Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng Chính tả Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng Chính tả Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_viet_du.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng Chính tả Lớp 2
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ LỚP 2 A. MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: Căn cứ vào mục tiêu dạy môn Tiếng Việt nói chung và nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Chính tả lớp hai nói riêng, ngoài kĩ năng rèn học sinh đọc thông chúng ta còn rèn cho học sinh viết thạo, viết đúng chính tả, rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, tính thẩm mĩ. Ngoài việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính chất, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, GV còn phải nắm vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt. Dạy chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tả mà có thể rèn luyện phân tích từ phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, . . Ví dụ: Một học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi chính tả thì bài văn đó không được đánh giá cao. Hoặc một học sinh dự thi viết chữ đẹp dù chữ có đẹp bao nhiêu nhưng mắc một vài lỗi chính tả thì cũng không đem lại kết quả. Nếu một em viết sai nhiều lỗi chính tả (từ 5 lỗi trở lên) thì không thể học tốt các môn học khác. Do đó, việc giúp học sinh viết đúng chính tả là mong muốn của tất cả giáo viên. Chính vì thế, tôi chọn “ Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả lớp 2” để làm đề tài kinh nghiệm cho năm học 2020-2021. 2. Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ luật viết chính tả để vận dụng tốt bài viết chính tả Nâng cao chuyên môn, giúp bản thân dạy tốt môn chính tả. Giải quyết những khó khăn trong việc dạy chính tả, rèn học sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kỹ năng viết chính tả, nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Vận dụng những phương pháp hợp lí để hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả. Giúp đỡ học sinh nắm vững quy tắc chính tả và hình thành kỹ năng viết chính tả cụ thể; viết đúng âm đầu, âm chính, âm chính và thanh điệu, viết đúng tên riêng, cách sử dụng đúng dấu câu. Kết hợp luyện tập chính tả, rèn cách phát âm, củng cố nghĩa của từ. Bồi dưỡng các em lòng yêu mến Tiếng Việt. 4. Phạm vi vàđối tượng nghiên cứu: 4.1. Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu phương pháp rèn viết chính tả đúng cho học sinh lớp 2. 4.2. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh lớp 2/1 trường Tiểu học Hiếu Thành.
- Thời gian: Từ tháng 9 năm 2020 đến cuối học kỳ I. 4.3. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp trực quan. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp hỗ trợ, phương pháp điều tra. Phương pháp nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí. Phương pháp điều tra khảo sát, thống kê. B. NỘI DUNG: 1. Cơ sơ lý luận: Qua nhiều năm giảng dạy lớp 2, tôi đã đúc kết được một vài kinh nghiệm trong dạy phân môn chính tả. Nếu học sinh “đọc thông - viết thạo” Tiếng Việt thì các em sẽ học tốt các môn học khác và ngược lại. Học sinh viết đúng chính tả chính là chìa khóa mở ra tất cả cho các em học tốt các môn học khác. Vì vậy, người thầy cần phải nắm vững các nguyên tắc chính tả không tách rời các nguyên tắc Tiếng Việt. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ, tính chất thực hành làm cơ sở cho việc dạy học các phân môn khác của Tiếng Việt. Mục đích của Tiếng Việt là rèn cho học sinh “ đọc thông - viết thạo” chủ yếu là viết đúng chính tả. 2. Thực trạng: 2.1. Thuận lợi: Năm học 2020– 2021, tôi được phân công giảng dạy lớp 2/1 với tổng số 25 học sinh, trong đó có 9 học sinh nữ. Trường lớp khang trang, học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Học sinh được học hai buổi/ngày nên rất thuận lợi cho việc giáo viên rèn luyện học sinh viết chính tả. 2. 2. Khó khăn: Khả năng học tập của học sinh không đồng đều, các em ít tham gia đọc sách, không nhớ mặt chữ. Đặc biệt do phát âm phương ngữ của học lớp 2/1 sai nhiều ở âm (ch/tr), k/gh/ngh, s/x, luật viết, chưa phân biệt từ ngữ qua nghĩa để viết đúng chính tả. Tuy nhiên, qua 2 tuần học đầu năm với 4 bài chính tả, tôi nhận thấy tình hình học sinh lớp tôi viết chính tả còn nhiều hạn chế, cụ thể ở mỗi bài chính tả như sau: Tổng Số lỗi sai Thời điểm số Không sai lỗi Từ 2 - 5 lỗi Từ 5 - 10 lỗi Trên 10 lỗi HS SL TL SL TL SL TL SL TL Đầu tháng 9 25 0 0% 4 16% 10 40% 11 44% Điều đó, tôi đã thấy kĩ năng viết của các em còn hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả học tập ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác nên tôi quyết định thực hiện “Một
- số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả lớp 2”. 3. Giải pháp thực hiện: Trước tình hình học sinh của lớp viết còn sai nhiều lỗi chính tả, tôi đã áp dụng một số biện pháp khắc phục nhằmgiúp các em hạn chế viết sai chính tả qua các giải pháp sau: 3.1. Luyện phát âm: Muốn học sinh viết đúng chính tả, tôi phải chú ý luyện phát âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Nếu giáo viên chưa phát âm chuẩn, là do ảnh hưởng của cách phát âm phương ngữ, sinh ra và lớn lên trong môi trường phát âm như vậy nên các em cũng có thói quen phát âm sai dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả. * Ví dụ: hoa sen - hoa xen; cái vung - cái dung; quen thuộc - ven thuộc, Giáo viên phải phát âm rõ ràng, tốc độ viết của học sinh vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng chính tả. 3.2. Phân tích so sánh: Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả. Với những tiếng khó, tôi áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh. Với những tiếng dễ lẫn lộn, tôi nhấn mạnh những điểm khác để học sinh ghi nhớ. * Ví dụ: Bài: Nghe – viết: Ông ngoại Trong đoạn viết có câu: “Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường”. Khi viết tiếng “lặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “lặn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này: Cấu tạo từ Tiếng âm Vần Thanh Lặng L ăng Thanh nặng Lặn L ăn Thanh nặng So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “lặng” có âm cuối là “ng” còn tiếng “lặn” có âm cuối là “n”. Với cách so sánh như thế tôi chắc rằng khi viết ở bất kỳ môn học nào thì học sinh dần dần có thói quen viết đúng chính tả. 3.3. Giải nghĩa từ: Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng các từ phổ thông. * Ví dụ: Bài: Nghe – viết: Người mẹ
- Trong câu: “Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu khó khăn, hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất.” Có thể học sinh sẽ viết “dành lại” nên tôi giúp học sinh hiểu nghĩa: giành là tranh giành, giành phần hơn về mình còn dành là để dành (dành dụm, dỗ dành). * Ví dụ: Bài: Bàn tay cô giáo Trước khi viết bài, tôi phân tích cho học sinh hiểu nghĩa một số tiếng dễ lẫn lộn như: tay/tai: bàn tay, ngón tay, cái tay dùng để cầm, nắm một vật gì đó thì luôn viết y (dài). Còn “tai” để nghe có nghĩa là lỗ tai thì viết i (ngắn) và chữ “tai” đi với chữ khác tạo thành từ có nghĩa không tốt thì viết i (ngắn) như: tai nạn, tai ương, Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh như tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh, Với những từ nhiều nghĩa tôi phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ. 3.4. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả: Ngay từ lớp Một, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như các âm đầu: Âm Kết hợp k/gh/ngh i, e, ê g/c a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. a) Phân biệt âm đầu s/ x: s/x Từ Từ chỉ tên sim, sậy sắn, sung, sầu riêng, sứ, sả, cây cối Từ chỉ tên sáo, sên, sâu, sán, sóc, sói, sư tử, con vật b) Phân biệt âm đầu tr/ch: tr/ch Từ từ chỉ đồ chổi, chum, chén, chảo, chai, chày, vật trong chăn, chiếu, nhà Từ chỉ tên chó, chuột, châu chấu, chuồn chuồn, con vật chào mào, chiền chiện, c) Luật trầm – bổng (luật hỏi – ngã trong từ láy): Có thể cho học sinh học thuộc hai câu thơ sau: Chị Huyền mang Nặng Ngã đau
- Anh Ngang, Sắc thuốc Hỏi đau chỗ nào. Nghĩa là: Thanh Huyền, Nặng, Ngã kết hợp với dấu Ngã. Thanh Ngang, Sắc, Hỏi kết hợp với dấu Hỏi. * Ví dụ: Âm trầm Âm trầm Từ Huyền – Ngã vững vàng, vẽ vời, vồn vã, lững lờ, sẵn sàng, Nặng – Ngã đẹp đẽ, nhẹ nhõm, mạnh mẽ, lạnh lẽo, vội vã, Ngã – Ngã dễ dãi, nhõng nhẽo, lỗ lã, nghễnh ngãng, * Ví dụ: Âm bổng. Âm bổng Từ Ngang – Hỏi vui vẻ, nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo, Sắc – Hỏi vắng vẻ, mát mẻ, nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vất vả, Hỏi – Hỏi hổn hển, lỏng lẻo, thỏ thẻ, thủ thỉ, rủ rỉ, Cũng có thể cung cấp thêm cho học sinh mẹo luật sau: Từ có âm đầu là M, N, Nh, V, L, D, Ng thì viết là dấu ngã (Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã). * Ví dụ: Âm Từ M mĩ mãn, mã lực, từ mẫu, cần mẫn, N nỗ lực, trí não, truy nã, nữ giới, NH nhẫn nại, nhẵn bóng, quấy nhiễu, nhõng nhẽo, V vĩnh viễn, vỗ về, vũ trang, võ nghệ, vũ trụ, L lễ phép, lữ hành, kết liễu, thành lũy, lạnh lẽo, dã man, dã tràng, dũng cảm, dỗ dành, hướng dẫn, diễm D lệ, ngưỡng mộ, hàng ngũ, ngữ nghĩa, ngôn ngữ, ngỡ NG ngàng, ngã (té), Ngoài 7 âm đầu trên các từ Hán Việt đều viết dấu hỏi: * Ví dụ: ảm đạm, ẩm thực, ủy ban, quỷ quyệt, xả thân, kỉ niệm, tỉ mỉ, Ngoại lệ: quỹ đạo, thủ quỹ, xã hội, kĩ thuật, mĩ thuật, 3.5. Viết hoa đúng chính tả: Giải thích cho học sinh hiểu: Viết hoa là viết những chữ cái đầu của một từ nào đó mình phải viết hoa. Có 3 trường hợp thường gặp: - Viết hoa đầu câu: những chữ cái đầu của một từ nào đó sau dấu chấm, dấu chấm
- hỏi, dấu chấm than hoặc đầu đoạn, đầu mỗi dòng thơ đều phải viết hoa. - Viết hoa tên riêng: viết hoa những chữ cái đầu của tên, họ và cả chữ lót (nếu có) của một người nào đó. Ví dụ: Nguyễn Thị Bèo, Huỳnh Thư, Minh Ân, Tân, - Viết hoa tên địa danh: viết hoa những chữ cái đầu tên của một địa danh như Vũng Liêm, khu di tích Cái Ngang, cầu Đình Đôi, . Không những giúp học sinh viết đúng chính tả ở các tiết học chính tả mà tôi còn giúp học sinh viết đúng chính tả trong các môn học khác như: Tập làm văn, Luyện từ và câu, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Toán, Hàng ngày, học sinh ghi tập bài học, tôi cũng thường xuyên theo dõi để phát hiện lỗi sai và sửa chữa kịp thời. 4. Kết quả: Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Các em có hứng thú trong giờ học chính tả, không còn “sợ” học chính tả như trước đây nữa. Số lỗi sai giảm hẳn, học sinh viết sai chính tả giảm đáng kể. Cụ thể tiết chính tả ở tuần 18 đạt được kết quả như sau: Số lỗi sai Tổng Thời điểm Không sai lỗi Từ 2 - 5 lỗi Từ 5 - 10 lỗi Trên 10 lỗi số HS SL TL SL TL SL TL SL TL Đầu tháng 9 25 0 0% 4 16% 10 40% 11 44% Cuối HKI 25 14 56% 5 20% 6 24% 0 0% Tăng so với đầu năm 14 56% 1 4% Giảm so cuối HKI 4 16% 11 44% 5. Khả năng nhân rộng: Khi thực hiện kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả lớp 2”.Tôi thấy chất lượng học sinh lớp 2/1 có nâng lên rõ rệt, tôi rất phấn khởi đã chia sẻ kinh nghiệm này với thầy cô dạy trong khối cùng nhau áp dụng và kinh nghiệp này có thể áp dụng dạy tốt lớp 2 ở tiểu học. Giáo viên trong trường đã áp dụng kinh nghiệm này. STT Họ và tên giáo viên Dạy lớp Kí tên 1 Đỗ Mai Như Thủy 2/2 2 Phạm Thu Thảo 3/1 3 Võ Văn Ngọc 2/3 C. Kết luận, đề xuất: 1. Kết luận:
- Để dạy tốt phân môn chính tả, giáo viên cần phải nắm vững chương trình của lớp mình dạy. Tiến hành soạn giảng có đổi mới phương pháp và bổ sung thêm các dạng bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ xảo viết đúng tạo tiền đề cho các em học tốt các môn học khác và đặc biệt là trong giao tiếp bằng văn bản được chính xác hơn. Giáo viên cần trang bị cho bản thân các kiến thức về ngôn ngữ học, ngữ âm học, ngữ nghĩa học, chuẩn chính tả, các mẹo luật, các ngoại lệ của việc viết chính tả. Ngoài ra giáo viên còn phải là người nắm vững cơ sở tâm lí học trong giảng dạy chính tả. 2. Đề xuất: 2.1. Cấp trường: Nhà trường tạo mọi điều kiện, khuyến khích giáo viên chủ động trong việc khai thác nội dung, sáng tạo và xây dựng các kiểu bài tập phù hợp để giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả. Cung cấp các tài liệu về nghiên cứu Tiếng Việt, từ điển Tiếng Việt. 2.2. Tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn mỗi học kỳ mở một chuyên đề chính tả để chia sẻ và học hỏi. 2.3. Giáo viên: Để chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên, giáo viên cần sử dụng nhiều hình thức và phương pháp trong giảng dạy. Vì vậy việc tổ chức thao giảng, hội giảng, đánh giá rút kinh nghiệm cần tổ chức thường xuyên. Qua mỗi năm học, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm để trong tổ khối học hỏi kinh nghiệm trao đổi lẫn nhau. Kính mong được sự đóng góp, trao đổi từ các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp để bản thân rút kinh nghiệm nhiều hơn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học phân môn Chính tả đạt kết quả cao hơn. Hiếu Thành , ngày 27 tháng 12 năm 2020 Hiệu trưởng Người viết Bùi Ngọc Trí
- KẾT QUẢ CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC: 2020 - 2021 GK Họ và tên Kết quả chấm Chữ ký 1 2 Sáng kiến kinh nghiệm của Thầy Bùi Ngọc Trí là giáo viên trường Tiểu học Hiếu Thành năm học 2020 – 2021 được Ban giám hiệu thống nhất chấm: /10điểm. Hiếu Thành , ngày tháng .12 năm 2020 TRƯỞNG BAN
- PHÒNG GIÁO DỤC Đ ÀO TẠO VŨNG LIÊM TRƯỜNG TIỂU HỌC HIẾU THÀNH KINH NGHI ỆM BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ LỚP 2 Thực hiện: Bùi Ngọc Trí Dạy lớp: 2.1 Năm học: 2020-2021