Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_ki_nang_song_cho.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non
- 22 - Đề ra những biện pháp hướng dẫn giáo viên, giúp các bậc cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kỹ năng sống cơ bản. - Biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường. - Tạo môi trường giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống. 2.2. Về phía phụ huynh: - Phụ huynh học sinh hiểu được các khái niệm về kỹ năng sống hàng ngày để giáo dục trẻ. - Phụ huynh giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về kỹ năng sống của con người trong môi trường xã hội. - Phụ huynh hưởng ứng tích cực, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng rèn kỹ năng sống cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình. - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã gần gũi thường xuyên chia sẻ với con hơn, ít la mắng trẻ, phân việc cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự làm những công việc phục vụ bản thân như: Trẻ tự đeo ba lô, tự vào lớp - Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp 2.3. Về phía trẻ: - Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có kỹ năng sống cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin, mạnh dạn giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên đạt kết quả tốt. - 100% trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, * Giáo dục kĩ năng có thói quen chăm sóc vệ sinh cá nhân: Biết tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi vệ sinh và khi tay bẩn Biết rửa mặt, đánh răng, biết tự thay quần áo khi đã bẩn, ướt. Biết chọn quần áo
- 23 phù hợp với thời tiết, giới tính. Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp. Biết giữ cho đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ. Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định. * Giáo dục kĩ năng nhận thức về bản thân: 100% trẻ biết và nói được những thông tin cơ bản về cá nhân và gia đình: Nói được họ tên của bản thân, bố, mẹ và các thành viên trong gia đình, địa chỉ và số điện thoại của bố mẹ, biết mình là trai hay gái, nói được khả năng sở thích của bản thân * Giáo dục kĩ năng hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng: - Trẻ biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe trẻ. - Biết được ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín uống sôi để khỏe mạnh. * Kĩ năng giữ an toàn cá nhân: - Biết bàn là, bếp điện, lò than, phích nước nóng, ổ điện là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần - Biết thực hiện những qui định ở trường, nơi công cộng về an toàn như sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi, đi bộ trên vỉa hè, khi sang đường phải có người lớn dắt, không leo trèo cây, ban công, tường rào, không đi theo người lạ, kỹ năng khi bị bắt cóc * Kĩ năng tự tin và tự trọng: - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, trả lời các câu hỏi của người khác một cách tự tin, rõ ràng, tự nhiên, lưu loát không sợ sệt, e ngại * Kĩ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc: - Biết bộc lộ cảm xúc vui buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ - Biết an ủi hoặc chia vui với người thân bạn bè * Kĩ năng hợp tác với người khác: - Trẻ biết lắng nghe ý kiến của bạn, của người khác - Biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn - Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khac * Kĩ năng giao tiếp: - 100% Biết chào hỏi lễ phép với người lớn, biết cảm ơn, xin lỗi
- 24 - Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết - Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn - Biết lắng nghe và tôn trọng sở thích của bạn bè và người thân - Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp - Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp - Biết chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện thảo luận, không nói leo, không ngắt lời người khác khi nói chuyện - Biết sử dụng một số từ chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa vâng ạ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Không nói tục chửi bậy * Kĩ năng nhận thức về môi trường: - Nhận biết và thực hiện được một số qui định ở lớp, gia đình và nơi công cộng, không làm ồn nơi công cộng, - Biết những nghề nghiệp phổ biến nơi trẻ sống và nơi làm việc của bố mẹ - Nói được những đặc điểm nổi bật của từng mùa trong năm, phân biệt được sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trang và mặt trời. - Biết một số đặc điểm tính chất của nước, ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây cối, biết được không khí, các nguồn sáng và sự cần thiết của nó đối với cuộc sống con người, con vật và cây cối. * Kĩ năng sáng tạo, nhận thức về nghệ thuật: - Thể hiện cảm xúc theo nội dung, nhịp điệu của bài hát, bản nhạc - Thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sản phẩm tạo hình, - Biết đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát - Kể thêm hoặc thay đổi diễn biến của câu chuyện đã biết một cách hợp lý * Kết quả so sánh đối chứng:
- 25 Đầu năm Cuối năm Tỷ lệ trẻ Đạt Chưa tăng S Đạt Chưa đạt Nội dung đạt T Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ T trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ % % % % % Kỹ năng tự 50 50 47 1 nhận thức bản 17 17 33 97% 1 3% 16 % % % thân Kỹ năng tự lập, 50 50 47 2 17 17 32 94% 2 6% 16 tự phục vụ % % % Kỹ năng giao 44 56 12 32 3 15 19 30 88% 4 15 tiếp, ứng xử % % % % Kỹ năng hợp 53 47 16 4 18 16 28 82% 6 12 35% tác và chia sẻ % % % Kỹ năng giải 44 56 21 5 15 19 27 79% 7 8 23% quyết vấn đề % % % Kỹ năng thích 46 54 6 16 18 33 97% 1 3% 15 44% nghi % % Kỹ năng tự bảo 44 56 15 7 15 19 29 85% 5 10 25% vệ % % % Kỹ năng tự 46 54 20 8 điều chỉnh cảm 16 18 27 80% 7 9 26% % % % xúc Như vậy, với kết quả mà tôi đã đạt được sau 1 năm tìm tòi và áp dụng các biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ, tôi nhận thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi đứa trẻ có những yếu tố cá nhân khác nhau và sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng như hoàn cảnh sống, môi trường trải nghiệm khác nhau nên giáo viên cần có những hình thức, biện pháp linh hoạt, hợp lý dựa trên quan điểm then
- 26 chốt của giáo dục mầm non là “Lấy trẻ làm trung tâm” và tận dụng các điều kiện để tạo ra nhiều cơ hội cho đứa trẻ được tự trải nghiệm. Với kỹ năng sống phong phú trẻ sẽ biết cách khai thác kiến thức từ cuộc sống xung quanh, tạo lập các mối quan hệ với tự nhiên và con người để sống an toàn, hòa bình và phát triển. Bên cạnh đó giáo viên phải xác định được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hình thành các kỹ năng sống cho trẻ trong mọi hoạt động. Ngoài lòng yêu nghề mến trẻ, người giáo viên phải có năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, biết vận dụng những lý luận vào thực tế và có lòng kiên trì, kiên nhẫn trong công việc, có sự quan tâm đến đặc điểm của từng cá nhân trẻ. Giáo viên cần phải là người có kỹ năng sống tốt và luôn là tấm gương sáng cho trẻ. Tích cực trau dồi, học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực. Có sự trao đổi tích cực với phụ huynh thông qua: Giao tiếp hàng ngày, bảng tuyên truyền và thông qua các tài liệu trực quan sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào cô giáo, đồng thời cô giáo đã góp phần tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cộng động, vận động cộng đồng cùng chung tay giáo dục trẻ kỹ năng sống. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Phạm vi ứng dụng và triển vọng của đề tài: Với kết quả đạt được của lớp 4 – 5 tuổi A trường mầm non Nghĩa Minh đã cho thấy tính khả thi của đề tài, tính hiệu quả của các giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ với bậc học mầm non, đáp ứng được xu hướng đổi mới trong giáo dục mầm non, vì vậy tôi thấy những giải pháp nêu trên có thể phổ biến tới toàn bộ lớp học trong trường mầm non Nghĩa Minh, các trường mầm non trong cụm chuyên môn số 1; Các trường mầm non trong huyện Nghĩa Hưng nhằm thực hiện tốt việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
- 27 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Phạm Thị Lan CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- 28 PHÒNG GD&ĐT
- 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Trần Đại Vi, Sách hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non, NXB Đại học quốc gia. 2. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non, NXB Đại học quốc gia. 3. TS Huỳnh Lâm Anh Chương, Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ mẫu giá, NXB Đại học sư phạm TPHCM. 4. Sách các hoạt động phát triển kĩ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo. Sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống 5. Xem các chương trình dạy kỹ năng sống cho trẻ trên báo, mạng internet