện Quả tim khỉ ( Tuần 24 Lớp 2-tập 2) gọi 3 em: Một em đóng vai người dẫn chuyện : Giọng người dẫn chuyện chậm rãi, nhẹ nhàng. Một em đóng vai Khỉ: Giọng Khỉ ân cần lúc hỏi han Cá Sấu và bình thản khi biết âm mưu của Cá Sấu Một em đóng vai Cá Sấu: Giọng Cá Sấu buồn một cách giả dối, đặc biệt là con mắt của Cá Sấu thỉnh thoảng lại liếc sang Khỉ để dò thái độ. Sau khi hướng dẫn xong, có thể giáo viên làm mẫu cho học sinh xem. Để các em quen dần với cách kể chuyện mới này, tôi sẽ dẫn chuyện và phân vai cho các em diễn, những lời đối thoại của nhân vật trong lúc này có em 20/36
  21. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo chưa thuộc lời thì có thể cầm sách. Tuy thế nhưng các em vẫn còn nhiều lúng túng khi tham gia đóng vai và giáo viên là người giúp đỡ các em Ví dụ : Câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” Trước khi cho các em tự phận vai tôi đặt một vài câu hỏi cho các em: - Câu chuyện này có 3 nhân vật là cậu bé, mẹ cậu bé và người dẫn chuyện. Trong câu chuyện hình ảnh của cậu bé lúc đầu như thế nào ? - Học sinh sẽ trả lời : Rất ham chơi không vâng lời mẹ và đã bỏ nhà đi khi mẹ la mắng. - Tôi hỏi : Vậy em nào lên diễn lại hành động của cậu bé lúc đầu cho các bạn xem nào? - Học sinh xung phong lên rất nhiều, tôi gọi vài em lên diễn thì đa số các em lúng túng chưa diễn đạt hết nội dung nhân vật cậu bé. Tuy nhiên đó chỉ là mới bắt đầu. Sau đó tôi hướng dẫn các em: Cậu bé này là cậu bé rất hư nên em phải diễn tả là cậu ta chạy nhảy đùa nghịch – vùng vằng khi bị mẹ mắng. Thái độ rất hỗn với mẹ. Sau đó thì các em diễn có phần nhập vai hơn. - Tôi lại đặt câu hỏi : Sau khi ra khỏi nhà, cậu bé như thế nào ? - Các em cần phải nhập vai tiếp tục về hình ảnh cậu bé đoạn sau như thế nào ? Lần này tôi tự cho các em nói và tự các em tìm ra lời giải đáp. Như vậy các em dễ tiếp thu theo cách nói, cách nhận xét của các em. - Sau đó tôi cho các em lên diễn lại nội dung đoạn đó. - Đoạn tiếp theo của câu chuyện cậu bé đã tỏ ra như thế nào? - Các em cần thể hiện như thế nào khi cậu bé tỏ ra ân hận và quay trở về nhà. - Khi hướng dẫn nhân vật cậu bé xong tôi hướng dẫn các em tìm hiểu về tính cách của nhận vật người mẹ. Người mẹ là người luôn đau khổ khi đứa con không nghe lời. Và để đóng vai người mẹ tốt các em cần phải mang một tâm trạng buồn đau. Và nỗi đau đó dâng lên gấp bội khi cậu bé bỏ nhà ra đi. - Khi các em đã nắm rõ chi tiết từng nhân vật tôi tiến hành cho các em đóng vai theo từng nhóm. Tôi cũng luôn nhắc các em lời kể của người dẫn chuyện cũng phải nhịp nhàng với các bạn đóng vai. - Sau đó các nhóm tập dựng lại câu chuyện như đóng kịch. Và các em diễn lại trứơc lớp cho các bạn cùng xem rồi nhận xét, bổ sung, đóng góp ý kiến cho các bạn. 21/36
  22. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo - Động viên, khen thưởng, uốn nắn các em, giúp các em tốt hơn là điều không thể thiếu trong giờ kể chuyện. Yêu cầu đóng kịch theo vai trong câu chuyện là một hình thức rất mới trong chương trình dạy kể chuyện lớp 2. Đây là một trong những yêu cầu khá cao so với học sinh nhưng đó cũng là cách giúp các em thể hiện và phát triển năng khiếu của mình thông qua môn kể chuyện. Vì thế tầm quan trọng của việc giúp học sinh biết nhập vai vào nhân vật đòi hỏi ở người giáo viên phải thực sự đầu tư cho môn học. Đó cũng là cách nhằm xóa bỏ cách dạy chay, dạy một cách qua loa. Trong quá trình nghiên cứu đề tài và trực tiếp giảng dạy, tôi thấy các em rất ham thích môn kể chuyện nhất là phần đóng kịch. Nhìn ánh mắt đắm đuối của các em khi nhìn các bạn diễn và những nụ cười ngây thơ của các em giúp cho tôi phải cố gắng hơn nữa. Để các em vào vai một cách dễ dàng tôi hướng dẫn các em nắm được cách thể hiện nhân vật, đặc điểm tính cách của nhân vật sau đó từ từ các em lên sắm vai. Với cách dạy kể chuyện sắm vai thì các em tỏ ra rất thích thú các em được hoà mình vào nhân vật mình thích, lúc đầu các em còn nhút nhát và không dám xung phong lên đóng vai. Nhưng qua nhiều lần và quen dần nên các em rất thích, nhìn từng nụ cười ánh mắt của các em nhìn say đắm vào các bạn đang diễn, những tràng vỗ tay tán thưởng của các em tôi rất vui sướng khi đã thể hiện đựơc vai trò của mình. Từ đó tiết kể chuyện luôn được các em chờ đón trong niềm hân hoan háo hức. Ngoài ra việc chuẩn bị dụng cụ hoá trang góp phần quan trọng trong việc gây hứng thú cho học sinh kể và gây sự chú ý theo dõi của người xem. Chỉ cần thay đổi mội vài kiểu dáng nho nhỏ cũng đã tạo được niềm hứng khởi cho bạn được đóng vai kể rất lớn. Tùy từng bài, bài học nào phù hợp với phương pháp đóng vai thì tổ chức cho học sinh sắm vai. Từ đó trở thành thói quen và các em sẽ quen dần cách đóng vai. Tuy thời gian đầu sẽ khó khăn vì các em còn nhỏ, sau dần các em sẽ quen và sẽ trở thành nhu cầu học tập. Giáo viên không cung cấp trước lời nói của nhân vật để các em tự tìm lấy. Giáo viên không bày sẵn các tình huống mà để các em dựa vào câu chuyện xử lý các tình huống đó. Biện pháp 6: Giúp học sinh quan sát – nhận xét 22/36
  23. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo Để tạo hứng thú cho học sinh tôi sử dụng nhiều hình thức như:thi kể chuyện,tranh ảnh,bài giảng điện tử, xem video Trẻ em ngày nay được giáo dục theo phương pháp mới là phải biết lắng nghe quan sát và biết nhận xét. Thông qua môn kể chuyện rèn luyện cho các em khả năng ấy lại càng cao hơn. Trong quá trình giảng dạy tiết kể chuyện tôi thường xuyên để các em tự quan sát, nhận xét bổ sung. Tất cả ý kiến của các em tôi đều tôn trọng dù câu trả lời đó có đúng hay sai. Sau đó tôi cùng cả lớp phân tích các ý kiến của các bạn và vận dụng những ý kiến đóng góp đúng. Riêng những ý kiến chưa đúng tôi vẫn tuyên dương các em : “Các em nói rất hay nhưng chưa phù hợp với nội dung câu chuyện hôm nay”. Sau động viên, khuyến khích các em để lần khác có lời góp ý phù hợp hơn. Thời gian đầu các em chưa dám góp ý nhận xét mà hầu hết các em chỉ lắng nghe là phần lớn, hoặc chỉ cười khi tôi hỏi ý kiến các em. Nhưng được tôi động viên các em mạnh dạn và chuyển biến rất rõ. Các em mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình. Đôi lúc chỉ là những câu nói rất đơn giản nhưng phần nào đã nói lên là các em có kĩ năng quan sát và biết cùng nhau đóng góp bổ sung để xây dựng bài học đạt hiệu quả cao hơn. Biện pháp 7: Phát động phong trào: Thi kể chuyện trong các đợt thi đua” Để tạo hứng thú cho học sinh tôi sử dụng nhiều hình thức như:thi kể chuyện,tranh ảnh,bài giảng điện tử, xem video - Giáo viên nêu yêu cầu, hình thức, thể lệ và thời gian của đợt thi đua. - Vận động học sinh đăng ký tham gia. - Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả của phong trào. - Tôi thử nghiệm biện pháp này từ đầu năm học vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động tập thể trong các tiết học kể chuyện và hiệu quả đạt được rất cao. Tất cả các em đều tự giác rèn luyện, đến giờ kể chuyện tất cả các em hăng hái học tập và đa số các em đều có tiến bộ vượt bậc. - Đặc biệt nhân lễ kỷ niệm Ngày nhà giáoViệt Nam 20-11vừa qua,em Chu Phương Anh là học sinh lớp tôi đã kể câu chuyện Sự tích cây vú sữa” rất hay,biết sáng tạo trong lời kể,điệu bộ ,cử chỉ của mình và được nhiều người khen. -Nhân dịp kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ,trường tôi đã tổ chức hội thi:Chúng em kể chuyện Bác Hồ.Em Nguyễn Thành Long lớp tôi đã tham gia kể câu 23/36
  24. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo chuyện Qua suối đạt giải nhất.Qua nội dung câu chuyện và phong cách biểu diễn,giọng nói của em rất hay và có nhiều sáng tạo làm cho hội thi nhiều ấn tượng sâu sắc để học sinh trong toàn trường học tập. Ngoài những câu chuyện kể trong sách giáo khoa tôi còn khuyến khích các em tự sưu tầm và giới thiệu với các bạn những câu chuyện hay có ý nghĩa giáo dục thiết thực với học sinh.Ví dụ :Em Nguyễn Lan Chi đã kể câu chuyện: Cô bé trùm khăn đỏ rất mạnh dạn,tự tin trước các bạn và thầy cô. Qua đó nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng kể chuyện đồng thời giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho các em thông qua nội dung câu chuyện. - Thông qua đợt thi đua phân loại các thiếu sót thường gặp ở học sinh để tìm ra biện pháp giúp đỡ hợp lý. Tuyên dương những học sinh rèn luyện đúng cách và có tiến bộ rõ rệt, động viên các em cố gắng để đạt hiệu quả cao hơn trong đợt sau.Hội thi còn tạo cơ hội để các em học sinh được giao lưu, học tập nêu cao tinh thần đoàn kết tương trợ trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tóm lại : Hướng dẫn cho học sinh kể chuyện có sáng tạo - Đây quả là một yêu cầu tương đối khó đối với học sinh lớp 2 nhưng làm được điều này thì câu chuyện kể không những trở nên sinh động hơn mà còn làm giàu thêm vốn từ cho học sinh. Đặc biệt đối với những câu chuyện kể có yêu cầu kể phân vai dựng lại câu chuyện thì điều này lại là yếu tố hết sức quan trọng. Để luyện được cho học sinh biết kể sáng tạo đòi hỏi giáo viên phải có hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt tỉ mỉ, đồng thời trong quá trình học sinh kể giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi bạn kể phải tìm ra được những chi tiết nào sáng tạo trong lời kể, trong điệu bộ, trong cử chỉ của bạn. DẠY THỰC NGHIỆM I. Mục đích của giờ dạy thực nghiệm Bước đầu đánh giá được điểm mạnh và hạn chế của quy trình dạy kể chuyện mà chương trình mới triển khai và cách tiến trình tôi đã nêu trên. Đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức và khả năng mức độ phù hợp của nội dung và phương pháp dạy kể chuyện cho học sinh theo phương pháp kể chuyện sáng tạo. II. Thời gian và địa điểm thực nghiệm: Thời gian: Ngày 5 tháng 12 năm 2017 Địa điểm : 24/36
  25. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo Tôi tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp tôi phụ trách -lớp 2B III. Phương pháp, hình thức tổ chức tiết thực nghiệm: - Phương pháp dạy học nêu vấn đề - Phương pháp quan sát - Phương pháp đối thoại - Phương pháp đóng vai - Phương pháp kể chuyện - Phương pháp thực hành - Phương pháp đánh giá, nhận xét. * Các hình thức tổ chức : Thi cả lớp; thảo luận nhóm, cá nhân, trò chơi IV - Bài dạy thực nghiệm: Thứ ba ngày5 tháng 12 năm 2017 Kể chuyện Tiết 24:Quả tim Khỉ I MỤC TIÊU 1. Kiến thức Dựa trí nhớ, tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện – kể tự nhiên, bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Bước đầu biết đóng vai theo từng nhân vật trong câu chuyện. Biết thể hiện điệu bộ lời nói của nhân vật. 2. Kỹ năng : Tập trung theo dõi bạn kể chuyện ; biết đánh giá lời kể của bạn. 3. Thái độ : Giáo dục học sinh phải chân thật trong tình bạn,không dối trá. II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh phóng to của các tranh trong SGK, có tô màu. Mặt nạ Khỉ,cá Cấu III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 25/36
  26. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo Sắp xếp học sinh ngồi học theo hình chữ U Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Kieåm tra baøi cuõ Giaùo vieân hoûi noäi dung tieát keå Hoïc sinh traû lôøi : Tieát keå chuyeän baøi tröôùc laø gì ? chuyeän tröôùc laø caâu chuyeän: Bím tóc đuôi sam Giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng kể Học sinh lần lượt kể chuyện. lại từng đoạn của câu chuyện và nhắc học sinh thể hiện giọng kể của từng nhân vật. Mỗi em kể 1 đoạn nối tiếp nhau đến hết câu chuyện. Giáo viên tuyên dương khi các em kể Học sinh lên kể. đạt, tốt có giọng kể hay. Giáo viên gọi 1 em khá lên kể lại toàn bộ câu chuyện bằng một giọng kể tự nhiên. Cho các em trong lớp nhận xét lời kể của bạn. Giáo viên nhận xét chung 2.Bài mới a .Giới thiệu bài: Hôm trước, các em được HS traû lôøi: Bác sĩ Sói học tiết tập đọc bài gì? Giáo viên gọi học sinh trả lời. Giáo viên ghi đầu bài lên bảng – kể câu chuyện : Quả tim Khỉ vaø cho hoïc sinh Keå chuyeän baøi :Quả tim Khỉ nhaéc laïi . Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của câu chuyện kể hôm nay : b. Hướng dẫn kể chuyện: Giaùo Hoïc sinh traû lôøi - caùc baïn khaùc vieân yeâu caàu hoïc sinh ñoïc laïi laéng nghe vaø boå sung: yeâu caàu 1 cuûa baøi. Döïa vaøo tranh, keå laïi töøng ñoaïn 26/36
  27. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo cuûa caâu chuyeän Quả tim Khỉ. Giáo viên viết yêu cầu 1 lên bảng. Học sinh quan sát và trả lời Sau đó theo tranh (đã được phóng to có màu sắc đẹp). Cho cả lớp quan sát và nhận xét trong tranh có những nhân vật nào ? Giáo viên nói : Đây là nội dung 4 Cả lớp theo dõi và ghi nhớ. bức tranh thể hiện được toàn bộ nội dung câu chuyện Quả tim Khỉ, các em có thể dựa vào hình ảnh của 4 bức tranh, dùng lời của mình kể lại từng đoạn của câu chuyện. Mỗi bức tranh thể hiện một đoạn của câu chuyện, cô sẽ giao cho 4 nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm kể 1 đoạn. Khi kể các em chú ý dùng lời kể của mình để kể sao cho phù hợp với nội dung của tranh, tránh dùng lời lẽ y nguyên trong bài tập đọc. Và đặc biệt là chú ý đến giọng kể điệu bộ cho phù hợp với nhân vật trong truyện. Giáo viên đặt câu hỏi để khắc sâu cách diễn đạt từng nhân vật của câu chuyện: - Nhân vật người dẫn chuyện phải kể Học sinh trả lời : của từng đoạn khác nhau và phải diễn đạt như thế nào? Người dẫn chuyện: - Giọng nói của Khỉ như thế nào ? Đoạn 1:Vui vẻ - Giọng nói của Cá Sấu ra sao? Đoạn 2:Hồi hộp Đoạn 3:Hả hê Khỉ:Chân thật,ân cần. Cá Sấu :Giả dối,lạnh lùng Giáo viên cho các em kể theo nhóm Từng nhóm hoạt động tập thể. khoảng 4 phút. Sau đó tổ chức hoạt động Cùng nhau bàn bạc để đưa ra lời 27/36
  28. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo lớp. Từng nhóm đại diện lên kể trước lớp. kể hay nhất. Từng nhóm thay nhau kể nối tiếp nhau trước nhóm của mình. Học sinh quan sát lời kể của bạn sau đó nhận xét về nội dung lời kể của bạn, cách diễn đạt, cách thể hiện, giọng kể của bạn mình. Học sinh sẽ có nhiều cách kể khác Ví dụ : Một học sinh kể đoạn 1 nhau. Nhưng dù là các em kể như thế nào như sau: Một ngày nắng đẹp thì giáo viên cũng khuyến khích khen ngợi trời,Khỉ đang leo trèo trên hàng các em để động viên. cây ven sơng bỗng nghe tiếng quẫy mạnh dưới nước . Một con vật da sần sùi,mình dài thượt nhe hàm răng sắc nhọn như lưỡi cưa trườn lên bãi cát.Nĩ nhìn Khỉ bằng cặp với hai hàng nước mắt chảy dài. Khỉ ngạc nhiên bắt chuyện và mời Cá Sấu kết bạn. Nếu các em kể như vậy giáo viên cũng nên khen các em vì em đó đã kể đúng và nhận xét : Em kể đúng rồi nhưng chưa biết dùng lời nói của mình để kể chuyện mà yêu cầu của đề bài là em phải biết dùng lời của mình để kể lại đoạn chuyện. Và cho một học sinh khác lên kể lại đoạn chuyện đó theo lời kể của mình. Ví dụ :Một học sinh kể như sau : Ngày xửa ngày xưa, cĩ chú Khỉ rất thích ăn dừa.Vào một ngày nắng đẹp, Khỉ đang leo trèo trên hàng dừa ven sơng thì nghe thấy tiếng quẫy mạnh dưới nước.Tị mị,Khỉ ghé mắt nhìn xuống thì thấy một con vật da sần sùi,mình dài thượt nhe hàm răng sắc nhọn như lưỡi cưa trườn lên 28/36
  29. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo bãi cát.Nĩ nhìn Khỉ bằng cặp với hai hàng nước mắt chảy dài. Khỉ ngạc nhiên bắt chuyện và hỏi tại sao bạn khĩc. Tơi khĩc vì chả ai chơi với tơi. Thế thì tơi mời bạn chúng ta cùng chơi với nhau nhé. Cá Sấu mừng rỡ. Từ nay tơi cĩ bạn chơi rồi. Giáo viên nên khuyến khích học sinh Học sinh nhận xét giọng kể của kể bằng lời của mình. bạn và bổ sung những thiếu sót của bạn và kể lại được đoạn đó. Sau đó các nhóm khác lần lược bổ sung. Giáo viên nhắc nhở các em khi kể phải thể hiện điệu bộ giọng kể phù hợp với đoạn của câu chuyện. Đoạn đầu tiên em phải kể với thái độ của Khỉ ân cần khi hỏi Cá sấu. Cá Sấu mừng rỡ khi được Khỉ kết bạn. - Đoạn 2 Có thể học sinh kể : Một hôm Cá Sấu mời Khỉ đến nhà chơi. Khỉ nhận lời ngồi lên lưng Cá Sấu rồi từ từ bơi ra giữa sông. Cá Sấu lừa Khỉ vua của tôi ốm nặng thầy thuốc bảo phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi được. Tôi đang cần quả tim của bạn. Khỉ hốt hoảng nhưng rồi nó bảo quả tim tôi để ở nhà bạn vui lòng đưa tôi về để tôi lấy quả tim dâng cho nhà vua. Học sinh khác nhận xét lời kể của Giáo viên gọi bạn khác kể bổ sung. bạn – đoạn bạn vừa kể Ở đoạn này, giáo viên nhắc nhở các Học sinh bổ sung lời kể của bạn và 29/36
  30. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo em cần kể với giọngcủa Khỉ bình tĩnh,khơn nhận xét lời kể của bạn. Kể lại ngoan khi nĩi với Cá Sấu ở giữa sơng được đoạn chuyện đĩ cĩ sáng tạo - Đoạn 3: HS có thể kể tốt nhưng điệu Caùc baïn trong lôùp cuøng nhau goùp bộ cử chỉ chưa phù hợp : Như khi kể đoạn yù xaây döïng ñeå nhaän xeùt lôøi keå Khỉ mắng Cá Sấu phải thể hiện sự phẫn nộ cuûa baïn. . Giáo viên dùng câu hỏi để gợi ý cho học sinh cách thể hiện giọng kể thì neùt maët em phaûi nhö theá naøo? + Em thaáy baïn ñaõ theå hieän neùt maët Hoïc sinh keå laïi ñoaïn ñoù. chöa ? - Đoạn 4: Giáo viên hỏi : Ở đoạn này Học sinh lần lượt trả lời và đưa ra thì các em phải diễn tả nét mặt của Cá Sấu lời nhận xét khi bạn mình kể xong. như thế nào ? Sau khi các em kể cá nhân - tổ chức Lớp theo dõi nhận xét cho các em cùng nhau thi kể – 4 em lên kể tiếp nhau đến hết câu chuyện. Tuyên dương các em khi các em kể tốt. Sau đó cho thêm vài em kể lại – tổ chức thi đua giữa các nhóm với nhau nhằm động viên khuyến khích các em tự tin khi tham gia kể chuyện. - Cho học sinh kể toàn bộ câu chuyện. Học sinh lên kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện kết hợp với lời nói nét mặt cử chỉ điệu bộ của mình để thể hiện câu chuyện. Vài học sinh kể. Lớp nhận xét – tuyên dương và chọn ra những bạn kể hay nhất. - Cho học sinh đóng vai theo nhân vật 30/36
  31. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo + Câu chuyện này gồm mấy nhân vật? - Ba nhân vật. + Các em có thích lên đóng vai không ? Nhóm cử các bạn đóng vai theo + GV cho các em hoạt động theo nhân vật trong câu chuyện Quả tim nhóm. Mỗi nhóm sẽ cử ra bốn bạn đóng Khỉ các vai trong câu chuyện. Lưu ý là các em phải diễn tả được nội dung câu chuyện. Người dẫn chuyện phải nhịp nhàng với các bạn đóng vai . Cả lớp theo dõi các bạn – nhận xét Để các em làm quen thì nhóm đầu đánh giá hoạt động của các nhóm. tiên, giáo viên là người dẫn chuyện. Khen thưởng nhóm đóng vai tốt – đạt yêu cầu . Giáo viên nhận xét chung và bổ sung góp ý cho nhóm chưa đạt khen thưởng những nhóm đóng tốt. 3.Củng cố – dặn dò - Các em vừa kể chuyện gì ? - Hoïc sinh traû lôøi : Quả tim Khỉ -Qua câu chuyện trên em rút ra được Hoïc sinh nêu bài học gì? -Nhận xét tiết học. -Veà nhaø caùc em taäp keå cho gia ñình nghe. IV : KẾT QUẢ THỰC HIỆN Sau khi đưa nội dung thực nghịêm vào chương trình giảng dạy, tôi đã thu thập được một số kết quả như sau : Trước khi thực nghiệm Sau khi thực nghiệm Kết quả Học sinh kể chuyện theo Sau khi tôi vận dụng 7 biện Biết kể chuyện bằng tranh chưa hình thành được pháp giúp học sinh kể tranh và biết sử dụng cách kể lại câu chuyện theo chuyện bằng hình thức sáng điệu bộ lời nói sáng lời kể của mình. Các em tạo nên đã tạo được một số tạo, ngôn ngữ riêng còn nhìn vào sách và lời kể điều rất rõ. Khi học xong của các em: hầu hết là các em thuộc ở tiết kể chuyện các em rất Trước : 20 % 31/36
  32. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo bài tập đọc. Ngôn ngữ của thích và các em tự tin hẳn Sau : 100 % các em chưa thể hiện được so với thời gian đầu, các em nội dung của nhân vật. Học không cịn rụt rè như trước Học sinh kể chuyện sinh chưa biết diễn đạt từng nữa mà hay xung phong lên sắm vai nhân vật : lời nói bằng giọng truyền kể. Lời kể thể hiện được Trước : 34,3 % cảm từng giọng nói điệu bộ của Sau : 96 % nội dung câu chuyện. Về hình thức sắm vai và kể Số còn lại vẫn còn do chuyện theo nhóm. Các em Các nhóm đã biết cách tổ các em bị chậm phát chưa tự đóng được nhân vật chức thảo luận nhóm thông triển trí não. của mình đảm nhận, các em qua bạn nhóm trưởng. luôn mang tâm trạng nhút Khi các em tham gia kể nhát không dám kể hay chuyện sắm vai nhân vật, đóng vai nhân vật. Chưa các em đều rất thích và thể hoà mình cùng nhân vật hiện rất tốt các nhân vật, lời Hầu hết khi học môn kể thoại cũng như hình thức chuyện các em chưa đạt được các em diễn tả lại rất được những kĩ năng cần đạt hay. Được các bạn trong lớp ở học sinh thông qua môn tán thưởng. kể chuyện. Qua một thời gian vận dụng đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo” tôi nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt ở môn kể chuyện . Lớp học nhẹ nhàng, tự nhiên và chất lượng hơn. Học sinh vui vẻ thích học tập, hăng hái phát biểu ý kiến và tham gia học tập một cách tích cực. Phát hiện một số năng khiếu đặc biệt của một số học sinh. Qua đó, giúp tôi giáo dục các em đúng trọng tâm hơn. Có tinh thần đoàn kết trong bạn bè, phát huy tính tập thể cao. Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin hơn, có cơ hội khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập. Như vậy, những tiết dạy phong phú đã thu hút, lôi cuốn các em trong giờ kể chuyện, làm cho các em như sống lại với những nhân vật trong truyện. Với niềm say mê của học sinh cũng như sự dạy dỗ tận tình của giáo viên và phương pháp dạy học phù hợp thì giờ kể chuyện sẽ là một môi trường tốt để rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói cho học sinh, là những kỷ niệm đáng nhớ của thời thơ ấu dưới mái trường thân yêu của các em.Đặc biệt với những biện pháp trên học sinh lớp tôi không chỉ tham gia thi kể chuyện ở lớp,trường mà về xã,xóm để thể hiện .Các em mạnh 32/36
  33. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo dạn,thích kể chuyện cho gia đình nhà mình nghe vào những buổi sum họp cuối tuần.Hơn nữa đề tài đó đã được lan rộng tới toàn giáo viên trong khối và toàn trường áp dụng để dạy cho các em học sinh được phát triển toàn diện. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận: Việc vận dụng đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo” trong tiết học kể chuyện chính là tạo ra một môi trường học tập mà học sinh tích cực chủ động hơn. Các em mạnh dạn tham gia các hoạt động. Từ đó những kĩ năng giao tiếp được phát triển. Sự say mê học tập của các em là nguồn động viên thúc đẩy tôi phải luôn vận dụng các biện pháp kể chuyện sáng tạo vào tiết học. Đồng thời giúp tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu thiết kế các biện pháp mới để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Để giúp các em biết kể chuyện sáng tạo, giáo viên cần rèn luyện học sinh khả năng quan sát thông qua việc quan sát tranh minh hoạ. Dựa vào tranh các em phải kể được lại bằng lời của mình. sau đó các em kể lại được câu chuyện và kết hợp cử chỉ điệu bộ thể hiện giọng nói sao cho phù hợp với nhận vật trong câu chuyện. Và để hình thành trẻ biết hoà mình vào nhân vật và đóng vai nhân vật ấy bằng cách đóng kịch. Giáo viên là người phải đánh giá đúng mức về kể chuyện sáng tạo là giúp học sinh: Kể bằng giọng tự nhiên,điệu bộ thích hợp câu chữ của bản thân và giúp học sinh hiểu nhân vật,tình tiết,cốt truyện. Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng một vài biện pháp để giáo viên giảng dạy kể chuyện sáng tạo cho học sinh, tôi xin rút ra những điều cơ bản sau : -Nghiên cứu bài thật kĩ trước khi lên lớp. Nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện cho trẻ. Để dạy tốt tiết kể chuyện thì trước hết giáo viên phải là người tạo nền tảng trước cho các em. -Tạo không khí lớp học thật thoải mái. Không gò ép gây sự chán nản cho học sinh . -Tổå chức sắp xếp cách ngồi học phù hợp với tiết học. Để tạo được sự gần gũi trong tiết học kể chuyện vì các em khi nghe kể chuyện rất thích ngồi quây quần lại với nhau nên giáo viên cũng nên nghiên 33/36
  34. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo cứu kĩ cách sắp xếp chỗ ngồi trong tiết kể chuyện. Có thể không giống với môn khác vì kể chuyện là môn học có đặc thù riêng. -Giáo viên phải nắm thật kĩ mục đích yêu cầu của từng bài. -Sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp. Tổ chức nhiều hình thức dạy học nhằm kích thích sự thi đua ở các em. Không áp đặt HS kể rập khuôn, máy móc, khuyến khích HS kể sáng tạo theo suy nghĩ của mình. -Đồ dùng dạy học phải phong phú. Tranh ảnh minh hoạ phải có màu sắc đẹp để thu hút học sinh. -Giáo viên phải lựa chọn câu hỏi gợi ý để học sinh nắm lại nội dung câu chuyện và hướng dẫn cho các em biết dùng lời của mình để kể chuyện kết hợp với các phụ diễn khác minh hoạ cho lời kể của mình. -Tạo cho học sinh biết tự phân vai và trong nhóm diễn lại nội dung câu chuyện thông qua hình thức diễn kịch mà chính các em sẽ đảm nhận các vai đó. -Thường xuyên theo dõi và giúp đỡ các em còn nhút nhát – chưa tự tin khi tham gia kể chuyện. -Điều cần đạt ở đây là học sinh phải biết lắng nghe – quan sát và nhận xét – góp ý cho các bạn và tự mình rút ra cho mình những điều cần thiết. - Bản thân người giáo viên cần tự trang bị kiến thức cho mình thông qua sách báo, tài liệu, giáo trình tham khảo và luôn học hỏi các đồng nghiệp đi trước những cái hay, cái mới để áp dụng vào giảng dạy cho được tốt hơn. Cho nên người giáo viên cần có cuốn sổ tay ghi chép những gì học sinh đạt được và chưa đạt được khi học bài đó để rút kinh nghiệm cho những năm học sau. Kết hợp tốt mối quan hệ giữa học sinh với nhau để giúp các em cùng tiến bộ. Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết và say mê với nghề nghiệp. Trao đổi kinh nghiệm và tiếp nhận sự đóng góp nhiệt tình của các đồng nghiệp. Đồng thời, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình – nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy và học sinh học hiệu quả hơn. 34/36
  35. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo B. Kiến nghị Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài tôi đưa ra một vài biện pháp trên và qua giảng dạy thì kết quả là học sinh chuyển biến rất rõ nét. Và có hướng phát triển thêm về đề tài của mình tôi xin có một số kiến nghị sau : -Hiện nay trường chúng tôi ở vùng nông thôn, việc đầu tư trang thiết bị hiện đại như máy chiếu chưa có đủ nên chúng tôi phải chuẩn bị tranh ảnh cho tiết dạy. Và tranh ảnh môn Tiếng việt lớp 2, đặc biệt là phân môn kể chuyện trong thư viện không có mà hầu hết chúng tôi phải tự làm để dạy. Vì vậy tôi đề nghị có thể cung cấp thêm cho thư viện một số tranh ảnh phóng to trong sách giáo khoa để thuận lợi cho việc giảng dạy môn Tiếng việt. -Nên tổ chức lớp học về chuyên đề môn kể chuyện ở các cụm, trường để các đồng chí giáo viên được học tập . -Tùy theo từng thời gian, chủ điểm năm học nhà trường, huyện cần tổ chức cho học sinh tham gia hội thi kể chuyện với nội dung phù hợp. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế giảng dạy. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đề tài của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được hội đồng xét duyệt và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung thêm để đề tài của tôi được hoàn hảo và vận dụng thực tiễn sao cho có hiệu quả cao hơn. - Cam đoan : Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi thực hiện trong năm học 2017 - 2018, không sao chép của bất cứ ai. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm . PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng lớp 2 Nhà xuất bản Giáo dục 2. Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 2 Nguyễn Minh Thuyết - NXBGD 3. Hướng dẫn giảng dạy Tiếng việt lớp 2 Tập 1 + 2 35/36
  36. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo Nhà xuất bản Giáo dục - BGDĐT 4. Một số lưu ý khi dạy Tiếng Việt ở Tiểu học Sở Giáo dục Hà Nội 5. Trò chơi học tập Tiếng Việt 2 Trần Mạnh Hưởng - Nguyễn Thị Hạnh - Lê Phương Nga NXBGD MỤC LỤC PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài trang 1 2. Mục đích nghiên cứu trang 2 3. Đối tượng nghiên cứu trang 2 4. Thành phần tham gia nghiên cứu trang 2 5. Phương pháp nghiên cứu trang 3 6. Kế hoạch nghiên cứu trang 3 PHẦN II : NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1 : Cơ sở lý luận 1.Vị trí của phân môn kể chuyện trong trường Tiểu học trang 4 2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học trang 5 II : Thực trạng vấn đề trang 6 1. Thuận lợi trang 6 2. Khókhăn trang 7 3. Quá trình nghiên cứu từ thực tế và khảo sát trong giờ trang 7 kể chuyện lớp 2 III : Các giải pháp trang 10 36/36
  37. Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo A. Phân tích các giải pháp trang 10 B. Dạy thực nghiệm trang 32 IV : Kết quả thực hiện trang 42 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ A. Kết luận trang 44 B. Đề xuất và khuyến nghị trang 47 PHẦN IV : TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 48 37/36