SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Trung học Cơ sở trong giai đoạn 2018-2020

doc 22 trang thulinhhd34 7031
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Trung học Cơ sở trong giai đoạn 2018-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Trung học Cơ sở trong giai đoạn 2018-2020

  1. động giúp gia đình. Tất cả các biểu hiện trên đều làm giảm chất lượng học tập của học sinh. Trên đây là thực trạng hiện nay về chất lượng dạy học của Trường THCS Đồng Tĩnh cùng các nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự thành công, sự đứng yên, dậm chân tại chỗ, sự giảm sút chất lượng học tập của học sinh do nhiều nguyên nhân trong đó có vai trò của người cán bộ quản lý giáo dục. 6, Những giải pháp cơ bản đến hết năm 2020 Căn cứ chiến lược xây dựng con người trong giai đoạn hiện nay của Đảng cộng sản việt nam. Căn cứ mục tiêu phấn đấu, tinh thần kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực của ngành Giáo dục & Đào tạo. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục & Đào tạo, các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Tam Dương. Căn cứ vào những phân tích về những việc đã làm được và chưa làm được của Trường THCS Đồng Tinh trong hai năm qua cùng với các nguyên nhân cơ bản tạo ra sự thành bại đó . Căn cứ tình hình thực tại của địa phương. Phần tiếp theo của sáng kiến, tôi xin đưa ra một số giải pháp mà người cán bộ quản lý Trường THCS Đồng Tĩnh cần thực hiện đến năm 2020, nhằm phát huy những thành công đã có và khắc phục những tồn tại trong nhiệm vụ nâng dần chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn của học sinh Trường THCS Đồng Tĩnh như sau: 6.1. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, cho đội ngũ Đây là công việc nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan cho đội ngũ giáo viên nhằm tạo ra sự nhạy bén, khả năng thích ứng về mặt xã hội nhất là trong cuộc hội nhập và cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế, nền khoa học Công nghệ -Thông tin- Tri thức. Nhận thức đó tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng của từng giáo viên, từ đó xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục học sinh. Bồi dưỡng lòng nhân ái, tình thương yêu con người, giáo dục ý thức “Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm” đặc biệt bồi dưỡng cái “ tâm ” nghề nghiệp với phương châm: “Lấy hiệu quả chất lượng công việc và uy tín làm tiêu chí và thước đo giá trị công tác, học tập phấn đấu của người thầy”. Hoạt động của người thầy “Tất cả vì hiệu quả hoạt động của mỗi người học”. Vì vậy, nhà trường cần bồi dưỡng cho đội ngũ thấm nhuần quan điểm, đường lối lãnh đạo, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện quan điểm chỉ đạo của ngành bằng các văn bản pháp luật, các văn bản chỉ đạo của ngành, nhất là sự chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh .Hoạt động này được thông qua trong các buổi họp hội đồng sư phạm, họp tổ chuyên môn, hội thảo chuyên đề, qua các buổi hoạt động ngoài giờ lờn lớp. Bồi dưỡng phẩm chất đạo
  2. đức, nhân cách, lối sống để mỗi giáo viên thực sự là thước đo chuẩn mực, là hình mẫu thần tượng trong mỗi HS. Trong thời gian gần đây, thực tế đã xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cơ sở giáo dục là phẩm chất đạo đức nhà giáo của một số người ảnh hưởng rất xấu tới hình ảnh người thầy; một số cá nhân lợi dụng điều đó để công kích, nói xấu đội ngũ giáo viên làm truyền thống tôn sư trọng đạo của xã hội xuống cấp. Vì vậy cần tăng cường rèn cho đội ngũ về đạo đức, chuẩn mực sư phạm, bản lĩnh trong giao tiếp đối xử với các lực lượng trong xã hội và học sinh. Trường hợp những giáo viên làm ảnh hưởng đến uy tín người thầy cần xử lý nghiêm khắc theo qui định. Cần tăng cường bồi dưỡng để mỗi cán bộ giáo viên có nhận thức đầy đủ về mục đích, yêu cầu, nội dung, ý nghĩa của cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung; cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” được thể hiện qua chất lượng giáo dục, thực hiện mỗi thầy cô giáo là “ Tấm gương sáng về đạo đức , tự học và sáng tạo” , lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và kỹ năng sống vào bài giảng. 6.2. Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ : Hiện nay hầu hết giáo viên của trường trình độ đào tạo chuẩn hoặc trên chuẩn. nhiều giáo viên có chuyên môn vững, hăng say công tác, có trách nhiệm, lương tâm với nghề nghiệp. tuy nhiên cũng còn giáo viên trách nhiệm chưa cao, làm việc chưa hết trách nhiệm. người cán bộ quản lý phải cập nhật thường xuyên các thông tin, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,Nhà nước, cuả ngành giúp họ nhận thức kịp thời sự biến chuyển của đất nước, nhiệm vụ trọng tâm của mình trong mỗi thời điểm. kết hợp với công đoàn, phải xây dựng được sự đoàn kết, thống nhất thực sự trong tập thể. thương yêu, đùm bọc lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn. chăm lo cuộc sống của họ như của mình .cần nắm cụ thể các thông tin để hiểu rõ hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của họ để giải quyết, giúp đỡ kịp thời. biến nhà trường thành mái ấm thứ hai của họ. Trong công việc, người cán bộ quản lý phải nêu cao tinh thần dân chủ hoá trong nhà trường. phân công lao động đảm bảo mặt bằng với mọi người. về chuyên môn, từ khi có chỉ thị "hai không" của bộ trưởng , cần xây dựng cho đội ngũ giáo viên khả năng phát hiện và sử lý các biểu hiện tiêu cực của học sinh trong kiểm tra, thi cử. phải động viên, tạo điều kiện cho đội ngũ đi học đầy đủ các lớp chuyên đề do sở, phòng giáo dục tổ chức, học các lớp đại học nâng cao trình độ. phát huy được sự sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong giảng dạy. Chú trọng việc kiểm tra và phải thực hiện thường xuyên, liên tục việc soạn giảng, việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên khi lên lớp giảng dạy. chọn tổ trưởng chuyên môn có năng lực, thường xuyên tổ chức dạy các chuyên đề ở các tổ ít nhất mỗi tháng 2 lần, đặc biệt chú trọng tới phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiếp thu kiến thức, tổ chức khảo sát nghiêm túc chất lượng học tập của học sinh dưới nhiều hình thức: đột xuất, hàng tháng, mỗi kỳ căn cứ kết quả đó để đánh giá năng lực và tinh thần, ý
  3. thức trách nhiệm của giáo viên. xếp loại giáo viên theo qui định đầy đủ, dân chủ từ các tổ chuyên môn. phải cho điểm cụ thể và xếp được thứ tự ( đây là việc đơn giản nhưng rất khó thực hiện). từ đó động viên, khen chê kịp thời, đúng lúc, đúng cách. Khi sử lý các sai phạm của giáo viên cần công minh, nghiêm khắc, nhưng có lý, có tình. tiến tới mục đích: xây dựng được một đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, tâm huyết với nghề, hết lòng vì nhà trường, vì học sinh thân yêu. 6.3. Bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên Xã hội càng phỏt triển thì yêu cầu đặt ra đối với giáo dục ngày càng cao. Trước đây phương pháp dạy học là thầy truyền thụ, học sinh thụ động tiếp thu. Phương pháp này không phù hợp với hiện tại, giáo dục ngày nay phải đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo nên phải đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với tinh hình hiện nay. Việc đổi mới bắt đầu từ việc đổi mới cách soạn, làm thế nào để chuyển biến chất lượng giáo án thì mới có chất lượng giờ dạy tốt. Muốn làm được như vậy thì người thầy phải đào sâu suy nghĩ, trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất cách xây dựng một giáo án khoa học, cải tiến, soạn trên papoi, giáo án điện tử. Đây được xem là một chuyên đề được tổ chức thường xuyên. Đổi mới cách dạy, bồi dưỡng cho đội ngũ cách dạy tiếp cận phương pháp “Lấy HS làm trung tâm” . Từ thực tế của đội ngũ, cán bộ quản lý cùng tổ chuyên môn tăng cường dự giờ, rút kinh nghiệm, tăng cường các hội thảo chuyên đề, tăng cường dự giờ các đợt thi đua hội thi chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày quốc tế phụ nữ, ngày 26-3 Sau các đợt thi hội giảng cần đánh giá, xếp loại để mỗi cá nhân tự nhận ra ưu nhược điểm của mình và có hướng phấn đấu. Đổi mới việc sử dụng và khai thác thiết bị dạy học,sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tổ chức tập huấn sử dụng thiết bị dạy học, thường xuyên kiểm tra sổ dự giờ, giáo án. 6.4. Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn. Đây là hoạt động trọng tâm, nhà trường là trung tâm bồi dưỡng, tổ chuyên môn là đơn vị bồi dưỡng, cần cải tiến hoạt động của tổ về cả nội dung và hình thức để tránh nhàm chán, tổ chuyên môn sinh hoạt vào thứ 5 tuần 2-3 trong tháng, trong tổ chuyên môn phân thành nhóm(môn) để dự giờ, rút kinh nghiệm giúp nhau tiến bộ. Từ kế hoạch của trường, tổ lập kế hoạchvà triển khai kế hoạch, được đem ra thảo luận, trao đổi, đưa ra các tiêu chí thi đua, các thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho riêng mình. Cần phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ cụ thể, sau mỗi công việc cần kiểm tra, đánh giá công việc, xếp loại thi đua chính xác. Chỉ đạo hoạt động của tổ tập trung vào việc hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng, kiểm tra đánh giá học sinh Cử giáo viên dạy giỏi dạy mẫu cho các thành viên dự và học tập. Cần bố trí, sắp xếp chương trình, nội dung bồi dưỡng, thời gian đảm bảo theo hướng phân hóa, theo nhu cầu của người học. Cần kết hợp bồi dưỡng điểm với bồi dưỡng rộng, giữa nội dung thiết thực và nội dung nâng cao. Trong thực tế, hoạt động của tổ chuyên môn còn nặng tính hình thức, nể nang, việc rút kinh nghiệm sau dự giờ chưa giúp cho
  4. người dạy cũng như người nghe thấy được những vấn đề cần thiết, hoạt động chuyên đề chưa hiệu quả còn mang tính hình thức, hiệu qủa áp dụng sau chuyên đề chưa cao Những vấn đề nêu trên đều ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Người cán bộ quản lý cần phải làm chuyển biến những tồn tại đó. Cần bồi dưỡng phương pháp quản lý cho tổ trưởng chuyên môn, cần cải tiến hoạt động quản lý của tổ chuyên môn bằng kế hoạch, khoa học, có tính thực tiễn, kiểm tra đánh giá chặt chẽ, sử dụng đúng người đúng việc. Nhà trường dùng phương pháp “Kích cầu bằng kinh tế” vừa khuyến khích động viên những giáo viên có ý thức bồi dưỡng tốt chuyên môn, vừa tạo đà cho những giáo viên cầu thị tiến bộ . Xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm. 6.5. Xây dựng cho học sinh động cơ, thái độ học tập đúng đáp ứng được yêu cầu hiện nay của xã hội Cần xây dựng cụ thể nội qui học sinh. Qui định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của người học sinh khi đến trường. qua giáo viên chủ nhiệm, qua tổ chức đoàn đội cần hướng các em vào các hoạt động tập thể, đưa nhà trường thành nơi không chỉ học tập, rèn luyện mà còn là nơi vui chơi, giải trí của các em “ học mà chơi, chơi mà học”. Các hoạt động cần tổ chức đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức như thi Olimpic Toán, Vật Lý, thi bình luận văn học, thi ngâm thơ, thi cầu lông, đá cầu để các em thấy đến trường là một nhu cầu không thể thiếu. Từ đó giáo dục ý thức, động cơ, thái độ học tâp đúng cho các em, giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động trong tiếp thu kiến thức, hăng say trong học tập. Chống thói học vẹt, các hiện tượng gian lận trong kiểm tra, thi cử, các tai tệ nạn trong xã hội. Hàng tuần, phải có nhận xét, đánh giá thi đua giữa các khối, lớp, khuyến khích, động viên và phê bình kịp thời, xử lý nghiêm khắc các sai phạm bất kể học sinh nào nếu không chịu sửa chữa (chú ý là các em thường phản ứng rất mạnh nếu khen chê không chính xác, không đúng thực tế, xúc phạm tới nhân cách của các em quá thể). Vì vậy cần dân chủ, cho các em bàn bạc, thống nhất ở mỗi lớp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. 6.6. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học : Về vấn đề này, người cán bộ quản lý phải thực hiện tốt mối quan hệ với cấp trên, đồng thời phải tích cực tham mưu với Đảng, Chính quyền địa phương; Kêu gọi sự đầu tư của các lực lượng trong xã hội. Xây dựng phòng học kiên cố cho nhà trường. Do tại thời điểm này nhà trường mới đạt 50% phòng học kiên cố, số còn lại là nhà cấp 4 đã xuông cấp, nhà thấp, không đủ ánh sáng cho các em học tập. Số lớp quá nhiều nên phải học trong các lán để xe, phòng để bồi dưỡng học sinh giỏi thường là phòng phó hiệu trưởng và kho sách. Các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm chưa có. Đặc biệt phòng làm việc của lãnh đạo và của giáo viên quá tồi tàn, chật hẹp, không đủ chỗ ngồi cho giáo viên. Với thực tế hiện nay của nhà trường, việc làm tốt các mối quan hệ trên để xây dựng các phòng học, phòng chức năng là nhiệm vụ cấp bách của người cán bộ quản lý. Vấn đề này thực sự là khó vì xây dựng CSVC là nhiệm vụ của địa phương nhưng địa phương lại nghèo, không thể làm được. Vậy làm thế nào, theo tôi -
  5. Đó là vận động các tổ chức, cá nhân trong xã hội kết hợp tham mưu tích cực, tham mưu liên tục với các cấp, các ngành đầu tư xậy dựng CSVC cho nhà trường, chuyển trường đến địa điểm mới trong thời gian ngắn nhất (2020). Về xây dựng cảnh quan sư phạm, nhà trường đã có sân trường được bê tông hoá, cảnh quan sư phạm được xây dựng nhìn chung hài hoà, cây xanh, bóng mát tạm ổn. Hiện tại cần đầu tư cho qui hoạch và làm vườn hoa, cây cảnh. Thực sự tạo cho nhà trường thành nơi không chỉ học tập, rèn luyện mà còn là nơi vui chơi, giải trí của các em. 6.7. Kiện toàn đội ngũ Về đội ngũ giáo viên hiện nay thiếu về số lượng, thiếu cục bộ ở một số môn người cán bộ quản lý cần đề đạt với cấp trên để có đủ giáo viên ở các môn học, không để hiện tượng dạy chéo ban xẩy ra. Đối với giáo viên hợp đồng (do thiếu giáo viên biên chế nên nhà trường có 8 giáo viên hợp đồng), một số chưa có kinh nghiệm giảng dạy và quản lý học sinh dẫn tới chất lượng học tập của các em thấp. Cần tăng cường thăm lớp dự giờ, tư vấn nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ này để nâng cao chất lượng giảng dạy (hiện nhà trường có 03 giáo viên hơp đồng thường xuyên có học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh). 6.8 Kết hợp với hội phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội: Đối với phụ huynh học sịnh cần củng cố và tăng cường hoạt động của hội phụ huynh. Thắt chặt mối quan hệ giữa phụ huynh với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên bộ môn qua việc thông báo kịp thời các kết quả học tập, rèn luyện của các em để cùng giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập ở trường cũng như ở nhà. vận động xây dựng các quỹ hội phục vụ cho công tác khen thưởng và đầu tư trang thiết bị cho dạy và học. 6.9. Thực hiện tốt công tác của người cán bộ quản lý: Trước hết người cán bộ quản lý phải nghiêm khắc với bản thân. Luôn tự học, tự rèn để tự hoàn thiện mình về mọi mặt. Trong Ban giám hiệu, phải xây dựng mối đoàn kết thống nhất, cùng nhau xây dựng kế hoạch năm học dựa trên nhiệm vụ năm học và các văn bản hướng dẫn của ngành cho phù hợp với thực tế đơn vị . Công việc hàng tuần phải có lịch họp bàn vào thứ hai hoặc thứ bảy và triển khai kịp thời. Mọi công việc phải dân chủ bàn bạc, không cửa quyền, độc đoán trong công việc. Trong phân công lao động, phải nhìn việc chọn người, đảm bảo công bằng, hợp khả năng, trình độ hiện có của mỗi giáo viên. Gương mẫu, tận tụy trong mọi công việc và đặc biệt phải dám đi đầu trong việc làm thật, báo cáo thật, không vị thành tích mà làm sai lệch sự thật. Nhanh, nhạy trong sử lý công việc, đặc biệt cần có chế độ động viên, khen thưởng cả về tinh thần và vật chất thoả đáng với những giáo viên có đóng góp công sức trong việc giữ và nâng chất lượng đại trà, chất lượng học sinh giỏi. Hiện nay đội ngũ giáo viên có trình độ đại học khá nhiều. Để quản lý tốt trong chuyên môn, người cán bộ quản lý cần phải khắc phục khó khăn về gia đình, độ tuổi tham gia học tập
  6. nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ đủ “sức” lãnh đạo nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 6.10. Kiểm tra đánh giá Muốn đạt hiệu quả theo mục tiêu đề ra thì bất cứ công việc nào khi đã triển khai đều phải coi trọng khâu kiểm tra đánh giá. Kiểm tra luôn đan xen trong các hoạt động,việc kiểm tra không có nghĩa chỉ là đánh giá kết quả mà còn để uốn nắn, khắc phục kịp thời những sai phạm. Thực tế ở trường THCS Đồng Tĩnh trong những năm qua đã tiến hành có hiệu quả; đã kiểm tra thường xuyên, phát hiện và điều chỉnh kịp thời từ việc xây dựng kế hoạch- Tổ chức chỉ đạo- Kiểm tra đánh giá phát hiện những hạt nhân tốt để bồi dưỡng.Việc kiểm tra đánh giá là công việc không thể thiếu, kiểm tra bằng nhiều hình thức. Với giáo viên, tiến hành kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra chấm chữa bài cho học sinh, kiểm tra đột xuất Với học sinh, kiểm tra khảo sát định kỳ, khảo sát nhanh, kiểm tra đột xuất việc ghi chép bà Việc kiểm tra phải thường xuyên, xây dựng thang điểm cụ thể có tác dụng cao trong việc nâng chất lượng đại trà và chất lượng học sinh giỏi. *Bài học kinh nghiệm: Đề tài áp dụng thử từ tháng 9 năm 2017, áp dụng từ năm học 2017- 2018 đến nay tại Trường THCS Đồng Tĩnh. Bản thân tôi thấy một số vấn đề cốt lõi dẫn đến thành công như sau: * Rèn thầy trước, luyện trò sau vì đội ngũ giáo viên là nhân tố trực tiếp quyết định tới chất lượng giáo dục của nhà trường. * Cần quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của đội ngũ giáo viên, từ đó hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ mà có những biện pháp thích hợp để họ tự giác, toàn tâm, toàn ý với công tác giảng dạy. *Tăng cường khảo sát, kiểm tra dưới mọi hình thức để đánh giá đúng và uốn nắn kịp thời các tồn tại cho cả thầy và trò. * Đối với đội ngũ cốt cán, cần có chế độ ưu tiên rõ, cụ thể về vật chất để họ đầu tư thời gian cho công việc. Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài này, tôi đã thu được những kết quả nhất định .Từ công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường dẫn tới chất lượng học sinh giỏi, học sinh đại trà ngày càng khởi sắc. Bản thân tôi hiểu rõ hơn, sâu hơn tầm quan trọng của chiến lược xây dựng con người của đảng trong giai đoạn hiện nay. thấy rõ vai trò, trách nhiệm nặng nề mà vinh dự của những người đứng trên “ mặt trận” giáo dục. Ở đó là cuộc chiến xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, bất công trong xã hội Trên “mặt trận” đó những nhà giáo “ đúc “ được những con người bằng xương bằng thịt, những” con người “ có đủ đạo đức mà xã hội yêu cầu, trên vai mang đủ tri thức tiên tiến của nhân loại. Đó là những
  7. nhân tố quyết định tương lai ngày mai của đất nước. muốn có được những con người đó trong tương lai thì ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, họ phải được sống và học tập trong một môi trường văn hóa tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc, họ phải được sự chăm sóc, vun xới của toàn xã hội mà trách nhiệm nặng nề và vinh dự đó đặt trên vai các nhà giáo. Để nhà trường đáp ứng được chiến lược xây dựng con người mới của Đảng, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là khâu then chốt bởi họ là những người trực tiếp tạo nên sự chuyển biến cho hệ thống giáo dục nước nhà. Vai trò của người cán bộ quản lý trong ngành giáo dục trong việc nâng cao chất lượng văn hoá cho học sinh muốn thành công càng đòi hỏi cao hơn. Người cán bộ quản lý phải là mối tổng hoà trong các mối quan hệ với xã hội. Với thực trạng hiện nay của Trường THCS Đông Tĩnh, muốn hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thực hiện chiến lược con người của Đảng, mục tiêu của ngành; Trước mắt là các giải pháp theo tôi, có thể nói là khả thi nhất trong thực tế hiện nay. Mong rằng, với sự chỉ dẫn, góp ý của các đồng chí trong Hội đồng sáng kiến, nó sẽ trở thành tư liệu quí, giúp cán bộ quản lý giáo dục ở các trường THCS trong đó có tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng của các trường bậc THCS; 10. Đánh giá lợi ích thu được: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Khi chưa áp dụng sáng kiến này, chất lượng thi vào PTTH của nhà trường trong 2 năm vừa qua xếp ở thứ 112,132/147 trường trong tỉnh và thứ 10- 13/14 trường trong huyện. Chất lượng học sinh giỏi ở tốp giữa của huyên Tam Dương. - Khi áp dụng sáng kiến này, chất lượng đại trà của nhà trường chưa có chuyển biến nhiều song căn cứ thực tại, dự kiến đạt kết quả cao hơn khoảng 10 bậc trở lên. Kết quả học sinh giỏi lớp 9 đạt 03 giải cấp tỉnh( 02 giải nhì, 01 giải KK) và ở tốp đầu của huyên Tam Dương. - Khi áp dụng Sáng kiến này, tôi rất chú trọng tới việc dân chủ hóa về tài chính. Động viên, khen thưởng kịp thời cho giáo viên, nhân viên, học sinh có thành tích, tôi thấy nội bộ đoàn kết, thống nhất, làm việc có tinh thần trách nhiệm cao, học sinh có tinh thần, thái độ học tập rõ ràng. Nhà trường đã xây dựng được niềm tin của Đảng, Chính quyền và nhân dân địa phương. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Kết quả giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh có tiến bộ so với năm học trước khi áp dụng sáng kiến.
  8. - Nội bộ đoàn kết, thống nhất, làm việc có tinh thần trách nhiệm, học sinh có tinh thần, thái độ học tập rõ ràng. Nhà trường đã xây dựng được niềm tin của Đảng, Chính quyền và nhân dân địa phương. - Trong năm học này, mặc dù còn thiếu giáo viên, nhân viên (khoảng 10 người), nhưng từ sáng kiến này kết hợp với chế độ khen thưởng phù hợp với sự cố gắng của mỗi giáo viên, đội ngũ đã có những tiến bộ về tinh thần, ý thức, trách nhiệm trong công việc. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Trường Xã Đồng Tĩnh, huyện CBQL ngành GD&ĐT bậc THCS Đồng Tam Dương, tỉnh Vĩnh THCS Tĩnh Phúc Đồng Tĩnh, ngày tháng năm 2019 Đồng Tĩnh, ngày 28 tháng 02 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG Tổng điểm: . Xếp loại: . Đồng Tĩnh, ngày tháng 3 năm 2019 TKHĐ