Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông đường bộ

docx 24 trang thulinhhd34 1059713
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông đường bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_cha.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông đường bộ

  1. Xanh đi, đèn đỏ dừng mau đúng rồi”. Với cách ghi nhớ trên, trẻ vừa có thể dễ dàng thuộc và nhanh chóng áp dụng, khi gặp tình huống sẽ biết phản xạ theo đúng như những gì đã được học ở lớp. Điểm gây hứng thú nhất ở trẻ vẫn là được chơi trò chơi mỗi khi đến tiết học giao thông. Thông qua từng mô hình, loại đồ chơi giáo viên giúp trẻ nhận biết các nguyên tắc và phương tiện, biển báo giao thông cơ bản thường gặp trên đường. Ngoài ra lồng ghép các buổi hoạt động góc, hoạt động ngoài trời trẻ được tổ chức những trò chơi tập thể về chủ đề giao thông. Từng nhóm được phân vai đóng phương tiện và người lái, xử lý tình huống nhỏ như: tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn đường quy định, khi lái xe trời tối cần phải bật đèn xe, sử dụng kèn khi tham gia giao thông ở những đoạn đường đông người hầu hết trẻ rất hào hứng khi được phân vai trong trò chơi, các hoạt động góc diễn ra vào buổi sáng sớm, vừa giúp trẻ vui chơi có thêm kiến thức lại rèn luyện sức khoẻ. 7.1.4. Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông. a. Biện pháp 1: Nâng cao hiểu biết của bản thân về luật lệ an toàn giao thông. Để trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông có thể áp dụng dạy trẻ, tôi đã nghiên cứu, thường xuyên tìm tòi các tài liệu về an toàn giao thông , tìm đọc các loại sách về luật giao thông đường bộ như : Cẩm nang an toàn giao thông,văn hóa giao thông, thế giới trong mắt em-an toàn giao thông, học và thực hành luật an toàn giao thông trực tuyến Chủ động tham mưu với BGH cử giáo viên tham dự các lớp tập huấn về ATGT. Theo dõi các chương trình truyền hình về ATGT như “Tôi yêu Việt Nam”, “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm ,nâng cao kiến thức áp dụng vào việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường mầm non. 9
  2. Là một giáo viên mầm non đứng lớp, là người có trách nhiệm truyền thụ cho trẻ những kiến thức, kỷ năng cơ bản cho trẻ, là người định hướng sự phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì thế mà tôi luôn tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, một mặt gương mẫu chấp hành nghiêm luật giao thông, mặt khác thông qua các hoạt động nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ hàng ngày ở trường, nhất là các hoạt động ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm sáng tạo lồng ghép câu chuyện, nội dung bài học về trật tự an toàn giao thông để giáo dục các em thì chắc chắn văn hoá giao thông của các em sẽ tốt hơn nhiều so với những em không được nhà trường và cha mẹ giáo dục về an toàn giao thông từ thuở nhỏ. Nếu có sự phối hợp giáo dục đồng bộ từ nhà trường đến gia đình cho học sinh như vậy, hy vọng một ngày không xa, xã hội sẽ có một thế hệ công dân chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông, góp phần kiềm chế được tai nạn và ùn tắc giao thông. b. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chuyên đề Giáo dục ATGT cho trẻ: Tôi đã bám sát vào Chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, Chương trình hành động an toàn giao thông quốc gia và đặc điểm phát triển của trẻ tại lớp để xây dựng nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ phù hợp, không cứng nhắc là chỉ đưa vào mỗi chủ đề “Giao thông” mà tôi lựa chọn nội dung để lồng ghép trong các chủ đề khác sao cho phù hợp. Việc lồng ghép trò chơi vào trong nội dung các tiết học ATGT không chỉ tạo thêm sân chơi cho các bé, mà còn cung cấp những thông tin cần thiết về ATGT và giúp các bé linh hoạt trong ứng xử các tình huống khi tham gia giao thông. Ví dụ: -Trong chủ đề trường mầm non ,tôi đã lựa chọn một số câu đố về giao thông để cho trẻ nghe và giải đố vào các buổi chều . Lựa chọn một số trò chơi về an toàn giao thông để trẻ chơi ở các góc học tập. -Trong chủ đề gia đình,cho trẻ biết những đồ dùng nào trong gia đình có liên quan đến giao thông như mũ bảo hiểm,xe máy,ô tô ,lồng ghép giáo dục trẻ 10
  3. khi ngồi trên các phương tiện giao thông các con phải thực hiện những điều gì? Xây dựng bộ công cụ đánh giá các tiêu chí về kiến thức, kĩ năng, thái độ của trẻ khi tham gia các họat động có nội dung giáo dục an toàn giao thông để đánh giá trẻ sau mỗi chủ đề, để từ đó đưa ra được những biện pháp tác động phù hợp. c. Biện pháp 3: Tổ chức lồng ghép giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ vào các hoạt động giáo dục trẻ: * Thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường: Như đón trẻ, hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều tôi đều chú trọng lựa chọn các nội dung giáo dục luật lệan toàn giao thông cho trẻ một cách phù hợp như: Ví dụ :-Trong hoạt động trò chuyện buổi sáng : Cô có thể hỏi trẻ những câu hỏi như: + Sáng nay ai đưa con đi học? + Bố mẹ chở con đi học bằng phương tiện gì? + Khi ngồi trên xe con có đội mũ bảo hiểm không ? - Trong hoạt động học có chủ đích :Qua những bài thơ, câu chuyện hoặc qua bài hát giáo dục trẻ những kiến thức như: + Dạy trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, nơi hoạt động của phương tiện giao thông đường bộ. + Người tham gia giao thông phải đi ở đâu, đi như thế nào? + Đối với trẻ em khi tham gia giao thông hoặc ngồi trên các phương tiện giao thông phải thực hiện những điều gì. + Điều gì sẽ xảy ra nếu như mọi người không chấp hành luật lệ an toàn giao thông. + Ai là người giúp các phương tiện giao thông lưu thông trên đường đúng luật?. 11
  4. Hoạt động học về an toàn giao thông của cô và trò trương mầm non Thanh Trù - Ngoài việc giáo dục trẻ tuân thủ luật lệ an toàn giao thông, tôi cũng đưa vào một số hành vi ứng xử có văn hóa như: Khi xảy ra va chạm giao thông, hay hành vi ứng xử khi kẹt xe, không bóp còi inh ỏi khi đi trên đường, giúp đỡ người già và người tàn tật qua đường Chính những hành vi này ít nhiều ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em. -Trong hoạt động góc : Trẻ có thể chơi trò chơi an toàn giao thông ở tất cả các góc chơi như góc xây dựng ,trẻ có thể xây dựng mô hình ngã tư đường phố; góc tạo hình, trẻ có thể vẽ các biển báo, tín hiệu đèn giao thông, hoặc nững gì mà trẻ thấy khi tham gia giao thông - Trong hoạt động ngoài trời: Cho trẻ chơi các trò chơi trên mô hình ngã tư đường phố tại sân trường hay trò chơi : Chim sẻ và ô tô, tín hiệu đèn giao thông, bác tài xế giỏi thông qua đó củng cố các kiến thức về an toàn giao thông cho trẻ một cách thiết thực nhất, giúp trẻ nhớ lâu nhất. - Trong hoạt động chiều: Cô và trẻ cùng trò chuyện về luật giao thông như : Khi đi đường các con đi bên phí tay nào? các con không nên chơi dưới lòng 12
  5. đường, hoặc chơi trò chơi về các biển báo đơn giản mà thường ngày các con thấy trên đường Tất cả những kiến thức đó tưởng chừng khô cứng và khó đối với trẻ nhưng được tôi tổ chức dưới dạng các trò chơi, câu đố, tình huống chơi, những bài thơ, bài hát, câu chuyện, hình ảnh, video thực tế giúp trẻ tiếp thu một cách tự nhiên, thoải mái và tích cực tham gia các hoạt động. * Thông qua các hoạt động trải nghiệm: - Hoạt động ngoại khóa: Tổ chức cho trẻ thực hành luật lệ giao thông tại sân trường. Trẻ đóng vai các chú cảnh sát chỉ dẫn các phương tiện giao thông, những người điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp đi qua ngã tư đường phố. Cô gợi ý và tạo ra các tình huống để trẻ thực hành, qua đó giáo dục trẻ biết và hiểu một số luật lệ giao thông đơn giản. Bé Nguyễn Hải Ly, lớp 5 tuổi C, nói: Chúng con đã nhận biết được đèn tín hiệu, khi đi bộ phải đi đúng phần đường của mình trên vỉa hè, đi về bên phải; khi ngồi trên xe máy phải có mũ bảo hiểm, biết đội mũ bảo hiểm đúng cách,và con còn nhắc nhở bố mẹ con khi đi trên đường nữa cô ạ! Khi trẻ được tham gia các hoạt động ngoại khóa rõ ràng chúng ta thấy trẻ mạnh dạn, tự tin hơn nhiều, có thể nói được những suy nghĩ, những kinhnghiệm của bản thân cho cô và các bạn cùng nghe. 13
  6. Một số hình ảnh trẻ được tham gia các buổi ngoại khóa,thực hành về an toàn giao thông tại sân trường. - Hoạt động trải nghiệm: Ngoài ra tôi mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức cho trẻ đi tham quan đường phố kết hợp thực hành luật lệ an toàn giao thông đường bộ. Khi tham gia hoạt động này cô giáo đóng vai trò là người hướng dẫn trực tiếp cho các con: Đâu là đường dành cho người đi bộ, đâu là tín hiệu đèn khi sang đường, đâu là phần đường cho người đi bộ sang đường tôi tổ chức lần lượt cho từng nhóm trẻ đi trải nghiệm thực tế vào những thời điểm thích hợp để trẻ được tận mắt quan sát, được trực tiếp thực hành sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn, trẻ có thể nhắc bố mẹ khi đi trên đường. 14
  7. Một số hình ảnh cô và trò trường mầm non Thanh Trù tham gia hoạt động trải nhiệm thực tế về an toang giao thông. d. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục chấp hành luật lệ an toàn giao thông cho trẻ. - Sân trường được kẻ vạch vôi ngã tư đường phố,có các cột đèn tín hiệu giao thông và một số biển báo quen thuộc để trẻ trải nghiệm làm quen với việc tham gia giao thông đúng luật. - Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mời các bậc phụ huynh tham gia cùng trẻ các hoạt động ngoại khóa về an toàn giao thông cùng các bé . Thông qua đó giúp cha mẹ trẻ hiểu được rằng : Ý thức tham gia giao thông đúng luật là vô cùng quan trọng đối với mỗi người và đặc biệt là trẻ em, và đội mũ bảo hiểm không hề làm hỏng xương cổ của trẻ mà đội mũ bảo hiểm giúp trẻ bảo vệ sức khỏe , và tính mạng của bản thân và con em mình. - Tham mưu với ban giám hiệu có ý kiến lên các cấp lãnh đạo địa phương đầu tư cơ sở vật chất ,các bảng biểu tuyên truyền đến toàn thể nhân dân địa phương cũng như toàn xã hội . Để việc tuyên truyền các nội dung kiến thức về an toàn giao thông với trẻ mẫu giáo không còn là nhiệm vụ riêng của các cô giáo mầm non mà đó là trách nhiệm của toàn xã hội. 15
  8. Hình ảnh các bé tham gia cuộc thi đội mũ bảo hiểm đúng cách. e. Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền trong đội ngũ giáo viên và phụ huynh học sinh: Tôi đã chủ động tham mưu với ban giám hiệu nhà trường xây dựng tiết mẫu về lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho trẻ để giáo viên toàn trường dự, từ đó trao đổi kinh nghiệm, những hiểu biết của mình tới đồng nghiệp và nhận sự góp ý của đồng nghiệp. Dành thêm thời gian sau những buổi sinh hoạt chuyên môn để cùng thảo luận đưa ra những nội dung giáo dục an toàn giao thông phù hợp và thiết thực nhất với trẻ. Tích cực tuyên truyền các nội dung về an toàn giao thông trong các buổi họp phụ huynh qua bảng tuyên truyền của lớp, qua các khẩu hiệu, qua trang web của nhà trường Mời phụ huynh tham dự các tiết dạy, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm về luật lệ ATGT. Xây dựng bảng nội quy của lớp về chấp hành luật lệ an toàn giao thông gửi đến từng phụ huynh. Ví dụ: Nội dung tuyên truyền qua bảng tuyên truyền của lớp: 16
  9. - Đi đúng phần đường quy định dành cho người đi bộ, phải đi trên vỉa hè, đi sát lề đường đối với đường không có vỉa hè. Khi sang đường phải quan sát kỹ các xe đang đi tới và chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn. - Bố, mẹ đưa con đến trường bằng xe máy: Phải thực hiện đúng luật giao thông dành cho người đi xe máy: Người điều khiển xe và người ngồi sau xe phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Bố, mẹ nên trang bị cho mình và cho con mình loại mũ bảo hiểm đạt chuẩn để đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và con em mình nếu có sự cố xảy ra. - Khi tham gia giao thông đi đúng làn đường quy định dành cho xe máy, không lấn sang phần đường dành cho ô tô, không nên đi vào phần đường dành cho người đi bộ. Không phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng, luồn lách. Không đi xe máy trong sân trường. - Khi đi gặp đèn giao thông phải thực hiện đúng luật, đèn xanh báo hiệu được đi, đèn vàng báo hiệu đi chậm và đèn đỏ báo hiệu phải dừng lại, không được đi đường ngược chiều, vượt dải phân cách, đi đúng theo vạch chỉ dẫn. Viết bài tuyên truyền phát lên loa phát thanh của nhà trường vào những buổi chiều phụ huynh đón trẻ. Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mở các buổi diễn đàn, đối thoại mời cán bộ công an về hướng dẫn, nói chuyện và thành phần tham gia là cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đặc biệt là các bậc phụ huynh học sinh. 17
  10. Cán bộ, giáo viên ,nhân viên nhà trường và các bậc phụ huynh tham gia buổi diễn đàn về an toàn giao thông tại trường mầm non Thanh Trù . Hàng ngày, giáo viên phối hợp với bảo vệ nhà trường nhắc nhở và hướng dẫn phụ huynh để xe đúng nơi quy định, đội mũ bảo hiểm cho bản thân và cho con em mình. Ví dụ : Nội dung nhắc nhở ,trao đổi trực tiếp với phụ huynh: - Không cho trẻ ngồi một mình đằng sau nếu không có đai an toàn - Khi đưa trẻ tới trường cần để xe vào nơi quy định hoặc theo hướng dẫn của bảo vệ rồi mới đưa con vào lớp (Không để xe linh tinh, không cho xe vào sân nhà vòm) - Không để trẻ ngồi trên xe một mình. - Trước khi cho trẻ xuống xe cần tắt máy, rút chìa khóa ra khỏi xe. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp của sáng kiến đều mang tính thực tiễn , khả thi, có thể áp dụng, nhân rộng tại các trường mầm non trong thành phố. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có thông tin nào cần bảo mật. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 18
  11. - Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như cơ sở vật chất để giáo viên thực hiện việc áp dụng sáng kiến có hiệu quả. - Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn. - Phụ huynh học sinh quan tâm đến chất lượng học tập của trẻ cũng như chất lượng giảng dạy của cô. - Trẻ đúng độ tuổi 5 - 6 tuổi và có sự phát triển bình thường về các mặt: ngôn ngữ, nhận thức, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. - Cơ sở vật chất : Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị ,đồ dùng - đồ chơi tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Với việc kiên trì thực hiện một số biện pháp nêu trên, tôi đã đạt được kết quả như sau: * Đối với giáo viên: Giáo viên có kiến thức cơ bản về luật lệ an toàn giao thông, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm học hỏi đồng nghiệp cũng như khám phá, tìm tòi tài liệu về an toàn giao thông để học hỏi âng cao trình độ hiểu biết và áp dụng vào dạy trẻ . Trong hoạt động đã chú ý đến đặc điểm cá nhân của trẻ biết rõ những khả năng cũng như hạn chế của từng trẻ để từ đó đưa ra biện pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 100% giáo viên tích cực lồng ghép giáo dục an toàn giao thông vào các hoạt động giáo dục trẻ. Tổ chức được 2 tiết mẫu về lồng ghép giáo dục an toàn giao thông. Đã tham gia được 3 lượt tập huấn về an toàn giao thông do Sở giáo dục và đào tạo phối hợp với Công an thành phố tổ chức. Biểu 1: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát giáo viên khối 5-6 tuổi Nội dung Đầu năm học Sau khi áp So sánh với dụng sáng kiến đầu năm học 1.Nhận thức của giáo viên 5/8=62,5% 8/8=100% Tăng 37,5 % 19
  12. về an toàn giao thông 2.Giáo viên Linh hoạt, 4/8=50% 8/8=100% Tăng 50 % sáng tạo lồng ghép về giao thông để dạy trẻ 3.Giáo viên chú ý đặc 4/8=50% 8/8=100% Tăng 50 % điểm phát của trẻ 4.Tổ chức đánh giá và cho 5/8=62,5% 8/8=100% Tăng 37,5% trẻ tự nhận xét mình, bạn. 5.Phối, kết hợp với phụ 5/8=62,5% 8/8=100% Tăng 37,5 % huynh Biểu 2: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trẻ Đầu năm Cuối năm Nội dung Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 1.Trẻnhận biết được các phương tiện giao thông, và kí hiệu của một số 31/39=79% 8/39 = 21% 36/39= 92% 3/39 = 8% biển báo giao thông đơn giản. 2. Trẻ nắm được một số luật giao thông đơn giản 22/39=56% 17/39 = 44% 37/39= 95% 2/39 = 5% khi tham gia giao thông. 3. Trẻ có hành vi ứng xử văn hóa, và khả năng 22/39=56% 17/39 = 44% 37/39= 95% 2/39 = 5% thực hành một số phương tiện giao thông. 4. Trẻ nhanh nhẹn, tự 18/39=46% 21/39= 54% 36/39= 92% 3/39 = 8% tin khi tham gia các 20
  13. hoạt động học ngoại khóa, trải nghiệm. 5.Trẻ có khả năng nhận biết những hành vi đúng 23/39=59% 16/39 = 41% 37/39= 95% 2/39 = 5% sai qua tranh ảnh và khi tham gia giao thông. * Đối với trẻ: - Trên 90% trẻ đã nắm được một số kiến thức cơ bản về ATGT như: một số biển báo, tín hiệu đèn giao thông, không chơi dưới lòng lề đường, có hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông, nhắc bố mẹ đội mũ bảo hiểm, khi đi sang đường phải có người lớn dắt - Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm. * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh hiểu rõ được tầm quan trọng khi tham gia giao thông và việc chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông, có ý thức khi tham gia giao thông: đội mũ bảo hiểm cho con em mình và cho bản thân khi ra đường , không uống rượu bia khi lái xe, không chở quá tải số trẻ trên một xe - Phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc thực hiện luật lệ giao thông nơi trường học như: Nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định giao thông theo mô hình “Cổng trường an toàn”,có hành vi ứng xử văn hóa : không chen lấn, không đi xe vào sân trường, không bóp còi xe inh ỏi nơi công cộng, dựng xe khi đưa đón trẻ đúng nơi quy định - Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, hội thảo, diễn đàn của nhà trường về an toàn giao thông, đóng góp những ý kiến có tính khả thi cao trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong trường mầm non. 21
  14. Mô hình “ Cổng trường an toàn” tại trường mầm non Thanh Trù 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Đây là một đề tài đưa ra được các biện pháp phát huy tính tích cực trong công tác tổ chức các hoạt động phát triển thể chất, hình thành nhân cách, ý thức chấp hành kỷ luật cho trẻ. Đặc biệt là các biện pháp sử dụng trò chơi vận động giúp trẻ tích cực hứng thú, phát triển toàn diện. Sáng kiến tôi đưa ra các biện pháp thiết thực, phù hợp với những điều kiên thực tế của nhà trường cũng như sự phát triển của trẻ 5 - 6 tuổi. Các biện pháp dễ áp dụng vào thực tiễn giúp cho việc tổ chức các hoạt động phát triển toàn diện cho trẻ đạt kết quả tốt hơn Người giáo viên mầm non luôn phải nắm vững kiến thức, biết xây dựng và sử dụng chính xác, phù hợp hệ thống câu hỏi đàm thoại và đồ dùng trực quan, tranh ảnh vào trong hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, mọi hoạt động giáo dục đều hướng vào trẻ và xuất phát từ trẻ, thực sự là một yêu cầu đặt ra cần thiết cho mỗi giáo viên mầm non nói riêng và giáo viên ở các bậc học nói chung. 22
  15. Qua đề tài này tôi hy vọng giáo viên mầm non cần chú ý hơn nữa đến việc thực hiện và thực tế giảng dạy, mỗi biện pháp dạy đều có ưu thế riêng, giáo viên nên sử dụng kết hợp và linh họat các biện pháp để dạy trẻ học tích cực, để mỗi giờ dạy là một giờ khiến trẻ thích thú, say mê và có hiệu quả để giúp trẻ ghi nhớ phát huy khả năng của bản thân một cách triệt để , góp phần giáo dục phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non trong thời đại mới. Cũng qua đây tôi muốn đưa tới một thông điệp: “Vâng! An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Nâng cao ý thức rèn luyện, hiểu biết và chấp hành luật lệ giao thông chính là bảo vệ bản thân và gia đình. Người lớn phải là những tấm gương sáng để trẻ noi theo. Vì tương lai của mầm non đất nước hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông!” 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Số Tên tổ chức/ cá Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng Địa chỉ TT nhân sáng kiến I Tập thể tham gia thực hiện thử nghiệm. Giáo dục trẻ chấp hành tốt luật Lớp mẫu giáo 5 Trường mầm non 1 lệ an toàn giao thông qua hoạt tuổi A Thanh Trù đọng tham quan, trải nghiệm. Trường mầm non Giáo dục dục trẻ chấp hành tốt Lớp mẫu giáo 5 2 Thanh Trù luật lệ an toàn giao thôngqua tuổi B giờ hoạt động chung. Trường mầm non Giáo dục trẻ chấp hành tốt luật Lớp mẫu giáo 5 Thanh Trù 3 lệ an toàn giao thông ở mọi lúc tuổi C mọi nơi. II Cá nhân tham gia thực hiện thử nghiệm 23
  16. Giáo viên phụ trách Giáo dục trẻ chấp hành tốt luật 1 Bùi Thị Sáu lớp 5T ATrường lệ an toàn giao thông trong giờ Mầm non Thanh Trù đón trẻ . Giáo viên phụ trách lớp 5T B Trường Giáo dục dục trẻ chấp hành tốt Đỗ Thị Cẩm 2 mầm non Thanh Trù luật lệ an toàn giao thôngqua Nhung giờ hoạt động chung. Giáo viên phụ trách lớp 5T C Trường Giáo dục trẻ chấp hành tốt luật Bùi Thị Thái 3 mầm non Thanh Trù lệ an toàn giao thông ở mọi lúc Hòa mọi nơi. Thanh Trù, ngày tháng năm 2020 Thanh Trù, ngày 20 tháng 05 năm 2020 Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường Người nộp đơn PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH Phùng Thị Hương Bùi Việt Hà 24