Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 trường mầm non Hương Mạc 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 trường mầm non Hương Mạc 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_dam_bao_an_toan_phong.docx
PP_NHU_QUYNH_c6e0b.pptx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 trường mầm non Hương Mạc 1
- Ở thang leo, xích đu, cầu trượt cần đặt các miếng thảm xốp để khi trẻ tiếp đất được an toàn, không bị trầy xước khi trượt xuống sân. Vào giờ ăn tôi sẽ kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống, tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng. Không ép trẻ ăn, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ. Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch, nói chuyện dễ bị sặc, nghẹn. Đến giờ ngủ, khi trẻ chuẩn bị lên giường tôi chú ý xem trẻ còn ngậm thức ăn trong miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, các loại hạt, kẹo cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ trêu ghẹo nhét vào miệng, mũi, tai. Để dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở. Tôi luôn bao quát trẻ không để trẻ ngủ lâu trong tư thế nắm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở. Bằng việc thường xuyên giám sát, ở gần trẻ tôi đã loại bỏ được hết những tai nạn có thể xảy ra. Đồng thời trẻ lớp tôi đã nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh. c.Biện pháp 3: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Là một giáo viên mầm non nên việc chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở lớp là rất quan trọng vì vậy tôi không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng tránh và xử lý ban đầu các tình huống khi xảy ra tai nạn đối với trẻ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ Một số nội dung tự bồi dưỡng như: Hiểu về môi trường an toàn đối với trẻ mầm non, phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp, các dị vật ở tai, mũi, miệng, tai nạn do ngộ độc, đuối nước cho trẻ, cháy, nổ, bỏng, điện giật cho trẻ, tai nạn giao thông, động vật cắn Ngoài ra tôi còn tìm hiểu thêm những kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng internet, xem các tiết dạy của chương trình giáo dục mầm non có lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn cho trẻ để áp dụng vào các tiết dạy của mình. Bên cạnh đó tôi còn tham gia vào các buổi tập huấn về kiến thức và kỹ năng phòng tránh, cách xử lý ban đầu một số tai nạn thương tích thường gặp do các cơ sở y tế tổ chức. Thông qua tập huấn tôi đã có thêm kiến thức để làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ của lớp mình. d.Giải pháp 4: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh Ngoài công tác tuyên truyền trên loa đài, khẩu hiệu, tranh áp phích, tờ rơi về công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thì công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh là một trong những biện pháp quan trọng. Vì đa phần phụ huynh rất bận, nên giáo viên thường tranh thủ trao đổi vào giờ đón trả trẻ về cách phòng tránh tai nạn thương tích tại nhà như khuyến khích phụ huynh dán những cảnh báo nguy hiểm ở ổ điện, để những vật dụng gây nguy hiểm lên cao, đúng nơi quy định nhất là các loại dao kéo, phích nước, các loại thuốc .
- Để giữ cho trẻ và thú nuôi an toàn, người lớn nên luôn luôn có mặt khi trẻ và thú nuôi ở cùng nhau đặc biệt là khi ở cùng với con chó, mèo Không bao giờ được để trẻ một mình ở dưới nước hoặc gần nơi nguy hiểm. Trao đổi với gia đình nên dạy trẻ tập bơi sớm để phòng tránh đuối nước.Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại thạch, kẹo cứng Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích với phụ huynh là việc vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên, khó ở đây là giáo viên phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc những nội dung tuyên truyền thiết thực, thu hút được phụ huynh để phụ huynh dễ hiểu và dễ thực hiện. Biện pháp tuyên truyền kết hợp với phụ huynh tại lớp giúp giáo viên và phụ huynh hiểu nhau hơn, từ đó giúp giáo viên thuận lợi trong việc giáo dục trẻ tránh những nơi nguy hiểm, không an toàn với trẻ. Giáo viên phối hợp với phụ huynh là việc làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe và thân thể. 3.Kết quả đạt được a.Kết quả đạt được *Đối với giáo viên Tôi đã có những phương pháp hữu hiệu, ý thức sâu sắc được trách nhiệm với công việc của mình, đảm bảo an toàn cho trẻ 100% khi đến lớp luôn là nhiệm vụ được tôi đặt lên hàng đầu. Bản thân tôi được trải nghiệm, linh hoạt, mềm dẻo hơn trong quá trình tổ chức, có kỹ năng sử lý tình huống, phương pháp tổ chức hay hơn, sáng tạo hơn. Biết kết hợp đan xen các hình thức cũng như lồng ghép linh hoạt hơn trong phương pháp giảng dạy. Sắp xếp, bố trí tạo môi trường nhóm lớp để hấp dẫn lôi cuốn trẻ thực hiện theo các chủ đề giúp trẻ được thực hành và trải nghiệm. *Đối với trẻ Nâng cao được sự hiểu biết của trẻ về tai nạn thương tích, trẻ ý thức được các yếu tố nguy hiểm đến tính mạng và trẻ tự bảo vệ được cho bản thân trước những nguy cơ gây mất an toàn. Trẻ mạnh dạn, chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi ở trường, lớp. *Đối với phụ huynh Phụ huynh tin tường và thường xuyên trao đổi, thảo luận với giáo viên về các biện pháp phòng tránh tai nạn cho trẻ Phụ huynh luôn quan tâm đến việc tạo môi trường và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ khi ở nhà b.Những điều chỉnh, bổ sung sau khi thực nghiệm Có kế hoạch đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Tạo điều kiện cho chị em được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. 4. Kết luận
- Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi thấy việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong trường mầm non. Để trẻ được vui chơi lành mạnh, an toàn và giảm thiểu các tai nạn gây thương tích chúng ta hãy tạo một môi trường an toàn cho trẻ góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người ích cho xã hội Tóm lại, đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non đóng vai trò quan trọng và hết sức cấp bách trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ hiện nay. Vì vậy cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Phòng tránh tai nạn tương tích cho trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn thể hiện tình cảm của người lớn đối với trẻ em. Để trẻ em được vui chơi lành mạnh, an toàn và giảm thiểu các tai nạn gây thương tích thì gia đình - nhà trường và toàn xã hội cần phải phối kết hợp sâu sắc hơn nữa vì “ Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai” 5.Những kiến nghị, đề xuất a.Đối với tổ chuyên môn Tiếp tục tổ chức tốt các chuyên đề: “Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ” để giáo viên học tập trao đổi kinh nghiệm. Xây dựng các tiết chuyên đề có lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. b.Đối với lãnh đạo nhà trường Kiểm tra định kỳ cơ sở vật chất để có kế hoạch tu sửa nâng cấp. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc, dịch bệnh trong nhà trường. Phối hợp với y tế địa phương tập huấn cho giáo viên về kiến thức và kỹ năng phòng và xử lý ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ. c.Đối với cấp Phòng, Sở Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trau dồi năng lực sư phạm qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn về nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích. Cung cấp các tài liệu có nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích để giáo viên học tập và tự nghiên cứu. Có sự kiểm tra, đánh giá các trường học thường xuyên để có kế hoạch khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất cũng như kiến thức thực hành của giáo viên về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Qua việc thực hiện những biện pháp trên, tôi đã đạt được một số kết quả như sau: Mức độ trẻ đạt được Mục tiêu Đạt Chưa đạt Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm
- SL % SL % SL % SL % Nhận ra yếu tố không an toàn 14 56 24 96 11 44 1 4 Có kỹ năng phòng tránh tai nạn 13 52 23 92 12 48 2 8 thương tích Trẻ biết xử lý những tình huống có 13 52 23 92 12 48 2 8 thể gây tai nạn thương tích cho trẻ PHẦN IV: CAM KẾT Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền, các biện pháp đã triển khai tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 trường mầm non Hương Mạc 1, thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là trung thực. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hương Mạc, ngày tháng 11 năm 2023 Giáo viên Đàm Như Quỳnh MỤC LỤC
- STT Nội dung Trang 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do lựa chọn đề tài 1 2.Mục đích của đề tài 1 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 1.Thực trạng việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích 2 cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 trường MN Hương Mạc 1 a.Nhận định những ưu điểm của vấn đề 2 b.Những hạn chế bất cập và nguyên nhân 2 2. Những biện pháp đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương 2 tích cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 trường mầm non Hương Mạc 1 a.Biện pháp 1: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn 2 cho trẻ b.Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng đảm bảo an toàn phòng tránh tai 2 nạn thương tích cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. c.Biện pháp 3: Giáo viên bao quát trẻ trong mọi hoạt dộng, tự học 4 tập, bồi dưỡng, nâng cao kiên thức đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ d.Biện pháp 4: Tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ 5 3.Kết quả đạt được 5 a.Kết quả đạt được 5 b.Điều chỉnh bổ sung sau khi thực nghiệm 6 4. Kết luận 6 5.Kiến nghị, đề xuất 6 a.Đối với tổ chuyên môn 6 b.Đối với lãnh đạo nhà trường 6 c.Đối với Phòng GD&ĐT ; Sở GD&ĐT 6 3 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 6 4 PHẦN IV: CAM KẾT 7 ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
- . TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN Hoàng Thị Loan ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HIỆU TRƯỞNG . HIỆU TRƯỞNG Đàm Thị Oanh XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ TỪ SƠN .
- Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. Tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và cần được quan tâm. Tai nạn thương tích rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có hàng trăm triệu trẻ em tử vong bởi các nguyên nhân có thể phòng tránh được, trong đó nguyên nhân tai nạn thương tích góp phần đáng kể. Tai nạn thương tích tử vong và tàn tật do thương tích là gánh nặng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội, nó đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa tính mạng và sức khỏe của trẻ em. Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là thực hiện phong trào trường học thân thiện - học sinh tích cực mà ngành đã phát động, một trong những nội dung của phong trào trên là tạo môi trường học tập an toàn cho trẻ, có môi trường học tập an toàn sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Nhận thức tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ,
- tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” để nghiên cứu trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp.