Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ từ 3-4 tuổi hình thành thói quen tốt trong ăn uống
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ từ 3-4 tuổi hình thành thói quen tốt trong ăn uống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_tu_3_4_tuoi.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ từ 3-4 tuổi hình thành thói quen tốt trong ăn uống
- ỦY BAN NHÂN DÂN TRƯỜNG MẦM NON BÁO CÁO BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI HÌNH THÀNH THÓI QUEN TRONG ĂN UỐNG Họ và tên: Môn giảng dạy: Thuyết trình Trình độ chuyên môn: Trung cấp Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: , ngày tháng năm 2020 1
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Kính thưa Ban giám khảo! Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình với “Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hình thành thói quen tốt trong ăn uống” Kính thưa ban giám khảo !Trẻ em là tương lai của đất nước, của dân tộc. Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng công tác chăm sóc giáo dục trẻ em. Bác Hồ kính yêu đã nói: ”Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan” Đúng như vậy trẻ em như một cây non”. Cây non được sự chăm sóc tận tình của người lớn thì cây sẽ lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt. Chính vì vậy nhiệm vụ chính ngành học mầm non là chăm sóc – nuôi dưỡng - giáo dục trẻ. Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 3-4tuổi, ở tuổi này trẻ còn bé nhưng đặc điểm sinh lý trẻ phát triển rất mạnh, vì vậy trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý, tôi thấy việc giáo dục và đưa các cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình của các cháu. Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong ăn uống là một việc làm vô cùng quan trọng. Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt trong ăn uống, trong sinh hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật do đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới cho trẻ Chính vì vậy tôi chọn "Một số biện pháp giúp trẻ từ 3 -4 tuổi hình thành thói quen tốt trong ăn uống”. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Thực trạng việc tổ chức hoạt động Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cơ thể duy nhất, do đó trẻ sẽ hành động trong một môi trường theo cách của mình. Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ có một tâm thế tốt khi đến lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ. Điều này giúp trẻ góp phần vào sự phát triển toàn diện. 2
- Vâng! Kính thưa BGK tôi là một giáo viên trẻ mới vào ngành. Nhưng tôi rất may mắn là theo sự phân công nhà trường năm nào tôi cũng được phụ trách lớp 3-4 T và đặc biệt trong năm học 2019 - 2020 tôi phụ trách lớp với số trẻ là 27 cháu.được sự phân công của lãnh đạo nhà trường, bản thân tôi phụ trách lớp Mẫu giáo 3TA3 với tổng số là 26 trẻ . Trong quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ thì bản thân tôi có những thuận lợi như sau: 1. Những ưu điểm - Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc, thực hiện quy chế chuyên môn. - Phụ huynh rất nhiệt tình, quan tâm đến trẻ toàn diện, đặc biệt là bữa ăn của trẻ, thói quen vệ sinh, giấc ngủ của trẻ. - Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, tôi còn gặp phải những hạn chế trong quá trình thực hiện. 2. Những hạn chế - Trong giờ ăn trẻ chưa có nề nếp, còn có nhiều thói quen xấu như: Bốc thức ăn, gõ bát, uống nước canh hay còn ngậm cơm, kén chọn thức ăn - Vẫn còn một số trẻ lười súc cơm, không ăn hết suất, Với những ưu điểm và hạn chế trên, để tổ chức tốt hoạt động chăm sóc trẻ có hiệu quả, bản thân tôi đã thực hiện “Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hình thành thói quen trong ăn uống” II. Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động 1.Biện pháp: a.Biện pháp 1: Rèn trẻ có thói quen ăn uống đúng giờ giấc và đủ khẩu phần ăn. b. Biện pháp 2: Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân trước khi ăn c. Biện pháp 3: Động viên trẻ tự xúc ăn, nhắc nhở khen ngợi trẻ trong quá trình trẻ ăn 3
- d. Biện pháp 4: Tạo không khí trước và trong bữa ăn, vui vẻ, nhẹ nhàng để bé ăn ngon miệng. e. Biện pháp 5: Giáo dục trẻ có thói quen tốt trong ăn uống qua các bài thơ,bài hát. f. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh 2.Mục tiêu Nhằm hình thành cho trẻ có nề nếp, thói quen tốt trong ăn uống, trong sinh hoạt, đồng thời giúp trẻ có ý thức, thói quen tự phục vụ: Tự xúc cơm ăn, tự đi vệ sinh. III. Thực nghiệm sư phạm ( Áp dụng thực tiễn các biện pháp) 1. Mô tả cách thức thực hiện Trước khi thực hiện biện pháp thôi đã thực hiện khảo sát STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỐTRẺ TỶ LỆ % ĐẠT 1 Số trẻ ăn ngon miệng hết suất 20 76 2 Số trẻ lười ăn thịt 1 4 3 Số trẻ không ăn hết suất của mình 2 8 4 Số trẻ không thích ăn cháo 2 8 5 Số trẻ không thích chất tanh như tôm,cá 1 4 Từ những kết quả trên tôi dãnh mạnh dạn đưa ra những biện pháp giúp trẻ hình thành thói quen trong ăn uống. Biện pháp 1 “Rèn trẻ có thói quen ăn uống đúng giờ giấc và đủ khẩu phần ăn. Biện pháp này rất quan trọng vì như thế trẻ sẽ dần dần hình thành phản xạ có điều kiện, khi đến giờ ăn nhất định, vị trí môi trường đã định, thì trẻ sẽ làm tốt công việc chuẩn bị vào bữa tiếp thu thức ăn. VD: Tiết nước bọt tăng, đường dạ dày bắt đầu nhu động, các loại men tiêu hoá do đường tiêu hoá tiết ra tăng lên, khiến bé tăng cảm giác đói. Có được chuẩn bị về tâm lý, sinh lý này thì bé có thể ăn được một cách chủ động ăn chăm chú, ngon miệng. 4
- Biện pháp 2 “”Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân trước khi ăn” Như chúng ta đã biết, những thói quen vệ sinh, hành vi văn minh ở trẻ không phải tự nhiên mà có. Chính vì vậy vai trò của giáo viên và người lớn dạy bảo, hướng dẫn cho trẻ trong giai đoạn này là rất cần thiết và vô cùng cấp bách. Do đó công tác chăm sóc dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục Mầm non. Trẻ ở giai đoạn này hay bắt chước nhưng lại mau quên. Nếu không nhắc nhở thường xuyên, không hướng dẫn cụ thể thì trẻ không thể hình thành thói quen được. Tạo cho trẻ có thói quen vệ sinh trước khi ăn không chỉ đảm bảo sức khỏe cho trẻ, phòng tránh được các dịch bệnh thường gặp dễ xâm nhập vào cơ thể non nớt của trẻ mà còn rèn cho trẻ ý thức tự giác, biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đó là một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt hang ngày của trẻ. Vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, phấn khởi, trẻ tự tin hơn khi tham gia vào hoạt động ăn cùng các bạn. Năm học vừa qua cũng xảy ra dich bệnh covid, nên để đảm bảo giãn cách cho trẻ thì tôi đã phối hợp cùng giáo viên ở lớp làm bàn ngăn cách , cho trẻ ngồi cách nhau 1m . để đảm bảo an toàn cho trẻ. Biện Pháp 3 “ Động viên trẻ tự xúc ăn, nhắc nhở khen ngợi trẻ trong giờ ăn ” Thật vậy, cứ đến bữa ăn của gia đình mà trẻ được ngồi cùng mâm, cũng có bát thìa để ăn thì bé thích lắm, chúng luôn tay sử dụng thìa để xúc cơm, thức ăn (mặc dù được ít). Một số phụ huynh sự con bẩn nên không cho trẻ dùng bát thìa hoặc tự xúc như vậy vô tình chúng ta đã kìm hãm ham muốn ăn uống của trẻ. Để trẻ tập xúc ăn còn khi ăn nên xới cho trẻ một ít ăn trước, ăn hết lại xới thêm, để tăng thêm lòng tin ăn uống cho bé. Tránh ép bé ăn, để tránh sinh ra bực bội mà trẻ chán ăn. VD: Đối với những trẻ ăn bình thường với tiêu chuẩn 2 bát cơm/ 1 bữa nhưng với những trẻ lười ăn, cũng tiêu chuẩn đó tôi chia ra làm những phần nhỏ để trẻ ăn ít một, 5
- hết lại lấy thêm. Trong khi ăn, tôi còn động viên trẻ kịp thời nói cho trẻ biết nếu ăn ngoan, hết xuất rẽ rất xinh học giỏi được cô yêu Tuy trẻ ăn hơi lâu hơn các bạn tôi không hề thúc giục mà cứ để trẻ ăn từ từ nhai kỹ nhưng có hững khích lệ kịp thời để trẻ ăn nhanh hơn bạn khác. VD: Cháu Khánh Linh hay ngậm cơm, nhả bã thịt Cháu Dương không ăn canh Cháu Tuấn Tú không ăn cháo Phối hợp với giáo viên trong lớp cùng dạy trẻ, kiên trì như hướng dẫn trong giờ ăn. Biện pháp 4 “Tạo không khí trước và trong bữa ăn, vui vẻ, nhẹ nhàng để bé ăn ngon miệng” Cũng như người lớn việc tạo cảm giác hứng thú trước khi ăn là vô cùng quan trọng, không thể thiếu được vì nếu trước bữa ăn mà buồn, chán thì trong suốt bữa ăn đó trẻ cũng không vui vẻ luôn ở trạng thái uể oải, không tập trung. Do đó trước giờ ăn tôi thường cho trẻ đọc thơ, hát vui vẻ , trong lúc trẻ ăn tôi cùng giáo viên trong lớp luôn dùng lời lẽ nhẹ nhàng động viên khen ngợi kịp thời mỗi khi trẻ ăn ngoan, nghe lời cô. Trẻ nào cũng muốn được cô khen nên các trẻ rất cố gắng ăn ngoan, ăn hết suất và tôi nhận thấy việc thường xuyên khen ngợi trẻ đã giúp cho trẻ lớp tôi có tiến bộ rõ rệt không chỉ trong hoạt động giờ ăn mà còn tiến bộ trong các hoạt động khác. Biện pháp 5 “Giáo dục trẻ có thói quen tốt trong ăn uống thông qua các bài thơ, bài hát. Hàng ngày các cháu đến lớp với các nội dung hoạt động: giờ ăn, giờ ngủ vệ sinh, học tập, vui chơi, giờ đón, giờ trả mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ được rèn luyện. Đối với độ tuổi này để đưa các cháu vào nề nếp thói quen đâu phải là chuyện dễ và đơn giản. Thực tế các cháu còn rất bé, chưa có ý thức được như các anh chị lớn, điều này cũng là một thử thách cho cô giáo .Muốn tạo cho trẻ có được thói quen thường xuyên phải luôn nhẹ nhàng gần gũi và tình cảm với trẻ để uốn nắn trẻ hoặc thông qua 6
- bài hát, bài thơ, trò chơi có nội dung nói về nề nếp thói quen .Do đó tôi đã sáng tác ra một số bài thơ để giáo dục trẻ về thói quen, hành vi tốt trong ăn uống. VD: qua bài thơ “Rửa tay sạch” trẻ được giáo dục phải rửa tay trước kh ăn: Rửa tay sạch Cô dặn bé Trước giờ ăn Rửa tay sạch Khi tay bẩn Phải rửa ngay Với xà phòng Bé ghi long Lời cô dạy Bài thơ: “ Giờ ăn” cũng giáo dục trẻ tự xúc cơm ăn gọn gàng, không làmrơi vãi cơm ra bàn và phải ăn hết xuất Giờ ăn Đến giờ ăn cơm Vào bàn bạn nhé Nào thìa, bát, đĩa Xúc cho gọn gàng Chớ có vội vàng Cơm rơi, cơm vãi Biện pháp 6 “ Phối kết hợp với phụ huynh ” 7
- Biện pháp này rất quan trọng. Thực hiện tốt sẽ giúp cho giáo viên nắm bắt về đứa trẻ được nhanh nhất và chính xác nhất từ thói quen giờ giấc đến tâm sinh lý của từng trẻ. Dựa vào đó giáo viên đưa ra được các biện pháp tác động tới trẻ kịp thời. 2.Kết quả đạt được sau khi thực hiện biện pháp Sau thời gian áp dụng “ Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hình thành trong ăn uống” tôi đạt được một số kết quả như sau: - Tôi có thêm kinh nghiệm hơn trong việc giúp trẻ hình thành thói quen trong ăn uống. - Các giờ ăn đạt hiệu quả hơn. Đa số trẻ tự súc và ăn nhanh hơn. 3. Những điều chỉnh bổ sung sau khi thực nghiệm Để hình thành thói quen ăn uống tốt cho trẻ tôi có thể sử dụng ở mọi lúc mọi nơi, có thể lồng ghép vào các hoạt động trong ngày. IV.Kết luận Từ những biện pháp tôi đã áp dụng, bản thân tôi rút ra nhiều bài học - Có hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nhu cầu khả năng phát triển của trẻ, để có phương pháp giáo dục thích hợp. - Tạo môi trường hoạt động phong phú, tổ chức hoạt động một cách nhẹ nhàng. - Thường xuyên trao đổi, phối kết hợp với phụ huynh học sinh về tình hình sức khỏe cũng như học tập của trẻ. V. Những kiến nghị đề xuất 1. Đối với tổ chuyên môn, thường xuyên tổ chức chuyên đề cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm 2. Đối với nhà trường, Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học tập dự giờ bạn bè đồng nghiệp để nâng cao trình độ. 3. Đối với cấp phòng, sở, Thường xuyên mở các lớp bồi dường cho giáo viên học tập về công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ PHẦN III. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỐTRẺ TỶ LỆ % 8
- ĐẠT 1 Số trẻ ăn ngon miệng hết suất 23 88 2 Số trẻ lười ăn thịt 0 0 3 Số trẻ không ăn hết suất của mình 1 4 4 Số trẻ không thích ăn cháo 1 4 5 Số trẻ không thích chất tanh như tôm , cá 1 4 PHẦN IV. CAM KẾT Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hình thành thói quen trong ăn uống” . Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám khảo để bài viết được hoàn thiện hơn. Cuối cùng xin kính chúc ban giám khảo, luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt ! Xin trân trọng cảm ơn! Phù chẩn , ngày tháng năm 2020 Giáo viên Nguyễn Thị Thảo Đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn Tổ trưởng 9
- Đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn Tổ trưởng 10