Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ thực hành môn Tin học

doc 15 trang thulinhhd34 6840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ thực hành môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ thực hành môn Tin học

  1. 1.2.2. Dạy học trực quan bằng biểu trưng đồ hoạ. Biểu trưng đồ hoạ được tạo ra bằng nhiều cách đồ họa liên quan với hình ảnh, đồ hoạ liên quan với khái niệm, đồ hoạ tuỳ ý Việc dạy học trực quan bằng biểu trưng đồ hoạ trong Tin học giúp người học có thể thao tác nhanh các bước thực hành - đây là yêu cầu cần đạt của người học Tin học, dựa vào các biểu trưng đồ hoạ này học sinh có thể phát hiện ra khái niệm, ý nghĩa của nó. Chẳng hạn khi dạy bài “Thao tác với bảng tính” giáo viên cần cho học sinh làm quen với việc sao chép, di chuyển, cắt (xoá) nhanh qua các biểu tượng. Giáo viên đưa các biểu tượng Tương tự bài “bài thực hành 2” giáo viên đưa các biểu tượng ? Hãy nêu tên các biểu tượng trên và tính năng của các biểu tượng * Dạy bài “Định dạng trang tính” giáo viên cần cho học sinh nhớ lại các nút công cụ định dạng văn bản thông qua các biểu tượng sau. Hs nhìn vào biểu tượng và nêu chức năng của các biểu trượng từ đó các em nắm chắc hơn kiến thức đã học và học bài mới tốt hơn. * Dạy bài “Trình bày và in trang tính” ngoài việc dùng lệnh thì có thể in, xem trước khi in thông qua các biểu tượng sau: 1.2.3. Dạy học trực quan bằng biểu trưng hình ảnh Biểu trưng hình ảnh được tạo ra như ảnh chụp, tranh minh hoạ, tranh vẽ. Tất cả đều phản ánh sự vật và ý nghĩa dưới dạng các biểu trưng cụ thể và mang tính hiện thực cao, người học có khả năng phiên dịch các biểu trưng hình ảnh thành các vật tương tự trong hiện thực. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh nhập công thức giáo viên có thể sử dụng hình ảnh: Chän « cÇn NhÊn Enter hoÆc nh¸y chuét nhËp c«ng thøc vµo nót nµy ®Ó kÕt thóc NhËp c«ng thøc Gâ dÊu = 5
  2. 1.2.4. Thao tác mẫu trên màn chiếu Giáo viên có thể thao tác trực tiếp trên máy tính và cho học sinh quan sát trên màn chiếu từ đó học sinh hiểu và làm theo một cách nhanh chóng. Ví dụ: Khi dạy bài “Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ” giáo viên có thể vừa thao tác vửa hướng dẫn học sinh trực tiếp trên máy tính có kết nối máy chiếu. HS vừa nghe giảng vừa quan sát thao tác và ghi chép, từ đó có thể nắm bắt được kiến thức nhanh hơn. 2. Thiết kế bài dạy thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy và phù hợp với nhiều đối tượng là khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học mà bất kì một giáo viên nào cũng phải biết. “Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy”. Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì tối thiểu nhất phải làm được những việc sau: - Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức, kĩ năng nâng cao cho học sinh khá giỏi. - Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết. - Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học. - Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học. - Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể. - Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm thế để bước vào giờ dạy và đã thành công bước đầu. 3. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp: Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem như đã thành công một nửa nhưng đó chỉ là bước khởi đầu cho một tiết dạy còn khâu quyết định thành công chính là ở khâu tổ chức điều khiển các đối tượng học sinh trên lớp. Trong điều kiện cơ sở vật chất của trường, với một giờ thực hành, việc quan trọng đầu tiên là chia nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm, học sinh có thể trao đổi hỗ trợ lẫn nhau - bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Với số 6
  3. lượng học sinh của lớp, số lượng máy hiện có, giáo viên phải có phương án chia nhóm một cách phù hợp. Ví dụ: - Chia nhóm theo đôi bạn cùng tiến. - Chia nhóm theo địa hình khu dân cư. - Chia nhóm đa dạng nhiều đối tượng. - Chia nhóm theo đối tượng học sinh. Tuy nhiên để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Cách chia nhóm: Chia nhóm 2 học sinh/máy. Các nhóm có thể tự cử nhóm trưởng của nhóm mình. Các bước tiến hành: - Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát. - Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động nhóm và khả năng tư duy của các em. - Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo yêu cầu: + Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và bổ trợ khi cần. + Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh yếu trong các nhóm, hoặc cho đối tượng học sinh khá giỏi trong nhóm. + Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh kịp thời. + Luôn có ý thức trách nhiệm giúp đỡ nhưng tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. + Trong quá trình thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng. - Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. Hoặc cho các nhóm trưởng kiểm tra kết quả thực hành lẫn nhau của nhóm khác theo vòng tròn. Làm được như vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập. - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập: + Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng điều hành, nhận xét về kĩ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm. 7
  4. + Tổ chức cho các nhóm trưởng nhận xét kết quả thực hành của các nhóm khác. + Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức. - Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt. 4. Một vài tiết dạy minh hoạ Trước khi vào tiết thực hành giáo viên làm tốt công tác chuẩn bị: chuẩn bị phòng thực hành, các thiết bị dạy học. Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể. Có thể theo các ví dụ sau: Tiết 15, 16: “Bài thực hành 3: Bảng điểm của em” (Chương trình tin học lớp 7) 1) Thiết kế bài học a. Xác định mục tiêu trọng tâm của bài: + Học sinh biết nhập dữ liệu và các công thức vào ô tính + Biết sử dụng công thức trong ô tính. Xác định các kĩ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt: + Đối tượng học sinh yếu: Nhập được dữ liệu và công thức để tính toán ở mức đơn giản. + Đối tượng học sinh khá-giỏi: Nhập dữ liệu và sử dụng khá thành thạo công thức để tính toán. b. Chuẩn bị phòng máy, thiết bị dạy học, sao chép một số tệp bảng tính của các bài thực hành trước có liên quan đến bài thực hành. 2)Thiết kế và điều hành tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp. Hoạt động 1: Bài tập 1: Nhập công thức Mục tiêu: Học sinh chuyển được biểu thức toán học sang dạng công thức trên trang tính. Giáo viên chiếu nội dung bài tập 1 lên màn chiếu và yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài. Khởi động Excel. Sử dụng công thức để tính các giá trị sau đây trên trang tính: a) 20 + 15; 20 - 15; 20 x 15; 20/5; 205 b) 20 + 15 x 4; (20 + 15) x 4; (20 - 15) x 4; 20 - (15 x 4) c) 144/6 - 3x5; (144/6 - 3)x5; 144/(6 - 3)x5; d) 152/4; (2 + 7)2 /7; (32 + 7)2 – (6 + 5)3; (188 – 122)/7 8
  5. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các phép tính được sử dụng trong chương trình bảng tính, cách nhập công thức vào bảng tính. Giáo viên yêu cầu học sinh viết các biểu thức ra vở. Đối với đối tượng học sinh yếu: giáo viên chỉ cần yêu cầu các em có thể chuyển biểu thức đúng. Đối với học sinh khá giỏi: giáo viên yêu cầu thêm biểu thức phải là tối ưu nhất. Sau đó giáo viên chiếu kết quả cho học sinh đối chiếu với bài làm của mình. a) 20 + 15; 20 - 15; 20 * 15; 20/5; 20^5 b) 20 + 15 * 4; (20 + 15) * 4; (20 - 15) * 4; 20 - (15 * 4) c) 144/6 - 3*5; (144/6 - 3)*5; 144/(6 - 3)*5; d) 15^2/4; (2 + 7)^2 /7; (32 + 7)^2– (6 + 5)^3; (188 – 12^2)/7 Giáo viên mở chương trình bảng tính và nhập mẫu một vài biểu thức phức tạp cho học sinh quan sát sau đó yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm 2em/trên máy theo hướng đôi bạn cùng tiến. Trong quá trình thực hành giáo viên có thể quan sát hỗ trợ các nhóm còn lúng túng. Giáo viên cho học sinh thi đua xem nhóm nào nhanh nhất, nhóm nào có cách làm ngắn nhất và khống chế thời gian thực hành phần này. Kết thúc phần thực hành cho các nhóm chấm chéo kết quả của nhau. Giáo viên nhận xét kết quả thực hành. Hoạt động 2: Bài tập 2 Giáo viên chiếu H25 cho học sinh quan sát và nêu yêu cầu đề bài. Giáo viên chiếu bảng các công thức cần nhập vào các ô tính tương ứng trên màn hình. E F G H I 1 =A1+5 =A1*5 =A1+B2 =A1*B2 =(A1+B2)*C4 2 =A1*C4 =B2-A1 =(A1+B2)-C4 =(A1+B2)/C4 =B2^A1-C4 3 =B2*C4 =(C4-A1)/B2 =(A1+B2)/2 =(B2+C4)/2 =(A1+B2+C4)/3 Giáo viên mở bảng tính mới và thực hành mẫu. học sinh quan sát theo dõi, sau đó giáo viên cho học sinh thực hành theo nhóm 2 em/máy tính. Giáo 9
  6. viên quan sát hỗ trợ các nhóm còn yếu và gọi một học sinh thực hành tốt nhất lên thực hiện trên màn chiếu để các nhóm so sánh cách thực hiện của mình từ đó rút ra kinh nghiệm khi thực hành. Ở hoạt động này yêu cầu đối với đối tượng học sinh còn yếu là nhập đúng và đủ công thức tính toán còn đối với học sinh khá giỏi yêu cầu các em thực hiện nhanh và thành thạo. Hoạt động 3: Bài tập 3 Giáo viên cho học sinh tìm hiểu đề bài và yêu cầu học sinh tính số tiền trong sổ tháng 1, 2, 3, từ đó học sinh đưa ra cách tính chung cho tất cả các tháng. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách lấy địa chỉ ô tính và từ đó hướng dẫn HS cách sử dụng địa chỉ ô tính để tính toán. Giáo viên thực hành mẫu trên máy tính và học sinh quan sát trên màn chiếu. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thực hành trên máy tính theo nhóm. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đưa ra cách làm khác khi tính toán số tiền hàng tháng từ đó yêu cầu các nhóm so sánh và đưa ra cách tính tối ưu nhất. Đối với đối tượng học sinh còn yếu: Học sinh nắm được cách tính tiền lãi hàng tháng và nhập được công thức vào trang tính để tính. Đối với đối tượng học sinh khá giỏi: Học sinh sử dụng thành thạo công thức tính toán, biết sử dụng địa chỉ ô tính để tính toán. Cuối giời thực hành giáo viên nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để nhắc nhở, khuyến khích tạo không khí thi đua nhau trong học tập ở các nhóm. Bài thực hành 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM (T1) (Chương trình tin học 7) 1) Thiết kế bài học a. Xác định mục tiêu trọng tâm của bài: + Học sinh biết nhập các công thức và hàm vào ô tính + Biết sử dụng một số hàm cơ bản Average, Max, Min. Xác định các kĩ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt: + Đối tượng học sinh yếu: Nhập được công thức để tính điểm trung bình, sử dụng được một số hàm để tính toán ở mức đơn giản. + Đối tượng học sinh khá-giỏi: Sử dụng khá thành thạo công thức, hàm để tính toán b. Chuẩn bị phòng máy, thiết bị dạy học, sao chép một số tệp bảng tính của các bài thực hành trước có liên quan đến bài thực hành (tệp Danh sach lop em, So theo doi the luc) 10
  7. 2)Thiết kế và điều hành tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp. Hoạt động 1: Lập công thức tính điểm trung bình Mục tiêu: Học sinh lập được công thức để tính điểm trung bình Hoạt động theo nhóm, ưu tiên đối tượng học sinh yếu Sau khi đã phân nhóm thực hành phù hợp, giáo viên tiến hành các bước - Nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 1 - Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm với yêu cầu của bài tập 1 trước khi bắt tay vào thực hành tính toán bằng các câu hỏi sau: ? Lập công thức tính điểm trung bình như thế nào ? Các thành phần trong công thức có thể là những đối tượng nào - Giáo viên thao tác trên màn chiếu cho các nhóm quan sát, - Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành: + Đối tượng học sinh yếu thao tác nhập công thức để tính điểm trung bình của các bạn trong lớp trong cột Điểm trung bình, tính điểm trung bình của cả lớp và ghi vào ô cuối cùng của cột Điểm trung bình - Hình 30. Cho học sinh lập từng công thức một để ghi nhớ. Giáo viên quan sát, tuỳ từng trường hợp cụ thể để chỉ dẫn thêm (VD: sử dụng địa chỉ của các ô thay cho các giá trị cụ thể trong ô, sử dụng địa chỉ của khối, ) Hình 30. Bảng điểm lớp em + Đối tượng học sinh khá -giỏi: Thao tác tính điểm trung bình cho các học sinh trong danh sách, tính điểm trung bình của cả lớp. Yêu cầu học sinh phải biết sử dụng địa chỉ của khối trong công thức tính toán. Với đối tượng này giáo viên có thể rút ngắn danh sách học sinh trong trang tính để tránh việc các em mất nhiều thời gian vào việc nhập và chỉnh sửa số liệu trong công thức. - Hướng dẫn cho học sinh ghi lại một số kết quả tính bằng công thức để so sánh với việc sử dụng hàm trong hoạt động sau. 11
  8. - Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động. Chú ý điều chỉnh một số lỗi học sinh sinh hay mắc phải trong quá trình thực hành. Hoạt động 2: Sử dụng các hàm để tính toán Mục tiêu: Học sinh sử dụng được các hàm AVERAGE, MAX, MIN để tính toán Với đối tượng học sinh yếu: Biết sử dụng hàm AVERAGE để tính điểm trung bình, cơ bản sử dụng được các hàm Max, Min. Với đối tượng học sinh khá - giỏi: sử dụng được các hàm AVERAGE, MAX, MIN để tính toán với phần tham số của hàm đa dạng Tổ chức hoạt động: - Nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 2 - Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm với yêu cầu của bài tập với các câu hỏi sau: ? Sử dụng hàm nào để tính điểm trung bình ? Để xác định điểm trung bình cao nhất, thấp nhất ta sử dụng những hàm nào ? Các thành phần trong tham số của hàm có thể là những đối tượng nào - Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành: + Đối tượng học sinh yếu thao tác sử dụng hàm Average để tính điểm trung bình của các bạn trong lớp trong cột Điểm trung bình , tính điểm trung bình của cả lớp và ghi vào ô cuối cùng của cột Điểm trung bình. Cơ bản sử dụng được các hàm Max, Min để xác định được điểm trung bình cao nhất, thấp nhất + Đối tượng học sinh khá -giỏi: Thao tác tính điểm trung bình cho các học sinh trong danh sách, tính điểm trung bình của cả lớp bằng hàm thích hợp. Yêu cầu học sinh phải biết sử dụng địa chỉ của các ô, khối trong phần tham số của các hàm để tính toán. Xác định được điểm trung bình cao nhất và thấp nhất theo yêu cầu của bài tập 3. Trong quá trình này, đối tượng học sinh yếu quan sát và thực hiện lại một số thao tác theo yêu cầu của giáo viên - Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm, nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời các nhóm thực hành không hiệu quả - Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động 2. - Kiểm tra 1-2 học sinh: Trình bày lại các thao tác trong 2 hoạt động - Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét về kết quả và sự tích cực của các thành viên trong nhóm tạo cho các em có ý thức thi đua cao trong học tập. - Giáo viên tổng kết, bổ sung kiến thức: 12
  9. + Nhấn mạnh lợi ích của việc sử dụng hàm và địa chỉ so với việc sử dụng công thức. + Chỉ cho học sinh thấy việc nhập công thức tương tự nhau sẽ mất nhiều thời gian, ta có thể thực hiện thao tác sao chép (giáo viên thực hiện) để gây hứng thú cho học sinh trong tiết lý thuyết sau. + Cuối buổi thực hành giáo viên nhận xét chung ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt, các lỗi học sinh mắc phải khi gõ chương trình và nhận xét về kết quả giờ thực hành. b. Về khả năng áp dụng của sáng kiến. Trên đây tôi mới áp dụng phương pháp này vào giảng dạy giờ thực hành môn tin trong thời gian ngắn tôi nhận thấy học sinh học tập tích cực hơn, hào hứng hơn, chú ý hơn, tham gia xây dựng bài sôi nổi hơn, tích cực thực hành và dạt kết quả tốt. Đặc biệt các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn, chất lượng đi lên rõ rệt. Để chứng minh tính hiệu quả của nó tôi sẽ áp dụng phương pháp này vào giảng dạy tin học tại các khối lớp trong chương trình tin học trung học cơ sở. Bên cạnh đó tôi sẽ tích cực dự giờ thăm lớp và vận động các đồng nghiệp cùng ứng dụng phương pháp này vào giảng dạy ở một số bộ môn như Hoá học, Sinh học, Lịch Sử, Địa lí để phương pháp được phổ biến ngày càng sâu rộng trong nhà trường. 7. Thông tin cần được bảo mật. (Không). 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. a. Đối với nhà trường. - Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất như máy tính, máy chiếu, phòng bộ môn tin học dành riêng cho học thực hành. - Lên lịch thời khóa biểu phù hợp để cho học sinh tất cả các lớp đều được lên phòng bộ môn để thực hành. b. Đối với giáo viên. - Giáo viên dạy Tin học trung học cơ sở được đào tạo chính quy với chuyên ngành công nghệ thông tin. - Để áp dụng sáng kiến được hiệu quả hơn, giáo viên có thể nghiên cứu thêm tài liệu, vận dụng thêm các kĩ năng khác. c. Đối với học sinh. - Dù giáo viên có sự chuẩn bị tốt đến đâu mà học sinh không chuẩn bị kĩ càng thì giờ học cũng không thể thành công. Vì vậy, các em cũng cần đọc bài, nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp đồng thời sưu tầm tranh ảnh, kiến thức có liên quan 13
  10. - Học sinh có thái độ hợp tác trong giờ học, có ý thức tự học, chủ động, sáng tạo trong học tập. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến. a. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Trước đây khi chưa ứng dụng sáng kiến vào giảng dạy chất lượng các giờ thực hành vẫn chưa cao. Số lượng học sinh cần giáo viên hướng dẫn tương đối nhiều số lượng học sinh thành thạo thao tác còn ít. Cụ thể: Tự thao tác sau khi Thao tác cần có hướng Chưa biết thao Tổng Lớp có hướng dẫn dẫn thường xuyên tác số SL % SL % SL % 9A 33 8 24,2% 18 54,6% 7 21,2% 8C 37 7 18,9% 21 56,8% 9 24,3% 7C 35 9 25,7% 19 54,3% 7 20% 6A 32 7 21,9% 17 53,1% 8 25% 6B 36 6 16,7% 20 55,6% 10 27,7% 6C 37 8 21,6% 19 51,4% 10 27% Khi áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy thời gian qua tôi nhận thấy học sinh học tập tích cực hơn, hào hứng hơn, chú ý hơn, tham gia xây dựng bài sôi nổi hơn, tích cực thực hành và đạt kết quả tốt. Đặc biệt các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn, chất lượng đi lên rõ rệt. Kết quả sau khi áp dụng thời gian thử nghiệm: Tự thao tác sau khi Thao tác cần có hướng Chưa biết thao Tổng Lớp có hướng dẫn dẫn thường xuyên tác số SL % SL % SL % 9A 33 21 63,6% 10 30,3% 2 6,1% 8C 37 15 40,5% 19 54,1% 3 8,1% 7C 35 23 65,7% 12 34,3% 6A 32 17 53,1% 15 46,9% 6B 36 12 33,3% 21 58,4% 3 8,3% 6C 37 17 46% 16 43,2% 4 10,8% 14
  11. Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp dạy học trực quan vào công tác giảng dạy là rất cần thiết vì nó giúp GV có thể mô phỏng các thao cần thực hiện qua các biểu trưng ngôn ngữ, hình ảnh để giúp học sinh có thể nắm chắc kiến thức và vận dụng vào thực hành tốt hơn. Mặt khác giáo viên còn khai thác triệt để các thiết bị dạy học đã có, sử dụng các thiết bị một cách hiệu quả trong giảng dạy. Việc ứng dụng giúp giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách tích cực và trực quan, tiết kiệm thời gian trong tiết dạy từ đó học sinh có thời gian thực hành nhiều hơn và trong quá trình thực hành, học sinh nhớ kiến thức lâu hơn đồng thời kết hợp với việc chuẩn bị thiết kế bài dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh và tổ chức điều hành các hoạt động học tập thực hành của học sinh một cách hợp lí và tích cực sẽ giúp cho chất lượng của các giờ thực hành đạt hiệu quả cao hơn. b. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. 10. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu tiên. Số Phạm vi/Lĩnh vực áp Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT dụng sáng kiến Giáo viên Tin học Trường THCS Gia Hoạt động dạy học, bồi 1 THCS Gia Khánh Khánh dưỡng học sinh giỏi Học sinh các lớp 9A, Trường THCS Gia Hoạt động học 2 8C, 7C, khối 6 Khánh Đội tuyển HSG môn Lớp 8C - trường Bồi dưỡng học sinh giỏi 3 Tin học THCS Gia Khánh Gia khánh, ngày tháng năm 2016 Gia khánh, ngày 15 tháng 10 năm 2016 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Kí tên, đóng dấu) (Kí, ghi rõ họ tên) Vũ Thị Ngọc Tân 15