SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non

doc 29 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_xay_dung_moi.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non

  1. cần chú ý đến hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ để hiểu, đánh giá đúng và tôn trọng. Căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạt động và đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục đề ra. GV có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục tại trường. Trẻ sẽ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động thể dục thể thao, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp. Vì thế giáo viên cần chú ý giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để tiết học thể dục của trẻ luôn đạt kết quả cao. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Trong một tiết học thể dục luôn có 3 phần: Phần khởi động, phần trọng động và phần hồi tĩnh. Trong phần trọng động có: Bài tập phát triển chung và vận động cơ bản. *Khởi động: - Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như : Trống, xắc xô, Ngoài ra, nếu có điều kiện, giáo viên sử dụng tín hiệu âm thanh. - Âm nhạc, đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, trong một tiết học, giáo viên nên sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh. Có thể tiến hành phần khởi động như sau: Giáo viên cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, giáo viên đi vào phía trong vòng tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi thường phối hợp với các kiểu đi: đi kiễng gót 2m, đi thường 5m, 2m đi bằng gót chân, 5m đi thường, đi như vậy khoảng 2-3lần. Sau đó, cho trẻ chuyển sang chạy thay đổi tốc độ: chậm-nhanh-chậm. Hoặc cuối phần khởi động, giáo viên có thể cho trẻ chơi 14
  2. một trò chơi vận động nhẹ nhàng như: “Tiếng gọi của ai?”, “Chuông reo ở đâu?”, có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động. * Trọng động: Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ luyện tập của trẻ. - Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực.Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ. -Thực hiện bài tập phát triển chung: - Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính; cơ bả vai, cơ chân, cơ mình, những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “ném xa”thì khi chọn động tác cho bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động cơ bản là “bật xa”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún chân, giáo viên nên chọn bài tập phát triển chung có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều hơn.Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục, nhưng các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn. Cần chú ý kết hợp sử dụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để trẻ có cảm giác đúng về động tác khi tập không có dụng cụ. +Vận động cơ bản. Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ tiến hành theo các bước sau : Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập. Giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và khả năng của trẻ. - Ví dụ: Dạy cho trẻ thực hiện bài tập " Đi dích dắc đổi hướng theo vạch chuẩn. Đập và bắt bóng. ". Cô giáo có thể gợi ý : - Đố các con gì đây ? 15
  3. - Các con có muốn đến thăm doanh trại bộ đội không ? Muốn đến được đó các con phải vượt qua rất nhiều chướng ngại vật. - Hôm nay cô sẽ cho các con tập bài: Đi dích dắc đổi hướng theo vạch chuẩn - Đập và bắt bóng.Cô cho trẻ nhắc lại tên bài học. - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 2 giải thích :Tư thế chuẩn bị : Cô đứng tự nhiên chân rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng và đập xuống sàn, khi bóng nảy lên cô đưa 2 tay ra bắt lấy bóng. Tiếp đến cô đi đến vạch vạch xuất phát đi dích dắc đổi hướng theo vạch chuẩn, khi đi cô chú ý mắt nhìn thẳng, không chạm vào vạch, cô đi hết con đường, sau đó cô đi nhẹ nhàng về đứng cuối hàng. - Cô có thể cho 2 trẻ lên làm mẫu, khi trẻ làm cô kết hợp giãi thích rõ hơn. - Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai ) - Chia 2 nhóm thi đua thực hiện (cô bao quát và sửa sai) * Trò chơi vận động: Trò chơi vận động nhằm củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Giáo viên lựa chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi : Tín hiệu , Chó sói xấu tính , Bắt chước tạo dáng ,cáo và thỏ Ví dụ : Bài tập vận động bật qua vật cản thì trò chơi vận động là “Thi ném vào vòng”; ném xa bằng một tay thì trò chơi vận động là “ Đua ngựa”. Mục đích nhằm rèn luyện những kỉ năng của các vận động cơ bản. *Lưu ý: Đối với những bàn tập có 1 vận động thì giáo viên nên tổ chức trò chơi vận động, còn với những bài tập có 2 đến 3 vận động thì giáo viên không nên tổ chức trò chơi vận động vì trẻ vận động quá sức. * Hồi tỉnh: Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo viên phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức : cho trẻ đi vòng tròn, hít thở , trò 16
  4. chơi vận động tĩnh như : “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”. Ví dụ :Cô cho trẻ đi vòng tròn đọc thơ “Bé bước một hai”, hít thở sâu. Nhận xét tiết học: Giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiết học khen trẻ kịp thời. Cuối tiết học chủ yếu động viên trẻ, khen là chính 2.2.5: Tạo môi trường tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi nhằm nâng cao thể lực cho trẻ. - Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ. Theo chương trình GDMN mới, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động giáo dục sau: + Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều. + Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời. + Trong các giờ hoạt động học. - Nếu như hoạt động học nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất, hay như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về cách chơi theo nhóm, biết chia sẻ cùng bạn đoàn kết Chính vì vậy giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi vận động cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động . * Với giờ hoạt động học: - Giờ thể dục: Một giờ thể dục thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới và một vận động ôn. Nên giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh củng cố tố chất nhanh, khéo, luyện tập cho trẻ khả năng phản ứng nhanh đúng theo tín hiệu. Đồng thời phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động. Nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động. * Hoạt động khám phá: Khi lựa chọn trò chơi cần đáp ứng tiêu chí sau: Nhằm phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cung cấp cho trẻ kỹ năng chơi 17
  5. theo nhóm, kỹ năng sử dụng . Đồ chơi sáng tạo của giáo viên mầm non. Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ. + Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học: “Một số con vật nuôi trong gia đình” sau khi cô cho trẻ nhận biết gọi tên, nhận biết đặc điểm của con gà, con vịt. Thì đến phần trò chơi củng cố cô sẽ cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” khi cô nêu đặc điểm hay tiếng kêu của con vật nào trẻ tìm con vật đó giơ lên và nói. Hay trò chơi: “ Tìm về đúng chuồng” khi cô yêu cầu trẻ tìm về đúng chuồng thì các cháu đội mũ con vật nào phải về đúng chuồng con vật. Với các trò chơi này có thể áp dụng với nhiều chủ đề khác tùy vào nội dung của trò và chủ điểm mà cô có cách đặt tên khác nhau. Nhưng vẫn mang một mục đích chính nhằm củng cố ôn luyện kiến thức và kỹ năng vận động cho trẻ. + Với hoạt động khám phá xã hội: “Một số quy định giao thông đường bộ” sau khi trẻ quan sát các video và đàm thoại về một số quy định về giao thông đường bộ. Đến phần trò chơi củng cố tôi đã cho trẻ chơi trò chơi: “ Bé tham gia giao thông” qua trò chơi này giúp trẻ củng cố lại bài vừa học không những vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh hơn từ đó giúp trẻ phát triển tốt về thể lực. + Hoặc với hoạt động khám phá khoa học: “ Một số loại rau” sau khi cho trẻ quan sát và nêu nhận xét về đặc điểm, lợi ích của một số loại rau và đến phần luyện tập củng cố thì tôi đã chọn trò chơi “ Hãy chọn đúng” với trò chơi này tạo cho trẻ được thoải mái trẻ không cảm thấy mệt mỏi mà ghi nhớ được lâu và rất thích thú tham gia vào trò chơi. * Với hoạt động ngoài trời: Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động trong giờ học, hoạt động ngoài trời trẻ còn được chơi các trò chơi vận động. Trẻ chơi với các dụng cụ ở góc vận động trẻ sử dụng lốp xe ô tô, lốp xe máy hỏng để chơi lăn lốp xe, bật nhảy, ném trúng đích Hoặc trẻ có thể sử dụng những chiếc tạ làm từ những quả bóng nhựa để phát triển khả năng vận động của đôi tay. Qua đây phát triển hơn và hoàn thiện hơn về thể lực. Tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động theo nhóm nhỏ 18
  6. trong một không gian hẹp: “Kéo cưa lừa xẻ”; “ Chi chi chành chành”; “Cắp cua bỏ giỏ” 2.2.6. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng. Đối với tôi sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục trẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng, nhất là với trẻ lứa tuổi này, trẻ rất nhanh quên nếu như không có ai nhắc cho trẻ nhớ, cũng thông qua phụ huynh giáo viên có thể biết được những tâm sinh lý của trẻ đó và ngược lại, thông qua giáo viên phụ huynh có thể biết được việc học của con em mình. Vì thế ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh, thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Trong buổi họp phụ huynh tôi đã thông báo những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi để phụ huynh biết. Vấn đề này đã được đưa ra trước cuộc họp, đã được phụ huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận sôi nổi. Tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức, kinh nghiệm để giúp trẻ phát triển thể lực tốt, sự cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ như thế nào. Tôi đề nghị các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu cách rèn luyện ở trường để tìm ra phương pháp hiệu quả kết hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ và tôi cũng nhận thức được rằng phụ huynh là một nguồn lực mạnh mẽ hỗ trợ các loại nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, khi làm đồ dùng đồ chơi tôi kêu gọi phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu có sẵn giúp đỡ việc học của con em mình được tốt hơn. Như vận động phụ huynh hổ trợ vật liệu : lốp xe, tre, nứa, gỗ để làm nên những đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho các hoạt động phát triển thể chất. Để việc phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên được tốt hơn tôi lên kế hoạch cần phối hợp hàng tháng ở bảng cha mẹ cần biết. Lên bảng tin về chương trình dạy theo chủ điểm và thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ. Giáo viên cần làm tốt công tác tuyên truyền các nội dung về sự phát triển toàn diện của trẻ, sức khỏe thể chất và tinh thần, vai trò và nội dung của phát triển thể chất, nhu cầu dinh dưỡng, thói quen vệ sinh, mốc phát triển thể chất, các bài tập cần dạy trẻ hàng ngày. Trong đó tập trung vào nội dung phát triển vận động cho trẻ như các trò chơi vận động, một số môn 19
  7. thể thao phù hợp, các trò chơi dân gian. Tại các khu vực có hình ảnh minh họa, chỉ dẫn cách chơi trò chơi vận động để phụ huynh có thể hướng dẫn và chơi cùng con. - Hình thức tuyên truyền: + Tổ chức hội thảo về dinh dưỡng tại đây phụ huynh được bác sỹ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ theo khoa học để có thể lực tốt tham gia được các trò chơi vận động. Ngoài ra bác sỹ còn tư vấn, khuyên cha mẹ nên cho trẻ tham gia một số trò chơi vận động, một số môn thể thao phù hợp với từng độ tuổi để giúp trẻ tăng chiều cao và phát triển thể chất. + Tại bảng tin: Tuyên truyền các nội dung về dinh dưỡng, vệ sinh, thói quen tốt cho sức khỏe, mốc phát triển thể chất + Các hộp: Đựng các tờ rơi về chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển vận động. + Tài liệu phát tay: Phát tại các giờ đón, trả, tại cuộc họp phụ huynh. + Mời tham dự trực tiếp tại các buổi giao lưu thể thao, tham gia các trò chơi trong ngày hội ngày lễ. Đối với cộng đồng: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và huy động sự tham gia phối hợp của cộng đồng nhằm tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục phát triển vận động cho trẻ tuổi mầm non. Cuối cùng, hãy xem đây là một niềm vui thích và tạo ra nhiều niềm vui, đừng tạo cho trẻ cảm giác giờ hoạt động thể dục là một buổi học tập bài bản và căng thẳng! 3. Kết quả : Sau một thời gian vận dụng và thực hiện các biện pháp trên để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. Tuy thời gian đầu còn gặp nhiều bỡ ngỡ khó khăn nhưng bản thân tôi đã nổ lực phấn đấu làm việc hết mình và thu được một số kết quả đáng phấn khởi sau : 20
  8. Mức độ Đầu năm Cuối học kỳ 1 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia vào 17/41 41,4% 40/41 97,5% hoạt động giáo dục thể chất. Hiểu biết chủ động, tích cực, có kỷ 10/41 24,3% 39/41 95,1% năng, kỷ xảo trong hoạt động giáo dục thể chất Tinh thần đoàn kết- ý thức tập thể 13/41 31,7% 40/41 97,5% Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực 21/41 51,2% 38/41 92,6% tốt Tỷ lệ thấp còi 10/41 24,3% 4/41 9,7% Qua quá trình tổ chức cho trẻ tham gia vận động trong giáo dục thể chất với các biện pháp tôi nêu ở phần trên, trẻ lớp tôi đã hứng thú hơn, tích cực hơn, mạnh dạn hơn trong tất cả các hoat động, những trẻ nhút nhát đã có sự tiến bộ rõ rệt, không e dè sợ sệt nữa. Đa số trẻ đều có kiến thức và kỹ năng tập các bài tập vận động. Những trẻ lười vận động đến bây giờ đã chăm chỉ, luyện tập hơn. Phần lớn trẻ tự ra góc vận động lấy đồ dùng ra và tự tập với nhau, ngay cả giờ trả trẻ, có nhiều trẻ khi được bố mẹ đón ra ngoài vẫn ra góc vận động lấy đồ dùng thể dục ra và luyện tập với nhau ngoài sân trường. Tuy thời gian thực hiện đề tài không dài nhưng bản thân tôi đã biết lập kế hoạch thực hiện phù hợp với nhóm lớp mình dựa trên mục tiêu chung của nhà trường. Bản thân nắm chắc phương pháp hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ, nên khi tổ chức cho trẻ hoạt động này tôi tổ chức một cách nhẹ nhàng, linh hoạt, trẻ hứng thú tích cực mạnh dạn và tự tin khi tham gia vào hoạt động giáo dục thể chất, sáng tạo hơn trong việc làm đồ dùng đồ chơi tận dụng từ những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh đã nắm được tầm quan trọng của việc đưa hoạt động giáo dục thể chất vào giảng dạy, phấn khởi khi nhìn thấy con em mình ngày 21
  9. càng hoạt bát nhanh nhẹn, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau. Đa số phụ huynh nhiệt tình giúp giáo viên trong công tác sưu tầm, ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. 3. PHẦN KẾT LUẬN : 3. 1.Ý nghĩa của đề tài Giáo dục phát triển thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường. Nó có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Qua hoạt động phát triển giáo dục thể chất trẻ không những được thoả mãn nhu cầu vận động cơ thể mà còn góp phần nâng cao nhận thức, phát triển tình cảm, phát triển ngôn ngữ, sự phối hợp linh hoạt của các giác quan, tăng cường thể lực giúp trẻ trở thành nguồn nhân lực tài giỏi của đất nước trong tương lai. Thông qua việc áp dụng ‘‘Một số biện pháp xây dựng môi trường phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi ” tôi thấy các cháu lớp tôi đã tiến bộ rỏ rệt trẻ hứng thú, chủ động, mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, thích học thể dục, chăm chỉ luyện tập, sức đề kháng của trẻ tốt hơn, có thể lực khỏe mạnh vì vậy trẻ ít ốm hơn, đi học đều hơn, đa số trẻ đều có kiến thức và kỹ năng tập các bài tập vận động. Những trẻ lười vận động đến bây giờ đã chăm chỉ luyện tập hơn, có lúc các trẻ tự ra góc vận động lấy đồ dùng ra và tự tập với nhau, ngay cả khi giờ trả trẻ, có nhiều trẻ được bố mẹ đón ra ngoài, cho chơi đồ chơi ngoài trời nhưng có mấy trẻ tạo thành một nhóm tự ra góc vận động lấy đồ dùng thể dục ra và luyện tập lẫn nhau. Trẻ thường xuyên chơi đùa và vận động, và đặc biệt là trẻ thích đi học hơn. Điều mà bản thân tôi và cha mẹ trẻ nhận biết được rõ nhất ở trẻ là: Hệ cơ xương của trẻ vững chắc hơn, trong lớp không có trẻ có nguy cơ béo phì là tiền đề nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho trẻ mầm non và là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, các trẻ có thói quen vận động thường sẽ ngủ ngon hơn và ngủ sâu hơn. Sau một thời gian quen với việc tập luyện, trẻ sẽ dễ 22
  10. dàng đứng vững trước những thay đổi trong cuộc sống và không bị mệt mỏi khi vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc đời. Nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ đòi hỏi ở giáo viên và phụ huynh cần phải kiên trì, luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, trẻ sẽ thể hiện được sự dẻo dai, sức mạnh của các cơ và sự linh hoạt của mình qua các vận động. Không chỉ có chế độ dinh dưỡng mà những hoạt động thể chất cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển toàn diện của bé. Việc rèn luyện sẽ giúp trẻ có thể trạng tốt và khỏe mạnh hơn vì những hoạt động này giúp bé cảm thấy thoải mái tinh thần và ăn ngon miệng hơn rất nhiều. Ngoài ra, vận động giúp bé tăng cường sức khỏe. Đi bộ, chạy bộ, nhảy cao, ném bóng và các hoạt động chơi đùa giúp con bạn củng cố xương và cơ chắc khỏe, giúp cho tim phổi, mạch máu khỏe mạnh, đồng thời cải thiện sự cân bằng phối hợp, dáng đi và tính linh hoạt của trẻ. thể lực giúp trẻ trở thành nguồn nhân lực tài giỏi của đất nước trong tương lai. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí trẻ khi tổ chức các hoạt động thể dục cần khuyến khích tính tích cực, tự giác ở trẻ. Tổ chức thể dục sáng cho trẻ tổ chức thường xuyên liên tục, đều đặn và đúng giờ kết hợp dụng cụ như: Cờ, nơ, vòng để trẻ tập tích cực hơn. Để giờ học của trẻ không mệt mỏi, uể oải cần đưa yếu tố âm nhạc, aerobic vào bài học giáo dục thể chất. Hoạt động vận động để rèn luyện sức khỏe vì vậy giáo viên cần cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. Làm tốt công tác phối kết hợp với giáo viên trong lớp, tổ chuyên môn , lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và điều kiện môi trường xung quanh. Có phòng giáo dục thể chất, có khu vận động, có góc vận động cho trẻ, có khoảng không gian rộng rải, thoáng mát để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. Xuất phát từ thực tiễn, nhằm đáp ứng được yêu cầu của ngành học Mầm non theo định hướng đổi mới. Với những biện pháp tôi đã thực hiện trên trẻ ở độ tuổi 4- 5 tuổi trong năm học này giúp trẻ trong lớp phát triển thể chất tốt nhất. 3. 2. Kiến nghị đề xuất 23
  11. * Đối với phòng giáo dục: - Trang cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho trẻ học tốt bộ môn này - Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề thể dục cho giáo viên * Đối với địa phương: - Cần quan tâm hơn nữa việc mua sắm cơ sở vật chất dụng cụ phục vụ cho hoạt động phát triển thể chất. - Phối hợp với nhà trường và gia đình để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. * Đối với nhà trường: - Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên cho trẻ hoạt động. - Mua sắm thêm các nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí để giáo viên có thể tham khảo, học tập, trau dồi thêm kiến thức và áp dụng. - Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hay dự giờ góp ý để giáo viên đúc rút kinh nghiệm. * Đối với phụ huynh: - Cần quan tâm hơn nữa việc bồi dưỡng về lĩnh vực phát triển thể chất cho con em mình. - Cần quan tâm hơn công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Đưa đón con em đi học đúng giờ và chuyên cần để đảm bảo trẻ được tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, liên tục - Phụ huynh cần tạo điều kiện giúp đỡ cho giáo viên trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi về “ Một số biện pháp xây dựng môi trường phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi ở trường mầm non”. Bên cạnh những kết quả thu được là đồ dùng đồ chơi ngày càng phong phú, đa dạng, môi trường xanh, sạch, đẹp. Trẻ hứng thú, mạnh dạn tự tin khi tham 24
  12. gia vào các hoạt động. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển tốt về thể lực nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng bổ sung của các cấp lãnh đạo Phòng giáo dục và lãnh đạo nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp giúp tôi có được bài học kinh nghiệm tốt hơn để áp dụng trong quá trình công tác của bản thân, đặc biệt nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng cũng như trẻ trong độ tuổi trẻ Mầm non nói chung. Xin chân thành cảm ơn! 25
  13. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG 26
  14. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC 27
  15. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH 28