Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_che_bien_mon_an_cho_tre_tr.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1: Lý do chọn đề tài 2 2: Mục đích nghiên cứu 2 3: Đối tượng nghiên cứu 2 4: Phương pháp nghiên cứu 2 5: Phạm vi thực hiện đề tài 2 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1: Cơ sở lý luận 3 2: Thực trạng . 4 2.1. Thuận lợi 4 2.2. Khó khăn 4 2.3. Khảo sát đầu năm 4 3: Biện pháp thực hiện 5 4: Kết quả đạt được 16 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1: Kết luận 18 2: Khuyến nghị 18 1/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khỏe mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong trường mầm non việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhưng việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ như thế nào để đảm bảo. Điều này thật không dễ, nó luôn đòi hỏi chúng ta phải có những sáng kiến và hiểu biết về nấu ăn cho các bé một cách khoa học nhất. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non có tầm quan trọng như vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non” 2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra những biện pháp chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non để trẻ em được phát triển hài hoà cân đối và có thể tránh được những bệnh về dinh dưỡng. 3. Đối tượng ngiên cứu: Nghiên cứu về cách chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thực hành Phương pháp thử nghiệm Phương pháp quan sát 5. Phạm vi thực hiện đề tài * Thời gian: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018 * Phạm vi: Trường Mầm Non tôi đang công tác. 2/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Cơ sở lý luận Trẻ em hôm nay Thế giới ngày mai Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, sinh trưởng và phát triển. Song song với việc chăm sóc là việc nuôi dưỡng trẻ mà ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Nấu ăn là một công việc hết sức gần gũi và quen thuộc trong mỗi gia đình và trường mầm non. Vậy nấu ăn như thế nào để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt đối với trẻ mầm non ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý. Vì vậy công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non là một việc hết sức quan trọng. Thông qua các món ăn mà các bé có thể cảm nhận được tình yêu của các cô giáo ở trường mầm non dành cho bé, những ký ức về tuổi thơ sẽ theo các bé lớn lên hàng ngày. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất và tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục là điều tất yếu. Vì sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người, là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội " Không thể có sự thông minh trong cơ thể ốm yếu". Do vậy việc tăng cường sức khoẻ cho trẻ em những chủ nhân tương lai của đất nước là việc làm thiêng liêng, cao cả là trách nhiệm của gia đình, xã hội và đặc biệt là đội ngũ giáo viên, nhân viên mầm non, lực lượng trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ giúp trẻ lớn lên trở thành những con người mạnh về thể chất, đẹp về tâm hồn, cao về trí tuệ. Trẻ em hôm nay là nguồn nhân lực của ngày mai, yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của đất nước trên con đường Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Là một nhân viên nuôi dưỡng trực tiếp nấu ăn cho trẻ tại trường, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm sao cho các bữa ăn của trẻ đã đủ chất, đủ lượng, theo thực đơn, đúng khẩu phần, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm thế nào chế biến để trẻ ăn ngon miệng, hết định xuất, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, các chỉ số 3/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” phát triển hài hòa theo từng độ tuổi, để mỗi ngày đến trường của trẻ thực sự là một ngày vui. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi Năm học 2017 – 2018, trường mầm non tôi đang công tác rất vinh dự được đón nhận bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Được sự quan tâm của phòng giáo dục, Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện về mọi mặt cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Nhà bếp đã được đầu tư xây dựng theo quy trình bếp một chiều, với đầy đủ trang thiết bị đồ dùng phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ thuận lợi cho việc giao nhận thực phẩm cũng như chế biến món ăn. Nhân viên tổ nuôi luôn nhiệt tình, yêu nghề, chịu khó tìm tòi sáng tạo trong chế biến các món ăn cho trẻ. Được sự tin tưởng, ủng hộ, động viên kịp thời của phụ huynh học sinh. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 100%. 2.2. Khó khăn : Số tiền ăn của trẻ với mức 12.000đ/ 1 trẻ/ ngày nên khó chế biến được nhiều món ăn cho trẻ. Các nhà cung cấp thực phẩm vẫn là những cơ sở nhỏ lẻ, chưa có hệ thống cung cấp thực phẩm như các công ty có đầy đủ cơ sở pháp lý. Có một số trẻ ăn các món ăn ở trường còn kém 2.3 Khảo sát đầu năm : Bảng theo dõi tình hình trẻ ăn bán trú tại trường trong tháng 9 năm 2017 Số Tỷ lệ Nội dung thử nghiệm lượng % Trẻ ăn bán trú tại trường 555 100 Trẻ ăn các loại thức ăn 476 85,7 Trẻ ăn hết xuất 490 88,2 Kênh bình thường 474 85,4 Kênh béo phì 11 1,98 Kênh thấp còi 44 7,9 Kênh suy dinh dưỡng 39 7,0 4/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” 3. Biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa Như chúng ta đã biết với mỗi một mùa nào thì đều có những loại thực phẩm phù hợp với mùa đó. Ăn những loại thực phẩm phù hợp với mùa vừa ngon lại không có chất kích thích, chất bảo quản và đó cũng là lý do quan trọng để tôi xây dựng thực đơn cho trẻ. Để có một thực đơn hợp lý và cân đối cho trẻ thì tôi luôn phải phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo năng lượng theo lứa tuổi nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Chế biến các món ăn phù hợp với từng độ tuổi để trẻ ăn được hết xuất, phải cân đỗi tỷ lệ giữa các bữa trưa, chiều, đủ lượng calo, caxi, B1, cân đối giữa các chất P- L- G. Nhóm lương thực khi ăn giàu chất đạm, chất béo, nhóm thức ăn Vitamin và khoáng chất không có loại thức ăn nào là dư các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể. Do đó tôi thường chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng hỗn hợp nhiều loại thực phẩm trong ngày, nhóm thức ăn phải thay đổi từng bữa, từng món ăn cũng cần nhiều gia giảm để làm món ăn thêm phong phú và hấp dẫn trẻ. Ví dụ: Thực phẩm làm từ đậu phụ tôi có thể chế biến thành món đậu phụ hấp trứng, thịt nhồi đậu phụ Món đậu phụ, thịt xay sốt cà chua Bên cạnh việc phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp thì tôi cũng rất chú trọng tới việc xây dựng thực đơn theo mùa như: 5/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” Mùa hè nóng bức thì nhu cầu về các món có nhiều nước tăng lên, những món như canh cua, canh chua, bún, phở trẻ rất thích. Còn về mùa đông thời tiết lạnh tôi có thể sử dụng các món hầm nhừ, kho, xốt nhiều hơn như thịt trứng chim cút kho tàu, thịt lợn thịt bò hầm củ quả, canh củ quả nấu thịt lạc vừng Còn các loại rau quả thì mùa nào thứ đó. Trên thực tế thời gian gần đây vì lợi nhuận cá nhân vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khó khăn, yêu cầu phải lựa chọn thực đơn phù hợp, thực phẩm theo tuần, theo mùa, từng thời kỳ các loại thực phẩm sạch không độc hại, không có vi khuẩn gây bệnh trong việc thay đổi thức ăn theo từng bữa có đủ chất lượng và số lượng. Tôi đã lưu ý các thực phẩm phải đảm bảo về chất lượng để đảm bảo cho khẩu phần ăn không bị thay đổi về thành phần của các chất dinh dưỡng. Những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mà tôi đã lựa chọn đưa vào xây dựng thực đơn đều có giá trị dinh dưỡng cao: Những loại thực phẩm rau, củ, quả, rau ngót, rau dền, bí đỏ, cà rốt, bí xanh, bắp cải, cà chua, khoai tây, su hào Đặc biệt nhất là nhóm thực phẩm: rau ngót, rau dền, bí đỏ, cà rốt là những loại thực phẩm trong đó chứa rất nhiều Vitamin C đối với trẻ em có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, khô mắt và có khả năng chống ung thư. Những loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng, cá là những loại thực phẩm trong đó có chứa rất nhiều Protein, hàm lượng Protein của các loại thực phẩm này đều sấp xỉ ngang nhau về chất lượng có đầy đủ các Axitamin cần thiết ở tỷ lệ cân đối nên trong thực đơn mà tôi xây dựng đều phải có thịt, trứng, cá. Ví dụ: Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt gà có thể chế biến thành món thịt gà xào giá, thịt gà om nấm Vì vậy mà bữa chính của trẻ luôn được tô màu, nhằm đảm bảo được nhóm thức ăn hàng ngày của trẻ. Ngoài bữa chính ra tôi còn bổ xung cho trẻ nhà trẻ ăn các loại quả chín ở bữa phụ chiều với các loại quả như: Chuối tiêu, dưa hấu, thanh long những loại quả này đều chứa Vitamin và chất khoáng, có vai trò kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn và bổ xung cho các bé thêm sữa Dollac sau giờ ăn phụ chiều. Với mức thu 12.000đ/ngày/trẻ để xây dựng thực đơn đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng lại đảm bảo calo và đạt tỷ lệ các chất đòi hỏi tôi phải tính theo khả năng tài chính hiện có để đảm bảo được bữa ăn phong phú và đa dạng thực đơn ngày nào cũng phải có thịt, cá, trứng, rau, hoa quả, thì tôi phải phối hợp thực phẩm rẻ tiền với những thực phẩm đắt tiền. Nguyên tắc này rất quan trọng mà số tiền lại có hạn mà nhờ có nó mà trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ vẫn được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. 6/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” Dưới đây là bảng thực đơn đã và đang được thực hiện tại trường Mầm Non tôi đang công tác. - Thực đơn mùa hè: Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Bữa - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ -Thịt cá viên - Thịt gà - Thịt bò om - Thịt lợn - Thịt lợn, Sáng sốt cà chua hầm củ quả khoai tây cà rốt đậu phụ, trứng vịt đảo - Canh rau cải - Canh rau - Canh bí đao sốt cà chua. bông. nấuthịt lợn. ngót nấu nấu thịt - Canh bầu - Canh bí đỏ tôm nấu tôm lạc vừng - Bánh trứng - - Mỳ thịt -Kem caramen Cháo gà Chè thập Chiều Sữa lợn - Bánh bao cẩm - Thực đơn mùa đông: Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Bữa - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Thịt, cá sốt cà - Thịt gà - Thịt lợn, - Thịt bò - Thịt lợn, Sáng chua hầm củ quả trứng vịt đảo om khoai trứng cút - Canh bí đỏ đỗ - Canh bầu bông. tây, cà rốt. kho tàu. xanh nấu thịt lợn nấu tôm - Canh bắp - Canh bí - Canh su cải nấu thịt. xanh nấu hào cà rốt tôm. nấu thịt. - Kem caramen - Cháo thịt - Xôi lạc - Mì gạo - Bánh trứng Chiều - Bánh bao gà vừng nấu thịt lợn - Sữa 3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn thực phẩm sạch trong chế biến ăn cho trẻ Hiện nay do sự phát triển kinh tế tăng cao nên những thực phẩm từ động vật cũng như thực vật đều chứa nhiều chất bảo quản và chất kích thích. Ban giám hiệu làm hợp đồng ký kết mua bán thực phẩm. Trong hợp đồng nêu rõ yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả, thời gian giao nhận và điều khoản thi hành có xác nhận của UBND xã. Hợp đồng được làm thành 3 bản: UBND xã giữ một bản, Nhà trường giữ một bản và nhà cung cấp giữ một bản, nếu có vấn đề về thực phẩm không được đảm bảo thì nhà cung cấp thực phẩm phải chịu trách nhiệm. 7/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” Khi lựa chọn các thực phẩm sạch không có vi khuẩn gây bệnh, thực phẩm phải tươi ngon, sạch sẽ, không ôi thiu, dập nát. Trong việc thay đổi các món ăn theo từng bữa cho đủ chất lượng và số lượng, tôi đã lưu ý các thực phẩm được thay thế phải tương đương về chất lượng để đảm bảo cho khẩu phần ăn không bị thay đổi về các thành phần các chất dinh dưỡng. Giảm gluxit tinh chế biến đến mức tối thiểu vì thừa gluxit dẫn đến béo phì, béo phì là nguyên nhân dẫn đến mắc các bệnh về tim mạch, nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ gluxit theo thức ăn để làm giảm sự phân huỷ các protein đến mức tối thiểu. Khi chọn thực thẩm tươi ngon không có thuốc trừ sâu hay chất kích thích, chất xúc tác. Thức ăn chế biến sẵn phải chọn thương hiệu uy tín về chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể khi ta nhận thực phẩm phải đảm bảo thực phẩm như sau: Đối với rau, trái cây nên lựa chọn loại tươi, còn nguyên cuống, không dập nát, không có những đốm màu khác nhau. Những loại rau quả ít dùng thuốc trừ sâu là bầu, bí xanh, bí đỏ, chuối Thận trọng với những loại rau: rau muống, rau cải xoong, cải bẹ xanh, cải ngọt, đậu đũa. Không mua rau đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường như qúa mập, quá phồng hoặc dính các hạt bụi nhỏ. Tránh mua rau có rễ bám nhiều đất vì đó là nguồn vi sinh gây hư hỏng nhanh rau quả. Rau nên nhặt sạch, bỏ lá giập, rửa dưới vòi nước chảy. Đối với các loại thịt khi nhận thực phẩm chú ý như sau: Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Thịt tươi và sạch cần phải không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh. Lựa chọn thực phẩm tươi ngon 8/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” Đối với cá và hải sản, tốt nhất nên mua cá tôm đang còn sống, đang bơi trong nước. Cá tươi có miệng ngậm kín. Thân cá rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay trên thịt cá. Vảy cá óng ánh, bám chặt thân cá, không có niêm dịch và mùi hôi thối khó chịu. Mang có có màu đỏ hồng, không bị nhớt hay mùi hôi. Trôn cá thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt và bụng cá lép. Chọn tôm tép vỏ sáng lóng lánh, dài và trơn láng. Thực hiện tốt công tác giao nhận thực phẩm, sự phân công của Ban giám hiệu cho tổ bếp. Người trực tiếp nấu ăn trong ngày hôm đó phải nhận thực phẩm và phải có đủ các thành viên là Ban giám hiệu, giáo viên, kế toán. Hình ảnh giao nhận thực phẩm Kiểm tra sát sao trong việc giao nhận thực phẩm, ghi chất lượng thực phẩm. Ngoài ra để chế biến món ăn được đảm bảo thì nguồn nước sạnh cũng rất quan trọng. Do nhà trường thuộc khu vực nông thôn chưa có nguồn nước máy để sử dụng mà chủ yếu dung bằng nước giếng khoan nhưng để đảm bảo được cho chế biến cho trẻ được đảm bảo ăn toàn nhà trường đã không ngừng tiến hành thay cát bể lọc không có các hoá chất, tiêu chuẩn Asen cho phép là 0,01 kết quả kiệm nghiệm mẫu nứơc sau khi thay cát là 0,005 chúng tôi đã thông báo kết quả này với các giáo viên, nhân viên trong trường và phụ huynh học sinh vì vậy mà mọi 9/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” người càng rất yên tâm. Nhà trường còn cải tạo nguồn nước bằng cách đưa thẳng nguồn nước tới khu nấu. Đưa nguồn nước tới khu nấu 3.3. Biện pháp 3: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi nấu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội. Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khỏe trẻ nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay. a. Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường không đơn thuần chỉ giúp sạch sẽ mà còn có tác dụng giúp chúng ta tránh được một số bệnh. Đối với bản thân tôi và chị em trong tổ bếp: Đầu tóc gọn gang, quần áo, móng tay, móng chân phải sạch sẽ gọn gang, rửa tay bằng xà phòng, trước khi chia thức ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tẩy bẩn trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ, thay dép trước khi vào bếp, có khẩu trang, tạp dề, mũ. Nhà trường tạo điều kiện cho chúng tôi khám sức khoẻ định kỳ và được tập huấn. Đối với môi trường: Đảm bảo có nước sạnh khi dùng, hàng ngày quét dọn bếp và các khu vực gần bếp, khơi thông cống rãnh, hố rác, xử lý rác thải hợp vệ sinh, định kỳ diệt ruồi mỗi. Thực hiện tốt dây chuyền chế biến trong nhà bếp đảm bảo tính ngăn nắp, gọn gàng. 10/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” Lau dọn vệ sinh khu bếp b. Sơ chế thực phẩm Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, các nhà sản xuất thường lạm dụng các chất kích thích, chất bảo quản do đó việc sơ chế thực phẩm trước khi đem vào chế biến rất quan trọng và cần thiết làm tốt việc sở chế sẽ làm mất được nhiều các chất bảo quản có trong thực phẩm. Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật thì rửa sạch trần bằng nước sôi sau đó bỏ nước trần thịt đi rồi mới xay nhỏ, chế biến. Còn đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật sau khi sơ chế sạch sẽ rửa sạch và ngâm nước 30 phút mới chế biến. c. Cách chế biến món ăn. Để phù hợp với lứa tuổi mầm non các cháu nhỏ, dễ tiêu hoá khi chế biến món ăn cho trẻ tôi đã lưu ý những vấn đề sau: Khi chế biến các món ăn cho trẻ tôi thường phải xay nhỏ với những món thịt, lạc, vừng, thái hạt lựu nhỏ với những loại củ quả như su hào, cà rốt, khoai tây và những món nấu cho trẻ cẩn nấu nhừ. 11/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” Say nhỏ thịt trước khi chế biến Trong quá trình chế biến tôi sử dụng nước lọc đã qua kiểm tra đảm bảo yêu cầu để nấu cháo, cơm, canh và thức ăn mặn. Chế biến thực phẩm đảm bảo chất lượng hấp dẫn, phù hợp với trẻ đảm bảo an toàn, không xảy ra ngộ độc Phối hợp dây chuyền nhịp nhàng trong chế biến món ăn cho trẻ. Nấu chín kỹ, nấu xong cho trẻ ăn ngay. Thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo quy định 24/24. Mẫu thức ăn chúng tôi lấy khi vừa nấu để nguội. Lượng thức ăn lưu mẫu bằng một xuất ăn của trẻ, đem cho vào hộp có nắp đậy bên ngoài viết vào mẩu giấy nhớ có ghi tên món ăn, số lượng, giờ lưu và ký tên người lưu thực phẩm sau đó mới cho vào tủ lạnh để ngăn mát. Người lưu đồng thời phải vào sổ lưu mẫu thức ăn. Chú trọng công tác vệ sinh khu bếp, đồ dùng dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường. Để riêng dụng cụ sống chín. 12/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” Dụng cụ chế biến thực phẩm chín Chúng tôi thống nhất trong nhà bếp thực hiện nguyên tắc “Làm đâu sạch đấy đứng dậy dọn ngay”. Vì điều kiện trường chưa có tủ hấp sấy nên chhúng tôi đã thực hiện theo lịch phân công của tổ nuôi đến phiên ai trực sáng thì phải đun nước sôi để tráng bát, thìa, dụng cụ chia thức ăn trươc khi cho trẻ ăn. Sau đó cô phụ chia bát, thìa vào từng rổ của các lớp để tránh nhầm lẫn. Chế biến món ăn cho trẻ 13/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” Chế biến món ăn cho trẻ 4.4.Biện pháp 4: Phối hợp với giáo viên trong việc tổ chức giờ ăn cho trẻ Để tổ chức giờ ăn cho trẻ đạt kết quả cao, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất tôi cùng giáo viên tổ chức giờ ăn cho trẻ, qua đây tôi cũng được chăm sóc cho trẻ, xem trẻ ăn có ngon miệng không. Để giờ ăn đạt hiệu quả cao tôi cùng giáo viên trên lớp giới thiệu món an của ngày hôm nay tên là gì và món ăn hôm nay được phối hợp như thế nào có ý nghĩa như thế nào bên cạnh đó tôi cùng giáo viên còn động viên trẻ ăn hết xuất, tham kham khảo ý kiến các cháu “ Hôm nay các con ăn món này có ngon miệng không” để cùng điều chỉnh thực đơn. Giới thiệu món ăn cho trẻ 14/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” Ví dụ: Đối với trẻ có tình trạng béo phì thì cho các cháu ngồi riêng bàn chia cơm cho trẻ 2 bát thành 3 bát để cho trẻ có cảm giác ăn được nhiều và tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau. Hỗ trợ giáo viên trên lớp tuyên truyền về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức như: Tổ chức cho trẻ chơi “ Bé tập làm nội trợ’, xây dựng góc học tập tranh ảnh, đặc biệt là khâu chế biến tại bếp nhà trường, cho trẻ các lớp thăm quan nhà bếp vào tháng 9 đầu năm học. Tôi giới thiệu cho trẻ hiểu thêm về việc làm hàng ngày của tổ nuôi và động viên trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dán bảng theo dõi sức khoẻ của trẻ hàng tháng ở cửa lớp, có bảng tài chính công khai ở sân trường để phụ huynh học sinh được biết. Với tâm huyết và yêu thích công việc của mình tôi luôn suy nghĩ lắng nghe ý kiến của các cấp lãnh đạo, bạn đồng nghiệp và tham khảo thực đơn của các trường bạn để điều chỉnh thực đơn cho hợp lý phù hợp với giá cả thị trường và trẻ được ăn ngon miệng hết xuất. Trong năm học 2017-2018 tôi tham gia đầy đủ các phong trào các hội thi cấp trường do nhà trường tổ chức như thao giảng lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường. Tôi đều đầu tư suy nghĩ kết hợp thực phẩm và nghĩ cách chế biến phong phú, trình bày đẹp mắt. (Ảnh Thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường) 15/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” (Ảnh thao giảng của tôi) 4. Kết quả đạt được Với tình thần trách nhiệm cao tôi cùng chị em trong tổ bếp đã hoàn thành tốt công việc nuôi dưỡng của mình cũng như tiêu trí của trường đề ra: * Trong năm học qua không có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường. * Trung tâm y tế về kiểm tra bếp đảm bảo an toàn sạch sẽ. * Ban giám hiệu kiểm tra quy trình chế biến món ăn đạt tốt. * Phụ huynh tin tưởng về công tác nuôi dưỡng trẻ tại trường. * Chọn thực phẩm an toàn * Ăn ngay sau khi nấu * Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín * Tránh ô nhiễm giữa thức ăn sống và chín với bề mặt bẩn * Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn đã làm việc khác. Nếu người làm bếp bị thương ở tay thì phải băng kín. * Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn, khăn lau bát đĩa cần luộc nước sôi sau khi sử dụng. * Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các loại động vật khác. * Sử dụng nguồn nước sạch và an toàn. * Quản lý đồ dùng, dụng cụ nấu ăn. * Chế biến thức ăn ngon, sạch đảm bảo khẩu phần. 16/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” * Tiết kiệm. * Đúng giờ. Bảng so sánh đối chứng kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài này KQ đầu năm KQ cuối năm học học Nội dung Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % Trẻ ăn tại trường 555 100 555 100 Trẻ ăn các loại thức ăn 476 85,7 548 98,7 Trẻ ăn hết xuất 490 88,2 552 99,4 Kênh bình thường 474 85,4 525 94,5 Kênh béo phì 11 1,98 7 1,2 Kênh thấp còi 44 7,9 22 3,9 Kênh suy dinh dưỡng 39 7,0 18 3,2 17/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền móng vững trãi để chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tốt giúp trẻ vào lớp 1. Một trong những nội dung giúp trẻ được các điều kiện trên đó là công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường Mầm non. Cô giáo và nhân viên nhà bếp phải năm vững trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh và an toàn. Để nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ, tôi đã sử dụng các biện pháp và đã được áp dụng tại trường mầm non tôi đang công tác Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã rút ra từ thực tế công việc hàng ngày tại trường. Tôi mong muốn được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp và sự góp ý của cấp trên và các chuyên viên làm công tác dinh dưỡng để tôi rút ra kinh nghiệm và góp phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi. 2. Khuyến nghị *Đối với Nhà trường: Tôi rất mong nhà trường tạo mọi điều kiện cho tôi được đi kiến tập tại các trường điểm và tổ chức thi cô nuôi giỏi cấp trường để tôi có điều kiện học hỏi, tìm hiểu thêm về một số kinh nghiệm và nâng cao tay nghề chế biến món ăn cho trẻ để trẻ trường tôi ngày càng được chăm sóc tốt hơn. *Đối với Phòng giáo dục Và mở thêm lớp bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho chúng tôi. Tổ chức thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp huyện để chúng tôi có cơ hội giao lưu học hỏi, nâng cao tay nghề. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết không sao chép của người khác. Người viết Phùng Thị Thu 18/19
- Kinh nghiệm “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm Non” TÀI LỆU THAM KHẢO 1. Chương trình giáo dục học mầm non 2. Quy chế nuôi dạy trẻ 3. Điều lệ trường mầm non 4. Vệ sinh an toàn thực phẩm 19/19