Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học Cơ sở

doc 24 trang binhlieuqn2 03/03/2022 4043
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_gia_tri_song.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học Cơ sở

  1. Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS thành kỹ năng tự nhận thức bản thân cũng có tác dụng giúp các em phát triển sự tự trọng. Bên cạnh đó các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố, đi xe đạp chậm, giúp các em có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, phong độ - một yếu tố tạo nên niểm tự hào về bản thân. Hoạt động còn giúp các em có được một không khí sinh hoạt lành mạnh, bổ ích, tâm hồn sảng khoái, tăng cường tình cảm. Từ đó các em có tâm hồn trong sáng, tự tin vào bản thân, hiểu được giá trị của mình, phát triển lòng tự tôn tự trọng bản thân. 3.3. Trò chơi rèn luyện kỹ năng thấu cảm: Thấu cảm bao gồm cả phần tình cảm và phần tư duy. Thấu cảm là cảm được cảm xúc của người khác, hiểu được suy nghĩ của người khác. Khi chúng ta giúp các em hình thành và phát triển kỹ năng thấu hiểu có nghĩa là chúng ta đã nuôi dưỡng phần "người" ở các em. Sau đây là một số trò chơi tôi đã tổ chức để rèn luyện kỹ năng thấu cảm ở các em. a. Trò chơi “Bạn nói gì?” Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 người. Một bạn sẽ nói về 1 vấn đề, lưu ý nói dài khoảng 3-5 câu, 3 bạn lắng nghe. Trong 3 bạn nghe, một bạn sẽ nhắc lại những điều bạn mình vừa nói. Hai bạn còn lại kiểm tra xem nội dung nói lại có chính xác không. Nếu chính xác, bạn đó có quyền nói ở lượt chơi sau, lúc này có thể nói tăng lên 3-5 câu về 2 vấn đề. Cứ như vậy một trong ba bạn còn lại sẽ nhắc lại nội dung vừa nghe được. Bạn nào không nhắc lại được là thua cuộc và phải chịu phạt. Trò chơi này giúp hình thành thói quen lắng nghe người khác, tôn trọng lượt lời của bạn. Giúp người nói biết chắc là mình đang được lắng nghe. Thể hiện được sự thấu cảm và lòng tôn trọng bạn mình. b. Trò chơi "Bạn làm gì?" (có cách chơi tương tự như trò chơi "Bạn nói gì?") Tổ chức nhóm 4 người, một bạn sẽ thực hiện một vài hành động, 3 bạn quan sát. Một trong 3 bạn sẽ thực hiện lại những hành động mà bạn mình vừa thực hiện. Hai bạn còn lại kiểm tra xem bạn mình thực hiện lại có chính xác không. Qua hoạt động mọi người biết lắng nghe, quan tâm đến nhau, hiểu nhau hơn, từ đó biết cảm thông, chia sẻ, tạo nên mối quan hệ thân thiết, tình cảm giữa các thành viên trong lớp. Như trên đã trình bày, tình hình an ninh trật tự xã hội ngày càng phức tạp. Những cuộc ẩu đả, thanh toán đâm chém nhau xảy ra nhiều. Những tin như vậy các em nhập tâm hơn những tin người tốt việc tốt. Và chúng ta thấy ngày càng nhiều cuộc ẩu đả liên quan đến học sinh. Vì một cái nhìn, vì một câu nói, vì chút tình cảm khác giới, các em sẵn sàng giao chiến với nhau. Ta thấy tính cách học sinh dễ cáu giận, nổi nóng hơn. Tôi thiết nghĩ hình thành kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết xung đột cho học sinh là một việc làm mà giáo viên chủ nhiệm 8
  2. Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS cần thực hiện ngay với học sinh của mình. Tôi xin trình bày một số phương pháp để giúp các em có kỹ năng hóa giải các xung đột. 3.4. Tổ chức trò chơi phát triển kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết xung đột: Tôi đưa ra một số tình huống giả định để các em tìm cách giải quyết. Tình huống 1: Bạn em không may đánh mất cuốn sách em mượn ở thư viện. Đã đến ngày trả, em không biết làm thế nào? Tình huống 2: Chị của em hay vào phòng riêng của em khi em không có nhà. Thấy cái gì thích chị tự tiện lấy dùng mà không hỏi ý kiến của em. Em sẽ làm gì? Tình huống 3: Em đang chơi cùng các bạn ở sân trường, một bạn lớp khác đến trêu em và phá đám trò chơi em đang tham gia. Em sẽ nói gì với bạn? Mỗi nhóm suy nghĩ về tình huống của nhóm mình, thảo luận rồi đưa ra cách giải quyết. Nhóm khác nhận xét, nêu ý kiến. Đứng trước tình huống đặt ra, các em trao đổi thảo luận rất sôi nổi, mỗi em có một cách giải quyết riêng như: Đối với tình huống 1, đa số các em yêu cầu bạn phải đền, phải xin lỗi. Thế nhưng khi được hỏi: em sẽ nói chuyện với bạn như thế nào thì các em thấy rất khó để giữ bình tĩnh, hay tránh để nặng lời với bạn. Trong tình huống 2, mức độ bức xúc cao hơn vì nó động chạm đến góc riêng tư, vì cái "Tôi" cá nhân bị xâm phạm. Đa số các em xử lý bằng cách nói (mắng) cho chị một trận, cấm không được vào phòng rồi muốn ra sao thì ra. Trong tình huống 3, một số em nữ nhút nhát (Mến, Mai b) thì chọn phương án không chơi nữa, bỏ vào lớp. Một số em ( Bích Ngọc, Thu Hà) thì chọn phương án đấu khẩu một trận, nếu cần sẵn sàng đánh nhau. Còn các em nam (Văn Quang, Tiến Đạt, Trung Nguyên) thì cho rằng mình không làm gì mà họ ra gây sự thì nhất định phải "chiến" rồi. Sau khi các em nêu ý kiến thảo luận xong tôi chốt lại: dù ở vào tình huống nào khi rơi vào mâu thuẫn trong quan hệ với người khác, chúng ta nên vận dụng các bước giải quyết mâu thuẫn như sau: 1. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực bằng các thao tác tự thư giãn để tự đưa mình ra khỏi tâm trạng bức xúc, bực dọc như: đếm từ 1 20. Nếu vẫn cảm thấy bực bội thì lắng nghe những âm thanh xung quanh (tiếng cười nói, tiếng lá cây, tiếng chim hót, ), cố gắng trấn tĩnh. 2. Phân tích nguyên nhân gây ra mâu thuẫn: Ai là người gây ra mâu thuẫn? Mâu thuẫn về sự việc gì? Cần suy nghĩ tích cực và có cái nhìn cảm thông, độ lượng vì nó có tác động mạnh đến cảm xúc và hành vi tích cực. 3. Gặp gỡ và nói chuyện: nói lên cảm nhận của mình, lắng nghe bạn (chị) nói về cảm nhận của bạn (chị). Chú ý không ngắt lời nhau. Đặt mình vào vị trí của bạn và cố gắng hiểu bạn. 9
  3. Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS 4. Hết sức tránh làm cho sự việc xấu thêm: không to tiếng, không lăng mạ, gièm pha, không xúc phạm bạn, và không "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay". 5. Cùng nhau rút kinh nghiệm. Tự nhận những thiếu sót của mình, không đổ lỗi cho bạn. Tôi cũng lưu ý học sinh rằng: xung đột sẽ không biến mất nếu chúng ta cố dìm chúng, cố nhịn nhục hay phớt lờ chúng. Thậm chí lại càng xấu hơn. Cách hay nhất là đối mặt với nó và giải quyết ngay khi có thể. Qua nhiều lần hoạt động, học sinh của tôi biết kiềm chế cảm xúc hơn, biết lắng nghe nhau hơn và trong lớp ít mâu thuẫn, xung đột hơn. Không khí lớp học chan hòa, thân ái, tạo môi trường tốt để các em chuyên tâm học hành, cố gắng vươn lên. Trong mọi hoạt động từ đứng lớp đến các hoạt động tập thể, tôi luôn là điểm tựa, là chỗ dựa để các em tham khảo ý kiến, học tập. Từ tác phong mẫu mực, điềm đạm, từ giọng nói nhẹ nhàng, tính cách ân cần, chu đáo, từ tấm lòng nhiệt tình của cô giáo chủ nhiệm, các em có ý thức hơn, hình thành được nhân cách của mình. Bên cạnh đó tôi chú ý đến sự thay đổi của học sinh ở nhiều mặt, từ phong cách nói năng đến cử chỉ, trang phục. Do đó có thể uốn nắn kịp thời những lệch lạc. 4. Rèn luyện kỹ năng học theo nhóm: Để giờ học đạt kết quả tốt, tôi luôn quan tâm đến việc rèn kĩ năng học cho các em bằng nhiều hình thức và phương pháp. Trong đó sử dụng nhóm tích cực là hình thức tôi tâm đắc nhất. Với phương pháp nhóm tích cực mới cần hướng tới là làm sao cho các em phát huy hết khả năng học tập theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo các em phải tự bộc lộ mình, tự tìm tòi, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới và theo tôi thông qua cách làm việc theo nhóm ở một số hoạt động thậm chí khi học sinh đã nắm được cách làm việc theo nhóm thì các em có điều kiện hợp tác trao đổi, tự học lẫn nhau và có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm. Để học sinh có điều kiện hợp tác trao đổi giúp đỡ lẫn nhau cùng giải quyết các nhiệm vụ được giao, tôi dùng biện pháp tổ chức học nhóm như nhóm nhỏ, nhóm lớn. Khi làm việc theo nhóm tự các nhóm có quyền lựa chọn cách thực hiện nào tuỳ thích, sao cho khi nhóm trình bày phải đạt được yêu cầu. Học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh, rèn luyện kỹ năng học, sinh hoạt theo nhóm không những giúp học sinh lớp tôi phát huy được tính tích cực mà còn giúp các em hứng thú, chủ động khám phá tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kĩ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau. Qua đó giúp các em có được những mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong lớp, các em biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm học sinh khác nhau, giúp các em luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều này liên quan tới việc các em có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận mình như thế nào? 10
  4. Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS 5. Xây dựng tốt mối quan hệ : Gia đình - Nhà trường - Xã hội: Có 3 nhân tố chính trong việc giáo dục học sinh đó là: gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi nhân tố đều mang một vai trò riêng nhất định. + Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc từ phía học sinh. + Nhà trường là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh những giá trị chuẩn mực của xã hội để các em trở thành những con người trí thức thật sự có đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình. + Xã hội là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số kĩ năng cuộc sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học sinh Vì vậy nhân cách của học sinh được hình thành dưới tác động của ba môi trường ấy: gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó gia đình và nhà trường là hai môi trường mang tính trực tiếp quyết định đến sự hình thành nhân cách của các em. Nhận thức được diều đó bản thân tôi luôn thực hiện tốt các công việc sau. 5.1. Phối hợp và giữ mối liên hệ thường xuyên với gia đình: Có mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, thông qua phụ huynh, GVCN có thể nắm bắt được: đặc điểm, cá tính, sở thích của từng học sinh, bởi hai phần ba thời gian học sinh tiếp xúc với gia đình và thầy cô giáo. Do vậy, không ai hiểu rõ con mình hơn là phụ huynh và giáo viên. Mặt khác thông qua phụ huynh, GVCN có thể biết được hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của mình đến đâu. Mặc dù hiệu quả giáo dục kỹ năng sống không đo được bằng những con số chính xác nhưng được biểu hiện bằng những thái độ và hành vi cụ thể như: khi về nhà các em có tự tin hơn không, có còn lúng túng khi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống không? Trong quan hệ với bạn bè, làng xóm có hoà nhập hơn không? Các em có ý thức sống tự lập hơn không? Để tạo thành kỹ năng, phản xạ tốt thì cần phải được rèn luyện thường xuyên, liên tục đến mức thuần thục. Do đó vai trò của gia đình là không thể thiếu và giữ vị trí hết sức quan trọng. Đây là mối quan hệ cần có của mỗi giáo viên chủ nhiệm. Để làm tốt việc này, đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của nhà trường, tôi đã tổ chức cuộc họp cha mẹ học sinh và cùng đề ra kế hoạch biện pháp thực hiện để có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã nêu rõ cho phụ huynh biết những quy định mà lớp cũng như trường, đề nghị cha mẹ học sinh phối hợp thực hiện nghiêm túc nhằm đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn. Tạo mối liên hệ gắn bó mật thiết với cha mẹ học sinh, trao đổi kịp thời với phụ huynh học sinh các vấn đề có liên quan trong công tác giáo dục học sinh. Chủ động nắm bắt kế hoạch hàng tháng của các tổ 11
  5. Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS chức đoàn thể trong nhà trường để xây dựng kế hoạch riêng phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp và động viên các em tích cực tham gia. Sự tiến bộ của các em cũng cần được bố mẹ biết để kịp thời động viên, nhắc nhở. Vì vậy tôi luôn chú trọng phát huy tác dụng của sổ liên lạc lớp, thông qua sổ liên lạc thông báo với phụ huynh mọi hoạt động của học sinh từng thời kỳ. Các em rất phấn khởi tự tin vào bản thân khi sự phấn đấu của mình được bố mẹ, thầy cô và tâp thể lớp ghi nhận. Vì vậy việc kết hợp thường xuyên, thông báo kịp thời từng đợt thi đua cho phụ huynh để phụ huynh yên tâm phấn khởi về con em mình và có sự quan tâm thiết thực. Điều tôi luôn tâm niệm với quý bậc phụ huynh là: Chúng ta hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc dạy các em nên người, không nên chỉ chạy theo các giá trị hiện thực như học vấn hay tiền bạc mà còn phải chỉ cho các em thấy những giá trị của tâm hồn, mà điều này đang rất cần đối với các em học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 8 - lứa tuổi các em chập chững tập làm người lớn. Bác CHT Hội phụ huynh trao thưởng cho học sinh đạt thành tích cao năm học 2017- 2018 5.2. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường và giáo viên bộ môn: Để quản lí và giáo dục học sinh chặt chẽ , giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn – Đội tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường như: tổ chức các hoạt động 26/3; kỷ niệm ngày 20/11, Ngày sách Việt Nam thông qua các hoạt động này GVCN có thể dễ dàng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bởi vì, nhân cách của HS được hình thành qua hai con đường cơ bản: con đường dạy học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục ở 12
  6. Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS nhà trường. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối của hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin cho sự hình thành nhân cách cho các em, là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể của mình , nâng cao tính tích cực hoạt động rèn luyện để phát triển nhân cách. Ví dụ: Thông qua hội diễn văn nghệ, vẽ tranh, thi kéo co để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập Đoàn (26/3), GVCN có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng sống: hợp tác, hoà nhập, kỹ năng lãnh đạo cho học sinh lớp mình thông qua cách phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong lớp, phát huy tinh thần chủ động, tích cực của các em để làm sao lớp mình có thể đem lại thành tích cao nhất. Phương châm xây dựng các mối quan hệ thân thiện trong lớp học của bản thân tôi là “lạt mềm buộc chặt”, cho nên bản thân tôi luôn phải thực sự là người thân thiện - nhất là đối với những học sinh chưa ngoan. Tôi luôn xem các em như chính con em mình, đôi lúc tôi đặt mình là bạn của các em để yêu thương và nhẹ nhàng gần gũi, động viên chia sẻ với các em mọi vui buồn trong cuộc sống Từ đó công tác giáo dục về đạo đức, tư tưởng lối sống, ý thức rèn luyện mọi mặt của các em có sự tiến bộ rõ rệt. Một lớp học được xem là thân thiện có nghĩa là ở đó phải kích thích được niềm yêu thích của các em với tri thức, đánh thức những khả năng tiềm tàng trong các em. Muốn làm được điều này tôi nghĩ các thầy cô giáo không nên làm những cây cổ thụ tỏa bóng râm che mát cho các em mà nên làm những người hướng đạo đầy bản lĩnh cùng các em làm khách bộ hành trên con đường khám phá tri thức. Đừng để ra tình trạng 100 % học sinh đều biết trả lời em sẽ nhặt rác lên khi thấy hay em sẽ luôn chia sẽ hòa đồng với các bạn khuyết tật nhưng đâu đó rác thì đầy sân trường và đâu đó vẫn còn nhiều em khuyết tật còn bị bơ vơ giữa sân trường đầy ắp bạn bè. Tóm lại xây dựng và phối hợp tốt 3 mối quan hệ trên là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh. Giống như kiềng 3 chân, đơn giản, vững chắc và không thể thiếu bất kì chân nào. Đó cũng chính là sự bền vững của một nền giáo dục hướng đến đổi mới. III. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Qua hai năm tìm tòi phương pháp và tiến hành thực nghiệm, tôi đã giúp các em học sinh hình thành một số kỹ năng cơ bản. Các em đã chủ động, mạnh dạn hơn trong hoạt động giao tiếp. Sau khi áp dụng đề tài, nhiều em đã thực sự “trưởng thành” trong hoạt động tập thể và trong cuộc sống. Trong năm vừa qua, dưới sự hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm, cán bộ lớp đã tiến hành rất thành công buổi Đại hội Chi đội, được cô hiệu trưởng khen ngợi, đánh giá cao. Các em đã gạt bỏ được tính rụt rè, lúng túng trong giao tiếp, loại bỏ được thói trông chờ, ỉ lại. Lớp trưởng Lê Ngọc Anh điều khiển các hoạt động của lớp "chuyên nghiệp" hơn, quyết đoán hơn. Các cán bộ lớp như em Vũ Văn Tuấn ( lớp phó Học tập), Vũ Thị Vân Anh (lớp phó Lao động), và Trần Thị Thu Hà ( lớp phó Văn-Thể-Mĩ) bạo dạn hơn, tự tin hơn, năng nổ hơn. Các em khéo léo vừa hoàn thành tốt công việc của mình lại không làm mất lòng các bạn trong lớp. Không khí lớp học chan hòa, ấm áp. Các em có hứng thú học tập, có tinh thần phấn đấu vươn lên thi đua học tốt. Chính vì vậy kết quả cuối học kì I vừa 13
  7. Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS qua, lớp 8A xếp thứ tư toàn trường về nề nếp. Đó là kết quả bước đầu tôi đạt được. Trong năm học này, mặc dù chưa tổng kết nhưng kết quả học lực của lớp 8A hứa hẹn có khởi sắc. Cuối năm học sinh giỏi sẽ cao hơn. Một điều không thể phủ nhận là tác dụng giáo dục từ những trò chơi giải trí. Qua các trò chơi, các em có kỹ năng hòa nhập với môi trường xung quanh, với xã hội. Biết ứng xử có đạo đức, sống lành mạnh, có văn hóa, phù hợp với truyền thống dân tộc. Có ý thức chủ động, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội như: tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn, đến thăm các gia đình có công với cách mạng, giúp đỡ những bạn gặp khó khăn, tham gia dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, Các em có tình cảm, thái độ biểu thì sự sẻ chia với các hoàn cảnh éo le thông qua các cuộc vận động “vì người nghèo” đã được các em thể hiện một cách tích cực, hiệu quả. Đặc biệt, trong học kì I, trong trường có gia đình em Kim Anh- học sinh lớp 7B bị cháy, tập thể lớp 8A đã chung tay quyên góp giúp đỡ gia đình bạn hơn một triệu đồng để san sẻ khó khăn với gia đình bạn, giúp bạn có điều kiện tiếp tục học tập. Từ những học sinh được cha mẹ chăm lo từng li từng tí, chỉ biết đòi hỏi, yêu cầu bố mẹ đáp ứng các nhu cầu cá nhân Trong năm học này, tôi rất vui mừng khi nhận được lời cảm ơn chân thành từ các bậc phụ huynh. Phụ huynh chia sẻ, các con tiến bộ, thay đổi rất nhiều so với những năm trước: biết quan tâm hơn đến bố mẹ, ông bà; biết giúp đỡ gia đình từ những công việc nhỏ; biết đưa ra ý kiến của bản thân, không còn ỷ lại, phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình như trước Các em biết cư xử lễ phép, biết kính thầy yêu bạn, giữ gìn nền nếp trường lớp, thực hiện tốt nội quy trường học, góp phần nhỏ bé vào sự đi lên của nhà trường. 14
  8. Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS Học sinh tham gia gây quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” nhân dịp đầu xuân Học sinh dự lễ dâng hương tại khu di tích Cổ Loa năm học 2018- 2019 Kết quả cụ thể như sau: Yêu cuộc sống, hiểu Kỹ năng hòa nhập Hứng thú học Kết quả giá trị của bản thân, cuộc sống tập, hoạt động của cuộc sống (%) (%) (%) Trước khi áp 65 50 65 dụng đề tài Kết thúc năm học 83 85 81 2017- 2018 Kết thúc học kì I năm học 96,8 98,8 92,3 2018- 2019 15
  9. Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh là vấn đề bức thiết trước tình hình thực tế hiện nay. Trong thời gian nghiên cứu và thực nghiệm tôi đã học hỏi, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, và nhận được nhiều sự giúp đỡ, quan tâm góp ý xây dựng. Qua đó tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: 1) Về phía giáo viên: Để các em hình thành một số kỹ năng cơ bản giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp,chủ động, linh hoạt trong các hoạt động tập thể đòi hỏi người giáo viên phải: - Tạo không khí tiếp cận, làm quen thật gần gũi, tình cảm. - Tìm hiểu kỹ tâm lý học sinh lớp mình. Từ đó nắm bắt được khả năng của từng học sinh. Khai thác phát huy đúng điểm mạnh giúp các em có cơ hội phát triển năng lực. - Tin tưởng vào khả năng của các em. Giao nhiệm vụ đúng khả năng. - Tổ chức phê và tự phê bình trên tinh thần xây dựng, không chê bai, xúc phạm làm tổn thương lòng tự trọng ở học sinh. - Tạo không khí nghiêm túc mà nhẹ nhàng trong các giờ sinh hoạt lớp, tránh gây không khí nặng nề, ức chế. - Đối xử công bằng, bao quát các đối tượng học sinh. Là chỗ dựa tin cậy của học sinh. Gần gũi, chia sẻ, cởi mở với học sinh. - Vận dụng các phương pháp giáo dục sao cho đa dạng để các em có hứng thú tham gia, có điều kiện thể hiện phẩm chất cá nhân. - Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh sau những giờ học căng thẳng để các em thư giãn. 2) Về phía học sinh: - Chủ động, tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động. - Biết hợp tác cùng nhau trong các hoạt động để đem lại hiệu quả cao nhất. - Bồi dưỡng tình cảm, biết quý trọng giá trị bản thân, hình thành các kỹ năng hòa nhập với cuộc sống. II. KIẾN NGHỊ: Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh, tôi đã gặp một số khó khăn. Do vậy, tôi có một vài khuyến nghị nhằm giúp cho những giáo viên chủ nhiệm như tôi thực hiện nhiệm vụ này thuận lợi hơn. 16
  10. Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS - Sở, Phòng Giáo dục – Đào tạo tổ chức những lớp tập huấn, bồi dưỡng về Giáo dục Giá trị sống và Kỹ năng sống để giáo viên được học tập bài bản hơn. - Nhà trường kết hợp Công đoàn, Đoàn Đội tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. Qua đó, các em được vui chơi, giải trí, được học hỏi, giao lưu, là cơ hội tốt để các em hiểu hơn giá trị của bản thân, giá trị của cuộc sống, giúp các em hình thành những kỹ năng sống cơ bản. Để hoàn thành đề tài tôi đã cố gắng tìm hiểu đặc điểm đối tượng và áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và thực nghiệm chưa nhiều, đề tài của tôi vẫn còn những thiếu sót cần bổ sung, chỉnh sửa. Bên cạnh đó, đây là tài liệu mang tính chất cá nhân, khó tránh khỏi tính chủ quan, phiến diện. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Ban lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan bản Sáng kiến kinh nghiệm này là của tôi, do tôi viết. Tôi không sao chép của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! 17
  11. Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS DANH MỤC THAM KHẢO 1, Giáo trình Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở - PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc – TS. Đinh Thị Kim Thoa (NXB Đại học QG HN. 2011) 2, Tài liệu lớp chuyên đề Giáo viên chủ nhiệm – Phụ trách chi đội khối 7 - Trường Lê Duẩn – Thành Đoàn Hà Nội (Lưu hành nội bộ - 2008) 18