Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học ở Tiểu học

pdf 23 trang binhlieuqn2 8560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_day_tot_mon_tin_ho.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học ở Tiểu học

  1. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận - Theo Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TT ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học. - Trong nhiệm vụ năm học 2016-2017 Bộ trưởng giáo dục và đào tạo nhấn mạnh : Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả. - Chỉ thị 29/CT của trung ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường. - Thông tư số 14/2002/TT- BGD& ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông. II. Cơ sở thực tiễn Một số thuận lợi và khó khăn khi trực tiếp giảng dạy môn Tin học tại trường: * Một số điều kiện thuận lợi - Nội dung chương trình môn Tin học hiện nay được dạy theo bộ sách Cùng học Tin học Quyển 1; Quyển 2; Quyển 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. - Nhà trường đã được trang bị phòng máy với 18 máy dành cho HS và 1 máy chủ dành cho GV. Các máy được kết nối với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy. - Các máy được kết nối internet. - GV có đầy đủ SGK và các phần mềm, hình ảnh kèm theo. - Nội dung sách nhẹ nhàng, trình bày đẹp, sách chú trọng nhiều về phần thực hành rất phù hợp với lứa tuổi HS Tiểu học. 5
  2. - HS từ khối 3 đến khối 5 được học môn Tin học. Mỗi lớp được học với thời lượng 2 tiết/ 1tuần. - HS đã nắm được các kiến thức cơ bản của bài học. Từ đó HS đã biết sử dụng và ứng dụng phần mềm vào việc học tập. - Kỹ năng thực hành của HS tại điểm trường chính khá tốt. * Một số khó khăn và tồn tại: + Về phía giáo viên: - Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo mới đang thí điểm dạy môn Tin học từ lớp 3 cho một số tỉnh và thành phố có đầy đủ điểu kiện về cơ sở vật chất và biên soạn quyển sách cùng học tin học quyển 1, 2, 3. - Tuy giáo viên đã được đào tạo cơ bản về kiến thức Tin học, nhưng khi thực hành, máy móc gặp sự cố, trục trặc, giáo viên không xử lý kịp thời dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được. - Số lượng máy tính còn ít dẫn đến tình trạng 2, 3 học sinh ngồi một máy khó khăn trong việc thực hành. - Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Tin học còn quá ít. Nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học. - Phần mềm Encore ( Em học nhạc) đã được cài đặt nhưng việc sử dụng còn gặp nhiều khó khăn do: + Phòng máy chưa có loa cho từng máy. + Kiến thức về âm nhạc còn hạn chế. + Về phía học sinh: - Đa số HS không có máy ở nhà để luyện tập nên các thao tác của HS chưa được thành thạo. 6
  3. - Đa số học sinh là người dân tộc thiểu số ở xa điểm trường chính, nên việc duy trì chuyên cần còn khó khăn. Và các em chưa tiếp xúc nhiều với máy tính nên việc tiếp thu còn chậm. - Đây là môn học phụ nên một số HS chưa học nghiêm túc và phụ huynh chưa quan tâm. - Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho HS còn gặp khó khăn do HS không có nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp. - Máy tính sử dụng ngôn ngữ tiếng anh nên HS tiếp thu chậm vì các em chỉ vừa mới làm quen với môn tiếng anh từ năm lớp 3. Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã đề ra các nội dung và biện pháp để học sinh có thể học tốt môn Tin học như sau: III. Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học ở Tiểu học Biện pháp 1. Cải thiện chất lượng phòng máy Việc sửa chữa máy tính trong phòng máy hiện tại chưa có nhân viên bảo trì. Và người xử lý trực tiếp và thường xuyên nhất chính là GV. Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến HS thì tất cả các máy trong phòng phải hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy tính, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động được .làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Trước khi được nhà trường hỗ trợ xử lý sự cố chúng ta cũng cần phải nắm bắt một số những thủ thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời. Với những sự cố bất ngờ trên, việc xác định nguyên nhân của nó sẽ giúp ta tìm ra cách giải quyết, xử lí vấn đề dễ dàng hơn: - Việc đầu tiên là cần phải kiểm tra tất cả các cáp (cáp nguồn, cáp dữ liệu ) để chắc chắn là mọi thứ đã được gắn chặt và đúng cách. 7
  4. - Kiểm tra lại những phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây: Nếu sự cố xảy ra ngay sau vừa cài đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm, chúng ta hãy gỡ bỏ chúng ra và khởi động trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình thường thì đó chính là nguyên nhân. Bạn có thể cài đặt lại máy tính để máy chạy ổn định hơn. Chạy các chương trình diệt virút hiệu quả: Để chương trình này chạy tốt bạn phải luôn cập nhập phiên bản mới nhất. Các chương trình được xem là tốt nhất hiện nay như: Norton Antivirus 2006, AGV Antivirus, Bkav Pro bản quyền - Kiểm tra nhiệt độ thùng máy : Sự quá nhiệt là một nguyên nhân khác, thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải nhiệt, các loại bụi bẩn bám trong thùng máy. Nếu thấy bên trong thùng máy có nhiều bụi bẩn bám vào, chúng ta nên vệ sinh nhưng phải rất cẩn thận vì nó có nguồn điện thế cao, rất dễ gây nguy hiểm. - Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường gặp mỗi khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt động. Nếu phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra, lau sạch chân thanh Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị trí khác nhau để kiểm tra. - Đôi lúc máy chạy nhưng màn hình không lên hình. Bạn hãy kiểm tra nguồn màn hình và cáp VGA. Nếu vẫn không được bạn có thể mượn màn hình đang sử dụng tốt khác để thử. Tóm lại : Là GV Tin học, công việc chính là giảng dạy. Nhưng chúng ta hãy trang bị cho mình những thủ thuật và các kỹ năng để có thể khắc phục được những sự cố từ nhỏ đến lớn một cách kịp thời điều đó sẽ đem lại hiệu quả lớn trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành. 8
  5. Biện pháp 2. Điều chỉnh một số nội dung bài học phù hợp với tình hình của trường Nội dung giảng dạy là chương trình SGK Cùng học Tin học quyển 1, 2, 3. Nội dung rất phù hợp, lôi cuốn HS. Ngoài thực hiện theo đúng chương trình, tôi đã thực hiện điều chỉnh lại một số nội dung cho phù hợp với tình hình hiện tại như sau: - Đối với chương trình lớp 3: Tuần Nội dung Nội dung điều chỉnh Lí do điều chỉnh Bài 3: Bàn phím máy Bài 3: Bàn phím máy Phòng máy chưa có tính tính loa cho từng máy. Nên Nội dung thực hành: Nội dung thực hành: việc thực hiện trên Thực hành trên phần Thực hành trên phần phần mềm Pianito gây 2 mềm Pianito. mềm Mario. sự nhàm chán và không tạo hứng thúc học tập cho học sinh ở những tiết học đầu tiên. Bài 4: Chuột máy Bài 4: Chuột máy Việc thực hiện các tính tính thao tác trên các trò Nội dung thực hành: Nội dung thực hành: chơi giúp các em hứng Thực hiện các thao Thực hiện các thao thú và nhanh chóng sử 3 tác di chuyển chuột, tác di chuyển chuột, dụng tốt các thao tác nháy chuột, nháy đúp nháy chuột, nháy đúp như nháy đúp chuột để chuột, kéo thả chuột chuột, kéo thả chuột mở trò chơi, nháy trên mặt màn hình trên mặt màn hình chuột để chơi máy tính. máy tính. Ngoài ra 9
  6. còn lồng ghép các trò chơi có sử dụng chuột như: Dots, Sticks hoặc một số trò chơi có tính giáo dục. Bài 3: Học tiếng anh Bài 3: Học tiếng anh Phần mềm học tiếng với phần mềm với phần mềm anh yêu cầu phải có Alphabet Blocks Alphabet Blocks loa cho từng máy nên Giới thiệu và hướng Giới thiệu và hướng không phù hợp dạy bài dẫn sử dụng phần dẫn học sinh sử dụng này. Nên GV chuyển mềm. Phần thực phần mềm. sang trò chơi luyện tư hành: Yêu cầu học Phần thực hành: duy và sử dụng chuột 33 sinh nghe và phát âm Hướng dẫn và cho cho học sinh sẻ phù theo phần mềm. Học học sinh thực hành hợp hơn. sinh nghe và trả lời trò chơi " Rèn luyện các câu hỏi của phần tư duy với phần mềm mềm. Soukoban" thuộc bài đọc thêm của chương trình. - Đối với chương trình lớp 4: Tuần Nội dung Nội dung điều chỉnh Lí do điều chỉnh Bài 2: Em học nhạc Bài 2, 3: : Em học Phòng máy chưa có 32 với Encore nhạc với Encore dạy loa cho từng máy nên Bài 3: Em học nhạc trong 1 tiết. cho học sinh không thể 10
  7. với Encore ( tiếp ) Biết về khuông nhạc, thực hành việc nghe Biết về khuông nhạc, khóa sol, cao độ, nhạc trên phần mềm khóa sol, cao độ, trường độ. Nhịp được. trường độ. Nhịp phách. phách. Biết cách mở Tiết 2: Thực hành: bản nhạc có sẵn và Cho học sinh mở nghe giai điệu bài hát phần mềm MSlogo và ôn tập lại các lệnh đã học: FD, BK, RT, LT, PU, PD, Bài 4: Sinh hoạt tập Bài 4: Sinh hoạt tập Phòng máy chưa có thể với Encore thể với Encore loa cho từng máy nên Nội dung thực Cho học sinh thực cho học sinh không thể hành: Đánh đàn trên hành lại với phần thực hành việc nghe 33 bàn phím máy tính. mềm MSlogo. Đặc nhạc trên phần mềm Biết vận dụng để biết sử dụng các lệnh được. MSlogo là phần đánh và hát một số khó như Repeat, mềm hỗ trợ lập trình bản nhạc quen thuộc. Wait, Pd, Pu. cơ bản. Cần cho HS làm quen nhiều hơn. - Đối với chương trình lớp 5: Tuần Nội dung Nội dung điều chỉnh Lí do điều chỉnh Bài 3: Ghi nhạc bằng Bài 3: Ghi nhạc bằng Phòng máy chưa có Encore (tiếp) Encore (tiếp) loa cho từng máy nên 33 Biết tạo nốt luyến, Tiết 1: Biết tạo nốt cho học sinh không thể ghi tên bản nhạc, tác luyến, ghi tên bản thực hành việc nghe 11
  8. giả, ghi lời bài hát. nhạc, tác giả, ghi lời nhạc trên phần mềm Sau đó nghe lại bản bài hát. được. nhạc và tập hát theo Tiết 2: Học bài đọc Các lệnh về âm thanh giai điệu đã tạo. thêm: Âm nhạc trong của phần mềm logo MSlogo sử dụng loa Thực hành sử dụng của Mainboard nên lệnh sound trên logo học sinh có thể vừa để nghe các âm thanh nghe vừa thực hành từ loa của Mainboard được các lệnh. máy tính. Biện pháp 3. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm hiểu thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học. Tài nguyên từ internet là vô tận. Để có được những bài giảng hay, những hình ảnh, những đoạn video minh họa thú vị thì với một chiếc máy tính có kết nối mạng bạn có thể sưu tầm đầy đủ những thứ trên. Hoặc chúng ta cũng có thể học hỏi các bạn đồng nghiệp qua mạng internet thông qua các diễn đàn giáo dục. VD: GV có thể tham khảo bài giảng của các bạn đồng nghiệp tại website: elearning.moet.edu.vn, violet.vn. Có thể lấy video minh họa từ website: youtube.com hỗ trợ quá trình dạy học. Lấy bài tập và phần mềm thực hành từ website: laocai.gov.vn. VD: Trong bài Học xây lâu đài cát bằng phần mềm Sand Castle Builer của lớp 4 tôi đã sưu tầm một video ghi lại các tòa lâu đài nổi tiếng trên thế giới để các em học sinh tham khảo. Qua đó các em có thể hình dung và sáng tạo thiết kế ra các tòa lâu đài mới. 12
  9. VD: Trong bài thực hành vẽ hệ mặt trời của HS lớp 3 tôi đã sưu tầm trên internet những bức ảnh về hệ mặt trời được chụp từ vệ tinh thực tế để các em tham khảo. Qua đó tôi có thể giới thiệu để các em hiểu rõ hơn về hệ mặt trời và tạo cho các em hứng thú khi làm bài thực hành. Hình ảnh sưu tầm từ internet Biện pháp 4. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhập thông tin một cách đầy đủ, chính xác. Là một giáo viên dạy Tin học bạn phải luôn theo dõi và cập nhật những thông tin mới. Vì công nghệ và các ứng dụng luôn thay đổi theo từng ngày. Để có được những kiến thức mới đòi hỏi bạn phải luôn luôn tìm tòi học hỏi. Và nguồn thông tin chính là từ mạng internet. Từ các Website của Bộ GD&ĐT, các Website nổi tiếng về Tin học. VD: Trong sách tin học quyển 1, 2, 3 chỉ hướng dẫn HS thực hành trên phần mềm soạn thảo MS Word 2003. Nhưng trong các máy của HS tôi đã cài đặt thêm MS Word 2007 để học sinh vừa thực hành được MS Word 2003 và 13
  10. MS Word 2007. Hiện tại MS Word đã lên tới phiên bản MS Word 2016 nhưng vì cấu hình máy hiện tại không thể đáp ứng được phiên bản mới nên GV không thể cập nhật được những ứng dụng mới nhất cho máy tính. Ngoài giờ dạy học tôi thường xuyên lên các diễn đàn về CNTT để nghiên cứu và cập nhật thêm các kiến thức mới của bộ môn khi có sự thay đổi thì có thể đáp ứng kịp thời. VD: Hiện tại trong nhà trường và máy tính của phòng Tin học đang cài hệ điều hành cũ Windows XP. Nhưng tôi đã nghiên cứu và có thể cài đặt và sử dụng các hệ điều hành Windows Vista, Windows 7, Windows 8, Windows 8.1, Windows 10 cùng các ứng dụng đi kèm. Khi có những thay đổi để phù hợp với yêu cầu mới tôi đều có thể đáp ứng được. Biện pháp 5. Giáo viên Tin học cần nắm vững công cụ hỗ trợ là máy chủ để giảng dạy, giám sát học sinh hiệu quả hơn. Ngoài sử dụng các đồ dùng dạy học, máy chủ phòng Tin học là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho một tiết dạy tin học. - Máy chủ là nơi chứa các các phần mềm, tranh ảnh các nội dung có liên quan đến việc giảng dạy. - Máy chủ là công cụ giám sát quá trình làm việc của học sinh. Cụ thể ở đây là phần mềm giám sát và hỗ trợ dạy học Netop School. Để một tiết dạy đạt hiệu quả cao người giáo viên phải nắm một số tính năng cơ bản trong phần mềm như sau: + Tính năng Entire Screen: Tính năng cho phép giáo viên điều khiển và thao tác tại máy chủ và tất cả các máy của học sinh đều thấy được thao tác này. Tính năng này giúp giáo viên thực hành mẫu trước cho học sinh quan sát và làm theo. 14
  11. + Tính năng chuyển dữ liệu Distribute: Cho phép giáo viên gửi dữ liệu tới máy của học sinh. + Tính năng Thumbnails: Giám sát màn hình làm việc của học sinh. Tính năng này giảm thiểu thời gian giám sát quá trình thực hành của học sinh. Giáo viên có thể ngồi tại máy chủ và quan sát được tất cả các máy và quá trình làm việc của học sinh. 15
  12. + Tính năng Tắt máy: Cho phép giáo viên tắt máy của học sinh mà không cần phải xuống trực tiếp máy con. + Tính năng Deny, Allow: Cho phép hoặc khóa truy cập internet và các ứng dụng các máy con. 16
  13. IV. Đánh giá kết quả thực hiện Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ. Số lượng HS sử dụng thạo máy tính mỗi năm một tăng lên. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài. Dưới đây là bảng thống kê về chất lượng đã đạt được trong năm học vừa qua: Chất lượng đạt được trong năm học 2016-2017: Điểm kiểm tra môn Tin học Kết quả 9;10 7;8 5;6 Tin học TSHS SHS % SHS % SHS % Tổng số 340 128 37.7 115 33.8 97 28.5 + Khối 3 74 43 58.2 17 23.2 14 18.6 + Khối 4 136 40 29.4 54 39.7 42 30.9 + Khối 5 130 45 34.6 44 33.8 41 31.6 17
  14. V. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm Đề tài này có khả năng ứng dụng rộng rãi và phù hợp với các khối 3, khối 4, khối 5 có học bộ môn Tin học. 18
  15. C. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I. Kết luận Nâng cao hiệu quả giáo dục luôn là vấn đề cấp bách đựơc đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục. Dạy tốt - học tốt là mục tiêu mà những người làm công tác giáo dục hướng tới. Tôi xin trích dẫn lời nói của nguyên Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh trong lễ khai giảng năm học: “ Muốn có chất lượng, hiệu quả ở một trường học, giữa hai yếu tố dạy và học thì yếu tố học là cực kỳ quan trọng. Dạy tốt mà học không tốt thì cũng không có được kết quả tốt. Muốn tiếp thu tốt kiến thức, các thầy cô giáo dạy thì học sinh phải chăm chỉ học”. Trong những năm gần đây, nhiều nội dung của công tác thi đua trong nghành giáo dục đã đựơc cụ thể hoá bằng các cuộc vận động “ Hai không” cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Những cái tên như thế đã thực sự gắn với trách nhiệm và đựơc sự ủng hộ của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Theo tôi song song với việc bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đưa giảng dạy bộ môn Tin học là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với việc phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới - Thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin phù hợp với quan điểm của Đảng là: Phấn đấu nước ta tới 2020 là nước công nghiệp hiện đại và ngay trong nhiệm vụ năm học 2016-2017 Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT và đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông của ngành. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục. Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy 19
  16. học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sáng kiến kinh nghiệm mang nội dung “Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin Học ở Tiểu Học” sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần quan trọng vào việc giảng dạy bộ môn Tin học còn mới mẻ trong trường tiểu học hiện nay đặc biệt là những trường đang bắt đầu áp dụng bộ môn Tin học trong trường Tiểu học. Những biện pháp tôi vừa trình bày không phải quá xa lạ đối với chúng ta, nó tựa như những thứ “Rau cỏ trị bệnh” mà ta bắt gặp trong cuộc sống đời thường. Bất cứ ai cũng có thể hiểu và áp dụng được. Tuy vậy, trong thực tế không phải lúc nào cũng được giáo viên chú trọng nó đòi hỏi ở lương tâm người thầy, cần phải coi học sinh như chính những đứa con của mình. Khi những cố gắng của người giáo viên đạt kết quả tốt, được học sinh tin yêu. Đó mới chính là phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời dạy học của mình. Tôi mong muốn những biện pháp cũng như quan điểm của mình được quý vị đón nhận và áp dụng triển khai trong để chứng minh tính khả thi của sáng kiến kinh nghiệm rất mong Ban giám hiệu và các đồng chí đồng nghiệp góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn. II. Kiến nghị 1. Đối với nhà trường Môn tin học là môn chủ yếu thực hành trên máy tính là dụng cụ học tập có giá trị cao về vật chất do đó cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp các ngành và nhà trường tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ 20
  17. cho việc dạy và học môn Tin học để giúp cho các em có điều kiện học tập tốt nhất. 2. Đối với các bạn đồng nghiệp Để chất lượng giảng dạy bộ môn Tin học đạt hiệu quả, theo tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên cần phải: - Trước hết phải có kiến thức về Tin học, có lòng yêu nghề mến trẻ. Hiểu được tâm sinh lý của trẻ em. - Thường xuyên tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn. - Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác. - Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy, trang thiết bị dạy học. 3. Đối với phụ huynh học sinh Cần có sự quan tâm đúng mực quản lý thời gian và tạo điều kiện mua sắm máy tính để các em có thể học và thực hành tại gia đình. Trên đây là một số những biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy môn Tin học. Bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý kiến của chuyên môn và các đồng nghiệp để tôi giảng dạy ngày một tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT 21
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Word thực hành 2. Giáo trình Excel thực hành 3. Tin Học Thực Hành 4. Đồ họa thực hành 5. Hướng dẫn sửa lỗi máy tính 6. Giáo trình photoshop 7. Sách giáo khoa Cùng học tin học quyển 1 8. Sách giáo khoa Cùng học tin học quyển 2 9. Sách giáo khoa Cùng học tin học quyển 3 10. Thư viện pháp luật (www.thuvienphapluat.vn) 22
  19. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 B. PHẦN NỘI DUNG 5 I. Cơ sở lí luận 5 II. Cơ sở thực tiễn 5 III. Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học ở Tiểu học 7 IV. Đánh giá kết quả thực hiện 17 V. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm 18 C. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 19 I. Kết luận 19 II. Kiến nghị 20 1. Đối với nhà trường 20 2. Đối với các bạn đồng nghiệp 21 3. Đối với phụ huynh học sinh 21 23