Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để công tác chủ nhiệm lớp đạt kết quả cao
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để công tác chủ nhiệm lớp đạt kết quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_cong_tac_chu_nhiem.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để công tác chủ nhiệm lớp đạt kết quả cao
- - Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh qua việc kiểm tra bài cũ. - Hướng dẫn cha mẹ học sinh quản lý học sinh học tập ở nhà (có góc học tập ở nhà và thời gian biểu cho học sinh) Tôi tích cực đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với đối tượng học sinh mình phụ trách, để tăng cường tính tự học của học sinh, thường xuyên sử dụng tranh ảnh, đồ dùng học tập mang tính minh họa cao để tạo hứng thú học tập cho các em. Tạo cho học sinh có thói quen tự lực, không dựa dẫm vào bạn khi làm bài ở lớp, khi kiểm tra. Trong các kì kiểm tra học sinh làm bài nghiêm túc, không có hiện tượng quay cóp, gian lận. Phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng: *Đối với học sinh năng khiếu: Trong các tiết dạy, tôi đưa ra từ 1 đến 2 câu hỏi với yêu cầu cao hơn, dạng các câu hỏi sao (*) hoặc các bài tập nâng cao. Để ra các câu hỏi này, tôi luôn nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, tìm hiểu ở các tài liệu có liên quan nhằm mục đích hướng dẫn, kích thích học sinh (nhất là học sinh hoàn thành tốt kiến thức kỹ năng môn học) tự tìm ra kiến thức mới, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh. *Đối với học sinh chưa hoàn thành kiến thức kỹ năng môn học: Các em chán học do bị mất căn bản ở lớp dưới. Học sinh cảm thấy việc học rất nặng nề. Qua tìm hiểu theo dõi trong quá trình giảng dạy tôi nắm được những kiến thức do học sinh bị hổng. Tôi đưa ra bài tập dễ, sử dụng câu hỏi nhỏ, đơn giản, phù hợp với sức học của mỗi em, gọi các em trả lời hoặc giải bài tập, đồng thời tuyên dương kịp thời cũng như động viên giúp đỡ các em trong quá trình thực hiện các bài tập. Từ các bài tập dễ tôi nâng dần lên theo sự tiến bộ của học sinh. Bên cạnh đó, thành lập các đôi bạn cùng tiến, xếp cho học sinh khá giỏi ngồi gần bạn yếu, kém. Qua một thời gian tôi thấy các em này tiến bộ rõ rệt. Thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để bổ sung phương pháp phụ đạo và bồi dưỡng cho bản thân nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng và phụ đạo mà mình đã đặt ra. Tạo cho học sinh thói quen và sự say mê đọc sách bằng cách khuyến khích các em đọc sách báo ở thư viện mỗi tuần 1 – 2 lần vào giờ ra chơi. Tôi cố gắng xây dựng ở các em những động cơ học tập, khích lệ các em vượt mọi trở ngại bằng sự quan tâm, nhắc nhở có sự khen thưởng kịp thời. Trong chương trình Tiểu học, môn toán giữ vị trí quan trọng, thời gian dành cho môn toán chiếm tỉ lệ khá cao trong toàn bộ quỹ thời gian các môn học ở Tiểu học. Bởi vì môn toán là một trong những môn khoa học, đối với bậc Tiểu 15
- học, nó góp phần rèn luyện cho học sinh phương pháp suy luận, cách giải quyết vấn đề giúp các em phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, cách xử lý tình huống linh hoạt, sáng tạo. Dạy học Toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh: Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Giải được các bài toán đơn giản có ứng dụng nhiều trong thực tế xây dựng nền móng toán học để các em học tiếp lên các bậc học trên đồng thời ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của các em. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. 7.2.3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường và dựa vào tình hình cụ thể của lớp, giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng kế hoạch lao động cụ thể như: lao động vệ sinh làm sạch đẹp trường lớp, lao động sản xuất, lao động công ích, Bên cạnh hoạt động học tập, giáo viên chủ nhiệm còn phải quan tâm tổ chức cho học sinh vui chơi, giải trí, rèn luyện thể lực, bảo vệ sức khỏe nhằm giúp học sinh mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, tăng cường sức khỏe, sảng khoái tinh thần nhằm bảo đảm thực hiện yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi để học tập, rèn luyện và tu dưỡng tốt. Tôi luôn tạo ra những khoảng không gian thư giãn, giải trí đó là những hoạt động ngoài giờ lên lớp như: sinh hoạt tập thể, tìm hiểu truyền thống nhà trường, chương trình văn nghệ, - Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng trường lớp “Xanh – Sạch – Đẹp” thường xuyên chăm sóc cây xanh trong trường học. Giáo viên chủ nhiệm cùng học sinh chăm sóc cây xanh 16
- - Giáo dục học sinh biết lao động tự phục vụ. - Giáo dục học sinh có ý thức rèn luyện thể dục thể thao như tập thể dục mỗi buổi sáng, thể dục giữa giờ ở trường. Chủ tịch hội đồng tự quản tự cho lớp tập các động tác thể dục - Tham gia các hoạt động y tế để bảo vệ sức khỏe như uống thuốc tẩy giun, phòng chống sốt xuất huyết, cúm, khám sức khỏe định kỳ, - Giáo dục học sinh giữ vệ sinh thân thể, trang phục đến lớp luôn gọn gàng sạch sẽ (rửa tay trước khi ăn trưa, đánh răng sau khi ăn ở trường, ). - Động viên các em tham gia những phong trào đoàn thể, phong trào do trường tổ chức để rèn luyện thêm sự nhanh nhẹn, bạo dạn như: Thi viết chữ đẹp (đạt giải nhất cấp trường), thi văn nghệ (6 học sinh trong đội văn nghệ của trường), tham gia hội khỏe Phù Đổng (đạt giải nhất nhảy dây và kéo co), thi kể chuyện theo sách đạo đức (giải nhất cấp trường), - Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường (ký bản cam kết Chiến sĩ an ninh nhỏ). - Phối hợp với giáo viên bộ môn dạy cho các em bài hát quy định, trò chơi dân gian (đạt giải nhất hát cấp trường), nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. - Tổ chức sân chơi cho học sinh ở lớp như: Chiếc nón kì diệu, Ai là triệu phú, Rung chuông vàng , trong các tiết học và hoạt động ngoài giờ lên lớp để phát huy và chọn lọc những học sinh có năng khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức. 7.2.4 Công tác xã hội hóa giáo dục kết hợp với các lực lượng giáo dục Đây là công tác mà bản thân tôi cảm thấy vô cùng quan trọng. Nó quan trọng bởi lẽ, nếu chỉ có một mình tôi ảnh hưởng, giáo dục, chỉ bảo, các em thì kết quả giáo dục của tôi không chắc mang lại kết quả cao. Do đó trong suốt 17
- những năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục như: tổ chức Đoàn, Đội, với giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh, 7.2.5. Phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội Trong trường luôn có rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí nhằm bổ trợ cho hoạt động học tập của học sinh. Ví dụ: Tổ chức thi thể thao, chơi các trò chơi dân gian, thi Rung chuông vàng, Khi chi đội 2C của tôi tham gia, tôi luôn là người hướng dẫn tổ chức, tôi ủng hộ tất cả những ý tưởng của chi đội, gợi ý để các em tự giác tham gia một cách có hiệu quả. Tôi luôn coi tổ chức Đội là lực lượng nòng cốt hỗ trợ trong việc giáo dục học sinh. Phối hợp với Đoàn, Đội để giáo dục học sinh, khuyến khích các em tích cực học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. 7.2.6. Phối hợp với các giáo viên bộ môn Hàng ngày lên lớp, tôi luôn có sự trao đổi cùng các giáo viên bộ môn, giáo viên của các năm học trước để tạo thành một tập thể sư phạm có tác động đồng bộ tới từng học sinh và tập thể học sinh. Tôi luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn về tình hình của lớp, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những em còn rụt rè trong giờ học cũng như những học sinh chưa ngoan trong giờ học bộ môn. Ví dụ: Với tiết Âm nhạc, tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên để nắm được những em học tốt, đặc biệt những em học chưa tốt, tìm hiểu nguyên nhân để giúp học sinh đó tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn. Qua việc làm đó tôi đã giúp những em này mạnh dạn hơn rất nhiều trong tiết Âm nhạc. Trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi thường xuyên cho những tiết mục văn nghệ xen kẽ, để tạo cho các em sự tự tin hơn trong môn Âm nhạc. Kết quả là lớp tôi đã có rất nhiều em hát hay, múa đẹp, 2 học sinh nằm trong đội văn nghệ của trường, thi múa hát văn nghệ đạt giải nhất. 7.2.7. Phối hợp với Ban giám hiệu của trường và các lực lượng giáo dục khác Tôi là người được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2C. Trên tinh thần đó, tôi vẫn thường xuyên báo cáo, tâm sự cùng Ban giám hiệu về tình hình học tập, kết quả học tập, nguyện vọng của học sinh để tìm ra những biện pháp thích hợp để giáo dục các em một cách tốt hơn. Ngoài ra, tôi còn có sự phối hợp cùng với giáo viên thư viện, bảo vệ, phục vụ, để nắm được tinh thần chấp hành kỷ luật, nội quy của nhà trường như thế nào? Đặc biệt với những học sinh quá hiếu động. Ví dụ: Lớp tôi có một học sinh rất hay đi muộn, em luôn có lý do rất hợp lý khiến tôi không thể trách em. Bên cạnh việc nhắc nhở em, tôi trao đổi với bảo vệ, nhờ bảo vệ quan sát giúp xem mỗi lần em đi muộn vì lí do gì, do ai chở đi. Từ đó, giúp tôi tìm được nguyên nhân chính xác hơn để giáo dục em. Những sự phối hợp trên đã cho tôi rất nhiều sự thành công trong quá trình giáo dục nề nếp, học tập của học sinh. 18
- 7.2.8. Phối hợp với gia đình học sinh Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình là rất lớn. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi thiết nghĩ, nếu việc liên lạc với phụ huynh học sinh chỉ đơn thuần là để thông tin một chiều, về những sai phạm của học sinh thì sẽ làm giảm sút hiệu quả giáo dục. Cho nên, ngay sau khi khảo sát chất lượng đầu năm học tôi tiến hành họp phụ huynh học sinh. Trước tiên tôi phải giúp cho phụ huynh học sinh hiểu được mục đích và yêu cầu giáo dục cần đạt của lớp 2 là gì? Từ đó tôi cùng phụ huynh trao đổi, bàn bạc để tìm ra biện pháp, hình thức giáo dục cho học sinh. Mỗi buổi họp phụ huynh, tôi đều cố gắng báo cáo rõ về ưu điểm và tránh nói về nhược điểm của các em một cách cụ thể. Từ đó giúp phụ huynh học sinh cảm thấy mỗi buổi học thật sự cần thiết và nhận thức được rằng tương lai của con em mình muốn rạng rỡ thì phải tập trung vào việc học tập. Có lẽ vì thế mà sau này cha mẹ các em đã tạo điều kiện rất nhiều cho các em trong việc học tập, họ không còn có ý nghĩ việc dạy học và giáo dục trẻ là trách nhiệm của riêng nhà trường và thầy cô mà họ đã luôn liên hệ với thầy cô để có biện pháp giúp con em mình học tiến bộ. Thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cho các em đến lớp học đều đặn. Ví dụ: Trong lớp tôi chủ nhiệm, có một học sinh học rất tốt nhưng trong thời gian cuối kì I vừa qua, kết quả kiểm tra của em không được như tôi mong đợi. Để tìm hiểu lý do, tôi phải cùng tâm sự với em, tìm hiểu em từ nhiều nguồn thông tin. Tôi hiểu được vì sao học sinh của tôi lại như thế. Tôi đã cố gắng trở thành một người chị thân thiết của em để giúp em vượt qua. Sau một thời gian ngắn, tôi liên lạc với cha em cùng trao đổi về việc học của em. Cha em có lời nhận lỗi trong việc giáo dục em và từ đó tinh thần của em đã tốt hơn. Em đã học tốt trở lại. Điều đấy khiến tôi cảm thấy việc liên lạc cùng gia đình học sinh là vô cùng quan trọng. Để sĩ số không bị giảm tôi thường động viên các em đến lớp đều, nếu thấy em nào vắng mặt 2 -3 ngày là tôi tìm đến nhà tìm hiểu nguyên nhân và động viên em ra lớp, thường xuyên tạo không khí vui vẻ, hòa nhập cho các em trong giờ học. 7.2.9. Kết hợp linh hoạt, khéo léo các phương pháp dạy học Công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi giáo viên có khả năng vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo tất cả các phương pháp giáo dục nói chung đồng thời có hiểu biết đầy đủ và có kỹ năng sử dụng tốt các phương pháp tác động đặc thù trong công tác chủ nhiệm. 7.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sau khi sáng kiến được áp dụng tại trường, tôi nhận thấy rằng sáng kiến của tôi đưa vào áp dụng không những giúp các em năng động, sáng tạo có kết quả học tập tốt hơn mà còn giúp các em say mê môn học, biết thương yêu giúp đỡ 19
- lẫn nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, các em biết nhường nhịn nhau và ngoan hơn trước rất nhiều. Vì vậy tôi nhận thấy sáng kiến này rất cần thiết cho công tác chủ nhiệm. Sáng kiến này đã đem lại thành công cho lớp tôi. Nó không chỉ áp dụng cho một lớp học trong trường mà nó còn có thể áp dụng đối với trường khác. Sau khi áp dụng tôi thấy các môn học và các hoạt động giáo dục được nâng cao 7.3.1. Kết quả môn học và các hoạt động giáo dục * Lớp áp dụng sáng kiến: Lớp 2C - Trường Tiểu học Hợp Thịnh * Kết quả đạt được cuối học kì I môn Toán, Tiếng Việt như sau: Môn TS Giỏi Khá Trung bình Yếu HS TS % TS % TS % TS % Tiếng Việt 32 7 21,9 12 37,5 11 34,4 2 6,2 Toán 32 8 25 10 31,3 13 40,6 1 3,1 * Kết quả đạt được ở cuối học năm học như sau: Môn TS Giỏi Khá Trung bình Yếu HS TS % TS % TS % TS % Tiếng Việt 32 15 46,9 11 34,4 6 18,7 0 Toán 32 12 37,5 15 46,9 5 15,6 0 7.3.2. Kết quả năng lực và phẩm chất Năng lực, TS Tốt Đạt Cần cố gắng phẩm chất HS TS % TS % TS % Học kì 1 32 15 46,9 17 53,1 0 Học kì 2 32 21 65,6 11 34,4 0 * Lớp không áp dụng sáng kiến: Lớp 2B - Trường Tiểu học Duy Phiên B Sĩ số: 27. * Kết quả khảo sát đầu năm môn Toán, Tiếng Việt như sau: Môn Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % Tiếng 6 22,2 7 25,9 10 37,1 4 14,8 Việt Toán 5 18,6 8 29,6 12 44,4 2 7,4 20
- * Kết quả đạt được cuối học kì I môn Toán, Tiếng Việt như sau: Môn TS Giỏi Khá Trung bình Yếu HS TS % TS % TS % TS % Tiếng Việt 27 4 14,8 7 25,9 14 51,9 2 7,4 Toán 27 6 22,2 9 33,3 10 37,1 2 7,4 * Kết quả đạt được ở cuối học năm học như sau: Môn TS Giỏi Khá Trung bình Yếu HS TS % TS % TS % TS % Tiếng Việt 27 7 25,9 10 37,05 10 37,05 0 Toán 27 10 37,05 7 25,9 10 37,05 0 * Kết quả năng lực và phẩm chất Năng lực, TS Tốt Đạt Cần cố gắng phẩm chất HS TS % TS % TS % Học kì 1 27 13 48,1 14 51,9 0 Học kì 2 27 15 55,5 12 44,5 0 7.3.3. Bảng so sánh kết quả của 2 lớp * Kết quả môn Toán đầu năm. Lớp TS Giỏi Khá Trung bình Yếu HS TS % TS % TS % TS % 2C 32 5 15,6 8 25 14 43,8 5 15,6 2B 27 5 18,6 8 29,6 12 44,4 2 7,4 * Kết quả môn Tiếng Việt đầu năm. Lớp TS Giỏi Khá Trung bình Yếu HS TS % TS % TS % TS % 2C 32 3 9,3 7 21,9 15 46,9 7 21,9 2B 27 6 22,2 7 25,9 10 37,1 4 14,8 21
- * Kết quả môn Toán cuối năm Lớp TS Giỏi Khá Trung bình Yếu HS TS % TS % TS % TS % 2C 32 12 37,5 15 46,9 5 15,6 0 2B 27 10 37,05 7 25,9 10 37,05 0 * Kết quả môn Tiếng Việt cuối năm Lớp TS Giỏi Khá Trung bình Yếu HS TS % TS % TS % TS % 2C 32 15 46,9 11 34,4 6 18,7 0 2B 27 7 25,9 10 37,05 10 37,05 0 - Phân tích, ta thấy kết quả của hai lớp + Tỉ lệ điểm dưới 5 của cả hai môn của lớp 2C giảm mạnh so với đầu năm. + Tỉ lệ điểm dưới 5 của cả hai môn của lớp 2B cũng giảm so với đầu năm: Từ 6,9 % xuống còn 0 % . Tỉ lệ giảm được 6,9 % + Tỉ lệ điểm 9 - 10 của cả hai môn của lớp 2C tăng mạnh so với đầu năm: Môn Tiếng Việt từ 9,3% tăng lên 46,9% tăng thêm 37,6 % Môn Toán từ 15,6 % tăng lên 37,5 % tăng thêm 21,9 % + Tỉ lệ điểm 9 - 10 của cả hai môn của lớp 2B tăng so với đầu năm: Môn Tiếng Việt từ 22,2 % tăng lên 25,9 % tăng thêm 3,7 % Môn Toán từ 18,6 % tăng lên 37,05 % tăng thêm 18,45 % Qua kết quả cụ thể ở trên, tôi nhận thấy rằng sáng kiến của tôi đưa vào áp dụng không những giúp các em năng động, sáng tạo có kết quả học tập tốt hơn mà còn giúp các em say mê môn học, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, các em biết nhường nhịn nhau và ngoan hơn trước rất nhiều. Sáng kiến này không chỉ đem lại thành công cho công tác chủ nhiệm mà còn đem lại thành công cho tất cả các giờ học và các hoạt động giáo dục khác. Nó không chỉ áp dụng cho một nhà trường mà nó còn có thể áp dụng trong phạm vi toàn tỉnh. 8. Những thông tin cần được bảo mật (không có) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Cơ sở vật chất: Điều kiện thường. 22
- Nhân lực: Mọi giáo viên tiểu học. Kinh tế: Điều kiện thường. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Sau khi áp dụng một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp như trên, tôi nhận thấy học trò lớp tôi chủ nhiệm có những chuyển biến tích cực. Nhiều năm các lớp do tôi chủ nhiệm đều đạt được danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc và chất lượng đại trà đạt được cũng rất cao. Điển hình là các lớp vài năm gần đây do tôi phụ trách học sinh đều đạt lớp tiến tiến xuất sắc và đặc biệt không có học sinh bỏ học. Trong quá trình giáo dục, công tác lớn được đặt ra đó là giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Cụ thể, phải hình thành ở học sinh niềm tin đạo đức, ý thức chấp hành luật pháp, động cơ học tập tích cực, thái độ ứng xử đúng đắn, hệ thống xu hướng và tính cách tốt đẹp, Kết quả giáo dục cần đạt được là học sinh tự giác biến những yêu cầu của xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng. Vì vậy, việc rèn luyện hành vi và đặc biệt rèn thói quen đạo đức cho học sinh là không thể thiếu trong công tác giáo dục học sinh mà giáo viên chủ nhiệm chính là người chịu trách nhiệm trước nhà trường. - Giáo dục học sinh chấp hành nội quy trường, lớp, nghỉ học phải xin phép (thực hiện trong các giờ sinh hoạt lớp, phối hợp sinh hoạt dưới cờ của Đội, ngay trong tiết học có liên quan). - Giáo dục học sinh hiểu ý nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng, trong năm, có thái độ lễ phép với thầy cô, người lớn, gần gũi yêu mến bạn bè qua các buổi sinh hoạt tập thể, nghe kể chuyện (phối hợp với Đội, trong tiết dạy hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp). - Xây dựng một tập thể đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong lớp khi gặp khó khăn như tham gia phong trào “Kết nối trái tim”, “Lá lành đùm lá rách”. Kết quả quyên góp được 320 000 đồng. - Phát huy năng lực của cán bộ lớp, xây dựng lớp tự quản bằng cách giao việc cho các tổ trưởng, lớp trưởng tự quản lý một số hoạt động của tổ mình dưới sự theo dõi của giáo viên. - Giáo dục học sinh biết thăm hỏi bạn bè trong lớp, trong trường khi gặp khó khăn hoạn nạn. - Học sinh tích cực tham gia ủng hộ các hoạt động nhân đạo từ thiện như: Giúp đỡ người khuyết tật, mua tăm tre ủng hộ người mù (64 gói tăm), tham gia phong trào heo đất tình thương, công trình măng non (mua ghế đá tặng trường). 23
- 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân Sáng kiến này đã được hội đồng nhà trường cũng như các giáo viên trong tổ 2+ 3 công nhận và thấy rằng sáng kiến này mang lại lợi ích thiết thực có thể áp dụng trong trường, trong huyện cũng như toàn tỉnh. 11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Bùi Thị Hồng Quý GV lớp 2C trường Tiểu học Công tác chủ nhiệm lớp Hợp Thịnh 2 Nguyễn Thị Thanh Hảo GV lớp 2B Công tác chủ nhiệm lớp trường Tiểu học Duy Phiên B Hợp Thịnh, ngày 02 tháng 3 năm 2019 Hợp Thịnh, ngày 28 tháng 2 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị/ Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương Trần Thị Nga Lan Bùi Thị Hồng Quý 24
- TRƯỜNG TIỂU HỌC HỢP THỊNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hợp Thịnh, ngày 02 tháng 3 năm 2019 GIẤY CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN TRƯỜNG TIỂU HỌC HỢP THỊNH Số: 01/CN-SKHT Căn cứ kết quả họp Hội đồng chấm sáng kiến Trường TH Hợp Thịnh, ngày 01 tháng 3 năm 2019. HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN TRƯỜNG TH HỢP THỊNH HUYỆN TAM DƯƠNG, CHỨNG NHẬN: Bà: Bùi Thị Hồng Quý Chức vụ: Giáo viên Địa chỉ: Trường Tiểu học Hợp Thịnh – Tam Dương – Vĩnh Phúc Là tác giả của sáng kiến: Một số biện pháp để công tác chủ nhiệm lớp đạt kết quả cao 1. Thời gian sáng kiến được áp dụng: Ngày 06 tháng 9 năm 2017 2. Tóm tắt nội dung sáng kiến Một số biện pháp để công tác chủ nhiệm lớp đạt kết quả cao 3. Lợi ích kinh tế - xã hội có thể thu được do áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này đưa vào áp dụng không những đem lại thành công cho hoạt động ngoài giờ lên lớp, mọi nề nếp của lớp mà còn đem lại thành công cho tất cả các giờ học khác. Nó không chỉ giúp các em học sinh tự tin, có kết quả học tập tốt hơn mà còn giúp các em mạnh dạn, tự tin, say mê môn học, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, Nó không chỉ áp dụng cho một nhà trường mà nó còn có thể áp dụng trong phạm vi toàn tỉnh. 4. Kết quả công nhận của Hội đồng đạt: Xuất sắc. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Trần Thị Nga Lan 25