Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc

docx 23 trang Đinh Thương 15/01/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_choi_tot_hoa.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc

  1. Sang tuần 2 Ngọc chọn vai chơi ở các nhóm: nghệ thuật, nhóm bác sĩ, nhóm gia đình, tôi quan sát và chỉ dẫn cho các cháu biết mở rộng nội dung chơi, hành động chơi. 16
  2. Những việc làm trên tôi luôn thay đổi vai chơi cho trẻ trong suốat một chủ đề để: - Tránh sự nhàm chán chơi ở mỗi trẻ. - Đáp ứng sự quan tâm và phù hợp với khả năng của từng trẻ. - Tạo điều kiện cho trẻ phát triển ở mọi mặt: Thể chất, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội, thẩm mỹ và nhận thức. Và kết quả trẻ khi tham gia chơi vào hoạt động góc tôi nhận thấy các trẻ chọn vai chơi và nhập vai chơi ở các chủ đề một cách tự nhiên, không gò bó, cùng tham gia chơi với nhau không nhàm chán trong quá trình chơi. * Biện pháp 5: “Nhẹ nhàng, gần gũi giới thiệu từng góc chơi với trẻ” mọi lúc. Ở lớp tôi còn một số trẻ nhút nhát chưa dám biểu lộ sự thích thú, tính tò mò của mình khi cùng tham gia với cô và các bạn vào hoạt động góc.Biết được điều đó tôi ân cần, nhẹ nhàng giới thiệu với các cháu về từng góc chơi, từng loại đồ chơi, cách chơi và cách sắp xếp ĐDĐC sau khi chơi vào từng góc. Giúp cho trẻ có sự tự tin, mạnh dạn hơn và tạo vốn kinh nghiệm tốt cho trẻ trong khi chọn nhóm chơi, vai chơi, để trẻ có thể xử lý đượccá c tình huống xảy ra trong quá trình chơi và biết kết thúc trò chơi Khi tất cả các trẻ đều biết được các góc chơi của lớp mình, biết được công dụng và cách săp xếp của ĐDĐC ở các góc, Giáo viên cần tạo ra các tình huống và gợi ý để kích thích trẻ suy nghĩ nhiều hơn, tạo ra sản phẩm đẹp hơn, nhưng vẫn phải đảm bảo hành vi của trẻ tuân theo quy định trong các góc. Ví dụ: Cháu Thịnh và Nhi vào đầu tháng 9 chưa dám chọn góc chơi cho mình, từ khi được cô giáo động viên, dìu dắt đến từng góc chơi để trò chuyện thì hai cháu này bắt đầu thể hiện được tính tự nguyện và hứng thú của mình trong quá trình chơi: + Cháu Nhi chọn vai trong góc nghệ thuật. Cháu biết những bông hoa để cắm vào lẵng hoa và trang trí cho lẵng hoa bằng những cành lá cho lẵng hoa thêm đẹp. 17
  3. + Cháu Thịnh đã chọn chơi ở góc xây dựng, cháu nhận mình là người chở nguyên vật liệu và dùng xe ô tô tải để chở gạch và hàng rào cho công trình xây dựng 18
  4. *Đưa công nghệ thông tin vào trong hoạt động góc. Công nghệ thông tin ngày càng trở nên hữu ích đối với tất cả các lĩnh vực, giáo dục mầm non cũng đang được hưởng thành quả của công nghệ thông tin như: băng đĩa, giáo án điện tử, hình ảnh qua mạng ngày càng trở nên thông dụng. Việc cho trẻ làm quen tin học, làm quen máy tính là một điều rất cần thiết, trẻ được vừa học vừa chơi, được học được làm quen với động tác ban đầu, di chuột, qua các trò chơi như:”Ô cửa bí mật” Trẻ rất thích thú, hăng say tham gia. Qua góc chơi này trẻ và cô rất gần gũi, thân thiện trao đổi với nhau xóa đi khoảng cách giữa cô và trẻ. * Biện pháp 6: “Tuyên truyền với phụ huynh giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc” Để giáo dục trẻ cần có sự phối hợp đồng bộ gia đình nhà trường và xa hội chung tay góp sức. Ở trường trẻ được hoạt động trong môi trường thân thiện, khi ở gia đình luôn tạo ra một không khí gia đình luôn đầm ấm hạnh phúc, tránh xung đột trước mặt trẻ. Các ban nghành đoàn thể địa phương xây dựng một môi trường xã hội trong lành vững mạnh đẩy lùi 19
  5. các tệ nạn, thường xuyên quan tâm đến trẻ nhỏ vào ngày lễ tết để tạo ra sự gần gũi thân thiện từ đó sẽ là động lực thúc đẩy có việc làm tố và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Tuyên truyền với phụ huynh hiểu rõ vai trò của việc tạo môi trường thông qua hoạt động góc, kêu gọi phụ huynh thu góm phế liệu đóng góp để làm đồ dùng phục vụ đầy đủ cho hoạt động, từ đó giúp hoạt động góc thêm sinh động, phong phú. Từ những việc làm thực tế của bản thân tôi ở các biện pháp trên, đến nay trẻ trong lớp tôi tham gia vào các hoạt động góc đạt được những kết quả sau. 4. Hiệu quả của sáng kiến Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự giờ và qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi thấy trẻ thích chơi hơn, sáng tạo hơn, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau: * Đối với giáo viên: + Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức một giờ hoạt động góc cho trẻ. + Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu. + Nâng cao tay nghề trong việc làm đồ chơi. Tạo cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ *Đối với trẻ: +Trẻ có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng đồ dùng khéo léo hơn. +Xử lý tốt các tình huống xảy ra trong quá trình chơi và biết kết thúc trò chơi +Kiên trì hoàn thành công việc được giao từ đầu đến cuối, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp hơn và có nhều sáng tạo khi tạo ra một sản phẩm. +Tự giác cùng bạn đến góc chơi, lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, hứng thu trong khi chơi. +100% trẻ đều hứng thú tham gia vào hoạt động góc *Đối với phụ huynh: Có sự thay đổi nhìn nhận về việc học và chơi của con mình, nhận thấy được tầm quan trọng của trò chơi hoạt động góc, có sự giúp đỡ gióa viên trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu làm đồ dùng. 20
  6. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Như Bác Hồ đã dạy bảo “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Vì vậy: để trẻ được chơi một cách thoải mái, an toàn, tự nguyện trước hết cô giáo phải nắm vững phương pháp, sử dụng nhiều hình thức lồng ghép nhiều bộ môn khác nhau vào hoạt động, chuẩn bị tốt đồ dùng và : - Thường xuyên làm ĐCĐC ở mọi lúc mọi nơi. -Tạo môi trường thân thiện gần gũi với trẻ - Bố trí các góc chơi và luôn tạo sự liên kết trong quá trình chơi của trẻ. - Thường xuyên thay đổi vai chơi cho trẻ. -Luôn nhẹ nhàng, luôn gần gũi với trẻ và giới thiệu các góc chơi cho trẻ ở từng chủ đề. -Tuyên truyền với phụ huynh tích cực tham gia vào hoạt động góc. Bản thân áp dụng các biện pháp trên cho trẻ ở trên lớp đã giúp trẻ phát huy được tính tích cực khi tham gia vào giờ hoạt động góc. - Trên đây chỉ là những biện pháp của tôi trong quá trình giảng dạy. Kính mong sự bổ sung góp ý của ban lãnh đạo cấp trên để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ 2. Kiến nghị Qua việc lập kế hoạch thực hiện một số biện pháp cho việc hoạt động ở các góc trong năm học, tôi có một số kiến nghị sau: *Đối với giáo viên - Giáo viên cũng cần có sự sáng tạo riêng cho mình để kết quả đạt như mong muốn. - Luôn học hỏi tìm tòi không chỉ trong sách vở mà còn ở bạn bè đồng nghiệp để có sự sáng tạo riêng cho mình. Từ đó giúp bản thân không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, giàu thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. - Luôn trao đổi vơi phụ huynh để nắm bắt tình hình trẻ để có hướng dạy trẻ cụ thể 21
  7. - Luôn trò chuyện, gần gũi trẻ, tạo các tình huống để trẻ tự suy nghĩ tìm cách tự giải quyết các tình huống đó. - Có kế hoạch thực hiện hoạt động góc phù hợp với độ tuổi mầm non, phù hợp theo chủ điểm. - Làm đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn tạo sự thu hút đối với trẻ. - Nội dung hoạt động ở các góc phù hợp với chủ điểm, cụ thể, rõ ràng. - Biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ; Khen chê đúng mức, động viên khích lệ kịp thời. - Cho trẻ nhập vai chơi mà trẻ thích,để trẻ thể hiện tốt năng khiếu của mình * Đối với phòng giáo dục: – Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn xây dựng và thực hành những hoạt động học và chơi hàng ngày của trẻ. - Về phía bản thân tôi luôn luôn mong muốn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo phòng giáo dục, UBND huyện đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất cho trường tôi. - Tạo điều kiện cho tôi cùng các đồng nghiệp được tham gia học tập các chuyên đề của phòng cũng như của trường để tôi và các đồng nghiệp được học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ hơn nữa. * Đối với nhà trường: - Tổ chức cho giáo viên được tham gia nhiều buổi kiến tập. -Bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi mới cho các góc chơi - Trang bị thêm cho lớp học các phương tiện hiện đại để cho cô và trẻ được tham gia và khám phá những trò chơi mới, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nhiều hơn. * Đối với phụ huynh: - Cần tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh do nhà trường tổ chức để trực tiếp nắm được tình hình cũng như công việc của nhà trường, của lớp và tình hình học tập của con em mình. 22
  8. -Thông cảm với nhà trường cũng như với giáo viên trên lớp tạo điều kiện nâng cao cơ sở vật chất để có hiệu quả và chất lượng hơn trong việc giáo dục trẻ. - Làm tốt công tác phối kết hợp với nhà trường, với giáo viên trong việc dạy trẻ trên lớp cũng như ở nhà. Trên đây là:” Một số biện pháp giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc”cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non của tôi đã triển khai thực hiện. Tôi đã áp dụng thành công ở lớp 5 – 6 tuổi trong trường mầm non và thu được kết quả tốt. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn, thực hiện tốt hơn trong năm học tiếp theo. 23