Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non Cổ Bi

doc 29 trang binhlieuqn2 07/03/2022 9345
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_cho_t.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non Cổ Bi

  1. “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi” số điện thoại cuả bố mẹ. Qua đó, giúp trẻ vừa biết bày tỏ lòng quan tâm, yêu thương đối với mọi người, vừa cho trẻ tập bấm số điện thoại cho những người thân để sử dụng khi cần thiết. Hãy cho phép trẻ vui chơi và bày biện đồ chơi theo ý thích của trẻ, đừng bao giờ cấm đoán hay la mắng trẻ. Điều quan trọng là hãy để trẻ tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Cha mẹ có thể cùng con thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ làm thay trẻ. Chơi những trò chơi an toàn có ích không nguy hiểm ( không chọc que gậy vào bạn, ném nhau ). Xin phép người lớn khi đi chơi. Trong các dịp lễ tết, cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn dẹp nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánh chưng, cùng bố trang trí cho cây Mai, cây Quất, đi chợ tết mua sắm cùng mẹ Ngoài ra, bố mẹ hãy lựa chọn những chương trình trên truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng xem, khi xem khuyến khích các bé nói lên suy nghĩ và cảm xúc của mình về những điều mà bé vừa được xem. Bên cạnh đó giáo viên nên tận dụng những tình huống xảy ra trong quá trình chơi của trẻ để dạy trẻ có những hành động đúng, văn minh và phù hợp độ tuổi. Trẻ đoàn kết khi chơi. Ví dụ: Một trẻ đang loay hoay một mình với bộ đồ lắp ráp người máy, cháu đã rất cố gắng nhưng vẫn không thể ráp được, tôi đã gợi ý để trẻ rủ thêm bạn cùng chơi. Trong giờ hoạt động vui chơi, nếu quan sát kĩ, chúng ta sẽ thấy có vô vàn những tình huống xảy ra. Vì vậy tôi đã quan tâm và suy nghĩ để tìm ra những biện pháp kịp thời xử lí tình huống, điều chỉnh hành vi cho trẻ, giúp trẻ có thói quen tốt, biết được cái nào nên làm và cái nào không nên làm. Lâu dần 16
  2. “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi” những hành vi thói quen ấy sẽ được tích lũy và nó trở thành kinh nghiệm sống đối với trẻ. Bồi dưỡng kinh nghiệm, hình thành nhân cách sống cho trẻ qua những câu chuyện ca dao tục ngữ. Được nghe kể chuyện, với trẻ là điều vô cùng thích thú. Những câu chuyện hay, có ý nghĩa chuyển tải những thông điệp có giá trị giúp trẻ có được những kinh nghiệm sống quý báu. Tôi đã lựa chọn các tác phẩm có giá trị phù hợp nhận thức của trẻ để kể cho trẻ nghe. Các bài ca dao tục ngữ cũng là nguồn giá trị để cho trẻ nghe thường xuyên. Trẻ thích được nghe kể chuyện đọc chuyện, thích tập vẽ, có hành vi yêu quý đồ dùng sách vở, thích hát, nghe hát. Biết giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Thông qua nội dung trẻ được nghe,được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm dần ý nghĩa của chúng,từ đó tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống. Một trong những hành động cần hình thành ở trẻ, đó là giúp trẻ biết từ chối, biết xử lý tình huống khi trẻ cảm thấy không an toàn . Tôi đã thiết kế một số tình huống để tập cho trẻ tự giải quyết vấn đề. Những tình huống này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Ví dụ: Cô kể cho trẻ nghe mẩu chuyện: Hôm nay, sau giờ tan học, Minh đang chờ mẹ đến đón về, bạn ấy rất sốt ruột khi chờ mãi mà không thấy mẹ tới, nhân lúc cô giáo không để ý, Minh đã tự ý đi ra cổng trường để ngóng mẹ. Bỗng có một bà già xuất hiện trên tay cầm một cái bánh ngon tuyệt. Bà nói “ Hôm nay mẹ bận không đón được, mẹ nhờ bà đưa cháu về, nào cháu ăn bánh đi rồi bà đưa về”. Tôi vừa kể vừa dừng lại hỏi trẻ: “Con thử đoán xem bạn Minh có về cùng bà đó không? Nếu là con thì con sẽ làm gì?”. Cho trẻ được trao đổi tự do và bày tỏ ý kiến của mình. Minh rất thèm ăn bánh, lại muốn về nhà thật nhanh với mẹ. Định đưa tay cầm chiếc bánh thì bỗng khựng lại vì nhớ lời cô giáo dạy là không được nhận quà và đi theo người lạ nên Minh đã mạnh dạn trả lời thật to “không, cháu không đi đâu, cháu đợi mẹ đón cơ”. Minh nói rồi bỏ đi vào lớp, người đàn bà nắm áo Minh và kéo lại. Minh khóc lên và nói“Không,cháu không về với bà đâu. Cháu chờ mẹ cháu cơ”. Nghe tiếng kêu của Minh, bác bảo vệ vội chạy đến. Sau khi trẻ được nghe kể chuyện, được bày tỏ ý kiến của mình, tôi tổ chức cho trẻ được đóng kịch theo nội dung câu chuyện. Đó là cơ hội để trẻ rèn luyện cách đưa ra lời từ chối và nói to lên điều đó. Ngoài ra còn rất nhiều tình huống khác giáo viên có thể thiết kế và tổ chức lồng ghép ở mọi lúc mọi nơi đẻ trẻ có cơ hội tự mình giải quyết vấn đề và 17
  3. “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi” xử lý tình huống như: Khi con bị chó tấn công, khi con ở nhà một mình, khi con bị côn trùng cắn Trong các cuộc họp hay nói chuyện với phụ huynh, tôi đã trao đổi những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện và mang tính thuyết phục cao. Tôi đã kể những mẩu chuyện vui, hấp dẫn nhẹ nhàng chứa đựng những bài học bổ ích về cách nuôi dạy trẻ. Tôi đã chú ý khuyến khích cha mẹ tạo kiện cho trẻ được làm những việc mà khi chúng có thể tự làm, trẻ sẽ cảm thấy rất vui và thoải mái. Cha mẹ tạo cơ hội để trẻ tự phục vụ bản thân như rửa mặt, chải răng, thay quần áo, đi giầy Ở trường mầm non dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ góp phần không nhỏ trong việc hình thành hành động đúng cho trẻ. Tôi tận dụng các thời điểm trong ngày, bất cứ khi nào có cơ hội và cảm thấy trẻ có hứng thú. Ví dụ: khi dạy trẻ quan sát các loại rau, củ, quả ta không chỉ cho trẻ làm quen với những loại rau, củ , quả tươi ngon mà ngoài ra tôi còn chuẩn bị thêm những loại không ngon (héo, dập ) khác nhau. Sau đó tôi yêu cầu trẻ hãy giúp cô chọn những loại rau củ quả mà con thấy chúng ta nên mua, trẻ sẽ phải giải thích xem tại sao lại chọn những loại rau củ quả đó. Trong buổi dạo chơi ngoài trời, vừa quan sát trẻ chơi, vừa hướng dẫn trẻ biết cách chơi an toàn như: cách leo lên xuống thang, cách cầm chắc xích đu khi chơi, khi có bạn đang chơi xích đu thì không được đứng gần phía trước vì sẽ rất nguy hiểm, cách quay đu không quá nhanh, hướng dẫn trẻ biết kiên trì chờ đợi đến lượt mình chơi, tuyệt đối không xô đẩy, không tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn. Trong các bữa ăn nên tận dụng thời gian này để dạy trẻ cách mời chào trước khi ăn, xin phép khi muốn ăn, ngồi ăn ngay ngắn lưng thẳng đầu thẳng không nhoài người về phía trước, cách cầm thìa xúc khéo léo để không làm đổ cơm canh 18
  4. “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi” Trẻ có tư thế ngay ngắn khi ngồi bàn ăn. Hoặc khi cho trẻ ăn trứng gà thay vì bóc vỏ giúp trẻ, giáo viên hướng dẫn trẻ bí quyết bóc vỏ trứng luộc sao cho nhanh mà lại dễ dàng. Không đòi ăn rong, nhai từ tốn, nhai kĩ, không ăn phần của người khác, không ngậm thức ăn lâu, không vừa ăn cơm vừa ăn quà. Tự xúc ăn. Uống nước xúc miệng sau khi ăn. Uống nước đã đun sôi. Để cốc chén bình nước đúng nơi quy định, lấy tăm cho mọi người sau khi ăn. Xếp gối vào tủ, đầu giường sau khi ngủ dậy, gấp quần áo của bản thân ( có sự giúp đỡ). Thích làm một số việc giúp người lớn phù hợp với độ tuổi. Biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, quần áo đi dép rửa chân, súc miệng đánh răng hàng ngày rửa tay chân. Đừng bao giờ sợ rằng để trẻ làm việc sẽ không hiệu quả, sẽ mất thời gian như: lau bàn không sạch, vắt khăn không ráo, bê đồ ăn cho bạn chậm chạp, dễ làm đổ Nếu như thế, chúng ta đã vô tình ngăn cản việc học kĩ năng của trẻ. Vì vậy bạn cứ việc nhờ trẻ, cứ sai vặt trẻ khi cần thiết. Thay vì sợ trẻ làm không được thì hãy cặn kẽ, kiên trì hướng dẫn trẻ cách làm sao cho sạch cho nhanh. Tứ cách tiếp cận trên cho thấy, dạy trẻ có những hành động đúng đòi hỏi không chỉ giáo viên mà rất cần sự phối hợp quan tâm của gia đình. Các vị phụ huynh khi ứng xử với trẻ nên luôn tôn trọng, kiên nhẫn lắng nghe và chia sẻ mọi điều của trẻ. Đặc biệt luôn khuyến khích, góp ý và khen ngợi trẻ đúng lúc, để trẻ tự làm việc vừa sức, cùng trao đổi những gì trẻ được học với tư cách là những người bạn, tránh chất vấn, làm trẻ tổn thương bằng việc thiếu tin tưởng vào trẻ. * Biện pháp 6: Phối kết hợp phụ huynh, kích thích trẻ tự lập, tích cực, sáng tạo. Giáo viên phối hợp với phụ huynh dạy trẻ cách nhận thức và tính chủ động. Hướng dẫn cha mẹ nội dung và cách rèn luyện cho trẻ.Dạy trẻ biết ý thức về khả năng của mình. Đừng bao giờ làm thay trẻ khi trẻ tự làm được. Quy tắc đó ta thường xuyên phải tâm niệm. Không chiều chuộng trẻ đến mức phi lý. 19
  5. “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi” Những đứa trẻ sống dựa dẫm vào người khác, sau này sẽ không có khả năng tự xoay sở trong mọi tình huống. Muốn trẻ có tính tự chủ, phụ huynh cần hướng dẫn từ nhỏ bằng lời nói và các tình huống minh họa qua sách báo tranh ảnh băng hình. Cha mẹ hướng dẫn con tập đi, đọc sách nhiều màu sắc, chơi trò chơi, dạy trẻ đánh răng, rửa mặt, chào hỏi dạ thưa. Cha mẹ hướng dẫn con làm việc. Khi trẻ lớn hơn đưa ra nhiều tình huống để trẻ tự giải quyết. Nếu bố mẹ không có ở nhà thì phải làm gì? Nếu đi học bị bạn trêu thì phải làm gì? Hàng ngày cha mẹ nên gần gũi với con nhiều hơn. Hãy là người để chúng trút hết thắc mắc, câu chuyện buồn vui của mình và định hướng hành động cho chúng. Bởi trẻ rất cần được tâm sự, giải tỏa tâm tư. Để trẻ có tính tự lập cao, phụ huynh giúp trẻ làm tăng thái độ tích cực từ nhỏ trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, vui chơi học tập. Phụ huynh chuẩn bị đồ dùng cần thiết như quần áo bữa sáng cho trẻ tích cực đến trường. Cho con đến lớp với một tâm trạng vui vẻ thỏai mái. Hàng ngày ở trường giáo viên nhận xét trẻ ngoan hư tích cực hay chưa lý do vì sao đánh dấu vào bảng. Cuối tuần trẻ được nhận xét chung bằng phiếu bé ngoan. Những trẻ nào chưa có bé ngoan thì trẻ đều được biết lý do vì sao để trẻ sẽ cố gắng tích cực hơn trong tuần sau và trẻ biết được rằng không ngoan, là người có lỗi thì sẽ bị phê bình, phạt. Cha mẹ đọc sách cùng trẻ hoặc cha mẹ đọc một mình rất có lợi. Hình ảnh cha mẹ đọc sách say mê tác động rất lớn đến con trẻ. Bọn trẻ không hiểu là trong sách có cái gì mà bố mẹ chăm chú thế. Một cách gián tiếp, cha mẹ đã gửi thông điệp cho trẻ “sách quan trọng lắm con nên đọc sách” cha mẹ đừng từ chối trả lời những câu hỏi của trẻ. Khi chơi đùa, 20
  6. “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi” hãy để trẻ là người lãnh đạo. “ Cha mẹ cứ đi theo trẻ, trẻ bảo cái gì là phải chơi cái đó”. Cách này giúp trẻ hình thành đức tính quyết đoán và tự chủ. Kích thích tò mò của trẻ. Tính tò mò của trẻ là động cơ thúc đẩy trẻ tích cực tham gia các hoạt động một cách tích cực và chủ động. Bởi vì khi trẻ tò mò về một đối tượng một sự việc, một hành động thì sẽ xuất hiện ở trẻ khao khát khám phá, tìm hiểu đối tượng, sự vật hành động đó. Tính tò mò sẽ kích thích sự ham học hỏi tìm tòi, khám phá có trong mỗi trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy rất tốt. Tận dụng các hoạt động tạo cơ hội cho trẻ tham gia để kích thích tính tò mò, kích thích trẻ đặt câu hỏi. Khuyến khích trẻ tìm các cách làm khác nhau, động viên sự cố gắng của trẻ. Bên cạnh đó dạy trẻ phát huy năng khiếu giao tiếp xã hội. Hãy quan sát xem trẻ có tự tin và tự nhiên khi đứng lên phát biểu, múa hát diễn kịch, kể chuyện ở giữa đám đông không? Trẻ tham gia đóng kịch. Trẻ có đam mê dã ngoại hay có mong mỏi được tham gia các nhóm sinh hoạt không? Trẻ có tự nhiên và sáng tạo khi tưởng tượng ra một cuộc trò chuyện với búp bê không? Trẻ có lễ phép trong cách nói chuyện với người trên và hòa nhã với các bạn không? Trẻ có cảm nhận hay đoán biết nhanh chóng trạng thái tình cảm của người khác không? Trẻ có biết cách trình bày rõ ràng chính xác những sở thích hay mong muốn của mình không? Vì vậy, việc phát huy tối đa năng khiếu giao tiếp xã hội cho trẻ là một việc làm cần thiết. Ngoài ra khuyến khích trẻ ngắm nhìn những bông hoa, những màu sắc khác nhau của thiên nhiên, sự phản chiếu của một số đồ vật dưới ánh sáng mặt trời Khuyến khích trẻ phân biệt sự khác nhau của một đồ vật khi ánh sáng thay đổi. Khuyến khích trẻ chia sẻ, mô tả cảm xúc bằng lời. 21
  7. “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi” Ví dụ: “Nếu con gấu bông của con mà biết nói thì nó sẽ muốn nói gì nhỉ?”. Khi trẻ bắt đầu sáng tác ra một câu chuyện hãy hướng trẻ đến những gì thân thuộc với trẻ như bộ phim hoạt hình mà trẻ thích những nhân vật trong chuyện mà trẻ yêu quý, về bạn bè, gia đình những chuyện của cuộc sống hàng ngày từ đó trẻ có thể tưởng tượng nên một câu chuyện nhỏ. Vun trồng những năng khiếu tự nhiên của con. Nếu trẻ thích màu sắc, cho trẻ làm quen với màu nước, màu sáp phấn màu .Nếu trẻ chú ý đến âm thanh, bài hát hãy cho trẻ nghe những điệu nhạc và những bài hát khác nhau hoặc gõ vào cái nồi, cái cốc hay những điệu vỗ tay Vẽ nặn múa từ sớm sẽ mang lại cho trẻ sự thoái mái giúp trí tuệ phát triển. Nếu trẻ thích cầm bút và sử dụng khéo léo, hãy cho trẻ tập vẽ. Điều này còn chuẩn bị rất tốt cho việc cầm bút cho trẻ. * Biện pháp 7: Thi đua - tạo bầu không khí thoải mái Trẻ em luôn muốn thể hiện khả năng của mình trước đám đông và hơn hết luôn muốn dẫn đầu trước các bạn. Hãy tổ chức các hoạt động tập thể để trẻ có thể tự tin hơn. Bé tham gia hội thi Điếu này thật cần thiết giúp cô và trẻ giảm bớt sự căng thẳng sau mỗi hoạt động. Hãy để trẻ tiếp xúc với thiên nhiên. Thiên nhiên bao giờ cũng làm bọn trẻ ngất ngây trong khám phá. Tiếp xúc với thiên nhiên trẻ được giáo dục hành vi văn hóa giữ gìn nhà cửa sạch sẽ phải quét khi nhà bẩn,bỏ rác đúng nơi quy định,yêu quý động vật,yêu quý chăm sóc cây (không bẻ cành, ngắt lá) yêu cảnh vật thiên nhiên. 22
  8. “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi” . Trẻ chăm sóc vườn cây Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa mở rộng kiến thức trau dồi kĩ năng xã hội như tổ chức sinh nhật theo tháng.Trẻ tham gia thi nặn bánh trôi, chọn rau củ quả Trẻ tham gia trò chơi dân gian chợ quê của bé trẻ biết mua hàng bán hàng,lựa chọn thực phẩm tươi ngon. Hội chợ quê của trẻ . Những hoạt động chân tay sẽ giúp cho đầu óc thoải mái bớt căng thẳng tạo cơ hội cho bọn trẻ hòa nhập với các bạn, giúp trẻ điều chỉnh được cân nặng, làm cho tinh thần thoải mái tạo sự tự tin và tăng lòng tự trọng. Trẻ nên vận động chân tay ít nhất 20 phút mỗi ngày. Nếu trẻ quá lười, không vận động đủ 20 phút thì phải để trẻ vận động thành 2 lần, 3 lần mỗi lần 5 đến 10 phút cho đủ thời gian cần thiết. Vận động kết hợp cùng trẻ sẽ tạo cho trẻ cảm giác hạnh phúc làm cho tình cảm của người lớn và trẻ ngày càng thân thiết. 23
  9. “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi” Trẻ hào hứng vận động. Cố gắng tìm những trò chơi mới lạ để dạy trẻ chơi. Các hoạt động chân tay nên tạo cảm giác vui vẻ hứng thú cho trẻ. Sự thành công trong giáo dục trẻ em là kết quả của sự phối kết hợp giữa gia đình nhà trường, xã hội. 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên vào thực tế giảng dạy,đến nay lớp tôi đã đạt được kết quả như sau: a/Về phía học sinh: §Çu n¨m trước khi Cuèi n¨m sau khi ¸p TS ¸p dông biÖn ph¸p dông biÖn ph¸p Néi Dung trÎ § C§ § C§ Sè TØ Sè TØ Sè TØ Sè TØ trÎ lÖ% trÎ lÖ trÎ lÖ% trÎ lÖ % % BiÕt l¾ng 63 37 59 26 41 55 87 9 13 nghe Hµnh ®éng 63 35 56 28 44 58 92 5 8 hîp lý TÝnh tù lËp 63 33 52 30 48 60 95 3 5 Kh¶ n¨ng thi 63 24 38 29 62 61 97 2 3 ®ua b/Về phía giáo viên: 24
  10. “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi” - Đã nhiều năm công tác tại trường mầm non Cổ Bi,tôi đã tích lũy được những kinh nghiệm giáo dục trẻ: ứng xử cá biệt một cách khéo léo tế nhị đối với từng học sinh, phối kết hợp với phụ huynh Những biện pháp giáo dục đó ngày càng được hoàn thiện và năm học này khi thực hiện tại lớp C1 ,tôi đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Đó là những kinh nghiệm giáo dục trẻ bằng tình thương,bằng trách nhiệm hay bằng một cách khác là “ hiểu lòng trẻ”. - Giáo viên đã tự học tập nâng cao nghiệp vụ sư phạm,nghệ thuật ứng xử,chủ động thiết kế tạo các bài tập trò chơi bồi dưỡng kiến thức phù hợp các chủ đề cho trẻ. - Giáo viên chủ động biết cách tổ chức hướng dẫn theo hướng đổi mới . Môi trường lớp học và khu vực trẻ thường xuyên tiếp xúc trang trí phong phú có nhiều góc mở. - Giáo viên đã biết tận dụng nguyên liệu phế thải để cho trẻ có cơ hội tham gia vào hoạt động tạo sản phẩm theo các chủ đề. - Tạo được nềm tin với phụ huynh, phụ huynh chủ động tham gia hợp tác với giáo viên. c/Về phía phụ huynh: - Đã yên tâm tin tưởng gửi con em vào trường,đã hiểu biết về tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức trẻ dựa trên đặc điểm tâm lí lứa tuổi kết hợp cùng với cô rèn trẻ một cách hợp lý tại gia đình. Đồng thời đóng góp nguyên liệu: tranh ảnh, lịch cũ, báo để cô và cháu cùng tạo sản phẩm trong các hoạt động. 5/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Sự phát triển của trẻ diễn ra trong quá trình trẻ tương tác với môi trường xung quanh: giao tiếp, chơi, sinh hoạt, học tập có kế hoạch. Trong cuộc sống trẻ rất thích thú được chơi, hợp tác chia sẻ, hiểu biết, quan sát, mày mò tìm kiếm, khám phá tưởng tượng sáng tạo thu thập thông tin. Giáo dục nhân cách cho trẻ ngay từ nhỏ là cần thiết và quan trọng, có ý nghĩa đối với việc xây dựng nền tảng nhân cách trong tương lai. Đó chính là động lực giúp tôi tim tòi và thực hiện. Bản thân tôi thấy rằng trong bất cứ công việc gì trên lĩnh vực nào dù khó khăn đến đâu cũng phải tận tụy tìm tòi và khai thác thì việc gì cũng thành công. Sự kết hợp, phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh học sinh trong việc giáo dục trẻ là rất quan trọng làm sao để giữa gia đình và nhà trường có sự hài hòa đồng nhất trong quan điểm giáo dục. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ cho việc rèn các kĩ năng thói quen vệ sinh cá nhân của trẻ. Huy động phụ huynh tham gia sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan đến việc giáo dục cho trẻ. 25
  11. “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi” Bản thân cô giáo và bố mẹ là tấm gương trong mọi hành động cử chỉ cho trẻ noi theo. 26
  12. “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi” PHẦN III/ KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ. 1/KẾT LUẬN Để đạt được kết quả trên là nhờ vào sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường cùng với sự cố gắng của bản thân tôi.Tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức trẻ dựa trên đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Dựa trên những hiểu biết về tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức trẻ,nắm vững đặc điểm của trường lớp,tôi đã lựa chọn một số phương pháp nhằm tổ chức hoạt động của lớp được tốt hơn. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể trên nhưng bản thân tôi vẫn không ngừng bồi dưỡng chuyên môn cho mình và tiếp tục phát huy những gì đã đạt được,đã làm được,những gì tồn tại cần phải khắc phục để chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thực tế lớp mình,kinh nghiệm đó đã giúp tôi vượt qua khó khăn và đạt kết quả tốt trong việc tổ chức trong việc giáo dục ý thức trẻ.Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của BGH,các bạn đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 2/ KHUYẾN NGHỊ: a/Đối với phòng giáo dục. - Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho các giáo viên mầm non về lĩnh vực giáo dục ý thức trẻ để giúp giáo viên nắm bắt,tiếp cận những vấn đề đổi mới. - Tổ chức các nội dung thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi,rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp. - Bổ sung hỗ trợ tài liệu mới để giáo viên được học hỏi,tiếp cận những cái mới. b/Đối với nhà trường. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan,học hỏi, dự giờ những tiết dạy mẫu, dạy giỏi để nâng cao trình độ. - Cần trang bị thêm về vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ. c/Đối với giáo viên. - Tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghệ thuật sư phạm. - Chịu khó sưu tầm, nghiên cứu để tìm những hình thức tổ chức, biện pháp dạy học phù hợp nhất trong việc giáo dục ý thức trẻ. - Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở gia đình và nhà trường. 27
  13. “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi” Trên đây là “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi”. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu lấy trẻ làm trung tâm. Rất mong được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo và các bạn động nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 28