Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy văn miêu tả theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Lớp 4C
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy văn miêu tả theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Lớp 4C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_van_mieu_ta_theo.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy văn miêu tả theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Lớp 4C
- 13 lộ ở phần kết bài mà còn thể hiện ở từng câu, từng đoạn của bài. Vì vậy, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách bộc lộ cảm xúc trong bài văn một cách thường xuyên liên tục, từ tiết đầu tiên của mỗi loại bài đến những tiết luyện tập xây dựng đoạn văn, tiết viết bài và ngay trong tiết trả bài nữa. 2.3.7. Biện pháp 7: Hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung bài văn (lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả) Nội dung bài đầy đủ, phong phú là yêu cầu không thể thiếu được của một bài tập làm văn tốt. Với yêu cầu này ta cần tiến hành qua các bước: tìm ý, lập dàn bài chi tiết theo bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), các từ ngữ nối để liên kết câu chặt chẽ, trôi chảy. Từ ngữ miêu tả phải thích hợp, câu văn có hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá để bài văn hay hơn. Khi làm bài viết, yêu cầu học sinh: - Đọc kĩ, hiểu yêu cầu của đề bài. - Phân tích đề : Đề thuộc thể loại văn gì? Nội dung miêu tả ai? Con gì? Vật gì? Cảnh ở đâu? Tả vào lúc nào? Bộ phận nào? - Biết dựa vào dàn ý đã xây dựng, các đoạn văn đã viết ở tiết trước để viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Sau đó, học sinh bám sát yêu cầu của đề bài, huy động vốn thực tế (mà các em đã được hướng dẫn quan sát qua khâu chuẩn bị) để lựa chọn được những nét nổi bật của đối tượng để miêu tả rõ ràng, đầy đủ. Sau khi đã thống kê toàn bộ ý đã tìm được lên vở nháp, GV cần hướng dẫn học sinh chọn lọc ý theo hệ thống câu hỏi: Theo em, những ý nào không quan trọng cần lược bỏ? Ý nào cần tả lướt qua bằng vài câu? Còn ý nào cần tập trung tả kĩ, sâu hơn? Tại sao lại không tả hết toàn bộ tả một số cảnh và tả kĩ như vậy nhằm mục đích gì? * Phần mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật) bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Trong bài tập làm văn, phần mở bài là phần gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc. Các em có thể vào bài bằng một câu hay một đoạn nhưng cần phải bám sát vào nội dung yêu cầu đã được xác định. Dựa vào mở bài của mỗi em mà giáo viên góp ý, không gò bó, không áp đặt. Ví dụ: Khi tả con vật, các em có thể vào bài: “ Đã lâu, em được bố mẹ cho về quê chơi. Qua khỏi cổng làng, em bước thơ thẩn trên con đường nhỏ dẫn tới đầm sen. Ở một góc đầm trống, một đàn vịt bầu đang lặn hụp kiếm mồi. Từ đó, giúp các em viết được bài văn tốt mang tính nghệ thuật cao. *Phần thân bài: Ở phần này, tôi cho học sinh phát triển theo nhiều ý khác nhau. Tả đồ vật: Ví dụ: Đề bài: “ Tả một đồ chơi mà em thích”. Tôi cho các em làm theo các gợi ý sau: + Muốn miêu tả đồ vật, trước hết phải quan sát đồ vật đó là đồ vật gì? (búp bê, gấu bông, cái chong chóng, ) + Quan sát theo một trình tự hợp lí: - Nhìn bao quát. - Quan sát từng bộ phận ( bên ngoài/ bên trong, bên trên/ bên dưới, đầu/
- 14 mình/ chân tay, ) + Nên quan sát bằng nhiều giác quan: - Dùng mắt để xem hình dáng, kích thước, màu sắc, của đồ vật như thế nào. - Dùng tay để biết đồ vật mềm hay rắn, nhẵn nhụi hay thô ráp, nặng hay nhẹ, - Dùng tai để nghe đồ vật khi được sử dụng có phát ra tiếng động không, tiếng động ấy như thế nào. - Cố gắng tìm ra những đặc điểm riêng của đồ vật, phân biệt nó với những đồ vật khác, nhất là những đồ vật cùng loại. Tả cây cối: Từ gợi ý của các bài văn mẫu, biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn trái quen thuộc theo hai cách đã học: Tả lần lượt từng bộ phận của cây hoặc tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây. Từ đó, học sinh phát triển ý thật tự nhiên. Như vậy, mỗi em có một ý, một vẻ khác nhau và đều đảm bảo đủ ý chính. Tuy nhiên, cần hướng cho học sinh phát triển ý phong phú về nội dung làm nổi bật yêu cầu của đề bài. Khi xây dựng phần thân bài, chúng ta cần lưu ý học sinh: Khi tả có thể tả nhiều bộ phận nhưng không coi đó là chủ yếu mà cần làm nổi bật đối tượng cần tả do đề bài yêu cầu. Tả cần chọn những nét tiêu biểu, tránh liệt kê đầy đủ nhưng nặng về kể lể khô khan. *Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ, ấn tượng về đối tượng miêu tả theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Có nhiều cách kết bài khác nhau cho một bài văn miêu tả nhưng đều phải xuất phát từ nội dung chính mà các em vừa khai thác được ở phần thân bài. Để thực hiện tốt điều này, chúng ta có thể gợi mở: Ví dụ: Với đề bài "Tả một đồ chơi mà em thích", ta có thể hỏi: Em hãy nói tình cảm của em với đồ chơi mà em thích. Giáo viên gợi mở cho học sinh nói theo ý của mình, cảm nghĩ của mình qua bài văn miêu tả mà các em đã chuẩn bị. Sau đó, Giáo viên chắt lọc, sửa sai (nếu cần). 2.3.8. Biện pháp 8: Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài. Tất cả những công việc, từ những việc làm thông thường hàng ngày đến việc nghiêm túc đều thực hiện theo một chu trình nhất định, bắt đầu từ việc lập kế hoạch đến việc triển khai thực hiện kế hoạch đó và cuối cùng là khâu kiểm tra đánh giá lại những việc đã làm so với kế hoạch đó và cuối cùng là khâu kiểm tra đánh giá lại những việc đã làm so với kết quả bỏ qua bất cứ khâu nào trong các khâu trên, nhất là các khâu kiểm tra, đánh giá: có kiểm tra đánh giá thì mới có thể biết được những ưu, khuyết điểm trong công việc đã thực hiện, để điều chỉnh cho những việc tiếp theo. Dạy Tập làm văn cũng không nằm ngoài chu trình chung đó. Mỗi loại bài thường dành một tiết kiểm tra để học sinh thực hành viết văn, quá trình thực hành ấy cần được xem xét, đánh giá rút kinh nghiệm thật cẩn thận, nghiêm túc thì mới có tác dụng rèn kỹ năng viết văn cho học sinh, tổ chức rút kinh nghiệm thực hiện tiết trả bài chính là thực hiện khâu cuối cùng "kiểm tra, đánh giá "nhằm mục đích giúp học sinh hiểu được những nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của cả lớp để liên hệ với bài làm của mình giúp học sinh biết sửa
- 15 lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, bố cục bài của mình và của các bạn. Từ đó, học sinh có thể học hỏi câu văn, đoạn văn hay của bạn. Với mục đích như vậy thì tiết trả bài không thể làm qua loa đại khái, càng không thể bớt xén thời lượng. Giáo viên cần chú trọng khâu chữa lỗi: - Chữa lỗi về dùng từ: Tôi đưa câu văn mà học sinh dùng từ thiếu chính xác cho học sinh đọc và phát hiện. Ví dụ qua đề bài: "Tả con vật mà em yêu thích" có học sinh viết: "Chú gà trống vỗ cánh bạch bạch". Xét về góc độ ngữ nghĩa, cú pháp thì câu hoàn toàn đúng. Song từ "lạch bạch" là từ tượng thanh, chỉ cho ta nghe âm thanh khi chú gà trống vỗ cánh nhưng chưa toát lên được vẽ oai vệ của gà trống. Vì vậy, giáo viên gợi mở để học sinh tìm từ thay thế "phành phạch", vừa gợi tả âm thanh vừa cho thấy hình ảnh đôi cánh chú gà trống vừa mạnh vừa khỏe. Sau đó, học sinh viết lại câu. Nhận xét mức độ miêu tả qua câu vừa viết. - Chữa lỗi về câu: Lỗi về câu có nhiều dạng. Tôi lựa chọn từng loại sai để sửa. Ví dụ: Khi viết bài văn tả bạn có học sinh viết: "Bạn Lan thương yêu." Với trường hợp này tôi dùng câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện lỗi sai của câu chưa đủ thông tin, chưa rõ nghĩa. Bạn Lan thương yêu ai? Sau đó hướng cho học sinh bổ sung. Chẳng hạn: "Bạn Lan yêu thương mọi người trong gia đình." Trong tiết trả bài, ngoài việc tiến hành đúng các trình tự, giáo viên cần thay đổi hình thức hoạt động để học sinh đỡ nhàm chán. Sau phần giáo viên nhận xét chung, giáo viên cần chữa lỗi cho học sinh theo từng loại lỗi thống kê khi chấm bài và nêu các câu văn, đoạn văn hay đã chuẩn bị trước. Sau đó, giáo viên trả bài và có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn để các em trao đổi với bạn về cách làm bài của mình, đọc cho nhau nghe các câu văn hoặc giúp nhau sửa lỗi trong bài làm. Từ đó, học sinh sẽ thấy rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của mình, của bạn và biết tự sửa chữa hoặc viết lại đoạn văn của mình cho đạt yêu cầu. Sau những trao đổi như vậy cũng sẽ giúp học sinh tránh được những lỗi không đáng có trong thực hành viết văn và trong cả giao tiếp hàng ngày. 2.3.9. Biện pháp 9: Chuẩn bị chu đáo kế hoạch bài khi dạy Tập làm văn lớp 4. Trong bất kỳ hoạt động dạy học nào, việc chuẩn bị cũng hết sức quan trọng. Chuẩn bị cũng chính là kế hoạch cho công việc mình định làm, đó là việc làm đầu tiên, tất yếu của mỗi hoạt động. Soạn bài là việc làm đầu tiên, tất yếu của người giáo viên. Bài soạn chính là bản kế hoạch của giờ lên lớp, ngày nay được gọi là kế hoạch bài học. Để có được kế hoạch bài học cụ thể, rõ ràng, có chất lượng, có tác dụng thiết thực, đem lại hiệu quả cao, người giáo viên phải huy động tối đa tất cả năng lực, phẩm chất của mình như: năng lực hiểu biết và chế biến tài liệu, năng lực hiểu học sinh, năng lực ngôn ngữ, lòng yêu nghề, niềm tin, sự nhiệt tình và lòng đam mê nghề nghiệp. Giáo án có chất lượng phải chuyển hoá được những kiến thức của sách vở đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên tức là giáo án được thực hiện hoá qua bài giảng trên lớp giúp học sinh hiểu bài tốt hơn. Qua nghiên cứu thực tế, tôi có thể mạnh dạn đưa ra quy trình dạy tiết Tập
- 16 làm văn lớp 4 - thể loại văn miêu tả theo hướng đổi mới thể hiện qua kế hoạch bài học như sau: I. Mục đích yêu cầu : - Nêu mục đích yêu cầu của bài học. II. Đồ dùng dạy học : - GV chuẩn bị dồ dùng dạy học phù hợp với nội dung ,yêu cầu bài học. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức đã học ở tiết trước. Hoạt động 2 : Giới thiệu nội dung bài dạy. Hoạt động 3 ( Hoạt động cơ bản) : ( Đối với loại bài lý thuyết ) Hình thành khái niệm . - Phân tích ngữ liệu : + Học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập + Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập + Giáo viên tổng kết ý kiến và kết luận - Ghi nhớ kiến thức : Học sinh nêu lại phần ghi nhớ trong TL HDH. Hoạt động 4 (Hoạt động thực hành): Hướng dẫn luyện tập. - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành một số bài tập trong tiết học nhằm củng cố kiến thức đã học. * Hoạt động nối tiếp. - Giáo viên chốt lại những kiến thức, nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. * Đối với loại bài thực hành, giáo viên giới thiệu bài và hướng dẫn học sinh thực hành; củng cố tiết học. Tóm lại: Dạy như sách đã khó nhưng dạy để sách trở thành vốn tri thức phát triển của học sinh lại càng khó hơn. Với Tập làm văn, người dạy phải gửi cả tâm hồn mình vào bài dạy, thầy trò phải cùng đắm mình vào đối tượng miêu tả theo một dòng cảm xúc, cùng hoà chung tình cảm để cùng tìm hiểu về cảm nhận với niềm say mê, thích thú. Muốn vậy người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên lớp. Chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, về nội dung, phương pháp, đồ dùng, phương tiện dạy học, mục tiêu, ý nghĩa giáo dục, khả năng, trình độ của học sinh. Phải tìm tòi, nghiên cứu để có được những câu hỏi gợi mở phù hợp với trình độ học sinh, chuẩn bị cả những từ, những câu văn thích hợp để sửa sai hoặc để làm mẫu cho học sinh. Nó đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực sáng tạo trong suốt quá trình dạy học. Chỉ có nghiên cứu sáng tạo mới cho giáo viên có được những giờ dạy văn miêu tả mới mẻ, hiệu quả cao. Nếu không có những sáng tạo mới trong dạy Tập làm văn, nhất là văn miêu tả thì giờ dạy văn miêu tả chỉ là sự liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả, giờ học sẽ gượng ép, gò bó, thiếu tâm hồn văn học. 2.3.10. Biện pháp10: Giúp học sinh học tốt các phân môn của môn Tiếng Việt. Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp tất cả những phân môn thuộc môn Tiếng Việt. Vì vậy muốn dạy tốt phân môn Tập làm văn cần dạy tốt các phân môn Luyện từ và câu, Chính tả,Tập đọc, Kể chuyện. Khi dạy Tập làm văn, giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp thức giữa các
- 17 phân môn trong môn Tiếng Việt như: Tập đọc, kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tập tốt phân môn Tập làm văn. Mối quan hệ này thể hiện rõ trong cấu trúc của tài liệu HDH: các bài học được biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, hai đơn vị học xoay quanh một chủ điểm ở tất các các phân môn. Ví dụ: Khi dạy phân môn Luyện từ và câu, học về câu kể Ai là gì ?, học sinh hiểu tác dụng, cấu tạo của kiểu câu này, biết nhận ra nó trong đoạn văn và từ đó học sinh biết đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một con người, một vật, Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Chích bông là con chim rất đáng yêu. Hoa đào, hoa mai là bạn của mùa xuân. Nội dung của bài văn có hấp dẫn, có lôi cuốn được người đọc hay không? Một phần phụ thuộc vào hình thức biểu hiện bên ngoài của nó, đó chính là chữ viết. Vì vậy, muốn có bài văn hấp dẫn thì giáo viên chú ý rèn kỹ năng viết cho học sinh trong các giờ Chính tả. Chính tả giúp học sinh viết đúng, nhanh, viết đẹp và trình bày rõ ràng, sạch sẽ. Nếu như Tập đọc rèn kỹ năng cảm thụ cho học sinh, Chính tả rèn kỹ năng viết cho học sinh thì phân môn Kể chuyện rèn kỹ năng nói hay cách nói khác là kỹ năng sản sinh văn bản dưới dạng nói của học sinh. Kể chuyện vừa bồi dưỡng tình cảm, giúp học sinh biết quý trọng người tốt, phê phán cái xấu, vừa giúp học sinh học tập cách miêu tả, cách diễn đạt trong mỗi câu chuyện. Ví dụ: Tuần 15 : Chủ điểm “ Tiếng sáo diều” Tập đọc: Bài Cánh diều tuổi thơ – TL HDH Tiếng Việt 4 - Tập 1B –Trang 78 Tác giả đã miêu tả cánh diều bằng nhiều giác quan. Mắt nhìn cánh diều mềm mại như cánh bướm ;Tai nghe tiếng sáo diều vi vu, Luyện từ và câu: TL HDH Tiếng Việt 4 - Tập 1B –Trang 82 Yêu cầu 6: Viết vào vở đoạn văn miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói ở yêu cầu 3. Bài tập này, học sinh có thể miêu tả chiếc ô tô; tàu hoả, chong chóng , Kể chuyện :Kể chuyện đã nghe đã đọc –TL HDH Tiếng Việt 4- Tập 1B–Tr.86 Yêu cầu 2. Hãy kể một câu chuyện mà em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hay con vật gần gũi với trẻ em. Với đề bài này, học sinh có thể kể những câu chuyện như: “ Chú lính chì dũng cảm (An-đéc –xen)” , “ Chú đất nung (Nguyễn Kiên) ”, Tóm lại: Các phân môn của Tiếng Việt tuy mỗi phân môn có nội dung riêng, phương pháp riêng nhưng chúng không hoàn toàn độc lập với nhau mà luôn bổ sung cho nhau, kiến thức của phân môn này hỗ trợ cho việc học những phân môn khác. Vì phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của những phân môn khác nên muốn học tốt Tập làm văn thì học sinh cần phải học tốt các phân môn còn lại. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của dạy Tập làm văn. Vì vậy, tôi vận dụng linh hoạt ngay một số biện pháp, hình
- 18 thức dạy học theo hướng tích hợp các kiến thức liên quan với nhau giữa các môn học. Thông qua dạy thử nghiệm theo hướng trên, tôi đã thu được rất nhiều kết quả khả quan: học sinh tập hào hứng hơn, mạnh dạn hơn, vốn từ của học sinh phong phú hơn, câu văn giàu hình ảnh hơn. Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào dạy Tập làm văn lớp 4C, tôi ra đề bài sau: Đề bài: Tả một con vật em yêu thích. (TL HDH Tiếng Việt 4 –Tập 2B- Tr.76) Kết quả thu được như sau: Bảng 2: Khảo sát chất lượng Tập làm văn lần 2 của hai lớp 4B và 4C Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp Sĩ số SL TL SL TL SL TL 4B 34 3 8.8 27 79.4 4 11.8 4C 34 6 17.7 27 79.4 1 2.9 Như vậy, so sánh kết quả khảo sát của hai lớp 4B và 4C trong bảng trên, ta thấy chất lượng viết văn miêu tả của lớp 4C cao hơn hẳn lớp 4B. Bằng cả sự lao động nỗ lực của cô và sự rèn luyện chăm chỉ của trò, chất lượng học văn miêu tả của lớp tôi nâng cao rõ rệt. Từ chỗ học sinh chưa viết được những bài văn gãy gọn, mạch lạc, các em đã biết viết văn miêu tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt nhiều em đã biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: nhân hóa, so sánh, dùng điệp từ, điệp ngữ, bài làm sinh động, cảm xúc chân thật. Tuy vẫn còn một số ít bài viết khô cứng, liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả nhưng không có hiện tượng sao chép văn mẫu, không có bài làm na ná như nhau. Mặc dù chỉ là sự chuyển biến ít ỏi, song trong giảng dạy Tập làm văn thì kết quả như vậy cũng là điều đáng quý. Mặt khác, các biện pháp trên mới chỉ được áp dụng khi dạy văn miêu tả lớp 4, nếu có thể thực hiện từ khi dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 2, 3 thì tôi tin chắc rằng chất lượng làm văn của các em sẽ khả quan hơn rất nhiều. 3. Kết luận và kiến nghị. 3.1. Kết luận. Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy để nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn, bản thân đã đúc kết những bài học kinh nghiệm sau: (Đối với giáo viên) - Tìm hiểu kỹ đối tượng học sinh, đặc điểm tâm lý của học sinh, hiểu và nắm chắc đặc điểm, chức năng của văn miêu tả và cần giúp các em hiểu rõ các đặc điểm ấy ngay từ tiết đầu tiên của thể loại văn miêu tả. - Luôn động viên, khen ngợi kịp thời các em học sinh yếu dù là tiến bộ nhỏ nhất. Không áp đặt, không chê bai khi học sinh viết sai, viết thiếu ý hoặc diễn đạt câu chưa đúng. - Vì Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt nên muốn dạy tập làm văn có chất lượng, giáo viên cần thiết phải dạy tốt các phân môn còn lại. - Xác định được mục tiêu dạy học theo phương pháp mới, phát huy được
- 19 tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học. Giáo viên đóng đúng vai trò người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động. - Hình thành phương pháp và kỹ năng quan sát gắn với từng kiểu bài để học sinh có đủ ý. Sau đó, giúp các em hình thành dàn ý chi tiết, mạch lạc, hợp lý làm cơ sở cho học sinh viết đoạn, viết bài tốt. - Chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp, để khi thực hiện kế hoạch bài học trên lớp, giáo viên cần đọc cho học sinh nghe các câu văn, câu thơ có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, cung cấp cho các em những đoạn văn mẫu, giúp các em mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết và từ đó học tập vận dụng vào bài làm của mình. - Xem tiết trả bài như một khâu không thể thiếu của các hoạt động tiếp theo. Trả bài là tiết học mà giáo viên dành nhiều thời gian để sửa lỗi cho học sinh, giúp học sinh điều chỉnh những sai sót mắc phải trong bài viết để bài viết sau sẽ hoàn chỉnh hơn, hấp dẫn hơn. Trước những yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục. Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục đó là đội ngũ giáo viên. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, giáo viên phải không ngừng học hỏi, sáng tạo trong giảng dạy, đem hết khả năng và niềm đam mê, lòng nhiệt tình cho công tác thì mới có được những kết quả như mong muốn. Với việc dạy Tập làm văn, nhất là văn miêu tả lớp 4 thì việc làm này càng cần thiết hơn bởi việc dạy Tập làm văn là rất khó, học sinh lớp 4 tuy đã gần cuối cấp Tiểu học nhưng việc làm văn cũng mới dừng ở mức độ "tập", nội dung chương trình lại hoàn toàn mới. Không phải ai sinh ra cũng mang sẵn trong mình một tâm hồn văn chương mà khả năng ấy phải được bồi đắp dần qua năm tháng, qua trang sách và những bài giảng hàng ngày của thầy cô. Muốn có được khả năng ấy của mỗi học sinh thì chính mỗi giáo viên phải định hướng, gợi mở cho các em phương pháp học tập. Với học sinh lớp 4, các em không thể vừa bắt tay vào viết văn đã có được những dòng văn hay mà văn hay là kết quả của một quá trình rèn luyện liên tục, bền bỉ, dẻo dai. Với tinh thần đó, việc rèn kỹ năng làm văn vừa nhằm mục đích nâng cao năng lực viết văn vừa nhằm nâng cao ý thức tự rèn luyện của học sinh. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi hoàn thành nghiên cứu đề tài khoa học này. 3.2. Kiến nghị. Để nâng cao chất lượng dạy – học văn miêu tả, tôi kiến nghị một số vấn đề sau: - Đối với giáo viên, cần: + Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề chịu khó sưu tầm, nghiên cứu để tìm những hình thức tổ chức cũng như các biện pháp dạy học phù hợp nhất với những tiết dạy. + Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục học sinh một cách tốt nhất giữa gia đình với nhà trường nhằm hình thành hứng thú viết văn, thói quen
- 20 nói, viết câu văn đủ ý, rõ ràng. - Đối với Nhà trường: Tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học Tiếng Việt, thường xuyên tổ chức những buổi họp chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy- học Tiếng Việt . - Đối với Phòng giáo dục: Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học mới cho giáo viên, tổ chức hội thảo, công bố các SKKN đã đạt giải để giáo viên học tập kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Trên đây là một số suy nghĩ tìm tòi của tôi trong quá trình dạy học sinh thực hành viết văn miêu tả của phân môn Tập làm văn. Do không có nhiều thời gian nghiên cứu và trình độ, kinh nghiệm của bản thân có hạn nên những vấn đề nêu trên không khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Ban giám hiệu, Hội đồng khoa học các cấp để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ Sầm Sơn, ngày 16 tháng 4 năm 2021 TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện Lê Văn Hưng Nguyễn Thị Thanh Tâm
- 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí giáo dục Tiểu học - NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2015. 2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học Tập 2 Tác giả: GSTS Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2005. 3.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học, lớp 4, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009. 4.Quy định đánh giá học sinh Tiểu học( Ban hành theo Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT) 5.Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2006. 6. Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1, 2 , Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014. 7. Hướng dẫn giáo viên môn Tiếng Việt 4 Tập 1,2, Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014. 8. Sách giáo viên Tiếng Việt 4 Tập 1, 2, Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2005. 9. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 Tập 1, 2, Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2005.