Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non Trực Đại
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_t.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non Trực Đại
- 9 2.2. Sử dụng một số bài tập Yoga phù hợp với trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Yoga là phương pháp tập luyện dành cho mọi lứa tuổi, có tác dụng lớn đối với cơ thể đặc biệt là sức khỏe tâm hồn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại các nước phát triển, yoga có tác dụng rất lớn đối với trẻ em. Bởi đây là thời gian trẻ bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài. Các bài tập Yoga giúp trẻ thư giãn sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện trí nhớ, nâng cao thể lực, giúp cho trẻ khỏe mạnh, dẻo dai, bền bỉ, tự tin, bình tĩnh đặc biệt trẻ kiềm chế cảm xúc tốt hòa đồng với các bạn xung quanh. Nhận thức được vai trò của Yoga trong việc rèn luyện sức khỏe cho trẻ, đặc biệt trẻ 24 - 36 tháng. Tôi đã tìm hiểu và tham gia các lớp học Yoga để có thêm kiến thức. (Hình 6 - Phụ lục). Trong các động tác Yoga đã học, tôi lựa chọn những động tác đơn giản, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để lồng ghép vào một số các hoạt động trong ngày như: * Sau giờ ăn và trước giờ ngủ. Sau giờ ăn và trước giờ ngủ là khoảng thời gian cần để cho trẻ tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy, khoảng thời gian này trẻ vận động nhẹ nhàng, tĩnh tâm sẽ giúp trẻ đến với giấc ngủ nhanh hơn, sâu hơn. Tôi đã lựa chọn một số động tác Yoga như hít thở, ngồi thiền. Trong lúc trẻ nhắm mắt thư giãn tôi mở bản nhạc thiền nhẹ nhàng êm ái, kết hợp kể chuyện bằng giọng kể nhẹ nhàng sâu lắng về những điều tốt đẹp xung quanh trẻ. Những câu chuyện của tôi kể về khung cảnh bình yên, tươi mát và đẹp. Thông qua việc kể chuyện kết hợp với nhạc không lời giúp cho trẻ không chỉ được thư giãn, thoải mái mà còn phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Trẻ được thả mình vào các câu chuyện và có cảm giác mình đang được đi đến những nơi, những vùng đất tươi đẹp mà cô giáo kể. Trẻ thêm yêu bản thân, yêu thiên nhiên, yêu mọi người, sống biết ơn và sống tốt hơn. (Hình 7 - Phụ lục). * Hoạt động chiều. Tôi lựa chọn một số buổi chiều trong tuần để dạy các bài tập Yoga cho trẻ, nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, dẻo dai và tăng sức bền cho trẻ.
- 10 Bài tập 1: Tư thế thở như quả bóng. Bài tập này là một bài tập Yoga thở đơn giản, nhẹ nhàng dành cho trẻ em. Thở bằng bụng giúp cho bé kiểm soát cảm xúc lớn và tập trung khi cần lấy oxy đi trong cơ thể. (Hình 8 - Phụ lục). Bài tập 2. Tư thế trẻ sơ sinh. Có thể bạn chưa biết, bài tập trẻ sơ sinh là tư thế Yoga hướng cho bé trở về cảm xúc như thời thơ ấu. Khi đó, theo bản năng cơ thể và tâm trí chúng ta trầm tĩnh hơn. Tư thế trẻ sơ sinh phù hợp với mọi lứa tuổi, dễ dàng thực hiện. Bài tập này kết hợp với nhịp thở giúp cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ. (Hình 9 - Phụ lục). Bài tập 3: Tư thế con bò. Bài tập Yoga mô phỏng con bò giúp kéo giãn gân cốt, giảm căng thẳng tại lưng và cổ cho trẻ em. Để khuyến khích thở ra khi giữ tư thế này, hãy khuyến khích bé kêu “bò bò”. Chắc chắn bé sẽ rất vui vẻ và hợp tác cùng cô. (Hình 10 - Phụ lục). Bài tập 4: Tư thế con mèo. Tư thế này là một tư thế cơ bản nhưng rất có ích trong việc hỗ trợ lưng, giảm đau và duy trì cột sống khỏe mạnh. Tư thế Yoga này cũng có thể giúp bạn cải thiện tư thế và khả năng thăng bằng. (Hình 10 - Phụ lục). Bài tập 5: Tư thế ngồi ếch. Bài tập ngồi giống con ếch là một tư thế Yoga vui nhộn theo chủ đề động vật mà các bé đều yêu thích. Cô cùng trẻ có thể tập nhảy xung quanh nhà theo tư thế này. Bài tập Yoga ngồi ếch giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho đôi chân của trẻ. Để tăng thêm không khí vui vẻ, hãy khuyến khích trẻ giả tiếng kêu “ếch ộp” của ếch. (Hình 11 - Phụ lục). Bài tập 6: Tư thế kim cương. Tư thế này làm thay đổi dòng máu và xung thần kinh ở khu vực quanh xương chậu làm cho cơ xương chậu khỏe hơn. Tăng hiệu suất toàn bộ hệ tiêu
- 11 hóa, giảm các vấn đề về dạ dày như loét tiêu hóa và nhiều axit. (Hình 11 - Phụ lục). Bài tập 7. Tư thế em bé - tư thế hồi tĩnh thư giãn. Tư thế này giúp bé thư giãn lưng dưới, hông và đùi tối đa. Bên cạnh đó, các động tác hít thở sâu còn có tác dụng làm êm dịu hệ thần kinh trung ương của trẻ. (Hình 12 - Phụ lục). 2.3. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua ngày lễ, ngày hội ở trường. Ngày lễ, ngày hội ở trường là cơ hội để trẻ được tham gia trải nghiệm học hỏi khám phá đặc biệt là tham gia các trò chơi vận động. Việc được cùng nhau tham gia vào các bài tập và trò chơi vận động giúp trẻ tự tin, đoàn kết và có tinh thần cố gắng nỗ lực của bản thân. * Trong dịp tổ chức Trung thu. - Trong ngày tết Trung thu ở trường, trẻ được tham gia một số tiết mục văn nghệ của lớp, tham gia múa lân cùng cô giáo. Việc cho trẻ được cùng bạn múa lân giúp cho trẻ vận động toàn thân đồng thời phối hợp ăn ý nhịp nhàng giữa bước chân để có thể di chuyển con lân một cách linh hoạt trên sân khấu. (Hình 13 - Phụ lục). * Trong dịp tổ chức tết Nguyên đán - tết Hàn thực. - Để phát triển vận động tinh cho trẻ tôi đã cho trẻ cùng nhau trang trí cành đào, cành mai, tô tượng và gói bánh trưng, nặn bánh trôi. Việc này không chỉ giúp cho trẻ hiểu được những loại hoa, bánh đặc trưng của ngày tết mà còn giúp trẻ được rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn của đôi tay. (Hình 14 - Phụ lục). - Để trẻ được vận động toàn thân tôi tổ chức cho trẻ chơi 1 số trò chơi dân gian như “ kéo co”, “ rồng rắn lên mây”, “ thả đỉa ba ba”. Thông qua các trò chơi này giúp cho trẻ được rèn luyện các cơ bắp trên cơ thể, đồng thời rèn cho trẻ một số kỹ năng như nhanh nhẹn, bền bỉ đặc biệt giúp trẻ đoàn kết và phối hợp tốt với bạn bè. * Trong ngày hội thể dục thể thao, ngày Quốc tế thiếu nhi 1 - 6. Trong ngày hội thể thao tôi cho trẻ tham gia các trò chơi vận động theo hình thức
- 12 thi đua giữa các nhóm như: Kiến về tổ, Chở táo về nhà, Thỏ lấy cà rốt (Hình 15 – phụ lục). * Tính mới, tính sáng tạo của biện pháp. Giáo viên đã dựa vào đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi của trẻ để xác định mức độ về thể chất của trẻ để lựa chọn các trò chơi, bài tập Yoga phù hợp với trẻ. Giúp trẻ khỏe mạnh, dẻo dai, tự tin, bình tĩnh kiềm chế cảm xúc tốt. III. HIỆU QUẢ DO BIỆN PHÁP ĐEM LẠI. * Đối với giáo viên: - Giáo viên tự tin, sáng tạo có thêm kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng, đồ chơi vận động và tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. - Có nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện hoạt động phát triển vận động cho trẻ. - Biết tận dụng mọi lúc mọi nơi để kích thích trẻ tham gia vào hoạt động phát triển vận động. * Đối với Cha mẹ trẻ: - Tạo được không khí vui tươi cởi mở giữa Cha mẹ trẻ và giáo viên, Cha mẹ trẻ tin tưởng và tôn trọng cô giáo. - Cha mẹ trẻ quan tâm đến con em hơn, dành thời gian để chăm sóc, tập luyện cùng con. Thường xuyên trao đổi cùng cô một số bài tập Yoga, tạo cho trẻ nhiều cơ hội thực hiện các bài tập phát triển vận động mọi lúc, mọi nơi. - Nhận thức đúng đắn về tác hại của việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, từ đó hạn chế việc lạm dụng các thiết bị thông minh. * Đối với trẻ: Trẻ khoẻ mạnh, dẻo dai, bền bỉ, khéo léo, bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc tốt. Trẻ thực hiện các hoạt động phát triển vận động, tập trung trí nhớ tiếp thu kiến thức mới tốt hơn. Qua đó giúp trẻ có tâm thế vui vẻ khi đến lớp, đến trường. Bảng khảo sát kết quả sau khi đã áp dụng các biện pháp. STT Cuối năm
- 13 Nội dung đánh giá Số Tỷ Số trẻ Tỷ lệ trẻ lệ % chưa đạt % đạt Trẻ thực hiện được các kỹ năng 24 88,9 % 3 11,1 % 1 vận động theo yêu cầu của cô. Trẻ tích cực, tự giác trong các 25 92,6 % 2 7,4 % 2 hoạt động. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có 26 96,3% 1 3,7 % 3 thể lực tốt. Tập trung, hứng thú khi tham gia 4 25 92,6 % 2 7,4 % vận động. *Kết luận Sau khi áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non Trực Đại” tôi nhận thấy trẻ lớp tôi có nhiều tiến bộ: Trẻ dẻo dai, mạnh dạn, tự tin, thích vận động, sức đề kháng và thể lực khỏe mạnh hơn. Trẻ đi học đều và vui vẻ khi đến lớp, đến trường. Điều đó chứng minh rằng thực nghiệm của tôi thành công, áp dụng các biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ tôi đề ra rất phù hợp. IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀ NHÂN RỘNG. - Đơn vị áp dụng: Trường mầm non Trực Đại. - Khả năng nhân rộng: Có thể áp dụng cho các trường mầm non trong huyện. V. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Trên đây là những biện pháp mà thực tế tôi đã thực hiện và đã gặt hái được một số thành công. Tôi xin cam kết không sao chép hay vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ BIỆN PHÁP Trần Thị Huê
- 14 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
- 15 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
- 16 CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG SÁNG KIẾN
- 17 Hình 1- “Trẻ chơi Cắp cua bỏ giỏ”, “Thi xem ai xâu được dài hơn”, “Mọi người trong nhà tôi”. Hình 2- Trẻ thực hành kéo khóa ở góc kỹ năng sống.
- 18 Hình 3- Trẻ tô, vẽ theo ý thích của mình. Hình 4: Trẻ chơi bế em, ru em ngủ ở góc thao tác vai. Hình 5: Trẻ chơi xâu lá khi chơi ngoài trời.
- 19 Hình 6: Cô giáo tham gia lớp tập yoga. Hình 7- Trẻ tập động tác hít thở, ngồi thiền sau giờ ăn, trước giờ ngủ.
- 20 Hình 8- Trẻ tập động tác thở như quả bóng. Hình 9- Trẻ tập tư thế trẻ sơ sinh.
- 21 Hình 10- Trẻ tập tư thế con mèo, con bò. Hình 11- Trẻ tập tư thế con ếch, kim cương. Hình 12- Trẻ tập tư thế em bé- tư thế hồi tĩnh thư giãn
- 22 Hình 13: Trẻ múa lân và múa văn nghệ ngày tết trung thu. Hình 14- Trẻ nặn bánh trôi, trang trí cành đào. Hình 15- Trẻ chơi trỏ chơi Thỏ lấy cà rốt trong ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.