Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phần Toán có nội dung hình học

doc 38 trang thulinhhd34 7351
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phần Toán có nội dung hình học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_h.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phần Toán có nội dung hình học

  1. Bước 1: Xác định yêu cầu của bài toán là nhận dạng hình dựa vào hình dạng, đặc điểm của hình hay nhận dạng hình bằng phân tích - tổng hợp hình. Bước 2: Nhắc lại định nghĩa các hình liên quan đến bài toán(bằng cách mô tả hoặc bằng mẫu vật) và đặc điểm của hình đó. Ngoài ra có thể vẽ hình-vẽ hình là biện pháp quan trọng để nhận dạng hình, dùng thước ê – ke, com pa để kiểm tra. Quan sát nhận dạng tổng thể bằng trực quan-biện pháp quan trọng là luôn thay đổi các dấu hiệu không bản chất của hình (màu sắc, chất liệu, vị trí, ) để học sinh tự phát hiện dấu hiệu bản chất của hình đó. *Các cách thường sử dụng để nhận dạng hình trong trường hợp phức tạp: - Đếm trực tiếp trên hình vẽ hoặc đồ vật. - Sử dụng sơ đồ để đếm rồi khái quát thành công thức tính số hình cần nhận dạng. - Đánh số thứ tự (hoặc tô màu) các hình riêng lẻ để nhận biết. Chỉ ghi số hình đơn mà không cần cắt rời hình ra. - Sử dụng phương pháp suy luận lôgic. Tuỳ từng tình huống cụ thể hướng dẫn học sinh nhận dạng hình một cách khoa học, hợp lý, không trùng lặp, không bỏ sót. Chẳng hạn: Nhận dạng hình nhờ các yếu tố và đặc điểm của hình Trước hết cần giới thiệu các yếu tố, đặc điểm của hình hình học. Luôn thay đổi dấu hiệu không bản chất để học sinh tự phát hiện dấu hiệu của bản chất (đặc điểm hình dạng hình học của hình). Sau khi nắm vững học sinh sẽ căn cứ vào đó để nhận dạng hình (mà không cần đối chiếu vật mẫu) bằng đếm, đo, cắt ghép hình, kiểm tra bằng dụng cụ hình học. Chú ý là trong loại trừ, khi chỉ cần 1 đặc điểm bị vi phạm thì khẳng định đó không phải là hình cần nhận dạng. Ở lớp 4 để nhận dạng hình thoi học sinh kiểm tra xem hình đó có phải là hình bình hành không (hai cặp cạnh song song), các cạnh bằng nhau không. Nếu vi phạm một trong các điều kiện đó thì không phải hình thoi. Còn trong trường hợp phức tạp thường sử dụng thao tác phân tích – tổng hợp hình. Tức là có thể vận dụng một trong các cách đã nêu ở trên . Ví dụ 1: Cho tam giác ABC, trên cạnh BC lấy hai điểm bất kì E, F không trùng với 2 đỉnh B, C. Nối A với E và F. Có bao nhiêu tam giác được tạo thành? 24
  2. Cách 1: Sử dụng sơ đồ Hướng dẫn: Từ sơ đồ trên suy ra số tam giác được tạo thành là: 3 + 2 + 1 = 6 Nhận xét: Ta thấy điểm A nằm ngoài đường thẳng chứa các điểm cần nối. Từ thực tế hình vẽ ta có: Điểm A với 2 điểm khác ta được 1 tam giác Điểm A với 3 điểm khác ta được 1 + 2 = 3 tam giác Điểm A với 4 điểm khác ta được 1 + 2 + 3 = 6 tam giác . Điểm A với n điểm khác ta được 1 + 2 + 3 + + (n – 1) tam giác Cách 2: Phương pháp suy luận lôgic Ta nhận thấy đỉnh A nối với 2 đầu mút của một đoạn thẳng bất kì trên BC bằng 2 đoạn thẳng ta sẽ được một tam giác. Do đó để xác định số tam giác tạo thành ta chỉ cần đếm số đoạn thẳng được tạo thành trên cạnh BC. Số đoạn thẳng trên BC là: 3 + 2 +1 = 6 (đoạn thẳng) Vậy số tam giác được tạo thành là 6 tam giác. Cách 3: Tô màu (hoặc ghi số) từng hình rồi cắt rời hình đã cho thành 3 tam giác có màu khác nhau. Ghép từng đôi một ta được thêm 2 tam giác. Cuối cùng ghép cả 3 tam giác đó lại được một tam giác. Vậy có tất cả có 6 tam giác được tạo thành. Cách 4: Đánh số thứ tự 25
  3. Ví dụ 2: (bài 2- trang 49 – Toán 4). Trong các tam giác sau: - Hình tam giác nào có 3 góc nhọn? - Hình tam giác nào có góc vuông? - Hình tam giác nào có góc tù? A M D B C N P E G (a) (b) (c) + Bằng quan sát tổng thể có tính trực giác học sinh nhận ra hình tam giác có 3 góc nhọn là hình a, có góc vuông là c, có góc tù là hình b. + Dùng ê-ke để nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù bằng cách áp góc vuông của ê-ke vào góc từng hình, từ đó nhận ra các hình theo yêu cầu bài toán. b. Phương pháp giải toán bằng cách cắt, ghép hình - Cắt ghép hình là (kĩ năng) hoạt động hình học rất cần được chú ý rèn luyện ở học sinh. Vì nó phù hợp với tâm lý lứa tuổi, có tác dụng tốt phát triển tư duy, năng lực phân tích-tổng hợp, trí tưởng tượng không gian của học sinh. Khi hướng dẫn học sinh giải bài tập cắt, ghép hình giáo viên tổ chức thực hành cắt ghép theo quy trình dưới đây : Vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông (sao cho có thể nhận thấy hình vẽ và bao gồm bao nhiêu ô vuông). Nhận xét hình vẽ và các đặc điểm của hình đã cho ( diện tích, số ô vuông, hình dạng,góc cạnh). Đối chiếu với các yêu cầu của hình phải tạo thành, có yêu cầu nào được thoả mãn từ hình vẽ trên dưới ô vuông. Xác định bộ phận nào của hình cần phải cắt, ghép ( bao gồm các ô có liên quan). Phân tích và so sánh mối quan hệ giữa các ô vuông,chú ý sử dụng các đỉnh và các cạnh của hình ban đầu để tạo ra hình mới. - Có nhiều dạng cắt, ghép hình tuỳ thuộc vào nhiệm vụ đặt ra: Cắt ghép hình để nhận dạng hình hình học, để xây dựng công thức diện tích, xếp thành hình mới có hình dạng theo yêu cầu 26
  4. b.1. Cắt ghép hình để tạo ra hình mới có hình dạng theo yêu cầu: - Đây là bài toán biến đổi hình dạng các hình hình học, đòi hỏi cắt và ghép theo những điều kiện nào đó để được hình dạng theo yêu cầu. Thao tác có khi đơn giản nhưng cũng có khi phức tạp, phải thử nhiều lần mới thành công. Giáo viên cần có kiến thức nâng cao, từ đó biết cách hướng dẫn học sinh cắt ghép hình. - Để giải các bài toán có sử dung cắt ghép hình giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành qua các bước sau: Bước 1 : Nhắc lại đặc điểm và một số tính chất của những hình hình học liên quan. Bước 2 : Nêu những dữ kiện đã cho và yêu cầu cần thực hiện. Thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho và yêu cầu cần thực hiện. Bước 3 : Xác định diện tích hình mới (bằng diện tích hình cũ đã biết) sau đó tìm cạnh hình mới (nhờ công thức diện tích). Bước 4: Xác định phương pháp cắt, ghép hình thoả mãn bài toán. Cuối cùng giáo viên quan sát uốn nắn những sai lầm học sinh có thể mắc phải. Ví dụ 1: Cho hình thoi ABCD có AC = m, BD = n. Cắt hình thoi ABCD để ghép thành hình chữ nhật B n 2 n A O n C 2 D Hướng dẫn: Bước 1: Cắt hình thoi ABCD theo đường chéo AC được hai tam giác bằng nhau Bước 2: Cắt một trong hai tam giác thành hai tam giác vuông bằng nhau. Bước 3: Ghép hai tam giác vuông vừa cắt với nửa hình thoi còn lại ta được hình chữ nhật như hình vẽ: M N n 2 C A O m 27
  5. Ví dụ 2: Cho 4 hình tam giác, mỗi hình như hình dưới đây. Hãy ghép 4 hình tam giác đó thành 1 hình thoi. A 2cm B C 3cm Hướng dẫn: Bước 1: Nêu đặc điểm hình thoi (hai cặp cạnh đối diện song song với nhau và bằng nhau, hai đường chéo vuông góc với nhau, ) Bước 2: Nêu dữ kiện đã cho (4tam giác như hình vẽ) Nêu yêu cầu cần thực hiện (ghép 4 tam giác đó thành một hình thoi) Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và yêu cầu cần thực hiện Bước 3:Diện tích hình thoi sẽ bằng diện tích của 4 tam giác. Do đó cạnh hình thoi là AC Bước 4: Ta ghép được hình thoi như sau: b.2. Cắt ghép hình để xây dựng công thức tính diện tích Với dạng toán này giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước sau : Bước 1: Chia cắt hình A đã cho thành các phần rời nhau Bước 2: Ghép các phần đó (theo một cách khác)để được hình B đã biết công thức tính diện tích Bước 3: Từ công thức tính diện tích hình B suy ra công thức tính hình A 28
  6. Ví dụ: Xây dựng công thức tính diện tích hình thoi (Toán 4-trang 142) - Giáo viên vẽ hình thoi ABCD - Yêu cầu học sinh tính diện tích hình thoi ABCD Gợi ý: Bước 1: Cắt hình thoi ABCD thành hai tam giác theo đường chéo AC Cắt một trong hai tam giác thành hai tam giác vuông bằng nhau. Bước 2: Ghép hai tam giác vuông vừa cắt với nửa hình thoi còn lại ta được hình chữ nhật như hình vẽ: B n M N 2 n A O n n C 2 2 A O C D m m Bước 3: Xây dựng công thức tính diện tích hình thoi ABCD từ công thức tính diện tích hình chữ nhật MNCA. b.3. Cắt ghép hình để nhận dạng hình hình học Các bước hướng dẫn : Bước 1: Chia cắt hình đã cho thành các hình đơn Bước 2:Ghép các hình đơn thành các cách khác nhau để tạo thành hình hợp Ví dụ: Có bao nhiêu hình tam giác trong hình vẽ sau: 1 2 3 Hướng dẫn: Bước 1: Cắt hình trên thành 3 hình đơn: hình 1, hình 2, hình 3 (ta có 3 tam giác) 29
  7. Bước 2: Ghép hợp lý từng cặp tam giác đơn được 2 tam giác hợp là:hình1,2; hình 2,3 và tam giác (1,2,3) Như vậy có tất cả : 3 + 2 + 1 = 6 (tam giác) c. Phương pháp dùng tỉ số để giải toán có nội dung hình học : Trong một số bài toán hình học, người ta có thể dùng tỉ số các số đo đoạn thẳng,tỉ số các số đo diện tích như một phương tiện để tính toán, giải thích lập luận,cũng như so sánh các giá trị về độ dài đoạn thẳng. Về diện tích hoặc thể tích. Điều này cũng thường được thể hiện dưới hình thức sau (Chẳng hạn đối với hình tam giác). Hai hình tam giác có diện tích bằng nhau: Nếu có hai đáy bằng nhau thì chiều cao bằng nhau. Hoặc nếu có hai chiều cao bằng nhau thì hai đáy bằng nhau. Hai hình tam giác có diện tích bằng nhau. Nếu đáy của hình 1 lớn hơn gấp bao nhiêu lần đáy của hình 2 thì chiều cao của hình 2 lớn hơn gấp bấy nhiêu lần đáy của hình 1. Hai hình tam giác có hai đáy hoặc chiều cao bằng nhau nếu diện tích của hình tam giác 1 lớn gấp bao nhiêu lần diện tích của tam giác 2 thì chiều cao của hình tam giác 1 cũng lớn gấp bấy nhiêu lần chiều cao của tam giác 2 và ngược lại. d. Phương pháp thực hiện phép tính trên số đo diện tích và các thao tác tổng hợp trên hình. Có những bài toán hình học đòi hỏi phải biết vận dụng thao tác phân tích , tổng hợp trên hình đồng thời với việc tính toán trên số đo diện tích. Điều đó được thể hiện như sau : Một hình được chia thành nhiều hình nhỏ thì diện tích của nó bằng tổng diện tích các hình nhỏ được chia. Hai hình có diện tích bằng nhau cũng có phần chung thì hai phần còn lại có diện tích bằng nhau. Nếu ghép thêm một hình vào hai hình có diên tích bằng nhau thì sẽ được hai hình mới có diện tích bằng nhau. 30
  8. e. Một số phương pháp giảng dạy giải các bài toán về diện tích Các loại Toán điển hình, giáo viên cần hướng dẫn học sinh giải cẩn thận , tập luyện trên nhiều ví dụ tương tự. Để giải các bài toán này học sinh cần thực hiện các điều sau: + Nêu rõ yêu cầu và tóm tắt được bài toán, phát hiện ra các tình huống quen thuộc, chuyển bài toán, phát biểu dưới dạng bài toán quên thuộc. + Giải bài toán theo quy trình quen thuộc. + Luôn chú ý đến khai thác bài toán, lập hệ thống bài toán liên quan, tiến tới lập sơ đồ bài toán. * Với các bài tập tính toán. + Yêu cầu nắm chắc công thức, hiểu từng đại lượng trong công thức. Biết tìm các thành phần chưa biết từ các thành phần đã cho. + Giải quyết từng nội dung, từng thành phần để đi đến giải quyết bài toán. * Với bài tập giải bằng phương pháp đại số. + Hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề toán đưa bài toán sang bài toán quen thuộc. + Tìm hiểu nội dung bài toán. +Phải giải bài toán tìm hiểu bài toán một cách tổng thể để tránh vội vàng đi ngay vào chi tiết. g. Giúp học sinh kỹ năng vẽ hình: Vẽ hình là một kĩ năng hình học quan trọng, cần được rèn luyện thường xuyên theo các mức độ thích hợp, từ thấp đến cao. Điều quan trọng là học sinh biết sử dụng các dụng cụ thường dùng,lựa chọn dụng cụ phù hợp, xác định được quy trình vẽ để vẽ được các hình tương ứng đã học. Các bước hướng dẫn: - Cho học sinh quan sát hình vẽ và các thao tác - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cơ sở của cách vẽ đó - Yêu cầu học sinh thực hiện lần lượt các thao tác vẽ theo hướng dẫn toán 4 gồm 2 phần bài tập vẽ hình: 31
  9. *Vẽ theo các yếu tố cho trước: Lúc này việc vẽ hình có những yêu cầu gần như việc dựng hình. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh vẽ hình theo một quy trình gồm nhiều bước và sử dụng các công cụ hình học như thước, êke, để vẽ Ví dụ 1: Vẽ hai đường thẳng song song (Bài 1 trang 53 toán 4) Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD Hướng dẫn: - Trước hết cho học sinh quan sát hình vẽ thao tác - Cho học sinh quan sát tìm hiểu cơ sở của cách vẽ hai đường thẳng song song. Chẳng hạn: Quan sát hình ảnh hai đường thảng AB và CD là hai cạnh đối diện của hình chữ nhật ABCD kéo dài, Ta thấy hai đường thẳng đó cùng vuông góc với đường thẳng CD và được gọi là hai đường thẳng song song với nhau. - Từ cơ sở trên ta có thể vẽ hai đường thẳng song song như sau: + Vẽ đường thẳng PQ đi qua điểm M và vuông góc với CD + Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và vuông góc với PQ ta được đường thẳng AB song song với đường thẳng CD. Như vậy CD và AB cùng vuông góc với MN và song song với nhau. Ví dụ 2 : - Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm. (Bài 2–trang 54 – Toán 4) - Quy trình vẽ hình chữ nhật như sau: Bước 1: Vẽ đoạn thẳng DC dài 4cm 32
  10. Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với CD tại D. Trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 3cm Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C. Trên đường thẳng đó lấy đoạn CB= 3cm Bước 4:Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD cần vẽ A B 3cm C D *Vẽ thu nhỏ trên giấy: Ở lớp 4, học vẽ thu nhỏ trên giấy theo tỷ lệ xích. Quy trình vẽ tiến hành như sau: - Chuyển số đo thực tế thành số đo trên giấy (theo tỉ lệ xích) - Tiến hành các bước vẽ như vẽ hình theo các yếu tố cho trước. Ví dụ (Bài 1 – trang 159 – Toán 4): Chiều dài Bảng của lớp học là 3m. Em hãy vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng đó tên bản đồ tỉ lệ 1 : 50 Hướng dẫn: Bước 1:Yêu cầu học sinh tìm độ dài cái bảng trên bản đồ (đổi 3m = 300cm ; 300 :50 = 6 cm) Bước 2: Vẽ đường thẳng có độ dài 6cm trên bản đồ A 6cm B Tỷ lệ 1 : 50 Tất cả những việc làm trên của giáo viên đều nhằm thực hiện tiết dạy giải toán có nội dung hình học ở lớp 5 theo phương pháp đổi mới và rèn kĩ năng cho học sinh khi giải bất kì loại toán nào các em cũng được vận dụng. 33
  11. D. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Trong quá trình dạy học, tôi đã áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5A trường Tiểu học Lũng Hòa và đạt được kết quả cao hơn hẳn so với những năm trước: Học sinh tiếp thu bài tốt, nắm vững kiến thức và rèn được kỹ năng giải các dạng toán. Đặc biệt, các em đã hiểu bản chất của các công thức tính chu vi, diện tích các hình. Các em có kĩ năng đếm số hình và bước đầu biết cắt, ghép hình để tính chu vi, diện tích các dạng hình không cơ bản. Kết quả các bài kiểm tra luôn đạt kết quả cao nhất là các bài toán về hình học, lượng điểm giỏi tăng rõ rệt. Các bài toán hình khó, không theo mẫu có sẵn đã được học sinh giải quyết rất thành công. Những thành công bước đầu đó cho thấy việc đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp của tôi đã đi đúng hướng. 2. Khả năng áp dụng sáng kiến tại các đơn vị khác. Với kết quả tích cực mà sáng kiến của tôi đem lại tôi viết báo cáo này đề xuất được phổ biến rộng rãi trong các trường tiểu học. Sáng kiến kinh nghiệm trên có thể áp dụng tại các cơ sở, các trường Cao đẳng, trường Đại học đào tạo giáo viên Tiểu học để các em Giáo sinh có thể nghiên cứu, áp dụng đạt kết quả tốt nhất trong thực tế giảng dạy khi ra trường. 8. Những thông tin cần được bảo mật: (Không có) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Trong quá trình giảng dạy và thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy một số điều kiện cần thiết đối với giáo viên và học sinh để thực hiện tốt sáng kiến này như sau: 1. Học sinh là yếu tố thúc đẩy chất lượng dạy và học của nhà trường . Vì vậy phải tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh nói chung cũng như bồi dưỡng môn Toán nói riêng. Các em học sinh Tiểu học tuy còn ít tuổi nhưng đều có thể rèn luyện, trau dồi để từng bước nâng cao kĩ năng giải toán có nội dung hình học nói riêng và môn toán nói chung và trở thành học sinh giỏi Toán. 2. Để giúp học sinh có năng lực giải toán có nội dung hình học tốt cũng như để học giỏi môn Toán thì giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc bồi dưỡng, trau dồi cho các em. Do đó giáo 34
  12. viên cần có kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho bản thân, không ngừng học hỏi để tích luỹ kinh nghiệm bồi dưỡng và rèn luyện học sinh . Mỗi giáo viên cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh một cách cụ thể, hợp lý, không ngừng rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết một cách thường xuyên . Kiên trì rèn luyện từ dễ đến khó, nhất định học sinh sẽ được nắm được nội dung các bài toán có nội dung hình học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp 3. Trước khi dạy giải toán có nội dung hình học , bản thân mỗi giáo viên cần dạy cho nắm chắc các kiến thức cơ bản , phải trang bị cho học sinh kiến thức kĩ năng phân tích bài toán, xác định được từng dạng toán cơ bản . Khi dạy giải toán có nội dung hình học cho học sinh , người giáo viên cần dẫn dắt các em đi từ đơn giản đến phức tạp, từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng một cách dần dần, không được nóng vội . 4. Cần tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá việc bồi dưỡng , trau dồi kiến thức cho Học sinh : - Tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh học sinh, các cấp lãnh đạo - Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội làm cho các lực lượng giáo dục trong xã hội quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ công tác giảng dạy học sinh . 5. Tổ chức đánh giá và khen thưởng công tác bồi dưỡng , giảng dạy học sinh kịp thời để động viên, khích lệ phong trào học tập trong nhà trường . Để có kết quả giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và có phương pháp giảng dạy tốt. Có một phương pháp giảng dạy tốt là một quá trình tìm tòi, học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Trong kì 2 năm học 2015-2016 toàn khối 5 các đồng chí giáo viên đã đồng loạt áp dụng sáng kiến này trong dạy - học Toán hình vì vậy chất lượng học sinh đã được nâng lên một cách rõ rệt. Trong các buổi học, thầy say sưa với bài giảng của mình, trò hứng thú học tập, những bài toán tưởng như rắc rối, 35
  13. song thông qua việc áp dụng những sáng kiến mà tôi trình bày ở trên mọi việc trở lên thật đơn giản và hấp dẫn. Hiệu quả tiết học đạt cao ngoài mong đợ của thầy - trò. Tại thời điểm giữa tháng 5/2016 tôi tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát và kết quả như sau: Lớp 5A : Tổng số 35 học sinh Chọn và thực hiện phép Vẽ hình, tóm tắt bài toán Lời giải và đáp số tính đúng Đạt Chưa đạt Đúng Sai Đúng Sai 35 em 0 em 35 em 0 em 35 em 0 em = 100 % = 0 % = 100 % = 0 % = 100 % = o % Cuối đề khảo sát của mỗi lớp, tôi đều dành thêm một bài tập nhằm phát huy năng khiếu toán học của các em có tố chất về Hình học và qua kết quả khảo sát tôi thấy các em học sinh giỏi trình bày bài rất khoa học, sáng sủa, biết vẽ hình tóm tắt bài toán một cách rõ ràng, chặt chẽ. Phần còn lại các em đều đã biết tóm tắt, trình bày một bài toán có lời văn một cách mạch lạc, dễ hiểu. Như vậy bước đầu sáng kiến của tôi đã đem lại cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên lớp 5 những lợi ích vô giá mà các đồng chí giáo viên trẻ phải tự nghiên cứu, tìm tòi nhiều thời gian mới có thể có được nhứng thành quả như vậy trong công tác giáo dục. Tôi cũng cảm thấy rất vui khi bản thân đã góp phần nhỏ vào thành quả đó. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chuyên môn và các đồng nghiệp: - Qua việc áp dụng sáng kiến này Tổ 5 cũng nhận thấy chất lượng dạy – học dần được nâng cao. Học sinh có hứng thú trong học toán hình học, bài giảng nhẹ nhà hơn. - Ý kiến Thầy giáo Bùi Đăng Khoát – giáo viên dạy lớp 4A Việc áp dụng sáng kiến mà đ/c Giáp đưa ra đã có hiệu quả rõ rệt trong quá trình dạy học. Giáo viên giảng bài hiệu quả hơn, học sinh nắc chắc kiến thức, vận dụng giải toán hình học nhanh hơn, nhớ lâu hơn. 36
  14. Ngoài ra còn nhiều ý kiến đánh giá sáng kiến này có hiệu quả cao, học sinh dễ hiểu, nắm chắc kiến thức và học nội dung toán hình học tốt hơn. 11. danh sách những tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến. TT Tên tổ chức/ cá Địa chỉ Phạm vi, lĩnh vực nhân áp dụng sáng kiến 1. Tổ 4, Tổ 5 Trường tiểu học Lũng Hòa Giảng dạy 2. Trần Hồng Thủy Trường tiểu học Lũng Hòa Giảng dạy lớp5B 3. Bùi Thị Châm Trường tiểu học Lũng Hòa Giảng dạy lớp 4C 4. Bùi Đăng Khoát Trường tiểu học Lũng Hòa Giảng dạy lớp 4A 5. Đỗ Thị Đức Trường tiểu học Lũng Hòa Giảng dạy lớp 5C 6. Khổng Thị Thu Trường tiểu học Lũng Hòa Giảng dạy lớp 5G Trang 7. Nguyễn Thị Năm Trường tiểu học Lũng Hòa Giảng dạy lớp 5E Chung 8. Phùng Thị Hương Trường tiểu học Lũng Hòa Giảng dạy lớp 5B 9. Nguyễn Thu Hằng Trường tiểu học Lũng Hòa Giảng dạy lớp 4D Lũng Hòa, ngày tháng năm 2017 Lũng Hòa, ngày 08 tháng 02 năm 2017 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Dương Văn Giáp 37