Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi

doc 25 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6084
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_lay_tre_lam.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi

  1. thống đường đi lối lại trên sân; độ cao của hệ thống tường bao, độ rộng của cổng và biển trường; khu đặt bảng tuyên truyền, hộp thư cha mẹ Đặc biệt, với yếu tố thời tiết khí hậu nắng nóng nhiều, sân chơi của trẻ rất cần có cây xanh bóng mát, hệ thống mái tôn mái lá góp phần tạo bóng mát cho sân chơi của trẻ nhưng không thể thay thế cho hệ thống cây bóng mát được, việc trồng các cây bóng mát vẫn phải được chú trọng. Vấn đề sử dụng cơ sở vật chất trong lớp học và sử dụng cơ sở vật chất ngoài lớp học ở trường mầm non một cách có hiệu quả để trẻ mầm non ở trường được an toàn, thuận lợi, phù hợp, đáp ứng yêu cầu giáo dục phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ là nội dung giáo viên mầm non luôn phải nghiên cứu hàng ngày trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Người giáo viên nhóm lớp phải luôn luôn sáng tạo trong việc tận dụng môi trường, trang trí nó, làm đẹp nó, làm mới nó mỗi ngày để có sự đổi mới trong nội dung cho trẻ khám phá. Ví dụ: Cũng là vườn cây cảnh, hôm nay giáo viên hướng dẫn trẻ tưới nước cho cây với những dụng cụ vừa sức với trẻ, ngày mai giáo viên lại hướng dẫn trẻ nhìn ngắm quan sát, phát hiện cây có gì mới so với hôm qua, khuyến khich trẻ trang trí cho vườn cây đẹp hơn, mới lạ hơn với những đồ dùng do cô chuẩn bị và trẻ lựa chọn Như vậy, việc sử dụng môi trường xung quanh vào chăm sóc giáo dục trẻ gắn liền với kế hoạch giáo dục của từng giáo viên nhóm lớp. Mức độ sử dụng sáng tạo đến đâu lại đòi hỏi người lập kế hoạch phải nghiên cứu kỹ, người duyệt kế hoạch phải gợi ý rộng để có sự đa dạng trong các hoạt động sử dụng môi trường trong và ngoài lớp học. Xây dựng môi trường trong lớp học và ngoài lớp học ở trường mầm non là một việc làm khó có thể nói là hoàn toàn hoàn thiện dù ở bất kỳ chi tiết nào, bởi nó đòi hỏi sự thay đổi, sự mới mẻ mỗi ngày của môi trường để có thể tác động đến trẻ, thu hút trẻ, kích thích sự hứng thú khám phá hoạt động của trẻ, dẫn đến sự tích cực trong nhận thức và tư duy linh hoạt của trẻ. Trẻ là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường, vì vậy mọi sự bổ sung xây dựng môi trường cơ sở vật chất cho trẻ hoạt động đều phải đề cập tới sự vừa sức, sự phù hợp với trẻ. Sân chơi của người lớn có thể có bậc, có gờ cạnh cao nhưng sân chơi của trẻ phải nhẵn, không có gờ cạnh để khi chạy nhảy tránh cho trẻ không bị vấp ngã; vv Chính vì thế, khi tạo dựng môi trường học tập cho trẻ, người giáo viên luôn phải quan tâm tới các chi tiết tạo nên sự an toàn cho trẻ, gắn với các nội dung chăm sóc giáo dục vừa sức với trẻ. Môi trường trong và ngoài lớp học được các nhà trường dần dần bổ sung, tạo dựng để có sự sạch sẽ, đa dạng, phong phú, đẹp mắt, an toàn, để trẻ thấy thích thú khi đến trường. Môi trường đó còn được giáo viên tôn tạo hàng ngày để mỗi ngày đều có sự mới lạ hấp dẫn với trẻ. Để thực 15
  2. hiện tốt phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giáo viên cần chú vấn đề xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học. Sử dụng môi trường giáo dục một cách hợp lý. Nếu phòng học quá nhỏ có thể tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời thậm chí là cả trò chơi đóng vai với trẻ cùng khối, cùng trường. Chia trẻ thành các nhóm và quan sát theo dõi chúng. Phân công nhiệm vụ và phối hợp giữa các giáo viên phụ trách lớp. Sắp xếp gọn lại trong lớp để có khoảng không gian rộng cho trẻ chơi. Tự làm thí nghiệm xem vật nào chìm, vật nào nổi và tại sao lại như vậy rồi cho cô biết kết quả nhé. (Trẻ được khuyến khích tích cực tham gia vào trò chơi, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm bằng các giác quan) Thông qua các hoạt động thí nghiệm như vậy tôi luôn thấy trẻ đế ý đến hoạt động tiếp theo khi gieo hạt xong hàng ngày trẻ luôn đến góc thiên nhiên nhìn ngắm và có vẻ như chờ đợi xem với bàn tay chăm sóc của mình thì hạt sẽ bắt đầu phát triển như thế nào. Tôi thử thăm dò trẻ bằng cách hỏi: - Cháu đang là gì đó? - Cháu đang chờ cây lên ạ - Cháu còn nhớ mình đã gieo hạt gì vào đất không? - Muốn hạt nhanh nảy mầm chúng ta phải làm thế nào nhỉ? - Phải chăm sóc, đất ẩm, tưới đủ nước và có ánh sáng thì cây mới mọc được ạ. Còn nhớ tuần đó chúng tôi vừa cùng nhau khám phá chủ đề “ cây xanh” học bài “sự nảy mầm của cây từ hạt” cho nên sau khi học xong tôi cho trẻ tiến hành gieo hạt thí nghiệm để vừa cho trẻ học lí thuyết vừa đưa vào áp dụng thực hành không ngờ trẻ đã nắm được và trả lời tôi một cách chững chạc như vậy. Các hoạt động bề ngoài của trẻ được đảm bảo an toàn dưới sự theo dõi của cô giáo. c. Môi trường xã hội: Môi trường xã hội là môi trường tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh là môi trường giao tiếp trong trường lớp mầm non với nhau có những mối quan hệ tương tác tích cực bao gồm giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ và trẻ với người lớn xung quanh, môi trường này vừa mang tính chất sư phạm và tính chất gia đình vì mọi thứ đều gần gũi với trẻ như (Yêu thương, tôn trọng điều này giáo viên phải làm gương trước trẻ học theo giáo viên sau, an toàn, cởi mở, tin tưởng, khoan dung, đáp ứng yêu cầu chính đáng ) VD: Trong một lớp học có nhiều trẻ có những cá tính khác nhau có những trẻ thuần túy nhưng cũng không khỏi có những trẻ tinh nghịch quá đáng, đặc biệt ở lớp tôi có cháu Ngọc Anh thực sự cá biệt quá tinh nghịch hay đánh bạn, dành đồ chơi, không chịu ngồi yên để học, phá đồ dùng học tập hành động đó của cháu Anh đã làm cho các bạn trong lớp xa lánh không muốn kết bạn. Khi đó tôi đã 16
  3. nhiều lần gần gũi, nói chuyện khuyên nhủ cháu Ngọc Anh chỉ cho cháu biết những điều sai trái trong hành vi cháu thể hiện trên lớp và đối với bạn, cũng phải mất một ít thời gian tôi mới cảm hóa được cháu Anh từ từ làm cho cháu hiểu ra nhận biết được cái sai của mình và đưa cháu vào nề nếp sinh hoạt cũng như học tập của lớp, từ đấy các bạn trong lớp lại chơi hòa đồng vui vẻ không xa lánh Ngọc Anh nữa. Nói như vậy để chúng ta biết rằng giáo dục trẻ môi trường nào cũng cần thiết cũng quan trọng nhưng cái chính là chúng ta phải tạo cho trẻ có cảm giác an toàn, thân thiết, gần gũi, hợp tác khi đó các hoạt động khác mới có thể thực hiện một cách trôi chảy được. 2.2 3: Giáo viên hỗ trợ trẻ học bằng chơi. Tôi thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc làm việc với nhau để trẻ vừa hiểu nhau và dể dàng hợp tác trong mọi hoạt động. Lắng nghe và đáp ứng mong muốn chính đáng của trẻ trong hoạt động. Dành đủ thời gian cho trẻ chơi, quan sát, suy nghĩ, đưa ra ý kiến và giải quyết vấn đề * Hoạt động trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế qua việc làm, qua khám phá tìm tòi VD: Khi tổ chức hoạt động cho trẻ tìm hiểu về “ các loại quả gần gũi của địa phương”. + Mục đích: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc, vị của một số loại quả gần gũi. + Tiến hành: • Gây hứng thú: Cô cho trẻ quan sát đĩa quả (các miếng được cắt trên đĩa, gồm dưa hấu, cam, dứa ) và hỏi trẻ: - Cô có đĩa gì đây? Đĩa quả của cô như thế nào? - Theo các con trên đĩa có những quả gì? Tại sao con biết? • Quan sát và đàm thoại: Để biết được điều đó, cô và các con cùng chú ý xem nhé! + Ai muốn ăn thử nào?( Cho mỗi trẻ một quả bất kỳ. Trẻ được cầm miếng quả để quan sát sau đó cho trẻ ăn và ngửi) + Con vừa được ăn miếng quả gì? Hãy nói về miếng quả mà mình được ăn ( trẻ tự nêu lên cảm nhận và phỏng đoán của mình ) + Tại sao con biết miếng quả con ăn là miếng cam? + Tại sao con biết là miếng dứa? + Tại sao con biết miếng vừa ăn là miếng xoài? Sau đó hỏi trẻ đặc điểm từng quả 17
  4. + Theo con quả cam như thế nào? + Thế còn quả xoài thì sao? • Củng cố: Tôi đặt câu hỏi trẻ mang tính suy ngẫm và củng cố nội dung đã học + Hôm nay chúng ta tìm hiểu những quả gì? + Quả đó như thế nào? + Trước khi ăn quả, chúng ta phải làm gì? Cô và các con cùng điền vào bảng này nhé!( Cho trẻ thực hiện bảng hệ thống hóa các đặc điểm về quả). + Tôi đọc câu đố về một số loại quả để trẻ suy nghĩ và đoán biết xem đó là quả gì? Thông qua hoạt động giải câu đố trẻ được tư duy, tưởng tượng và phán đoán. Nếu trẻ trả lời chưa đúng thì sẽ được nghe câu trả lời của bạn và điều đó sẽ khắc sâu hơn cho trẻ kiến thức cần lĩnh hội. • Kết thúc: + Hôm nay các con học được điều gì? + Chúng mình làm được những gì? + Ai thích điều gì nhất? - Tôi đã gây hứng thú trực tiếp cho trẻ bằng trải nghiệm ( quan sát, ngửi, nếm). - Trẻ được khuyến khích và chủ động nói ra những điều mình cảm nhận được để nói lên nhận xét cá nhân. - Tôi khuyến khích trẻ nói ra càng nhiều càng tốt, có thể đầy đủ hay chưa đầy đủ; đúng hay chưa đúng không quan trọng mà chỉ cần trẻ dám nói và được nói ra. Nhờ đó mà trẻ của tôi rất tự tin nói ra những điều mình suy nghĩ. - Qua hoạt động này tôi muốn trẻ được tự điều chỉnh hiểu biết của mình qua câu trả lời của bạn và qua việc trực tiếp được nhìn quả. - Trẻ được tự suy ngẫm và đánh giá hiểu biết kỹ năng của mình. - Thông qua trò chơi trẻ được củng cố lại hệ thống kiến thức mà trẻ đã học nhằm khắc sâu cho trẻ kiến thức cần cung cấp mà không bị nhàm chán và lặp lại. Ví dụ: Trong chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên. Tôi cho trẻ được làm thí nghiệm, tôi phát cho trẻ các miếng xốp, thìa inox. Cho trẻ đoán xem khi thả các vật xuống nước vật nào sẽ nổi, vật nào sẽ chìm? Và cô cho trẻ thảo luận xem tại sao lại nổi, vì sao lại chìm? Trẻ tỏ ra rất hứng thú. 2.2. 4. Đa dạng hóa đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu. Đối với trẻ mầm non mỗi giờ học ngoài hình thức lên lớp thì đồ dùng đồ chơi là cách biểu thị tiết học hay và hấp dẫn, tiết học có sôi nổi hấp dẫn hay không là 18
  5. nhờ rất lớn ở những đồ dùng mang tính thẫm mỹ ấy. Giờ hoạt động chung tất nhiên luôn có những đồ dùng đẹp sáng tạo nhiều hình ảnh dể thương sinh động còn đối với hoạt động ngoài trời tôi sử dụng những nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên để thực hiện các nội dung giáo dục: * Lá cây : Tôi cho trẻ trò chuyện về thiên nhiên, cho trẻ nhặt lá cây từ những lá cây đó tôi có thể cho trẻ phân biệt theo kích cỡ ( to - nhỏ), chiều dài ( dài - ngắn), màu sắc ( tối - sáng), hình dạng ( tròn - thuôn), kết cấu bề mặt ( ráp - mịn), công dụng của lá (có ích - không có ích). - Sắp xếp mỗi nhóm lá cây theo thứ tự nhất định: từ tối nhất đến sáng nhất, từ to nhất đến nhỏ nhất, từ dài nhất đến ngắn nhất Với những chiếc lá như vậy tôi cho trẻ gọi tên nhận biết lá cây sau đó cho trẻ xé lá thành những hình dạng khác nhau, hoặc xâu thành vòng, vò lá, ngửi lá, hoặc dùng lá để tạo thành những đồ chơi: kết thành quạt, kèn, con vật có thể sử dụng lá làm phép đếm * Cát: Khi được ra ngoài thiên nhiên, được chơi với nguyên vật liệu thiên nhiên sẽ tạo cho trẻ hứng thú và dễ tiếp thu. Trẻ được thực hành trải nghiệm như: xúc cát, gạt cát, rót cát. Tôi cho trẻ thực hành một số hoạt động với cát như: in hình bàn chân, bàn tay trên cát. Dùng ngón tay vẽ hình trên cát. Giấu đồ vật bàn tay trên cát. Làm khuôn bánh, chơi bán hàng. * Nước tôi cho trẻ: Đong nước, rót nước, vục nước. Quan sát mặt nước, trời mưa. Nhận biết nước nóng, nước lạnh, nước mặn, nước ngọt. * Vỏ ngao, sò, ốc, hến tôi cho trẻ xếp tranh, hình, chữ, số. So sánh theo hình dạng và kích thước của vỏ sò - Sắp xếp theo trật tự nhất định. - Đếm số lượng. * Làm cây tổ chức trò chơi: - Mèo và chim sẽ - Đuổi bắt - Giấu, tìm đồ vật. Với hình thức khác đi và cùng với những vật liệu đơn giản sẵn có trong cuộc sống hàng ngày là những đồ dùng đồ chơi có giá trị giúp trẻ hứng thú hơn trong học tập. Đó là hoạt động ngoài trời, đối với hoạt động góc cũng không thể thiếu những đồ dùng đồ chơi và nguyên vật liệu phong phú với nhiều màu sắc bắt mắt. 19
  6. VD: Nếu ở chủ đề chủ điểm nào đồ dùng chưa nhiều tôi huy động phụ huynh thu gom phế liệu để cô và trẻ cùng làm những đồ chơi tự tạo phục vụ cho việc dạy và học để các cháu được cùng cô làm đồ dùng đồ chơi trẻ rất vui và cảm thấy tự hào vì mình đã góp phần nhỏ bé để tạo ra sản phẩm: cùng cô làm tranh tường ( nguyên liệu từ báo cũ), những đồ chơi từ nắp chai ( tạo lỗ trên nắp chai và xâu dây thành vòng), vỏ bao thuốc lá ( dán giấy trắng lên bề mặt của bao thuốc sau đó vẽ các bức tranh khác nhau lên vỏ bào thuốc, cho trẻ đặt những bao thuốc lá nối tiếp nhau để tạo thành những con tàu) vải vụn làm rối tay, vỏ sữa chua làm con lợn, bộ bàn ghế, cái mũ cho các búp bê . Đồ dùng đồ chơi có kích thước, trọng lượng, chất liệu an toàn đối với trẻ. Tôi luôn sắp xếp đồ dùng đồ chơi, học liệu ở nơi trẻ dể thấy, dể lấy, dể dùng, dể cất, không cất đồ chơi vào tủ để trưng bày, đồ chơi được xếp gọn gàng ở nơi sạch sẽ và được lau chùi thường xuyên. + Tôi luôn giữ môi trường thân thiện tạo cho trẻ một tâm thế thoải mái, trẻ cảm thấy được tôn trọng và tự tin khi giao tiếp; sự giao tiếp giữa trẻ với trẻ là sự bình đẳng và thân thiện với nhau. Khi đó tôi đóng vai trò như những người bạn tâm sự cởi mở gần gũi với trẻ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái tự tin vào bản thân và như vậy trẻ của tôi mạnh dạn trao đổi với cô và bạn, nói ra cảm nghĩ của mình một cách vô tư và hồn nhiên nhất. 2.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh: Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục trẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng, nhất là với trẻ lứa tuổi này, trẻ rất nhanh quên nếu như không có ai nhắc cho trẻ nhớ, cũng thông qua phụ huynh giáo viên có thể biết được những tâm sinh lý của trẻ đó và ngược lại, thông qua giáo viên phụ huynh có thể biết được việc học của con em mình. Và tôi cũng nhận thức được rằng phụ huynh là một nguồn lực mạnh mẽ hỗ trợ các loại nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, khi làm đồ dùng đồ chơi tôi kêu gọi phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu có sẵn giúp đỡ việc học của con em mình được tốt hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức hoạt động chung cho trẻ 5-6 tuổi tạo tiền đề cho trẻ lĩnh hội kiến thức tốt. Ngay từ đầu năm học tôi và giáo viên trong lớp lên kế hoạch phối hợp giữa gia đình, nhà trường, kế hoạch đó được xây dựng cụ thể theo từng chủ đề ở bảng cha mẹ cần biết, bám sát vào việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Trước hết là để nâng cao tầm nhận thức của phụ huynh về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôi và giáo viên cùng lớp đã sưu tầm những bài viết những hình ảnh sinh động để trang trí ở góc tuyên truyền với phụ huynh nhằm mang lại những kiến thức thiết thực giúp cho phụ huynh hiểu rõ được việc nuôi dạy trẻ theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm là không áp đặt trẻ, luôn tôn trọng trẻ và tạo mọi điều kiện để trẻ được trải nghiệm. 20
  7. Dù trường học tốt đến mức nào đi nữa cũng không thể thay thế được giáo dục trong gia đình. Cha mẹ cần thường xuyên quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng của trẻ, khuyến khích trẻ chia sẻ với mình như với những người bạn lớn. Những việc làm nhỏ như đọc sách cho trẻ nghe, cả gia đình cùng tham gia các hoạt động thể thao hay cho trẻ thường xuyên giao lưu gặp gỡ bạn bè của cha mẹ hay của trẻ để tạo thói quen giao tiếp tích cực cũng như mang lại ảnh hưởng tốt cho sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên luôn tôn trọng trẻ như những người bạn và làm tấm gương tốt cho trẻ trong mọi việc. Về phía phụ huynh, cha mẹ nên theo sát những hoạt động của trẻ ở trường, kịp thời khen ngợi mỗi khi trẻ tiến bộ và động viên khi con gặp khó khăn. Cha mẹ tham gia vào các hoạt động của trường cũng góp phần động viên tinh thần học tập của trẻ rất nhiều. Ví dụ: lễ hội “Tết trung thu” cha mẹ cùng phối hợp với giáo viên chuẩn bị các đồ dùng dụng cụ cần thiết cho lễ hội như mua hoa quả, đèn trung thu cho các cháu, chuẩn bị trang phục cho các cháu biểu diễn văn nghệ, cùng trẻ tham gia vào các hoạt động phá cỗ trong lễ hội hay đơn giản là cổ vũ khuyến khích khi trẻ tham gia biểu diễn cũng là nguồn cảm hứng cho trẻ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn. Hay để cùng với nhà trường xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp – thân thiện, gia đình đóng vai trò to lớn trong việc chung tay quy hoạch cảnh quan sân vườn, tạo ra đường đi lối lại an toàn, thân thiện với trẻ bằng cách đóng góp các nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm ở địa phương như tre, nứa, cát, phân bón, hoa Muốn xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp kích thích được hứng thú và tính chủ động sáng tạo của trẻ, tôi vận động phụ huynh hỗ trợ các nguyên vật liệu như : thùng giấy, lon sữa, bóng, chai nhựa, dụng cụ hóa trang, ảnh của trẻ và gia đình, các sản phẩm của trẻ làm được ở nhà để trang trí xung quanh lớp. Những hình ảnh quen thuộc hàng ngày đối với trẻ nay được chúng tôi biến hóa linh hoạt, sáng tạo trong không gian lớp học làm cho chúng vô cùng hào hứng và là cách cho trẻ khám phá, trải nghiệm một cách thiết thực, gần gũi với trẻ. Bởi thế, công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh là một trong những biện pháp không thể thiếu trong mọi hoạt động của nhà trường cũng như của nhóm lớp để thực hiện tốt chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả nhất. 2.3. Kết quả đạt được Bằng sự tìm tòi nghiên cứu, áp dụng những biện pháp trên. Qua 6 tháng thực hiện tôi thấy kết quả đạt được đáng kể như sau: - Trẻ tích cực hơn trong các hoạt động một cách hào hứng tự nguyện, trẻ tự khởi xướng trong công việc. 21
  8. - Phát huy được tính tích cực của trẻ, khả năng tư duy, óc quan sát và đưa ra ý kiến của bản thân về vấn đề bàn luận. - Nhiều trẻ trẻ có ý thức hợp tác chia sẻ với bạn trong công việc. - Trẻ có những thói quen hành vi văn minh lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, có ý thức vệ sinh cá nhân cũng như ở nơi công cộng. - Đã phát huy tính tích cực của trẻ khi trẻ được trải nghiệm với môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội. - Tự phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong khi giao tiếp, khi giao nhiệm vụ trẻ cùng nhau vui vẻ làm việc bàn bạc với nhau cùng nhau đưa ra quyết định từ đó nâng cao khả năng hợp tác của trẻ ngày một rỏ rệt: * Bảng 3: Khả năng “hợp tác” của trẻ từ đầu năm đến cuối tháng 2 Số lượng Năm học Có sự hợp tác tốt Không muốn hợp tác trẻ SL % SL % 2019-2020 45 trẻ 41 91 4 9 * Bảng 4: Mức độ “tích cực” của trẻ từ đầu năm đến cuối tháng 2 Số Năm học MĐ Tốt MĐ Khá MĐ TB MĐ Yếu lượng trẻ SL % SL % SL % SL % 2019 - 2020 45 37 82 6 14 2 4 0 0 - Với những kết quả trên đã cho tôi thấy được áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm là cần thiết .Việc áp dụng phương pháp dạy này giúp trẻ được trải nghiệm, được chia sẻ được tham gia vào các hoạt động, được nói ra những phán đoán, nhận xét của mình về môi trường xung quanh trẻ làm chủ được nhận thức của mình chứ không phải chỉ dùng ngang mức độ áp đặt bài giảng giống ngày trước. Trẻ được nói ra những điều trẻ nghĩ, trẻ thích một cách tự nguyện, được thảo luận theo nhóm. Từ đó giúp trẻ có những kỹ năng trong cuộc sống, tự tin trước mọi người xung quanh. - Từ đây cho thấy chúng ta sẽ không chỉ quan tâm đến “ trẻ được học cái gì” mà còn chú trọng “ trẻ học như thế nào” đó là khơi gợi niềm đam mê và khả năng có thể tự học ở trẻ. Trẻ em giống như người lớn chỉ thích nghe và khám phá những điều mới lạ chúng ta nên dạy trẻ cái trẻ cần, thấy, thích và những điều mà trẻ chưa biết cho nên nhất định phải tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp, trải nghiệm và chia sẽ. 22
  9. 3. Kết luận 3.1. Ý nghĩa đề tài: Việc vận dụng sáng tạo quan điểm “ giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” vào công tác giảng dạy là rất cần thiết. Đặt trẻ vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, xem mỗi cá nhân người học, với những phẩm chất năng lực riêng của mỗi người, vừa là chủ thể, vừa là mục đích của quá trình đó. Đó chính là cốt lõi tinh thần nhân văn trong dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Muốn làm được điều đó đòi hỏi giáo viên phải có những kỹ năng sư phạm sáng tạo, hơn nữa phương pháp này không hề lu mờ đi vị trí của người dạy trái lại còn đặt ra những yêu cầu cao đối với công việc của cô giáo cần có sự sáng tạo tinh tế và nhạy cảm. Sử dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục, thúc đẩy quá trình học tập của trẻ dẫn tới giải quyết tốt vấn đề nhân lực đầu ra, đáp ứng được nhu cầu cần thiết của xã hội hiện nay. 3.2 Kiến nghị, đề xuất. 3.2.1. Đối với giáo viên. - Giáo viên cần tìm tòi, học hỏi để hiểu về phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. - Giáo viên luôn sáng tạo và đổi mới hình thức dạy học để học sinh tiếp thu một cách nhanh nhất, sâu sắc nhất mà không mang nặng tính giáo điều. - Giáo viên phải luôn quan sát đến đối tượng trẻ mà mình đang dạy để có phương pháp giáo dục thích hợp. - Giáo viên phải luôn bổ sung vốn kiến thức cơ bản của các môn học đồng thời phải tự bổ sung vốn kiến thức của mình thường xuyên và có định hướng rõ ràng qua tài liệu, sách, báo - Giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để phục vụ cho việc dạy học. 3.2.2. Đối với nhà trường. - Cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để tạo môi trường cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất. - Tổ chức bồi dưỡng chuyên đề, tổ chức các hội thi về chuyên đề “ lấy trẻ làm trung tâm” để giáo viên có cơ hội học hỏi lẫn nhau vận dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy của mình. - Tăng cường tài liệu tham khảo cho giáo viên 3.2.3. Đối với các cấp giáo dục. - Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. - Tổ chức chuyên đề với nội dung dạy học lấy trẻ làm trung tâm để giáo viên được củng cố kiến thức và hiểu sâu hơn về vấn để mà chuyên đề đã xây dựng. 23
  10. Trên đây là một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tôi mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện cho trẻ mầm non. Tuy là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi nghiên cứu và áp dụng làm tương đối có hiệu quả đối với trẻ của lớp tôi, song cũng không tránh khỏi những điều bỡ ngỡ và tồn tại. Vì vậy tôi kính mong sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.! Xác nhận của HĐKH trường Xác nhận của HĐKH phòng GD&ĐT 24