Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng sửa lỗi khi nói, viết Tiếng Anh cho học sinh bậc Trung học Cơ sở

doc 13 trang thulinhhd34 7010
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng sửa lỗi khi nói, viết Tiếng Anh cho học sinh bậc Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ky_nang_sua_loi_khi_noi_viet_tieng_anh.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng sửa lỗi khi nói, viết Tiếng Anh cho học sinh bậc Trung học Cơ sở

  1. Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiếng anh ngày càng trở nên phổ biến, nó được xem là cầu nối con người từ những nước khác nhau trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Hơn thế nữa nhờ có tiếng Anh mà con người đã có được những bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực. Việc học Tiếng Anh là quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, đã nhiều năm nay Bộ GD& ĐT quyết định môn Tiếng Anh là một trong những môn học chính khoá ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục. Tiếng Anh ngày càng được đông đảo các tầng lớp trong xã hội quan tâm, càng có nhiều học sinh có hứng thú, có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu với môn học. Nhưng qua thực tế cho thấy học viên nói chung và các học sinh ở trường THCS nói riêng gặp rất nhiều lỗi khi sử dụng tiếng Anh. Tại sao học sinh lại mắc quá nhiều lỗi như thế? Nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi là gì? Sửa lỗi và giúp học sinh sữa lỗi như thế nào cho hiệu quả? Là những suy nghĩ, trăn trở của bản thân tôi qua nhiều năm làm công tác giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường THCS. Từ đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trong “Kỹ năng sửa lỗi khi nói và viết Tiếng Anh cho học sinh bậc THCS” II. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI - Giúp học sinh biết tại sao mình mắc lỗi. - Học sinh biết tự sửa lỗi cho mình và cho người khác. - Học sinh không sợ khi mình nói hay viết Tiếng Anh. - Giúp học sinh nhận thấy giờ học nói và viết không tẻ nhạt. III. PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP, ĐèI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Phạm vi nghiên cứu: - Tập trung nghiên cứu về “Kỹ năng sửa lỗi khi nói, viết Tiếng Anh cho học sinh bậcTHCS” 2. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu - Điều tra - So sánh 3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh trường THCS Khai Quang. 1
  2. Phần II NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lí luận. Tôi đã từng bắt gặp được một câu nói bổ ích: “Có lỗi là chuyện rất bình thường và là một vấn đề lành mạnh, bổ ích. Từ những lỗi sai chúng ta mới tìm đựơc cái đúng, cái chính xác và với cái chính xác đó dẫn đến quá trình học tập. Người học càng mắc nhiều lỗi thì càng có được nhiều cái đúng. Càng có nhiều cái đúng, thì việc học lại càng diễn ra. Chúng ta thường học được nhiều điều từ những sai lầm của chúng ta hơn là từ những thành công”. Chúng ta biết rằng kỹ năng Nói và Viết là các kỹ năng sinh sản (productive skills)- học sinh học và luyện tập đều vì mục đích là có thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý của mình (bằng cách nói và viết) nên việc xuất hiện lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ là điều hết sức bình thường và không thể tránh khỏi. Chính vì vậy mỗi một giáo viên dạy tiếng Anh cần nhận thức được điều này để có thái độ đúng đắn khi học sinh của chúng ta mắc lỗi, và quan trọng hơn là để có phương pháp chửa lỗi chính xác và phù hợp với từng lỗi cụ thể. 2. Cơ sở thực tiễn. Qua những năm tháng giảng dạy tiếng Anh ở trường THCS Khai Quang tôi nhận thấy rằng học sinh THCS rất thích, rất húng thú với môn học tiếng Anh. Đặc biệt là những năm đầu sở GD và ĐT chỉ đạo có thi vào THPT môn Tiếng Anh. Nhưng năm gần đây những học sinh khối 6, 7 hầu như thích thú môn học này hơn một số học sinh ở khối 8,9. Học sinh khối 6, 7 mạnh dạn nói, viết tiếng Anh hơn, mạnh dạn phát biểu trong giờ học hơn chứng tỏ học sinh khối 6,7 còn hồn nhiên, vô tư hơn nên các em chưa thấy ngại khi nói, khi viết và khi mắc lỗi. Tiếng Anh là môn học khó cho nên học sinh ngay từ đầu nếu không có phương pháp học đúng, giáo viên không kịp thời phát hiện, giúp đỡ sẽ dẫn đến việc học sinh “mất gốc” Và đó là nguyên nhân dẫn đến việc một số học sinh khối 8, 9 ngại nói và viết tiếng Anh, điều này cũng là nguyên nhân của chất lượng môn Tiếng Anh ở trường còn thấp. Các em sợ sai, sợ mắc lỗi, sợ xấu hổ với bạn bè khi mắc lỗi. Đó là nhận thức vô cùng sai lầm của các em. Chính vì thế tôi càng cố gắng hơn trong việc giúp các em một lần nữa nhận ra được điều này "Có lỗi là chuyện rất bình thường và là một vấn đề lành mạnh, bổ ích bởi vì từ những lỗi sai chúng ta mới tìm được cái đúng, cái chính xác và với cái chính xác đó dẫn đến quá trình học tập. Người học càng mắc nhiều lỗi thì càng có được nhiều cái đúng. Càng có nhiều cái đúng, thì việc học lại càng diễn ra. Chúng ta thường học được nhiều điều từ những sai lầm của chúng ta hơn là từ những thành công". Tôi luôn tạo cho các em cảm giác gần gũi thoải mái, tự nhiên khi học. Một trong những phương 2
  3. pháp để làm được điều này là tìm tòi, rút kinh nghiệm về một số phương pháp chữa lỗi cho học sinh khi học sinh mắc lỗi mà không tạo cảm giác “mất mặt” cho các em. II. NỘI DUNG 1. Các dạng lỗi thường gặp: - Lỗi từ vựng (vocabulary) - Lỗi ngữ pháp hoặc cấu trúc câu (grammar or structure patterns) - Lỗi chính tả (spelling). * Một số khảo sát trước khi thực hiện đề tài: Kiểm tra kĩ năng nói: Unit 8 (English 6) A1 Tôi chú ý kiểm tra cách dùng động từ có “ing” trong thì hiên tại tiếp diễn: Lớp Số học sinh tham gia Số học sinh nói đúng 6A 37 20 2. Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân sản sinh ra lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, tôi có thể đưa ra một số nguyên nhân như sau: 2.1. Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ ( Mother – Tongue interference) Đây là loại lỗi khá hệ thống trong quá trình học tiếng Anh. Học sinh khi học ngoại ngữ thường áp dụng một cách máy móc cú pháp ngôn ngữ mẹ đẻ vào ngôn ngữ mà người đó đang học, nhưng thực tế là có rất nhiều điểm khác biệt về cú pháp giữa các ngôn ngữ khác nhau. -Ví dụ về ảnh hưởng của cú pháp ngôn ngữ mẹ đẻ (cụ thể ở đây là Tiếng việt vào việc học Tiếng Anh). Có rất nhiều học sinh nói “He bought a car new” (Cậu ấy đã mua một chiếc xe hơi mới) vì trong Tiếng Việt tính từ thường đi sau danh từ còn trong Tiếng Anh thì gần như ngược lại, câu đúng phải là; “He bought a new car”. 2.2. Sự liên đới về ngôn ngữ ( Cross – association) Sự liên đới là một hiện tượng ảnh hưởng qua lại giữa một số quy tắc về học ngôn ngữ giữa người này với người khác- quy tắc này có thể áp dụng được với người này nhưng hoàn toàn không phù hợp với người khác. 2.3. Lỗi do bất cẩn (Errors due to carelessness.) 3
  4. Các yếu tố về tâm lý như bất cẩn, mệt mỏi, hoặc quên qui tắc ngữ pháp cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ. Có rất nhiều học sinh khi nói “She live in Vinh Yen with her family” (Cô ấy sống ở Vĩnh Yên cùng với gia đình của cô ấy), ở đây có thể học sinh quên quy tắc ngữ pháp đó là thêm “s” vào sau động từ khi chia ở ngôi thứ ba số ít ở thể khẳng định của thì hiện tại đơn giản, cũng có lúc do bất cẩn trong phát âm hoặc cũng có thể giải thích cho hiện tượng này là “ảnh hưởng không tích cực của ngôn ngữ mẹ đẻ” cũng được là bởi lẽ trong Tiếng việt chúng ta nói “Cô ấy sống ở Vinh Yen cùng với gia đình của cô ấy và Tôi sống ở Vinh Yen cùng với gia đình của tôi” động từ sống không có sự khác biệt về hình thức động từ (tức là động từ không phải chia để phù hợp với ngôi số trong Tiếng Việt). Trong khi đó câu đúng trong Tiếng Anh phải là: “She lives in Vĩnh Yen with her family” và “ I live in Vinh Yen with my family” 2.4 Quá trình dạy học gây ra lỗi (Teaching – induced errors.) Thói quen không tích cực trong quá trình dạy học cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi. Thừa nhận rằng “thật không dễ dàng để xác định các lỗi ngoại trừ những thiết bị học kỹ năng, thủ thuật dạy học mà được áp dụng với người học”- nói cách khác việc áp dụng phương pháp học không phù hợp với học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình học ngôn ngữ. 3. Một số giải pháp thực hiện 3.1. Tại sao lại phải sửa lỗi Khi học sinh sử dụng tiếng Anh - dù là viết hay nói thì các em luôn muốn biết là mình có mắc lỗi nào trầm trọng hay không, các em luôn muốn hỏi giáo viên rằng “ Em làm tốt chứ ạ?”, như vậy việc sửa lỗi là rất cần thiết. 3.2. Sửa lỗi khi nào? Sửa cái gì? Và sửa như thế nào? a. Sửa lỗi khi nào? *Thông thường việc sửa lỗi được thực hiện sau quá trình sử dụng ngôn ngữ của học sinh. b. Sửa cái gì? *Cần sửa những lỗi có ảnh hưởng đến nghĩa của câu (Errors that interfere with meaning). - Thì động từ (Verb tense). - Trật tự từ (Word order). - Lựa chọn từ không chính xác (Confusing word choice). - Lỗi sai về chính tả (Confusing spelling). 4
  5. * Đôi khi không cần thiết phải sửa các lỗi không ảnh hưởng đến nghĩa của câu nếu như bài viết của các em đã quá nhiều lỗi để tránh tâm lí chán nản cho học sinh (Errors that are less likely to interfere with meaning): - Mạo từ hay còn gọi là quán từ (Article mistakes) - Giới từ (Preposition mistakes) - Dấu chấm (.) hay dấu phẩy (,) (Comma splices). - Các lỗi chính tả nhỏ (Minor spelling mistakes ). c. Sửa như thế nào? Những phương pháp sữa lỗi cơ bản như sau: •Tự sửa (Self-correction). • Học sinh sửa lẫn nhau (Peer correction). • Giáo viên sửa (Teacher correction). •Sửa lỗi nhóm (Group correction). * Học sinh có thể vận dụng phong cách sửa lỗi của giáo viên để tự sửa lỗi (Learners' preferred style of teacher's correction) Trong thực tế học sinh không thích cách chữa lỗi trực tiếp của giáo viên. nghĩa là gạch chân lỗi và chửa nó. Khi được hỏi tại sao thì các học sinh sẽ trả lời là các em mong muốn có liên quan đến quá trình chữa lỗi. Nói cách khác là giáo viên chỉ làm một phần của công việc, chỉ ra các lỗi, tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức, trí não của mình để tìm ra cách sửa chữa sai sót. Chính nỗ lực này của học sinh làm cho quá trình chữa lỗi của học sinh có ý nghĩa hơn và có lợi cho học tập bởi thông qua cách làm này học sinh lại một lần nữa ghi nhớ và khắc sâu hơn kiến thức đã gặp. * Sửa lỗi cả lớp (Class correction). Giáo viên có thể cho học sinh nói hoặc viết tự do, ghi lại những lỗi cơ bản sau đó sửa chung cho cả lớp- tránh tình trạng nêu lỗi của một ai vì làm như thế dễ gây cảm giác “mất mặt” (loosing face) cho học sinh. Một bài viết của học sinh sẽ được đưa lên có thể bằng bảng phụ, trình chiếu qua máy chiếu projector làm như một ví dụ. Giáo viên cùng với học sinh thảo luận, phát hiện những lỗi trong bài viết. Đây là cách mà học sinh rất thích nhưng giáo viên cũng cần chú ý đến cách làm, cách thể hiện và thái độ của học sinh trong quá trình chữa bài. * Sửa lỗi nhóm (Group correction). 5
  6. Đây cũng là một cách chữa lỗi rất dễ gây được hứng thú cho học sinh. Học sinh làm việc theo nhóm, vừa luyện tập, vừa chữa lỗi. Cách chữa lỗi theo nhóm sẽ làm cho giờ học nói và viết của học sinh trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn. Ví dụ: Giao bài của nhóm này cho nhóm khác sửa lỗi hoặc thành lập nhóm luyện nói, hoặc luyện viết đủ các đối tượng học sinh: học sinh khá, giỏi làm việc với học sinh trung bình, yếu để các em sửa lỗi lẫn nhau. * Giáo viên sửa lỗi (Teacher's correction) Tôi thấy rằng giáo viên chữa lỗi cho học sinh là phương pháp tiêu biểu mà nhiều giáo viên thường áp dụng trong quá ttrình giảng dạy. Phương pháp này gồm có hai loại: Chỉnh sửa trực tiếp và chỉnh sửa gián tiếp. Loại chỉnh sửa gián tiếp có nhiều hình thức thực hiện hơn. Chúng ta cần lựa chọn hình thức phù hờp với đối tượng hoc sinh của mình. Ví dụ: Khi học sinh mắc lỗi về cấu trúc câu bị động tôi viết cấu trúc câu đúng lên bảng bằng phấn đỏ, gọi một sinh khác đứng dậy so sánh cấu trúc câu đúng với câu sai, lúc đó học sinh có thể tự sửa câu sai thành câu đúng và tiếp tục cho học sinh đặt thêm các ví dụ khác để học sinh luyện tập cấu trúc câu. This house was build by those workers S + Be + V_ (PP) + by + O This house was built by those workers 4. Một số kĩ thuật sửa lỗi: Rất khó để có thể quyết định được nên chữa như thế nào và chữa bao nhiêu trên một bài viết của học sinh. Học sinh có thể nảy sinh thái độ tiêu cực đối với bài viết của mình mà giáo viên sửa tất cả các lỗi hoặc nếu giáo viên chỉ sửa một số ít các lỗi thì có thể các em lại nghĩ rằng giáo viên chưa dành đủ thời gian xem xét việc làm bài của mình. Sau đây là một số thủ thuật chữa lỗi mà tôi đã từng thực hiện: 4.1. Dùng bút đánh dấu khác màu vào những lỗi của các em Ví dụ: Bài viết của học sinh: Lan get up at six o’clock. She brushes her teeth, washes her face and have breakfast. Tôi đã đánh dấu khác màu các lỗi sai và yêu câu học sinh tự sửa lỗi của mình. 4.2 Sửa lỗi bằng cách gạch chân lỗi của học sinh và viết hình thức thích hợp vào đúng vị trí của nó. Đây là phương pháp sửa lỗi trực tiếp tôi thường sử dụng kĩ thuật này khi thời gian bị hạn chế. Ví dụ: She bought many egges. 6
  7. 4.3 Sử dụng kí hiệu ở bên lề hoặc ngay trên đầu lỗi để báo loại lỗi cho học sinh: Ví dụ: Khi học sinh mắc lỗi sai về các lỗi như thì động từ, trật tự từ, chính tả tôi đã sử dụng các ký hiệu sửa lỗi ( error correction codes) để sửa. Các ký hiệu này phải được cung cấp trước cho học sinh và yêu cầu học sinh nhớ ý nghĩa của từng biểu tượng trong suốt cả quá trình học tập. Các ký hiệu sửa lỗi ( error correction codes) như: S/V= use to highlight subject-verb agreement problems (lỗi về sự hòa hợp giữa chủ từ và động từ). S/P = use to highlight singular/ plural problems (lỗi về ngôi/ số). WT= use to highlight a verb tense problem (lỗi về thì động từ). WO = use to indicate a word order problem (lỗi về trật tự từ). WF = Wrong form. WC = use to indicate a word choice problem (lỗi về chọn từ đúng). ^ = use to indicate that there is a missing word (lỗi về thiều từ ). / = use to indicate that a word is unnecessary (lỗi thừa từ). C = use to show that there is a problem with capitalization (lỗi viết hoa). Sp = Wrong spelling. Ví dụ khi cho học sinh thực hiện phần writing theo nhóm, tôi sẽ đi lại để xem học sinh mắc những lỗi cơ bản nào, tôi sẽ ghi chú lỗi đó lên và sử dụng nhứng ký hiệu sửa lỗi lên phía trên góc phải của từ đó và gạch chân từ, hoặc đặt ký hiệu vào vị trí lỗi ví dụ Code Explanation Example sentence WF Wrong form He is a good driveWF WT Wrong tense I knewWT him for years. Sp Wrong spelling grandfathorSp 4.4 Có thể viết bên lề số lượng lỗi trong mỗi dòng, sau đó thử để cho học sinh tự xác định lỗi và chữa lỗi. 2 The natural disaster call “Tidal wave” often occured suddenly. It is the 1 result of a abrupt shift in the underwater movement of the Earth. In late 0 2004, a series of tidal waves struck the seaside of Indonesia, Thailand, and 1 some other Asian country. The famous resorts such as Phuket and Fiti 0 were completely destroyed. A large numbers of people were killed. Học sinh nhìn vào số lượng lỗi bên lề và cố gắng để tìm ra và chữa lại. 7
  8. 4.5. Phân cặp hoặc nhóm, yêu cầu học sinh chữa lỗi cho nhau bằng cách sử dụng một trong những phương pháp trên. 4.6. Trao đổi bài của em này cho em khác chữa bằng cách sử dụng một trong những phương pháp trên. 4.7. Tôi có thể dùng tranh, thẻ để sửa lỗi trong giờ luyện nói một số điểm ngữ pháp đặc trưng. Ví dụ: Khi học sinh mắc lỗi về động từ thêm ING ở thì hiện tại tiếp diễn, tôi đã sử dụng “thẻ- ING” Tiếng Anh gọi là “ING – Card ”. Tôi đã sử dụng kỹ năng này để dạy: Unit 8 A1(English 6). Phương pháp làm như sau: Lúc đầu tôi gọi một học sinh đứng dậy nhìn vào tranh để nói về các hoạt động mà những người sau đây đang làm, kết quả là HS này nói thiếu “ing” 4/6 câu. Sau đó tôi đặt “ING – CARD ” của tôi ngay dưới động từ và yêu cầu cả lớp đọc lại ba lần. Hầu hết học sinh đều rất ấn tượng với cái thẻ ING của tôi, và ít học sinh gặp phải lỗi tương tự khi chia động từ ở thì hiện tại tiếp diễn. Ngoài việc sử dụng “ING– CARD ” để sửa lỗi khi chia động từ ở thì hiện tại tiếp diễn ra thì chúng ta cũng có thể sử dụng “ING – CARD ” để sửa lỗi về động từ thêm ING ở thì quá khứ tiếp diễn, hoặc dùng “S- CARD” sửa lỗi trong luyện tập danh từ số ít, số nhiều, hoặc động từ chia ngôi thứ ba số ít của thì hiện tại đơn. Trong các phương pháp sửa lỗi trên thì phương pháp tự sửa lỗi là tương đối hiệu quả trong việc học Tiếng Anh hay bất kỳ một ngôn ngữ nào khác. Khi học sinh nhận ra và tự sửa lỗi một cách chính xác thì các em càng tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả. Kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài: Sau một thời gian thực hiện đề tài, tôi nhận kết quả về kĩ năng nói và kĩ năng viết ở những khối lớp tôi trực tiếp giảng dạy đã có sự chuyển biến tốt, cụ thể như sau: Kiểm tra kĩ năng nói: Unit 12 (English 6) A1 Tôi chú ý kiểm tra cách dùng động từ có “ing” trong thì hiện tại tiếp diễn. Lớp Số học sinh tham gia Số học sinh nói đúng 6A 37 30 8
  9. Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua thực tế giảng dạy tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm khi sửa lỗi như sau: Khi chuẩn bị bài: - GV cần suy nghĩ xem học sinh có thể mắc những điển hình lỗi nào, sửa những lỗi nào, sửa như thế nào, sửa khi nào và sửa bao nhiêu cho phù hợp. - GV cần gạch đầu dòng những lưu ý trên vào giáo án. Có hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu. Khi sửa lỗi: GV cần có thái độ đúng đắn, tích cực, phù hợp với học sinh mắc lỗi khi sử dụng ngôn ngữ, không quá tập trung sửa lỗi vào một học sinh hoặc một nhóm học sinh tránh tình trạng để học sinh bị “mất mặt”. Tạo không khí vui tươi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh có được cảm giác thoải mái nếu mắc lỗi khi sử dụng ngôn ngữ, và xem việc mắc lỗi khi sử dụng ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi. Giúp cho học sinh có được dữ liệu ngôn ngữ chính xác, và học Tiếng Anh qua các lỗi sai. (Learning English through the errors) để năng lực Tiếng Anh của học sinh ngày một tốt hơn. Trên đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ về kỹ năng sửa lỗi mà bản thân tôi đúc rút được qua những năm trực tiếp giảng dạy học sinh ở trường THCS Khai Quang. Tuy nhiên hiệu quả của việc sửa lỗi còn phụ thuộc rất nhiều vào học sinh. Chuyên đề này tôi đưa ra nhằm giúp cho học sinh có thể khắc phục, hạn chế những lỗi thường gặp, chỉ đề cập đến một số kỹ năng nhỏ và bài viết không thể tránh những sai sót. Tôi rất mong các đồng nghiệp tham khảo, xem xét và tìm ra những kỹ năng sửa lỗi hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc học Tiếng Anh của các em học sinh THCS. Khai Quang, ngày 08 tháng 2 năm 2015 Người viết Tống Thị Thúy Hạnh 9
  10. ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA HĐKH A. ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ KHXH- THCS KHAI QUANG Ý kiến nhận xét a. chấm điểm Phần 1: Phần 2: Phần 3: Tổng điểm: b. Xếp loại: Đạt loại: Khai Quang, ngày tháng năm 2013 TỔ TRƯỞNG TỔ KHXH 10
  11. ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA HĐKH A. ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TRƯỜNG THCS KHAI QUANG Ý kiến nhận xét a. chấm điểm Phần 1: Phần 2: Phần 3: Tổng điểm: b. Xếp loại: Đạt loại: Khai Quang, ngày tháng năm 2013 CT- HĐKH 11
  12. ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA HĐKH C. ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GD THÀNH PHỐ VĨNH YÊN Ý kiến nhận xét a. chấm điểm Phần 1: Phần 2: Phần 3: Tổng điểm: b. Xếp loại: Đạt loại: Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2013 CT- HĐKH 12
  13. MỤC LỤC SỐ THỨ TỰ NỘI DUNG TRANG I. Lí do chọn đề tài. 1 1. Phần I: Đặt vấn đề II. Mục đích chọn đề tài 1 III.Phạm vi, phương pháp, đối tượng 1 nghiên cứu. I. Cơ sở khoa học. 2 1. Cơ sở lí luận. 2 2. Cơ sở thực tiễn. 2 II. Nội dung 3 2. Phần II: Nội dung 1. Các dạng lỗi thường gặp 3 2. Nguyên nhân. 3 3. Một số giải pháp thực hiện. 4 4. Một số kĩ thuật sửa lỗi. 6 5. Kết quả khảo sát. 8 3.Phần III: Kết luận và Phần III: Kết luận và kiến nghị. 9 kiến nghị. 13