Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong trường Mẫu giáo

pdf 7 trang binhlieuqn2 08/03/2022 2921
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong trường Mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ap_dung_sang_kien_kin.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong trường Mẫu giáo

  1. 1 I. ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO II.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong sự nghiệp giáo dục nói chung, bậc học Mầm non nói riêng việc nghiên cứu các đề tài sáng kiến kinh nghiệm là công việc vô cùng quan trọng nhưng áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm, khai thác triệt để tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm vào công tac giảng dạy cho tất cả giáo viên trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trên tất cả các môn học là việc hết sức quan trọng và khó khăn. Vì trong nhà trường có giáo viên chưa tham gia nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm bao giờ hoặc có nhưng ở một lĩnh vực nào đó, một bộ môn nào đó nên việc áp dụng cần phải có biện pháp cụ thể để hướng dẫn trực tiếp với giáo viên áp dụng mới hiệu quả hơn. 2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Chính từ thực tế trên bản thân tôi là cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn đã dày công nghiên cứu một số biện pháp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong trường mẫu giáo. Đối với các đề tài trong trường đã nghiên cứu thành công và đat giải A, B, C câp Huyện và Tỉnh tôi cho giáo viên áp dụng vào công tác giảng dạy hàng ngày trên tất cả các môn học. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Như chúng ta đã biết việc nghiên cứu một đề tài để áp dụng trong công tác giảng dạy và nghiên cứu thành công một đề tài thì chỉ có người trực tiếp nghiên cứu mới áp dụng có hiệu quả, còn những người khác cần phải có các biện pháp hướng dẫn áp dụng phù hợp mới phát huy hết tác dụng của đề tài không do chính bản thân mình nghiên cứu. Cho nên bản thân tôi quyết định đi đến nghiên cứu đề tài khoa học này. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong ngành học của chúng ta đã nghiên cứu thành công vô vàn các đề tài, riêng bậc học Mầm non đã có những đề tài đạt loại A, B, C cấp Tỉnh và cấp Huyện nhưng những đề tài ấy có được áp dụng rộng rãi hay không ? Chắc là không. Vì vậy năm nay tôi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp nhằm giúp giáo viên áp dụng thành công một số đề tài mà bản thân tôi và một số chị em giáo viên đã nghiên cứu thành công trong những năm qua, với nhiều đề tài khác nhau, nhằm giúp giáo viên khai thác tác dụng của mỗi đề tài áp dụng vào các môn học trong công tác chăm sóc giáo dục của mình, hơn nữa trong tập thể giáo viên trong nhà trường còn có một số chị em chưa từng nghiên cứu thành công một đề tài nào, Cho nên việc hướng dẫn chị em áp dụng
  2. 2 các sáng kiến kinh nghiệm trong công tác giảng dạy mà bản thân tôi là người trực tiếp chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Từ thực tiễn nêu trên bản thân tôi đã mày mò nghiên cứu và áp dụng trong nhà trường với một số biện pháp như sau: V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Rà soát các môn học trong trường đạt tỉ lệ giáo dục chưa cao: Tôi rà soát lại kết quả các môn học của từng lớp báo cáo trong hai năm qua và khảo sát chất lượng một số lớp vào tháng 9, nhận thấy các môn học như Khám phá khoa học, Làm quen với văn học, hoạt động tạo hình, Làm quen với chữ cái chữ viết của Làng yều có tỉ lệ giáo dục chưa cao chỉ ở mức độ 60- 68%, hay các chuyên đề về vệ sinh, chuyên đề giáo dục lễ giáo chẳng hạn, trẻ chỉ đạt ở mức độ trên trung bình. Để giúp giáo viên khắc phục và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trên tất cả các môn học và các chuyên đề tôi tiến hành đi vào thử nghiệm và áp dụng, việc tiếp theo tôi thực hiện là: 2. Lựa chọn các đề tài đã nghiên cứu thành công và trưng bày: Tôi tiến hành tìm và đọc các đề tài do giáo viên và bản thân tôi đã nghiên cứu thành công trong nhiều năm qua và cả các đề tài do các bạn trên mọi miền đất nước đã đưa lên mạng, tôi tiến hành nghiên cứu chọn lọc các đề tài cần áp dụng cho các môn học trong trường nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong các môn học đã nêu trên, tập hợp các biện pháp hay, có tác dụng tối ưu và phù hợp với tình hình của nhà trường để triển khai cho giáo viên nắm bắt. Bên cạnh đó tôi tiến hành in, đóng tập các đề tài đã lựa chọn và trưng bày ở văn phòng cho giáo viên thuận tiện lựa chọn hoặc tham khảo. 3. Tổ chức hội thảo giới thiệu các đề tài đã nghiên cứu thành công: Tôi cho giáo viên trong trường lên báo cáo đề tài nghiên cứu của mình đã đạt giải như Cô giáo Ngô Thị Châu báo cáo với hội đồng nhà trường về đề tài nghiên cứu “ Một vài kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo học tốt môn văn học” Cô Nguyễn Thị Lợi báo cáo đề tài “ Một vài kinh nghiệm giáo dục lễ giáo trong trường mẫu giáo” đạt loại C cấp Tỉnh năm học 2006-2007, hay đề tài do bản thân nghiên cứu “ Một số biện pháp giúp trẻ dân tộc thiểu số học tốt chữ cái chữ viết” đạt loại C cấp Tỉnh năm học 2004-2005. Đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số” đạt loại A cấp Huyện năm học 2005-2006 và một số đề tài nghiên cứu khác. Tôi tiến hành cho giáo viên thảo luận, bàn bạc nêu lên điều đã hiểu và cả những thắc mắc chưa hiểu ý đồ của tác giả trong từng đề tài, nếu câu hỏi rơi vào đề tài nghiên cứu của tác giả nào thì tác giả đó lên giải trình hoặc bản thân trực tiếp lên giải thích cho giáo viên hiểu rõ, nhằm giúp cho giáo viên hiểu đúng, hiểu sát, nắm được tác dụng của đề tài và phương pháp áp dụng vào lớp mình một cách đạt hiệu quả nhất.
  3. 3 4. Áp dụng vào môn học tại lớp: Sau khi giáo viên đã nắm bắt được tác dụng của mỗi đề tài cần áp dụng cho lớp, tôi tiến hành xâu chuổi lại các biện pháp trong một đề tài một lần nữa cho giáo viên hiểu và áp dụng. Tôi không quên nhắc nhở giáo viên: Trước hết các cô giáo cần phải áp dụng các biện pháp trên trẻ, thường xuyên và đan xen các biện pháp với nhau, biện pháp này hỗ trợ cho biện pháp kia, thực hiện đều đặn hằng ngày. Ví dụ: Lớp lớn ghép Làng Yều chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số” và đề tài “ Một số kinh nghiệm giúp trẻ Dân tộc thiểu số học tốt môn chữ cái chữ viết” của chính bản thân tôi nghiên cứu trong những năm trước. Lớp Lớn 6 và lớp lớn 3 chọn và áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một vài kinh nghiệm giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo” của tác giả Nguyễn Thị Lợi và Trần Thị Thiện. Lớp lớn 2, lớn 7 chọn đề tài “ Một vài kinh nghiệm giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc” của tác giả Nguyễn Thị Lợi Lớp Nhỡ 4, lớp lớn 6, lớn 10 chọn đề tài “ Một vài kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo học tốt môn văn học” của tác giả Ngô Thị Châu. “ Một vài kinh nghiệm giúp trẻ học tốt môn toán” Lớp nhỡ 4, lớp nhỡ 1chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình” Tất cả các lớp đều tiến hành áp dụng từ cuối tháng 9 năm 2008, thực hiện liên tục, tôi luôn luôn giúp đỡ giáo viên suốt trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiêm và tôi tiến hành khảo sát đánh giá. 5. Khảo sát, kiểm tra, so sánh: Giáo viên tiến hành áp dụng các đề tài nghiên cứu trên lớp từ đầu năm học cho đến nay đã được 6 tháng tôi tiến hành khảo sát chất lượng các môn học ở các lớp đã lựa chọn đề tài nghiên cứu để áp dụng vào lớp mình như đã đăng ký đầu năm và đem so sánh với tỉ lệ khảo sát chất lượng trên trẻ đầu năm. Hầu hết chất lượng các môn học trên tất cả các lớp đều tăng lên đáng kể, tăng lên từ 15 – 25% trên mỗi môn học. Đặc biệt Lớp Lớn ghép Làng Yều tỉ lệ môn Văn học tăng lên rõ rệt, nhiều cháu thuộc thơ, có cháu còn kể lại câu chuyện bằng tiếng việt một cách trôi chảy, diễn cảm. Tỉ lệ môn văn học của lớp lớn Yều hiện nay đạt tỉ lệ 78 % , môn làm quen chữ cái đạt tỉ lệ 85% số cháu viết đẹp và thuộc chữ cái ngày tăng lên thật là điều tuyệt vời. Cho đến nay tôi nhận thấy việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của người khác nghiên cứu cho tất cả giáo viên trong bậc học mầm non nói chung, của trường chúng tôi nói riêng là điều rất hay và mang lại hiệu quả rất lớn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
  4. 4 VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua 6 tháng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cho các lớp học trong nhà trường với nhiều đề tài khác nhưng cùng chung mục đích là nâng cao chất lượng các môn học vốn rất thấp của các lớp ở đầu năm học, hiện nay chất lượng tất cả các môn học tăng lên rất cao, cụ thể là: CUỐI KPKH GDAN LQVT TD LQCC HĐTH LQVH THÁNG 9 63% 68% 59% 69% 68% 65% 60% ĐẾN NAY 80% 85% 84% 85% 87% 79% 82% Chất lượng chuyên đề giáo dục lễ giáo, chuyên đề vệ sinh hầu hết các lớp đạt loại tốt, cháu Làng Yều biết xin phép cô khi ra vào lớp, mạnh dạn giao lưu với cô, vốn tiếng việt ngày càng phong phú hơn, vệ sinh quần áo ngày càng sạch sẽ và tươm tất mỗi khi đến lớp học. VII. KẾT LUẬN: Trên thực tế cho ta thấy khi nghiên cứu một đề tài khoa học là việc không dễ dàng gì, nhưng lại ít ai chú ý đến việc áp dụng rộng rãi các đề tài đã nghiên cứu thành công cho bậc học của mình. Cho nên tôi đã tiến hành cho giáo viên của trường tôi thực hiện, áp dụng một số đề tài do giáo viên trong trường nghiên cứu thành công và phù hợp với tình hình đặc điểm của trường, phù hợp các môn học của các lớp trong những năm học trước và năm học này có chất lượng thấp, nhờ vậy chất lượng các môn học của trường tôi tăng lên đáng kể, trẻ đến lớp sạch sẽ và ngoan hơn, lễ phép hơn với cô giáo và người lớn, hòa nhã đoàn kết với bạn bè, bên cạch đó giúp giáo viên trường tôi tiếp cận với nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau, với nhiều biện pháp hay, giúp cho giáo viên ngày càng nâng cao tay nghề, nâng cao chuyên môn, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và đặc biệt giáo viên bắt tay vào tự nghiên cứu khoa học một cách mạnh dạng và hiệu quả. Trên đây là một vài biện pháp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong trường mẫu giáo được thực hiện và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý bổ sung của đồng nghiệp , hội đồng khoa học các cấp. Xin chân thành cảm ơn! Đại Hưng, ngày 22 tháng 2 năm 2009 NGƯỜI THỰC HIỆN Trần Thị Thiện
  5. 5 III. ĐỀ NGHỊ: Tôi nghĩ rằng mình đã áp dụng thành công trong trường thì các trường khác cũng có thể áp dụng, áp dụng rộng rãi hơn trong bậc học Mầm non. Tôi đề nghị các cấp lãnh đạo, các trường học khác đặc biệt lưu tâm.
  6. 6 X. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sáng kiến kinh nghiêm: “ Một số biện pháp cung cấp tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số” “ Một số biện pháp giúp trẻ dân tộc thiểu số học tốt môn chữ cái chữ viết” Của tác giả Trần Thị Thiện. “Một vài kinh nghiệm giúp trẻ học tốt môn văn học” của tác giả Ngô Thị Châu “ Một vài kinh nghiệm giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc” của tác giả Nguyễn Thị Lợi. “ Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình” của tác giả Trần Thị Thiện. Bác Hồ về giáo dục ( Nhà xuất bản từ điển bách khoa) TẠP CHÍ GIÁO DỤC MẦM NON năm 1987, năm 1988.
  7. 7 XI. MỤC LỤC Trang I. ĐỀ TÀI 1 II.ĐẶT VẤN ĐỀ 1 - Tầm quan trọng của việc áp dụng các loại sáng kiến kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 1 - Thực trạng liên quan 1 - Lý do chọn đề tài 1 - Giới hạn đề tài 1 III.CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1 V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 1. Rà soát lại các môn học trong trường đạt tỉ lệ chưa cao 2 2. Lựa chọn các đề tài đã nghiên cứu thành công và trưng bày 2 3. Tổ chức chuyên đề giới thiệu các đề tài nghiên cứu thành công 2 4. Áp dụng vào môn học tại lớp 2 5. Khảo sát, kiểm tra, so sánh 3 VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3 VII. KẾT LUẬN 4 VIII. ĐỀ NGHỊ 5 X. TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 XI. MỤC LỤC 7