Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi thích nghi tốt với môi trường giáo dục tại trường mầm non Trực Mỹ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi thích nghi tốt với môi trường giáo dục tại trường mầm non Trực Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi thích nghi tốt với môi trường giáo dục tại trường mầm non Trực Mỹ
- 24 Ba mẹ cho bé xem tranh ảnh, xem video về các hoạt động của trường mầm non. Cho bé cùng đi mua sắm quần áo, ba lô chuẩn bị hành trang đến trường. Tập cho bé những thói quen đầu tiên như: dậy đúng giờ, rửa tay, rửa mặt, vệ sinh cá nhân và ăn sáng trước khi đến lớp. Ngoài ra tôi tuyên truyền tới cha mẹ trẻ nên tập cho bé một số thói quen ăn ngủ theo giờ giấc, cách vệ sinh tương tự như ở trường mầm non yêu cầu như: ngồi ăn tại bàn ăn, ngủ trên giường thay vì nằm võng, sớm hình thành cho con những kỹ năng tự lập như đi vệ sinh, tự mặc quần áo. Tuyên truyền để cha mẹ trẻ cách tự lập xa cha mẹ có lẽ là điều khó khăn nhất. Vì vậy cha mẹ hãy cùng con tập làm quen với môi trường mới. Dạy bé cách làm quen tiếp xúc với môi trường mới thông qua các câu chuyện vui khiến trẻ dễ tiếp thu và dễ tiếp nhận thầy cô, bạn bè mới. Có thể giúp bé bằng cách cho bé tiếp xúc và giao tiếp với nhiều người hơn, cho trẻ tham quan trường mầm non. Kích thích sự hứng thú của trẻ với trường lớp, thầy cô và bạn bè mới bằng cách nói cho trẻ nghe: thế nào là trường mầm non, trường mầm non có những gì, thầy cô, bạn bè mới là người như thế nào, ở trường có những gì để kích thích sự tò mò tìm tòi và khám phá của bé. Mẹ có thể kể cho con nghe qua những câu chuyện về trường mầm non như: Đến trường rất đẹp, có rất nhiều đồ chơi, trờ chơi, các bạn gấu bông thỏ bông đang chờ đợi con đến
- 25 gặp và chơi cùng Con sẽ được học múa học hát cùng các bạn và cô giáo rất yêu thương con. Điều đặc biệt phụ huynh cần lưu ý khi ở nhà, trẻ không ăn, không ngủ, phụ huynh cần dỗ dành trẻ, không nên lấy cô giáo ra để dọa trẻ “ăn đi không mẹ cho đi cô giáo bây giờ”, “ngủ đi không mẹ gọi cô giáo đến”. Nói như vậy trẻ sẽ nghĩ cô giáo là người thật khủng khiếp, người mà trẻ vô cùng sợ sệt thì trẻ làm sao có thể quen và yêu cô được. Xa con, cảm giác thương con, xót con, lo lắng cho con là điều không ai có thể tránh khỏi. Vì vậy tôi tuyên truyền và động viên cha mẹ trẻ cần thật kiên nhẫn, quyết tâm và dứt khoát trong việc đưa con đến trường. Đặc biệt luôn luôn đồng hành cùng con, luôn lắng nghe con tâm sự cùng con để con quên đi những bỡ ngỡ ban đầu của ngày đầu đi học. Vượt qua những khó khăn ban đầu ấy cha mẹ sẽ cảm thấy sự thay đổi theo chiêu hướng tích cực của con. Con sẽ không còn khóc bỡ ngỡ, sợ đến trường nữa thay vào đó là cảm xúc vui vẻ hào hứng, thậm chí thích đi học hơn ở nhà. Ngoài ra, tôi xây dựng các video về các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ, xây dựng các trò chơi để gửi tới phụ huynh cho trẻ xem và chơi với con tại nhà. Việc xây dựng các video cũng giúp tôi sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh nguy hiểm. Tôi xây dựng một góc tuyên truyền với phụ huynh về các hoạt động trong ngày của trẻ, thực đơn ăn hằng ngày của trẻ để phụ huynh biết được ở trường con được đảm bảo về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đồng thời lập Zalo nhóm lớp để tuyên truyền về nội dung chăm sóc giáo dục trẻ từ đó cha mẹ trẻ trao đổi về tình hình của con. Tuyên truyền phụ huynh cần tin tưởng, tôn trọng giáo viên, có vấn đề gì còn thắc mắc hoặc chưa hiểu thì cần trao đổi trực tiếp, thẳng thắn với giáo viên tránh tình trạng nghi ngờ không đáng có. Công tác tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ trẻ đã được phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng. Phụ huynh yên tâm gửi con cho cô giáo chăm sóc. III. HIỆU QUẢ ĐEM LẠI: 1. Hiệu quả về kinh tế Năm học 2021 - 2022, áp dụng những biện pháp của sáng kiến, phụ huynh yên tâm tin tưởng cô giáo và nhiệt tình ủng hộ các phong trào của lớp. Lớp học đã được bổ sung thêm được rất nhiều trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, sửa chữa trang thiết bị nhóm lớp đã lắp đặt được điều hòa, bình nóng lạnh và thảm trải nền nhà đáp ứng mọi điều kiện chăm sóc trẻ một các tốt nhất . 2. Hiệu quả về mặt xã hội: - Giá trị làm lợi cho môi trường Môi trường giáo dục ngoài lớp học được thiết kế khoa học, phù hợp. Môi trường trong lớp học, thân thiện, gần gũi, an toàn, đảm bảo đủ không
- 26 gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, trang trí theo hướng mở, có thể tháo lắp rời để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu tại các góc đa dạng, phong phú, trẻ nhanh chóng thích với môi trường giáo dục mới, hình thàng được một số nề nếp thói quen tốt trong các hoạt động sinh hoạt, chơi- tập ở trường mầm non - Giá trị làm lợi an toàn lao động Trong suốt quá trình áp dụng sáng kiến từ việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, đến việc xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục, rèn luyện nề nếp thói quen, tập cho trẻ thích nghi với môi trường giáo dục ở nhà trường, đều diễn ra thuận lợi, đồ dùng, đồ chơi, và không gian cho trẻ hoạt động đều rất an toàn, hiệu quả cao - Giá trị làm lợi khác + Đối với trẻ: Sau khi áp dụng sáng kiến tôi đã thu được kết quả sau: Kết quả khảo sát cuối năm STT Trước khi áp Sau khi áp dụng dụng Nội dung khảo sát Số lượng Số TL% Số TL% lượng trẻ 1 Trẻ vui vẻ, thích đến 20 10 50% 100% trường, lớp 20 2 Trẻ gần gũi với cô và 20 11 55% 100 % các bạn 20 3 Trẻ thích nghi với nền 20 9 45% 19 95 % nếp, sinh hoạt ở trường mầm non 4 Trẻ thích nghi với chế 20 12 60% 19 95% độ dinh dưỡng tại trường 5 Trẻ tích cực tham gia 20 11 55% 19 95 % vào các hoạt động
- 27 Biểu đồ so sánh 120% 100% 80% 60% 40% 20% 0% p n ớ ạ n h c l b i n á g, c s i c n á , d o c ếp ộ à ờ à n đ v rư v a t n ế i n cô ề ch g ế i i n i m đ vớ ớ ớ a h i v i v h íc ũ i h t h g gh g c t n n n cự ẻ, ầ h v g ch íc ch i ẻ í h tí u r th t v T ẻ rẻ ẻ rẻ r T Tr T T Đầu năm Cuối năm Kết quả khảo sát cho thấy: - Đối với trẻ: + Trẻ rất thích đi học, mạnh dạn, vui vẻ, nhanh chóng hòa nhập cùng các bạn chơi, chủ động hợp tác với cô, yêu quý bạn bè, cô giáo. Biết thể hiện tình cảm gần gũi với bạn, với cô, thích chơi cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi, có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, hứng thú trong khi chơi và có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi cùng bạn. Trẻ thích nghi tốt với chế độ dinh dưỡng tại trường. + Trẻ đã biết chào người lớn khi gặp, biết cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định, xếp hàng khi rửa tay, rửa mặt, giờ ăn không nói chuyện, không đùa nghịch khi ngủ, nghe lời cô giáo, bố mẹ. - Đối với giáo viên: + Giáo viên có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm hơn trong việc tạo môi trường, và tổ chức các hoạt động giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường giáo dục ở trường mầm non sáng tạo trong công tác tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, trang trí lớp, tạo không gian hấp dẫn thu hút sự chú ý, hứng thú của trẻ đến lớp + Xây dựng môi trường giáo dục đẹp, thân thiện, an toàn, đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả trẻ có thể chơi “mà học, học bằng chơi” theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Được phụ huynh tin
- 28 tưởng. Tạo niềm tin đối với xã hội, giúp cho mối quan hệ giữa gia đình, giữa cô giáo và trẻ trở nên gắn bó mật thiết và gần gũi nhau hơn, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Tạo môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, hấp dẫn đối với trẻ, giúp các con thực sự cảm nhận “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. + Giáo viên nhiệt tình, cởi mở và thân thiện, trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, các bước hướng dẫn của cô và việc thực hiện của trẻ đều diễn ra nhẹ nhàng, thuận lợi, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiết kiệm được nhiều thời gian mà lại đạt được hiệu quả cao. - Đối với phụ huynh: + Phụ huynh tin tưởng, tích cực cho con đến trường lớp, nhiệt tình ủng hộ và tham gia vào hoạt động giáo của lớp học và nhà trường, việc phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả thiết thực. + Phụ huynh tin tưởng tuyệt đối gửi gắm con tới trường, yên tâm làm việc. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Xuất phát từ thực tế và qua tham khảo tài liệu, tôi đã tự nghiên cứu biện pháp, không sao chép bản quyền của người khác. Trên đây là “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi thích nghi tốt với môi trường giáo dục tại trường mầm non Trực Mỹ” của tôi được rút ra trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu đã được áp dụng tại trường mầm non Trực Mỹ. Kính mong các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để đề tài của tôi ngày một hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ BIỆN PHÁP Đỗ Thị Mai
- 29 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH (xác nhận, đánh giá, xếp loại)
- 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình giáo dục mầm non. Ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Thông tư số 28/2016/TT-BGD ĐT ngày 30/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non. 3. Giáo trình: Giáo dục học mầm non, tâm lý mầm non 4. Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non nhà trẻ (3-36 tháng tuổi). NXB Giáo dục Việt Nam 5. Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2017 6. Trang web: “Mamnon.com” 7. Cổng thông tin điện tử: “edu.vn” 8. Nuôi dạy con nên người 9. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên, Bộ giáo dục đào tạo, năm học 2021-2022 (chuyên đề 6: Bồi dưỡng năng lực giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ trong cơ sở giáo dục Mầm non.