Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn làm quen với văn học

docx 17 trang binhlieuqn2 10121
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn làm quen với văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn làm quen với văn học

  1. số Đạt Chưa đạt yêu cầu yêu cầu Số Số % % lượng lượng 1 Trẻ đọc kể diển cảm 24 11 45% 13 54% Xúc cảm thẩm mỹ của trẻ đối với 2 24 10 41% 14 58% đọc thơ kể chuyện 3 Phát triển ngôn ngữ diển đạt tốt 24 11 45% 13 54% 4 Trẻ hứng thú với hoat động 24 10 41% 14 58% 7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến Tìm hiểu khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ trong độ tuổi mẫu giáo. Từ đó đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học một cách tốt nhất. 7.2.2 Với các biện pháp a, Biện pháp 1: Sưu tầm lựa chọn các tác phẩm văn học phù hợp với trẻ theo từng chủ đề Trước hết để cho nội dung lôgic và phù hợp với chủ đề, tôi xây dựng kế hoạch làm quen với văn học theo từng chủ đề, ứng với từng tuần, qua đó cho trẻ làm quen với các câu chuyện cổ tích phù hợp theo chủ đề đó, lồng ghép vào các hoạt động chiều, bên cạnh đó tuyên truyền đến phụ huynh cho trẻ nghe thêm các bài thơ, câu truyện ở nhà, từ đó giáo dục trẻ một cách phù hợp, nhẹ nhàng, trẻ không bị áp đặt hay gò bó, từ đó mang lại hiệu quả. Ví dụ * Chủ đề trường mầm non: Bé tới trường, Thỏ trắng đi học. * Chủ đề bản thân + Tết trung thu: Câu chuyện về tay trái và tay phải, Chú Cuội, Đôi mắt của em, Gấu con bị đau răng, Thỏ bông bị ốm * Chủ đề gia đình: Ba cô gái, Tấm Cám, Vì con, Gấu con chia quà, Thăm nhà bà, Bàn tay có nụ hôn, Nghe lời cô giáo. * Chủ đề ngành nghề: Ước mơ của tý, Bác sĩ chim, Chiếc ấm sành nở hoa, Nhớ ơn * Chủ đề động vật: Cóc kiện trời; chú dê đen, Đàn Gà con, Nàng tiên ốc, Rong và cá, Chú bò tìm bạn, Đàn gà con, Không nên phá tổ chim, Có một bầy hươu. * Tết và mùa xuân: Sự tích mùa xuân, Tết đang vào nhà
  2. * Chủ đề thực vật: Cây tre trăm đốt, Cây khế, Quả bầu tiên, Hoa cúc vàng, Hạt đỗ sót, Chú đỗ con * Chủ đề giao thông: Qua đường, Xe lu và xe ca * Chủ đề hiện tượng tự nhiên: Đám mây đen xấu xí, Giọt nước tí xíu, Bóng mây. * Chủ đề quê hương: Sự tích hồ Gươm, Ảnh Bác b, Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động Đồ dùng dạy học là một trong những phương tiện dạy học đạt kết quả cao nhất. Đồ dùng dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhớ rất lâu những kiến thức mà cô cung cấp nhất là khi trẻ được trực tiếp quan sát, trực tiếp hoạt động, qua đó trẻ cảm nhận được tình cảm, tích cách của các nhân vật trong truyện một cách sâu sắc. Vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ làm quen với truyện tôi chuẩn bị đồ dùng thật chu đáo. Tranh ảnh hấp dẫn, rối nhạc nền khi kể phù hợp, sa bàn phù hợp khi kể, có thể cho trẻ xem đĩa. Ví dụ: + Khi kể truyện “Ba cô gái” ở chủ đề gia đình, kể xong cho trẻ đóng kịch và chuẩn bị đồ dùng cho trẻ đóng kịch. + Hay câu truyện “Chú dê đen”, cô chuẩn bị rối, tranh ảnh khi kể, khi trẻ tham gia cho trẻ đội mũ các nhân vật để hóa tranh thành nhân vật, qua đó trẻ hiểu tính cách, nội dung truyện một cách sâu sắc hơn. c, Biện pháp 3: Sử dụng phương pháp giảng dạy Sử dụng phối hợp và hợp lý, hiệu quả các phương pháp giáo dục sẽ phát huy tính chủ động tích cực của trẻ vì thế cho nên khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi dùng kết hợp nhiều phương pháp để tất cả trẻ được hoạt động một cách tích cực và cụ thể là: + Phương pháp đọc và kể tác phẩm có nghệ thuật: Trẻ mẫu giáo chưa đọc, chưa viết được, đến lớp với tâm hồn đón đợi hướng về cô giáo. Cô giáo là cầu nối trẻ với tác phẩm, vì thế, cách trình bày diễn cảm và xúc động tác phẩm văn học có tầm quan trọng đặc biệt. Nhờ có cách trình bày tác phẩm một cách nghệ thuật, cô giáo giúp các em dễ dàng hiểu được nội dung, dễ đi vào tưởng tượng nghệ thuật, giúp các em nhìn thấy được những hình tượng, các khung cảnh, các tình tiết và biết đánh giá chúng một cách đúng đắn. + Phương pháp tích hợp: Việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, giáo viên không chỉ cho trẻ làm quen thông qua giờ học phát triển ngôn ngữ, mà lồng ghép vào các hoạt động khác, các môn học khác: Hoạt động ngoài trời; hoạt động góc; môn học khám phá khoa học - Lựa chon nhóm phương pháp đan xen với nhau, hỗ trợ cho nhau một cách phù hợp, thì hoạt động sẽ đạt kết quả cao. Cho nên khi cho trẻ làm quen với bài thơ hoặc câu chuyện , tôi cho rằng phải nhất thiết phải lồng ghép đan xen vào các hoạt động giáo dục khác một
  3. cách khéo léo, sáng tạo phù hợp với nội dung hoạt động, điều đó sẽ giúp cho trẻ tham gia hoạt động một cách hứng thú, đồng thời cho trẻ học các tác phẩm sâu sắc hơn, và ngược lại nếu cô giáo lồng ghép, tích hợp được nhiều quá sẽ làm nội dung bài thơ, câu chuyện bị phai nhạt, sẽ tạo sự căng thẳng, Qúa tải đối với trẻ. Bởi vậy tôi đã nghiên cứu học hỏi nhiều đồng nghiệp có kinh nghiệm ghi chép những thành công và thất bại của khá nhiều giáo viên, từ đó tôi lựa chon một số quan điểm tích hợp và lồng ghép vào hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen với bài thơ, câu chuyện một cách khéo léo, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với nội dung tác phẩm với chủ đề vừa phải kết hợp động và tĩnh đan xen nhau trong quá trình hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động chung và tích hợp mọi thời điểm khác trong ngày của trẻ. Ví dụ: Khi dạy truỵên “quả dưa hấu” ở chủ đề thế giới thực vật. Cô giáo có thể tích hợp bộ môn môi trường xung quanh, biết về quả dưa hấu gần gũi và là loại quả ngon, bổ dưỡng + Phương pháp trao đổi gợi mở - trò chuyện với trẻ về tác phẩm văn học: Trao đổi với trẻ bằng hệ thống câu hỏi gợi mở sẽ làm sâu sắc hơn việc cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ. Giá trị giáo dục của những cuộc trao đổi được xác định, còn là nâng cao hứng thú của trẻ đối với việc tiếp xúc tác phẩm, làm thức dậy những suy nghĩ của trẻ. Kết hợp với việc đọc diễn cảm tác phẩm văn học với việc trao đổi với trẻ về tác phẩm, những hình tượng nghệ thuật tuyệt vời sẽ đọng lại trong tâm trí, trái tim, làm phong phú tâm hồn và đời sống tinh thần ở trẻ. Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe truyện “Tích Chu”, cô giáo có thể đặt câu hỏi: Cháu có yêu Tích Chu không? Tạo sao? Trong câu hỏi này có hai cách đánh giá hành động nhân vật, hai cách trả lời khác nhau: yêu và không yêu. Cô giáo cần thảo luận với trẻ để đi đến nhất trí. Để tạo ra tranh luận cô giáo có thể hỏi: Tại sao cháu lại không yêu Tích Chu? Còn cháu? Tại sao cháu lại yêu nhân vật này? Để đi đến thống nhất là nhân vật Tích Chu như thế nào? Qua đó giúp trẻ hiểu sâu sắc tác phẩm. Trong khi đặt ra câu hỏi cô cho trẻ quan sát tranh ảnh về câu chuyện
  4. + Phương pháp cá thể hóa: Mỗi trẻ em tuy ở cùng độ tuổi song có sự phát triển khác nhau cả về thể chất và trí tuệ, nên cô phải dựa vào đặc điểm này để có những biện pháp riêng biệt, tránh lối giáo dục đồng loạt, để phát huy khả năng của từng trẻ. Giờ đón trẻ, giờ trả trẻ là lúc cô áp dụng biện pháp cá thể hiệu quả nhất. Ví dụ: cô trò chuyện cởi mở, tự nhiên gần gũi trẻ để trẻ tự bộc lộ bản thân: cô hỏi trẻ: Nhà con có em bé không? Con thường làm gì với em bé nếu em đòi đồ chơi của con? Từ đó cô có thể kể chuyện có nội dung về gia đình cho trẻ nghe. + Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan: Đồ dùng dạy học là một trong những phương tiện dạy học đạt kết quả cao nhất. Đồ dùng dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhớ rất lâu những kiến thức mà cô cung cấp nhất là khi trẻ được trực tiếp quan sát, trực tiếp hoạt động, qua đó trẻ cảm nhận được tình cảm, tích cách của các nhân vật trong truyện một cách sâu sắc. Vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi chuẩn bị đồ dùng thật chu đáo. Tranh ảnh hấp dẫn, rối nhạc nền khi kể phù hợp, sa bàn phù hợp khi kể, có thể cho trẻ xem đĩa. Ví dụ khi kể truyện “Ba cô gái”ở chủ đề gia đình, kể xong cho trẻ đóng kịch và chuẩn bị đồ dùng cho trẻ đóng kịch. + Phương pháp đổi mới cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học: Vận dụng phương pháp dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học thiết cần sự sáng tạo, linh hoạt, trong quá trinh vận dụng các nhóm phương pháp, đầu tiên tôi phải thực hành khả năng của trẻ trong lớp mình hiểu biết về tác phẩm đó đến mức độ nào? Tác phẩm đó trẻ đã thuộc hay chưa làm
  5. quen? Hoặc được làm quen ở mức độ nào. Từ đó giáo viên giáo viên lựa chọn nhóm phương pháp dạy trẻ cho phù hợp Ví dụ: Dạy trẻ bài thơ “Ong và bướm” Tôi thấy trẻ đã thuộc, thì dùng phương pháp theo hình thức dưới dạng trò chơi, giúp trẻ thoả mái hơn khi tham gia hoạt động. Tôi chú ý hát triển cho trẻ kỹ năng thể hiện tác phẩm, đọc thơ biểu cảm, đọc kết hợp với nét mặt, cử chỉ điệu bộ Hình ảnh trẻ được học tại lớp - Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Hoàng Đan dùng trong ứng dụng công nghệ thông tin. Cho trẻ xen các hình ảnh video, mô hình quay phim, để thu hút sự chú ý của trẻ và hướng trẻ suy nghĩ để trả lời câu hỏi của cô - Hình ảnh trẻ thể hiện cảm xúc của nhân vật thỏ “Truyện: Cáo, thỏ, gà trống” - Trong quá trình cho trẻ làm quen với các bài thơ câu chuyện cô giáo phải hết sức sáng tạo, không dập khuôn dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện theo tuần tự từng bước, mà phải chú ý vào khả năng tiếp cận của trẻ - Với phẩm trẻ hoàn toàn chưa biết thì tôi phải đi sâu vào đọc (kể), trích dẫn làm rõ ý giúp trẻ hiểu được nội dung tác phẩm sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, phần đàm thoại ở đây giáo viên đưa ra những câu hỏi chủ yếu mang tính chất gợi mở,với mức độ vừa phải - Trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi luôn hướng trẻ hoạt động một cách tích cực, không nhất thiết phải thực hiện tuần tự dập khuôn, mà tôi luôn
  6. chú ý tuỳ vào mức độ nhận thức của trẻ đề ra hệ thống câu hỏi một cách phù hợp không quá khó hay quá dễ, hướng trọng tâm vào hoạt động vào hoạt động phù hợp. Có thể trọng tâm là kể, đọc, trích dẫn làm rõ ý hay trọng tâm đàm thoại, cũng có thể trọng tâm là tập cho trẻ kể lại chuyện, hoặc phát triển dần lên cho trẻ tham gia đóng kịch các câu chuyện hay bài thơ d, Biện pháp 4: Tổ chức giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. Theo lịch sinh hoạt chương trình cho trẻ làm quen với văn học mỗi tuần chỉ một giờ hoạt động chung (20-25 phút). Chính vì vậy để đạt được mục đích đề ra tôi đã tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mọi lúc mọi nơi mọi thời điểm khác nhau trong ngày: + Giờ đón trẻ + Giờ hoạt động ngoài trời + Giờ HĐ góc + Giờ HĐ chung + Giờ trả trẻ Trẻ mẫu giáo rất giàu tình cảm, trong mọi hành động đều chịu sự chi phối của tình cảm. Một hành vi tốt của trẻ thường do cảm xúc khi được khích lệ khen ngợi hoặc do tình yêu lòng mong muốn giúp đỡ người mà trẻ yêu mến thúc đẩy. Những hành vi đạo đức của trẻ chỉ thực hiện được định kỳ khi trẻ phân biệt được điều tốt, điều xấu, những hành vi ứng xử nào cần làm và làm như thế nào? Những hành vi nào không nên làm và không được làm, đồng thời trẻ có những hành vi động cơ đúng đắn. Chính vì vậy việc giáo dục các chuẩn mực, quy tắc và động cơ hành vi coi là cốt lõi của công tác giáo dục đạo đức và được thực hiện liên tục, thường xuyên, cần luôn luôn làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức cho trẻ. - Giờ học phát triển ngôn ngữ: Giáo viên lựa chọn các tác phẩm văn học phù hợp với chủ đề, với lứa tuổi để dạy trẻ. Giờ học này là hoạt động cốt yếu để giúp trẻ hiểu chọn vẹn có hệ thống nội dung mà cô đưa ra. - Giờ hoạt động góc: Góc là khu vực riêng biệt trong nhóm nơi trẻ có thể làm việc một mình hoặc theo nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng để trẻ xem xét và khám phá. Cô giáo có thể làm việc riêng với từng nhóm nhỏ mà không sợ ảnh hưởng đến sự hoạt động tích cực của trẻ, ở đây trẻ được thoải mái về không gian và thời gian. - Sinh hoạt chiều: Đây là thời gian lý tưởng để cô giáo tổ chức cho trẻ làm quen chọn vẹn với một tác phẩm văn học đúng các bước và các phương pháp dạy học. e, Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh
  7. Sinh thời Bác Hồ thường nhắc nhở các nhà giáo phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò: Gia đình, nhà trường, xã hội là 3 yếu tố không thể thiếu và tách rời nhau. Bởi vì giáo dục nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục của ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Trường mầm non là nơi cha mẹ trẻ tin tưởng và gửi gắm tất cả vào cô giáo, trẻ có chăm ngoan khỏe mạnh cha mẹ mới tin tưởng và yên tâm với công việc. Để việc giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất tôi dã phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, từ đầu năm giáo viên đã thông báo chương trình học của cả một năm cho phụ huynh nắm được Tuyên truyền với phụ huynh về lợi ích của các tác phẩm văn học trong quá trình giáo dục trẻ. Đến đầu chủ đề, tôi cho phụ huynh muợn phô tô những câu truyện để phụ huynh kể cho con em mình nghe. Giáo dục đạo đức cho trẻ không thể tách rời khỏi gia đình vì giáo dục tình yêu là nội dung cơ bản của giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Giáo viên luôn trò chuyện tuyên truyền với phụ huynh về các nội dung giáo dục đạo đức, hành vi đạo đức phù hợp với trẻ để phụ huynh phối hợp rèn trẻ và dạy trẻ tại gia đình. Tuyên truyền cho phụ huynh hãy quan tâm đến trẻ như quan sát, thắc mắc, cho trẻ được thoải mái sáng tạo, xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động một cách tốt nhất không những thế phải tạo điều kiện tham khảo các tài liệu, tập sách về giáo dục con trẻ, tham gia các cuộc hội thảo để hiểu con em mình hơn. 8. Những thông tin cần được bảo mật - Không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến * Nhân lực: Được sự đồng thuận, nhất trí, ủng hộ của chị em đồng nghiệp, phụ huynh học sinh của lớp và sự tập trung, hứng thú của trẻ, phụ huynh học sinh. - Giáo viên có trình độ trên chuẩn, hiểu biết về chương trình giáo dục mầm non, hiểu được sự cần thiết về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về nhân cách, được phụ huynh tín nhiệm, học sinh quý mến. - Trẻ tại nhóm lớp được học đúng độ tuổi theo quy định, ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà, bố mẹ, cô giáo. - Phụ huynh quan tâm hơn về công tác chăm sóc – giáo dục trẻ của cô giáo đối với con em mình, nhiệt tình tham gia các buổi họp phụ huynh học sinh trong năm học và ủng hộ các phong trào do nhà trường phát động. * Vật lực: Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại nhóm lớp được trang bị đầy đủ phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non, có đủ đồ dùng học tập, tối thiểu theo quy định. * Thời gian thực hiện: Từ 02/2018 đến tháng 02/2019
  8. * Địa điểm: Lớp 4-5 tuổi A3, Trường mầm non Hoàng Đan và lớp 4-5 tuổi A4, 4-5 Tuổi A5 Trường Mầm non Hoàng Đan 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử theo các nội dung sau 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Qua quá trình áp dụng sáng kiến " Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn làm quen với văn học”. Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự giờ. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau: * Đối với giáo viên Quan điểm giáo dục trẻ theo hướng đổi mới giáo viên là người hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động vui chơi tìm tòi khám phá. Trẻ hoạt động không bị áp đặt để phát huy năng lực bản thân, được trao đổi, được nhận xét nên trẻ trở nên năng động hơn. Sau khi thực hiện chuyên đề LQVH bản thân tôi không ngừng phấn đấu học tập, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp. Qua các tiết học trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập, ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc hơn so với trước đây. * Đối với trẻ: + Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ tôi đang dạy có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng ngôn ngôn ngữ mạch lạc hơn tự tin khi tham gia giao tiếp. + Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ và cô, thích học các bài thơ, câu chuyện và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện, bài thơ qua đó trẻ biết yêu thương gần gũi với tất cả mọi người. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả - Sáng kiến được đánh giá đảm bảo tính khoa học, tính sáng tạo, có hiệu quả và ứng dụng thực tiễn dễ dàng. Lớp 4 tuổi A3- Trường mầm non Hoàng Đan; Sĩ số 31 trẻ Mức độ Tổng Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt số yêu cầu yêu cầu
  9. Số Số % % lượng lượng Trẻ đọc kể diển cảm 31 27 87% 4 13% Xúc cảm thẩm mỹ của trẻ đối với đọc 31 25 80% 6 20% thơ kể chuyện Phát triển ngôn ngữ diển đạt tốt 31 29 93% 2 0,7% Trẻ hứng thú với hoat động 27 28 90% 3 10% Lớp 4 tuổi A5 - Trường mầm non Hoàng Đan; Sĩ số 27 trẻ Mức độ Đạt Chưa đạt Tổng Nội dung khảo sát số yêu cầu yêu cầu Số Số % % lượng lượng Trẻ đọc kể diển cảm 27 20 74% 7 25% Xúc cảm thẩm mỹ của trẻ đối với đọc 27 21 77% 6 22% thơ kể chuyện Phát triển ngôn ngữ diển đạt tốt 27 25 92% 2 0,8% Trẻ hứng thú với hoat động 27 25 92% 2 0,8% Lớp 4 tuổi A4 - Trường mầm non Hoàng Đan; Sĩ số 24 trẻ Mức độ Đạt Chưa đạt Tổng TT Nội dung khảo sát số yêu cầu yêu cầu Số Số % % lượng lượng
  10. 1 Trẻ đọc kể diển cảm 24 20 83% 4 17% Xúc cảm thẩm mỹ của trẻ đối với 2 24 19 79% 5 21% đọc thơ kể chuyện 3 Phát triển ngôn ngữ diển đạt tốt 24 22 91% 2 9% 4 Trẻ hứng thú với hoat động 24 23 95% 1 5% - Nhìn vào bảng điều tra ta thấy áp dụng những sáng kiến trẻ đã dần tốt hơn, trẻ biết giao tiếp thuần thục, biết đưa ra các câu hỏi thích hợp, biết sử dụng các ngôn từ chính xác, mạch lạc, vốn từ được phát triển mạnh mẽ phong phú thể hiện rõ là trẻ đã nói được câu chọn vẹn có nhiều từ. Qua đó đã giúp trẻ phát triển toàn diện cho trẻ như tình cảm đạo đức, lòng nhân ái tính thẩm mỹ đặc biệt trí tưởng tượng và thẩm mỹ, đặc biệt trí tưởng tượng và nhận thức của trẻ về thế giới thiên nhiên và xã hội không ngừng được phát triển và mở rộng. Trẻ biết yêu cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp trong cuộc sống hằng ngày - Bản thân tôi đã tích luỹ được kinh nghiệm quý báu trong quá trình tìm hiểu và phát huy ý tưởng. 10.3. Kết quả từ phía các bậc cha mẹ - Phụ huynh có hiểu biết về tầm quan trọng của việc kết hợp với cô giáo. Trong quá trình giáo dục con em mình giúp chúng ta phát triển đồng đều về mọi mặt hay không, đó là nhờ vào khả năng tuyên truyền của các cô giáo trực tiếp đứng lớp - Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường, lớp. - Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ biết lễ phép, biết nhường nhịn các bạn khi chơi và nhường nhịn các em nhỏ, biết nghe lời người lớn , trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp; cha mẹ phối hơp với cô giáo chặt chẽ để giáo dục con hơn. - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, họ không áp đặt dạy trẻ theo một khuôn nhất định, mà thay vào đó là giáo dục bằng các câu chuyện trẻ rất dễ nhớ, biết noi theo những gương nhân vật tốt trong các tác phẩm và phê bình nhân vật xấu. - Cha mẹ cảm thấy mãn nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, lớp, không chê bai chỉ trích cô giáo, ngược lại cha mẹ thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo. 9.4. Về phía giáo viên và nhà trường và các cấp - Cô giáo thường xuyên trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi vụn vặt của trẻ, không la mắng, và luôn giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp.
  11. - Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn. - Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ. - Kết quả qua các lần tổ chức, phát động các phong trào, nhà trường đã nhận được tham gia đông đảo trên 70% và ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ trẻ em. Hiệu quả lớn nhất là nhà trường đã huy động được sự tham gia của cha mẹ trẻ em, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cho trẻ, đồng thời đây là những cơ hội vàng để dạy trẻ cách cư xử, chào hỏi, quan tâm đến mọi người. - Qua quá trình thực hiện theo các kinh nghiệm đó tôi thấy đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, với những hình thức cô đưa ra, trẻ vận dụng và tiếp thu rất nhanh. Từ đó, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ phát triển được các kỹ năng phán đoán, suy luận, biết đưa ra quyết định của mình. Bên cạnh đó, ở các lĩnh vực khác trẻ cũng có những tiến bộ rõ rệt. Trên đây là: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Hoàng Đan” Bản thân giáo viên chúng tôi sẽ luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa làm thêm đồ dùng đồ chơi, tạo mọi điều kiện để trẻ tiếp thu bài được tốt hơn. Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù được sự quan tâm giúp đỡ của các chị em đồng nghiệp. Nhưng không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo cấp trên và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến ngày càng tốt hơn. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu TT Tên tổ chức/ cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực nhân áp dụng sáng kiến 1 Phạm Thị Hồng Trường mầm non Lớp 4-5 tuổi A3, trường mầm non Linh Hoàng Đan Hoàng Đan/ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 2 Trương Thị Lan Trường mầm non Lớp 4-5 tuổi A5, trường mầm non Hoàng Đan Hoàng Đan/ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 3 Trương thị Trường mầm non Lớp 4-5 tuổi A4, trường mầm non Phượng Hoàng Đan Hoàng Đan /Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
  12. Hoàng Đan, ngày tháng năm 2019 Hoàng Đan, ngày tháng năm 2019 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Đã ký) (Đã ký) Trần Thị Kim Ký Phạm Thị Hồng Linh