Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ Mẫu giáo

doc 8 trang binhlieuqn2 3583
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ Mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_lam_do.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ Mẫu giáo

  1. SÁNG KIẾN: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN LÀM ĐỒ CHƠI TỰ TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO ” Họ và tên: . Đơn vị công tác: Trường mầm non . I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo ” 2.Sự cần thiết (lý do nghiên cứu) Giáo dục mầm non là cột mốc đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó là nền tảng cho sự phát triển của trẻ về đức – trí – thể - mỹ. Môi trường giáo dục mầm non không chỉ đơn thuần là nơi trông coi giữ trẻ mà đây là một môi trường nhằm để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất, đây cũng chính là nơi ươm mầm tạo cho trẻ có cơ hội để phát triển tốt nhất trong giai đoạn đầu đời. Ngoài ra môi trường giáo dục là nơi hình thành nên nhân cách con người mới và phát triển nguồn lực con người. Trong những năm gần đây sự phát triển của xã hội một cách vượt bậc kéo theo sự phát triển đó là sự tiến bộ của giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non được các cấp các ngành cũng như nhân dân xem trọng và đặt nền tảng cho các bậc học sau này. Song song cùng sự phát triển là sự đầu tư có chiều sâu cho giáo dục mầm non như đầu tư về vật chất và đầu tư về con người, sự chăm lo, quan tâm của đảng và nhà nước về giáo dục mầm non ngày càng nhiều, các chính sách phát triển về giáo dục mầm non được triển khai rộng khắp các vùng miền. cùng với các chính sách đó là sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi. Ngoài ra trong giai đoạn hiện nay với thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nền kinh tế phát triển thì đồ chơi phục vụ trẻ em ngày càng nhiều, càng phong phú , đa dạng về chủng loại, hiện đại, trong số đó có rất nhiều đồ chơi nhằm giúp trẻ được trải nghiệm, khám phá, tìm tòi để phát triển tư duy, trí tuệ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít đồ chơi mang tính bạo lực, độc hại, phi giáo dục đối với trẻ. Bất cứ một đứa trẻ nào khi được người lớn cung cấp cho những loại đồ chơi phù hợp, phong phú đa dạng về chủng loại bao nhiêu thì có thể kích thích được ở trẻ tính tò mò ham hiểu biết khám phá bấy nhiêu, ở lứa tuổi mầm non đặc điểm của trẻ “ học mà chơi, chơi mà học ”. Mỗi đứa trẻ đều có một nhu cầu cao về việc chơi và được chơi với những đồ chơi mới lạ, vì vậy chúng ta là người lớn phải hiểu được những đặc điểm này mà tìm ra đồ chơi phù hợp để giải quyết nhu cầu được chơi cho trẻ, “ Học tập mang lại một niềm vui. Trẻ em trước tuổi đến trường chưa phân biệt rõ chơi và học; chỉ cần có được những niềm vui từ đồ chơi, thì chúng sẽ tập trung tinh lực để học tập dù bạn bắt chúng học bất cứ thứ gì ”. Là một giáo viên mầm non đòi hỏi phải luôn luôn sáng tạo tìm tòi nhiều đồ chơi cho mỗi một trẻ ở lớp của mình. Qua nhiều năm công tác, hằng ngày tiếp xúc với trẻ ở trường. Khi quan sát trẻ chơi tôi nhận thấy bé nào cũng rất hứng thú và hào hứng khi được cô giáo cho một đồ chơi mới, đẹp, lạ và đặc Sáng kiến : một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo Trang 1
  2. biệt hơn trẻ thích chơi hơn với những đồ chơi mà do tự tay trẻ làm ra. Ngoài ra trong cuộc sống hằng ngày ta thấy ở mỗi gia đình thường có rất nhiều sản phẩm bị bỏ sau khi sử dụng ví dụ như đĩa CD cũ, lịch tường, vỏ hộp sữa, thùng giấy, vỏ sò, chai nhựa Đây là nguồn vật liệu có thể cho rằng rất phong phú và đa dạng mà người giáo viên mầm non có thể tận dụng nó để làm ra những đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mà không tốn kém nhiều kinh phí, ngoài ra ta còn có thể tạo được nhiều đồ chơi sáng tạo cho lớp học của mình. Một vấn đề dễ thấy được ở đồ chơi này đó là ta dễ làm, dễ sử dụng trong các các giờ học và giờ hoạt vui động chơi. Giáo viên cũng có thể hướng dẫn trẻ làm ra những đồ chơi mình yêu thích thông qua đó giáo dục trẻ sử dụng đồ dùng tiết kiệm. Mặt khác tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường đến với mọi người và đặc biệt đối với trẻ. Ngoài ra giảm đi được nhiều rác thải xung quanh. Từ rất nhiều lý do trên với bản thân là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, dựa vào sự kinh nghiệm qua những năm công tác, học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp, dựa vào sách báo, internet tôi xin đưa ra “Một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo” II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN Thuận lợi : Điểm thuận lợi đầu tiên đó chính là sự quan tâm của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường đã đầu tư cho tôi rất nhiều về cơ sở vật chất. Tạo điều kiện cho tôi đi học hỏi bồi dưỡng về chuyên môn, học tập tham quan ở các trường bạn. Ngoài ra tôi cũng không ngừng học hỏi nghiên cứu tài liệu trên sách báo, internet. Trao đổi học hỏi lẫn nhau giữa các bạn đồng nghiệp. Đại đa số phần đông phụ huynh của trường quan tâm nhiều đến việc học tập của các em nên đã phối hợp với giáo viên đóng góp vật liệu để chúng tôi có thể hoàn thành tốt công việc tạo ra nhiều đồ chơi cho trẻ. Một phần quan trọng nữa đó chính là sự nhiệt tình của tập thể giáo viên ở trường trong quá trình làm đồ chơi cho trẻ, đây cũng là vấn đề cốt lõi nhất trong quá trình khi tôi trao đổi và cùng tập thể giáo viên làm đồ chơi cho trẻ, vì thế đã tạo được nhiều sản phẩm đem đến phục vụ hoạt động vui chơi của trẻ. Khó khăn: Tuy bên cạnh những thuận lợi trước khi thực hiện đề tài này thì tôi cũng gặp không ít những khó khăn. Do một số giáo viên của trường còn hạn chế về năng khiếu làm đồ chơi. Công việc này cần đòi hỏi sự tỉ mỉ nên cũng mất một số thời gian nhưng quỹ thời gian của chị em hạn chế do bận với nhiều công việc. Ngoài ra đòi hỏi khi làm đồ chơi người giáo viên cần có sự tinh tế nhạy bén. *Các Biện Pháp Giúp Giáo Viên Làm Đồ Chơi Tự Tạo Cho Trẻ Mẫu Giáo Biện pháp 1: Xây Dựng Kế Hoạch Sưu Tầm Tìm Kiếm Phân Loại Nguyên Vật Liệu Trước khi bắt tay vào thực hiện công việc làm đồ chơi tự tạo cho trẻ thì điều đầu tiên là tôi đề ra kế hoạch cho tất cả giáo viên phải sưu tầm tìm kiếm những nguyên vật liệu mở. Muốn có được nguồn nguyên vật liệu phong phú dồi dào trước hết chúng ta cần định Sáng kiến : một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo Trang 2
  3. hướng rõ những nguồn nguyên vật liệu đó từ đâu. sắp xếp và lên kế hoạch tìm kiếm cho phù hợp. Như ta thấy trong cuộc sống ngày nay phế thải từ gia đình phụ huynh vô cùng phong phú, dựa vào các điều kiện của trường tôi vận động giáo viên, phụ huynh tìm kiếm các nguyên vật liệu có ở nhiều nơi trong cơ quan hoặc ở gia đình. Sau đó đem các nguyên vật liệu ra để vệ sinh, chọn lọc và phân loại chúng ra xem với những nguyên vật liệu ấy chúng ta có thể tạo ra những đồ chơi gì cho trẻ. Có thể thấy nguồn nguyên vật liệu này rất phong phú, chúng có ở khắp nơi, chúng ta phải sàn lọc, chọn lựa tách chúng ra, có những thứ chúng ta phải nhẹ nhàng, có những thứ có thể để chung lại với nhau và những thứ phải tách riêng ra. Tuy nhiên để có thể làm được một đồ chơi đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi thì đòi hỏi người giáo viên phải biết chọn lọc chúng, phân loại chúng, điều quan trọng trong công tác làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở là ta phải vệ sinh chúng thật sạch. Ngoài ra để tạo ra được nhiều loại đồ chơi lạ, đẹp mắt và nhiều chủng loại khác nhau thì chúng ta cũng phải sưu tầm tiềm kiếm nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau ví dụ như có thứ bằng gổ, có thứ bằng nhựa .vì thế tôi xây lên kế hoạch là cho tất cả giáo viên cần phải tìm kiếm nhiều và càng nhiều các nguyên vật liệu để giúp các cô khi làm được thuận lơi và dễ dàng hơn, ví dụ như khi làm bộ phách dụng cụ âm nhạc khi có tre hoặc gổ thì cần phải có nước sơn vì thế nên sưu tầm cả hai khi làm kết hợp nhanh ít tốn thời gian. Ngoài ra để giúp trẻ có thể chơi với các đồ chơi được lâu bền hơn trong quá trình làm đồ chơi cho trẻ tôi dùng các loại đồ vật có độ cứng, dẻo, nhẹ Biện pháp 2: Lập Kế Hoạch Làm Đồ Chơi Phù Hợp Với Tất Cả Các Hoạt Động Giáo Dục Để thực hiện được công việc làm đồ chơi của giáo viên phù hợp với các hoạt động giáo dục thì ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch cho giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với lớp mình dạy, thiết kế xây dựng các hoạt động phù hợp các chủ đề chủ điểm của năm học, bám sát chương trình khung của bộ giáo dục, lên kế hoạch phải phù hợp vùng miền phù hợp với lứa tuổi, phù hợi với nhà trường. Trong trương trình giáo dục mầm non chia thành nhiều chủ điểm khác nhau. Mỗi chủ điểm điều có một nét đặc trưng riêng của nó. Vì vậy khi làm đồ chơi cho trẻ cần lựa chọn các đồ chơi để làm sau cho phù hợp để lồng ghép các chủ điểm giúp cho hoạt động dạy học của giáo viên thêm phong phú và đa dạng có thể thu hút trẻ nhiều hơn. Cụ thể với chủ điểm trường mầm non dùng que kem làm bàn, ghế, xích đu, đu quay, dùng lon bia làm xúc xắc cho trẻ học nhạc Chủ điểm bản thân dùng các võ hột vịt, hột gà làm búp bê Chủ điểm gia đình tôi chọn các loại chai như nước suối, xà bông và một số chai nhựa khác tạo ra thành những chiếc bình, cái ấm, cái xoang, chảo, và các dụng cụ khác của gia đình. Chủ điểm nghề nghiệp tôi tận dụng hộp sữa, vỏ hộp thuốc làm tàu thuyền, xe, máy bay Chủ điểm động vật các vỏ sò, đĩa CD cũ, dĩa giấy làm các loài cá, hộp sữa làm các chú trâu, bò, các con vật sống trong rừng như gấu, hươu, khỉ , các loài côn trùng như bướm, cào cào, chuồng chuồng làm từ chiếc muỗng mũ. Sáng kiến : một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo Trang 3
  4. Ở chủ điểm thực vật dùng các ống hút, vãi vol, dây len làm các loài hoa Chủ điểm hiện tượng tự nhiên làm chuông gió từ vỏ kẹo rau câu, vỏ sò, cây tre, cây trúc. Chủ điểm tết và mùa xuân cần giáo dục cho trẻ truyền thống phong tục tập quán của quê hương vào ngày tết làm bánh trưng bánh giầy, bánh tét , tôi dùng những chiếc hộp, hộp sữa, các chai nhựa tạo thành. Ngoài ra để đáp ứng hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta cần phải làm nhiều đồ chơi để phục vụ cho công việc vui chơi của trẻ mặt khác để trẻ được chơi một cách tích cực và vui vẻ phấn khởi trong các hoạt động chơi thì chúng ta phải tạo ra nhiều loại đồ chơi và đồng thời cung cấp cho trẻ nhiều đồ chơi khác nhau về chủng loại. Để hoàn thành tốt vai trò này thì đòi hỏi mỗi giáo viên khi làm phải có kế hoạch làm đồ chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi nào, chơi phân vai theo chủ đề hay chơi tự do. Nếu như chơi phân vai theo chủ đề cần làm các loại đồ chơi đúng vào yêu cầu của từng vai chơi, còn chơi tự do chúng ta phải làm nhiều đồ chơi để trẻ chơi tập thể tránh nhàm chán, trẻ lại được trao đổi với nhau qua các đồ chơi làm cho vốn từ, tư duy, quan sát, khám phát trẻ phát triển nhiều hơn. Vì thế khi các cô làm đồ chơi cho trẻ tôi cũng thường xuyên nhắc nhở giáo viên chú ý vấn đề này. Biện pháp 3: Lập Kế Hoạch Cho Giáo Viên Sưu Tầm, Nghiên Cứu Cách Làm Đồ Chơi Muốn có một loại đồ chơi đẹp, lạ mang đến cho trẻ thì đòi hỏi người làm ra đồ chơi đó phải biết cách lựa chọn sưu tầm các mẫu đồ chơi để trong quá trình thực hiện được dễ dàng và ít tốn thời gian hơn. Với thời đại ngày nay thời đại của công nghệ thông tin nên công việc sưu tầm, tìm kiếm và nghiên cứu không phải khó, chỉ cần chúng ta chịu dành một ít thời gian và công sức ra ta có thể sưu tầm được rất nhiều mẫu đồ chơi. Để cho giáo viên biết được phải sưu tầm những loại đồ chơi nào, sưu tầm ở đâu tôi lên kế hoạch trình lên ban giám hiệu nhà trường hòa mạng không dây wifi cho giáo viên và thiếp lập cho các cô một hợp thư điện tư riêng để các cô có thể lên mạng tìm kiếm, giao lưu học hỏi tất các các thông tin về đồ chơi cho trẻ. Giáo viên cũng có thể giao lưu với nhau giữ các bạn đồng nghiệp trên hệ thống thông tin này. Ngoài việc tra cứu trên mạng thông tin điện tử ngay đầu năm học khi lập trình mua sấm đồ dùng trang thiết bị dạy học tôi trình mua thêm một số quyển sách viết về cách hướng dẫn làm đồ chơi cho trẻ để giúp giáo viên có thể tìm kiếm thêm một các mẫu đồ chơi đẹp và lạ đối với trẻ. Ngoài ra hàng năm tôi tổ chức hội thi làm đồ chơi để giúp cho giáo viên thể hiện tài năng và năng khiếu của mình và các cô giao lưu học hỏi cùng nhau các cách làm đồ chơi cho trẻ Biện pháp 4: Làm Đồ Chơi Phù Hợp Với Độ Tuổi Hoạt động của trẻ ở trường mần non chủ yếu là hoạt động với đồ vật. Khi trẻ tiếp xúc với đồ vật mọi trẻ đều rất hứng thú và phấn khởi. Để giúp trẻ khám phá thì phải cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, trẻ phải được cầm, xờ, nhìn, ngắm, trẻ phải được trải nghiệm cùng các đồ vật đó. Sáng kiến : một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo Trang 4
  5. Trong mỗi một độ tuổi ở lứa tuổi mầm non trẻ có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, trẻ thích chơi với những loại đồ chơi khác nhau, ở trường Mầm non có sự phân chia nhiều độ tuổi riêng biệt như nhà trẻ, mẫu giáo nhỏ, mẫu giáo nhở, mẫu giáo lớn. Đi kèm với một độ tuổi đó có những loại đồ chơi phù hợp với trẻ. Bất cứ một đứa trẻ nào khi cầm trên tay một đồ chơi mà mình yêu thích trẻ vô cùng vui vẻ thích thú và muốn khám phá, trải nghiệm ngay. Vì vậy đòi hỏi những cô giáo cần phải làm các loại đồ chơi sao cho phù hợp với trẻ ở mỗi giai đoạn để giúp trẻ thể hiện được hết khả năng của mình trong việc khám phá đồ chơi đó nhằm giúp cho tư duy, trí tuệ trẻ được phát triển. Ví dụ như độ tuổi lớp mầm khi làm đồ chơi ta làm đơn giản nhẹ nhàng hơn ở lớp lá, trẻ lớp mầm khi cầm chiếc xe là trẻ có thể cầm lên và chơi được ngay còn ở lớp lá ta nâng cao yêu cầu bằng cách làm riêng các thùng xe, đầu xe, bánh xe, sau đó trẻ có thể tự ráp lại và chơi. Không nên làm đồ chơi nào quá dễ đối với trẻ lớn và cũng quá khó khám phá đối trẻ nhỏ. Ngoài ra để giúp trẻ chơi cho phù hợi với giới tính của mình thì tôi hướng dẫn là đưa ra kế hoạch cho giáo viên làm các đồ chơi phù hợp về giới tính của trẻ như các bé trai thích chơi ô tô, thích chơi các loại xe, thuyền, máy bay các bạn nữ lại thích đồ chơi búp bê, các đồ chơi nấu ăn các cô cần lưu ý đặc điểm này khi làm đồ chơi cho trẻ. Ở từng một độ tuổi trẻ cũng có những giai đoạn phát triển khác nhau những trẻ ở tuổi lớp mầm đầu năm trẻ hay rục rè sang học kỳ II trẻ tự tin hơn nên khi làm đồ chơi tôi cũng thường đưa ra yếu tố này của trẻ cho giáo viên biết làm đồ chơi nào cho phù hợp với giai đoạn này. Ngoài ra trẻ lớp lá cũng thế sang học kỳ II trẻ thích khám phá những đồ chơi có nét đặc trưng của trường tiểu học nên các cô cần làm những đồ chơi có tính chất giống đồ dùng trường tiểu học để giúp trẻ khám phá trẻ sẽ thích thú, vì thế tôi luôn luôn đưa ra các đặc điểm này cho giáo viên để giáo viên thấy được các đặc điểm của từng độ tuổi để làm đồ chơi cho phù hợp nhất đối với trẻ. Qua đó chúng ta mới cung cấp và giúp được trẻ chơi một cách được thoải mái hơn. Biện pháp 5: Làm Đồ Chơi Có Tính Giáo Dục Để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả tốt thì tất cả những loại đồ chơi mà người giáo viên cung cấp cho trẻ đòi hỏi mang tính giáo dục cao, những đồ chơi không mang tính bạo lực độc hại. Mỗi một đồ chơi khi trẻ được chơi điều giúp cho trẻ rất nhiều tác dụng. Đồ chơi nào cũng vậy bản thân nó không mang bản chất xấu, đồ chơi nào vô bổ, mà đòi hỏi khi ta cho trẻ chơi và tác dụng của việc chơi đó như thế nào. Khi làm các đồ chơi cần lựa chọn các đồ chơi mang tính giáo dục nhằm phát triển toàn diện ở trẻ về các mặt. Trong quá trình trẻ chơi với đồ chơi đó trẻ được giáo dục và tích lũy kinh nghiệm để trở thành một đứa trẻ ngoan, một công dân tốt sau này, đây là vấn đề quan trọng không thể thiếu của một nhà giáo dục khi làm công tác giáo dục trẻ. Vì thế thông qua đó khi làm đồ chơi cho trẻ tôi lên kế hoạch cho giáo viên luôn chú ý đến vấn đề này. Như để giáo dục trẻ biết yêu lao động, yêu quý các cô bác nông dân thì người giáo viên các cô nên làm các đồ chơi như cây cuốc, cây xẻng, từ các tàu mo cau. Tận dụng những quả bóng hư tôi làm nón bảo hộ, nón bảo hiểm qua đó trẻ thấy được khi đi đường Sáng kiến : một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo Trang 5
  6. phải tuân thủ luật lệ giao thông, trẻ biết được các hành vi văn minh khi tham gia giao thông . Biện pháp 6 : Làm Đồ Chơi Đảm Bảo Tính An Toàn Thẩm Mĩ Đối với trẻ mầm non điều đặt biệt quan trọng trong khi làm đồ chơi cho trẻ là người giáo viên phải đặt biệt chú ý đến độ an toàn nên khi làm bất cứ đồ chơi nào ta cũng phải quan tâm đến vấn đề này. Bất cứ đồ chơi nào ta cũng không được để nhọn, bén, vì trẻ ở độ tuổi này chưa có sự ý thức cao. Nhiều khi trẻ tự khám phá bằng việc nuốt đồ chơi vào bụng hoặc đâm vào cơ thể mình hoặc cơ thể bạn. Vì vậy với những nguyên vật liệu nhọn, bén hoặc cứng, nhỏ, ta phải chú ý không đưa vào trong quá trình làm đồ chơi, ví như que tâm có đầu nhọn ta phải làm cho bằng hai đầu khi làm đồ chơi cho trẻ, những vỏ sò, ốc có độ bén ta phải mài hoặc dán chúng lại để độ bén không còn, một điều cần chú ý khi làm đồ chơi cho trẻ là đồ chơi ấy phải đẹp và có sự thẩm mĩ, trẻ em rất thích những gì lạ, đẹp, nhiều màu sắc. Khi trẻ chơi với một đồ chơi có sự thẩm mỹ trẻ sẽ cảm thấy thích hơn với một đồ chơi cũ kỉ, màu sắc nhạt không bắt mắt trẻ. Ví dụ như khi làm ô tô cho trẻ chơi ta làm đầu xe, thùng xe, bánh xe mỗi bộ phận một màu và màu sắc phải sáng. Không làm đồ chơi quá to và cũng không quá nhỏ khi làm phải có sự hài hòa giữa các đồ chơi. Biện pháp 7: Tuyên Truyền Vận Động Sự Đóng Góp Của Phụ Huynh Để giúp trẻ có được nhiều sản phẩm đồ chơi cũng như các bật phụ huynh có thể nhận thấy được tầm quan trọng của đồ chơi đối với trẻ mầm non. Từ những ngày đầu năm học khi họp phụ huynh tôi đưa ra vấn đề này để phụ huynh cùng trao đổi, bàn bạc để đưa ra kế hoạch làm đồ chơi cho trẻ sao cho đạt hiệu quả tốt nhất Tôi vận động phụ huynh cung cấp, đóng góp cho tôi nguyên vật liệu mở mà ở gia đình họ có. Kết quả có thể nhận thấy đạt hơn mong đợi của tôi chỉ sau một thời gian ngắn phụ huynh đã đóng góp rất nhiều các nguyên vật liệu để tôi có thể hoàn thành tốt công việc làm đồ chơi cho trẻ phụ vụ cho mỗi trẻ ở trường trong việc học và chơi * Kết quả đạt được . Với những biện pháp như thế qua một thời gian tôi đã thu được kết quả khá tốt Trường tôi có rất nhiều đồ chơi trang bị cho tất cả các lớp học. Mỗi trẻ có được đồ chơi mình yêu thích và hào hứng phấn khởi khi vui chơi với đồ chơi đó. Trẻ rất tích cực tham gia các hoạt động khi được trang bị đồ chơi tự tạo. Trẻ có thái độ tích cực trong việc tham gia làm đồ chơi cùng cô và có ý thức bảo vệ môi trường khi tận dụng các vật liệu mở trong quá trình làm đồ chơi. III.TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG 1.Tính Mới Khi áp dụng sáng kiến này vào thực tế giúp giáo viên làm được nhiều đồ chơi tự tạo cho trẻ hơn. Tạo ra nhiều sản phẩm mới, lạ không trùng với đồ chơi trên thị trường. Đề ra được các biện pháp tốt nhất khi tổ chức làm đồ chơi cho trẻ, ít tốn kém, tiết kiệm vật chất, tiết kiệm về thời gian và đặc biệt hơn giúp giảm rác thải để bảo vệ môi trường 2.Tính hiệu quả và khả thi: Sáng kiến : một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo Trang 6
  7. Những biện pháp trong sáng kiến giúp làm đồ chơi tự tạo cho trẻ đem lại hiệu quả rất cao như: - Hầu hết giáo viên thích thú khi tham gia làm đồ chơi gì dễ làm, ít tốn thời gian, đồ dùng dễ tìm. - Khi trẻ chơi các loại đồ chơi tạo cho trẻ giao lưu học hỏi, tạo cơ hội cho trẻ có cơ hội gần nhau, tạo niềm vui chung từ bạn bè -Trẻ cũng có thể tham gia làm đồ chơi cùng cô nhầm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm. Tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng vào tất cả các hoạt độ dạy và học của cô và trẻ. 3. Phạm vi áp dụng Với đề tài “Một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo ” được triển khai thực hiện trong toàn trường và nhân rộng ra các trường bạn. IV. KẾT LUẬN Trẻ mầm non “ Học mà chơi , chơi mà học ’’ vì thế trong quá trình học và chơi của trẻ bao giờ cũng cần rất nhiều đồ chơi để phục vụ cho quá trình học và chơi của trẻ Với một thời gian dài nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi đến nay tôi đã thu được một kết quả thật khả quan trong việc tìm ra những biện pháp tốt nhất giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo. Để đạt được một kết quả như vậy ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi còn được sự động viên giúp đỡ rất nhiều từ phía các bạn đồng nghiệp đã cùng đi sát bên tôi để chỉnh sữa bổ sung những biện pháp, những hình thức sau cho phù hợp với điều kiện của nhà trường và của trẻ. Được kết quả như vậy tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau. * Bài học kinh nghiệm. Đồ chơi tự tạo làm cho trẻ thỏa mãn được nhu cầu vui chơi của mình. Giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh. Góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường vốn hiểu biết, giúp trẻ biết yêu quý cái đẹp, yêu quý sản phẩm lao động của người lớn, biết bảo vệ môi trường sống. Giáo viên cần nắm vững các phương pháp của các hoạt động ở trường mầm non để tìm hiểu và lựa chọn các đồ chơi để làm sao cho phù hợp và phục vụ cho quá trình trẻ chơi với đồ chơi đó đạt kết quả tốt nhất. Tạo điều kiện sao cho đủ tất cả đồ chơi cho từng trẻ, (tránh việc kẻ thừa người thiếu), phát triển tinh thần tập thể, trẻ biết nhường nhịn bạn, biết giao lưu chi sẽ với người khác. Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào quá trình làm đồ chơi cùng cô. Trẻ được tham gia giúp cô những công việc vừa sức, tạo ra đồ chơi trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ. Tìm tòi thiết kế làm ra nhiều đồ chơi mới lạ, hấp dẫn, đồ chơi có tính giáo dục phụ vụ cho trẻ. Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để họ cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng. * Những kiến nghị. Sáng kiến : một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo Trang 7
  8. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc tìm ra những biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo. Tôi rất mong có sự đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo và các bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Người báo cáo Sáng kiến : một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo Trang 8