Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua

pdf 9 trang binhlieuqn2 08/03/2022 7350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_boi_duong_kinh_nghiem_g.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua

  1. “Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua.” I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI: Đối với học sinh ở địa bàn thị trấn như trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh các em đa số là con gia đình công nhân viên chức và người lao động. Cha mẹ các em thường xuyên bận rộn công việc của mình, tranh thủ thời gian rảnh chỉ đưa các em tới các lớp bổ sung trình độ văn hóa, chưa có điều kiện quan tâm đưa các em tới sân chơi thể thao ở các trung tâm thể dục thể thao, không được tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, không thể hiện được năng khiếu của mình như: môn Cờ vua. Trong trường học hầu như không có thời gian nhiều để các em tập luyện chỉ tận dụng những khoảng thời gian đầu giờ, ra chơi để tự vui chơi với nhau mang tính tự phát không có bài bản, không đúng luật Vì học sinh xem đây như một trò chơi giải trí sau mỗi giờ ra chơi. Sau thời gian giảng dạy và tiếp xúc với học sinh tôi thấy đa số, các em rất thích Cờ vua, các em thường chơi Cờ vua vào những giờ chơi, đa số các em chơi theo cách chơi của mình, chưa nắm được kĩ năng chơi cờ và luật môn Cờ vua. Ngay khi đó tôi đã phối hợp với trung tâm văn hóa huyện và ban giám hiệu nhà trường thành lập ngay câu lạc bộ nhóm chuyên Cờ vua trong trường học. Tôi đã khảo sát, kiểm tra tuyển chọn những học sinh có năng khiếu vào câu lạc bộ ở 3 khối của trường khối 3,4,5 và kết quả khảo sát các em hầu như không thực hiện được hết yêu cầu của bài kiểm tra trên. Trước thực trạng trên, với nhiệm vụ được nhà trường phân công trong năm học 2018 – 2019 tôi quyết định chọn đề tài “Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua” để các em đạt được hiệu quả tốt hơn. II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Từ thực tế của trường tôi thấy mình là giáo viên chuyên trách Thể dục dạy tất cả các khối lớp nên có điều kiện trò chuyện, quan sát, điều tra thu thập thông tin về sở trường năng khiếu của các em ở lớp và từ đó dễ dàng phân loại học sinh theo sở trường năng khiếu. Ngay từ buổi tập đầu tiên của bộ môn nhất thiết phải gây Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân Trang 1
  2. “Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua.” hứng thú cho học sinh với bộ môn bằng nhiều phương pháp khác nhau, nói chuyện ngoại khoá, kể chuyện về các môn thể dục, thể chất, giúp các em thấy được tác dụng của môn Cờ vua cũng là môn học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và phát triển tính tư duy, tính sáng tạo, tính tự lập, tính hiếu thắng trong các cuộc giao đấu giữa các môn thể thao. Bằng khả năng và lòng nhiệt huyết của mình tôi đã áp dụng một số bài tập để giúp học sinh phát triển năng khiếu Cờ vua của mình như: - Thành lập nhóm chuyên môn Cờ vua. - Giúp các em nắm vững một số Luật cơ bản về môn Cờ vua. - Nắm vững các tri thức cơ bản trong Cờ vua. - Bài tập nắm vững các nguyên tắc ở giai đoạn khai cuộc. - Bài tập phân tích và áp dụng các đòn đánh ở giai đoạn trung cuộc. - Bài tập nắm bắt và xử lý linh hoạt ở giai đoạn cờ tàn. - Các bài tập Cờ thế. III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT Đối với nhóm chuyên mới tham gia tập luyện chưa nắm vững kiến thức, kĩ xảo và trình độ kĩ năng năng khiếu của các em khác nhau, việc lựa chọn bài tập phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi và khả năng tiếp thu của học sinh rất quan trọng. Trong tập luyện có rất nhiều bài tập giáo viên phải lựa chọn bài tập phù hợp nhưng quan trọng trong tập luyện giáo viên phải truyền thụ cho học sinh bằng cả cái “ Tâm” và “ Lòng nhiệt huyết” người thầy để sao cho học sinh tiếp thu có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin trình bày “Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua”. 1. Thành lập nhóm chuyên môn Cờ vua. - Nhằm tạo cho các em một sân chơi nơi quy tụ những học sinh yêu thích tìm hiểu, học tập và rèn luyện kỹ năng, nâng cao kỹ xảo, trao đổi kinh nghiệm cũng như kiến thức về môn thể thao ưa thích điển hình môn Cờ vua. Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân Trang 2
  3. “Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua.” - Tổ chức sinh hoạt thường lệ nhằm nâng cao tình bạn, tính kỷ luật và ý thức chấp hành nội quy nhóm chuyên. - Giáo viên tổ chức thời gian tập luyện hợp lý để các em tham gia đầy đủ tạo không khí vui tươi, hứng thú với môn Cờ vua khi tham gia tập luyện. - Chia nhóm ra theo từng tổ phù hợp với từng lứa tuổi và thời gian học tập của các em, từ đó giáo viên có thể áp dụng các bài tập phù hợp với các em nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện. 2. Luật cơ bản về môn Cờ Vua. - Giới thiệu môn học Cờ vua. - Luật Cờ vua gồm hai phần: + Phần luật: Giới thiệu cho các em nắm rõ căn bản về các điều thường gặp phải để ứng xử hợp lý trong tình huống thi đấu, để tránh gặp ảnh hưởng đến kết quả của minh các em cần chú ý và xem kỹ các điều: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 16 trong sách luật Cờ vua. + Phần thể lệ thi đấu: Đây là phần quan trọng, để em nắm rõ về thể thức thi đấu giáo viên nên nhắc nhở các em chú ý các điều: 1, 2, 5, 7, 9, 14, 16 trong sách luật. Đây là những điều trọng tâm giúp các em có thể chọn màu quân cờ và biết số ván đấu, thời gian dành cho mỗi ván đấu. - Vị trí, vai trò của Cờ vua trong nền thể thao Việt Nam. - Cấu trúc môn Cờ vua và những yêu cầu của môn Cờ vua. 3. Nắm vững các tri thức cơ bản trong Cờ Vua. - Điều đầu tiên khi tham gia môn thể thao nào các em cũng cần tìm hiểu về lịch sử và xu hướng phát triển môn thể thao đó. Các ký hiệu ghi chép và nghiên cứu tài liệu. - Bảng thông tin quy ước trong Cờ vua. - Các thuật ngữ chuyên môn và các khái niệm cơ bản, các nhân tố trên bàn cờ, giá trị tương đối của các quân cờ. Các em nắm rõ thì việc tham gia môn Cờ vua sẽ dễ dàng hơn. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tham khảo theo một cách lôgic mà các em có thể tiếp thu một cách nhanh chóng và ghi sâu vào trong trí nhớ của mình. Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân Trang 3
  4. “Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua.” - Giáo viên nên sử dụng bảng quy ước thông tin trong việc phân tích, đánh giá - nghiên cứu các ván đấu, các trích đoạn ván đấu, để các em nắm rõ quy định môn Cờ vua. - Để các em ghi sâu thì giáo viên sẽ cố gắng lồng ghép những tri thức cơ bản vào từng ván đấu khi các em thi đấu giao lưu với nhau. 4. Bài tập nắm vững các nguyên tắc ở giai đoạn khai cuộc. - Trong cờ vua, một trong những cách chơi để giành ưu thế trong khai cuộc là "Nhanh chóng phát triển hài hoà toàn bộ lực lượng". - Nói một cách khác, trong giai đoạn đầu của ván cờ, cần phát triển nhanh nhất các quân khỏi vị trí ban đầu để chiếm lĩnh các vị trí tích cực, đồng thời trong khả năng có thể, gây khó khăn đến mức tối đa cho đối phương. - Một số nguyên tắc khai cuộc trong Cờ vua nên hướng dẫn các em áp dụng trong các ván đấu và đạt được hiệu quả cao: - Nguyên tắc 1: Chiếm trung tâm. Mục đích chiếm trung tâm là để gia tăng giá trị sức mạnh các quân của mình. Hạn chế sức mạnh cũng như lực lượng quân đối phương. - Nguyên tắc 2: Phát triển quân hướng về phía trung tâm. Ở nguyên tắc này các em cần ưu tiên phát triển các quân Tượng và Mã lên hàng đầu. Và trong quá trình phát triển cần hướng về phía trung tâm. Quân Hậu và Xe Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân Trang 4
  5. “Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua.” sẽ phát triển vào những đường chéo. - Tránh đưa Hậu nhập cuộc sớm. Với sai lầm này, đối phương sẽ nhanh chóng đưa các quân đặc biệt là quân Xe,Tượng và Mã ra tấn công quân Hậu, do đó Hậu buộc phải chạy. - Nguyên tắc 3: An toàn Vua. Thông thường thì chúng ta sẽ tạo an toàn cho quân Vua bằng cách nhập thành. Có hai cách nhập thành các em cần chú ý: + Nhập thành gần: Quân Vua sẽ di chuyển về hướng quân Xe gần hơn và đứng ở ô G trên bàn cờ. + Nhập thành xa: Quân Vua sẽ vẫn di chuyển 2 ô nhưng về phía quân Xe xa hơn, và đứng ở ô C trên bàn cờ - Trong 2 cách nhập thành thì nhập thành gần được áp dụng nhiều hơn vì quân Vua vào vị trí an toàn cao, các em nên lưu ý điều này. - Nhập thành sẽ giúp quân Vua an toàn hơn, các em nên nhớ chỉ được nhập thành 1 lần và đây cũng là lần duy nhất quân Vua đi được 2 ô. Được bảo vệ bởi ba “cấm vệ quân” nếu chung ta khai cuộc tốt như hình sau: Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân Trang 5
  6. “Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua.” - Nguyên tắc 4: Chiếm không gian. Bên nào càng chiếm được nhiều không gian hơn sẽ càng dễ dàng sắp xếp vị trí các quân và tấn công quân Vua đối phương. - Cần cân nhắc trước sơ đồ bố trí lực lượng, tránh phát triển tuỳ tiện, gây cản trở đến các quân khác. - Tránh đi một quân cờ hai nước (hay thậm chí ba nước) trong khai cuộc nếu không cần thiết, trong khi lực lượng còn chưa phát triển hết. - Nguyên tắc 5: (Temp) Không nên đi quá nhiều nước quân Tốt, không nên đi quá nhiều nước một quân cờ trong khai cuộc. Quân Tốt là quân cờ đặc biệt duy nhất không được phép đi lùi. Vì vậy cần tránh tiến các quân Tốt biên vô nghĩa, điều mà các em mới học chơi rất thích. Các em không những làm mất thời gian quý báu để phát triển lực lượng, mà còn làm suy yếu thế cờ của mình về sau, cũng như an toàn quân Vua. * Thông qua các nguyên tắc trên các em cần chú ý trong ván cờ, đặc biệt ở giai đoạn mở đầu, mỗi “temp” - mỗi nước đi rất quý giá. Để khỏi bỏ phí thời gian vô ích của mình. - Không nên ham tấn công ngay với 2 - 3 quân trong khi chưa kết thúc phát triển (tất nhiên, trừ khi đối phương mắc sai lầm khai cuộc lớn). 5. Bài tập phân tích và áp dụng các đòn đánh ở giai đoạn trung cuộc. Trong một ván đấu Cờ vua giai đoạn trung cuộc góp phần quyết định đến kết quả ván đấu nên các em cần sơ lược phân tích đánh giá thế trận, đòn phối hợp. Vũ khí cơ bản của giai đoạn trung cuộc là các đòn phối hợp. - Chiến lược duy nhất ở giai đoạn này là các em cần phối hợp các nước đi của quân mình để tấn công vào quân Vua của đối phương một cách hợp lý nhất. Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân Trang 6
  7. “Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua.” - Điều tốt nhất là phối hợp hiệu quả các đòn đánh để tiêu diệt quân của đối phương càng nhiều càng tốt nhưng cũng cần phải chú ý mặt phòng thủ của mình. 6. Bài tập nắm bắt và xử lý linh hoạt ở giai đoạn cờ tàn. Đây là giai đoạn mà số quân trên bàn cờ giảm đi hẳn. Các em phải cần nắm rõ nếu mình có ưu thế thì tận dụng để chiến thắng, còn đối phương chiếm ưu thế phải cố thủ để dẫn tới hòa cờ. - Các nguyên tắc cờ tàn: + Nguyên tắc 1: Tối ưu vị trí của quân Vua. + Nguyên tắc 2: Đẩy mạnh tối đa, hiệu quả hoạt động của các quân cờ và phối hợp một cách chính xác. - Cờ tàn chiến thuật: + Chiếu hết bằng quân Xe thường được thực hiện ở hàng ngang cuối cùng. +Chiếu hết bằng quân Hậu: Hậu là quân mạnh nhất trên bàn cờ. Các thế chiếu hết của quân Hậu thường là ở cạnh hoặc góc bàn cờ. Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân Trang 7
  8. “Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua.” - Trong hai tình huống chiếu hết bằng quân Xe hoặc quân Hậu các em phải chú ý tiến lên hay dồn ép quân Vua về hang ngang cuối cùng hay góc bàn cờ, phải thực hiện một cách đồng bộ các quân cờ của mình trên bàn cờ, nếu không quân địch sẽ có thể né tránh các đòn đánh dồn ép của mình và dẫn đến hòa cờ rất đáng tiếc cho dù chúng ta đang thắng thế đối phương. - Cờ tàn chiến lược: Cờ tàn quân Tốt là thế cờ khó nên các em cần chú ý kĩ về các nước đi của mình. Thông qua hình ảnh các em thực hiện đưa quân Tốt một cách khéo léo bằng cách sử dụng quân Vua của mình khống chế quân Vua đối phương không thể tiêu diệt quân Tốt mình theo luật Cờ vua. 7. Cờ thế - Ở nguyên tắc này giáo viên cho các em tập các bài tập giải các thế cờ từ đơn giản đến nâng cao, nhằm nâng cao tư duy sáng tạo và xử lý các thế cờ mà bài tập đưa ra. Nhưng quan trọng các em cũng cần nắm rõ một số tính chất đặc thù của mỗi thế cờ, để dễ dàng áp dụng trong ván cờ. - Các thế cờ hay áp dụng kết thúc ván đấu nhanh: hai nước, ba nước chiếu hết ở lứa tuổi các em ứng dụng và tiếp thu rất nhanh, đã đạt hiệu quả trong các cuộc thi. Nhưng trong thế cờ này chúng ta phải đưa đối phương vào thế cờ của mình thì thực hiện được ý đồ mình đưa ra. - Cờ thế rất cần sự tập luyện, vì thế trong các ván đấu giáo viên hướng dẫn trực tiếp các em sẽ tiếp thu nhanh và ghi sâu. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN. Qua một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tới nay tôi đã huấn luyện đội tuyển trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh tham gia các giải đấu cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh đạt được những thành tích như sau: - Hội khỏe Phù Đổng cấp trường các em nằm trong nhóm chuyên điều đạt thành tích cao. Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân Trang 8
  9. “Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua.” - Đạt một giải nhất nữ và một giải nhì nam trong giải Cờ vua học sinh tiểu học cấp huyện tổ chức trong năm học gần đây. - Có 2 học sinh ( Phan Thanh Diễm Trúc, Đỗ Gia Kiệt) được triệu tập tham gia giải Cờ vua nhi đồng cấp tỉnh. V. KẾT LUẬN 1. TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP Việc áp dụng các bài tập hướng dẫn học sinh tập luyện các kĩ năng và chiến thuật nêu trên cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên. Học sinh cần được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng thì kết quả luôn đạt được chất lượng tốt hơn. Giáo viên trước khi hướng dẫn thực hiện cần phải nghiên cứu thật kĩ giáo án và kiến thức từng nguyên tắc và giai đoạn nhuần nhuyễn. Những ván cờ hay nên có tranh minh họa hoặc xem phim Luôn theo dõi, ghi chép những kết quả sau mỗi buổi tập để tổng kết rút kinh nghiệm cho buổi tập sau. Trong thời gian tập luyện luôn chú ý tạo không khí buổi tập được sôi nổi, hưng phấn, động viên kịp thời nhằm phát huy tối đa những năng khiếu của học sinh. 2. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Đề tài “Một số bài tập bồi dưỡng kinh nghiệm giúp học sinh phát triển năng khiếu môn Cờ vua.” được áp dụng có hiệu quả cho học sinh năng khiếu trong trường tiểu học trên địa bàn huyện. Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân Trang 9