Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_gia.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Tôi khuyến khích trẻ nói ra càng nhiều càng tốt, có thể đầy đủ hay chưa đầy đủ; đúng hay chưa đúng không quan trọng mà chỉ cần trẻ dám nói và được nói ra. Nhờ đó mà trẻ của tôi rất tự tin nói ra những điều mình suy nghĩ. Qua hoạt động này tôi muốn trẻ được tự khám phá, tìm hiểu, được trao đổi, được nghe bạn nói lên ý kiến vqua việc trực tiếp được quan sát vật thật, hình ảnh - Trẻ được tự suy ngẫm và đánh giá hiểu biết kỹ năng của mình, của bạn. - Thông qua trò chơi trẻ được củng cố lại hệ thống kiến thức mà trẻ đã học nhằm khắc sâu cho trẻ kiến thức cần cung cấp mà không bị nhàm chán. VD. Trong chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên. Tôi cho trẻ được làm thí nghiệm “Vật chìm vật nổi”, tôi phát cho trẻ các viên sỏi, miếng xốp, thìa inox . Cho trẻ đoán xem khi thả các vật xuống nước vật nào sẽ nổi, vật nào sẽ chìm? Cho trẻ thực hành và thảo luận xem tại sao lại nổi, vì sao lại chìm? * Hoạt động trao đổi : Diễn đạt chia sẻ suy nghĩ và mong muốn. Khi tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm tôi chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách nhẹ nhàng không gò bó cứng nhắc. VD: Tôi sử dụng những câu hỏi mở để kích thích óc suy nghĩ của trẻ: + Con sẽ làm gì khi con bị ốm? + Con nghĩ thế nào? + Làm sao con biết? + Tại sao con lại nghĩ như vậy? + Theo con điều gì/ cái gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tôi thấy trẻ của tôi đã biết suy nghĩ và trả lời câu hỏi một cách tự tin. e. Biện pháp 5: Làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của đồ chơi đối với trẻ. Chính vì thế mà đồ dùng cần phải đẹp, phong phú, sáng tạo, mới mẻ, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, dễ sử dụng. Đặc biệt là những loại đồ dùng tự làm, luôn thực tế, sinh động và bám sát với yêu cầu của tiết học nên chắc chắn sẽ hấp dẫn trẻ hơn so với những loại đồ dùng mua sẵn. Tôi tận dụng các nguồn nguyên vật liệu phế thải: chai, lọ, bìa cát tông, , sau đó cùng trẻ quan sát và nghĩ ra các ý tưởng làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên
- vật liệu đó. Trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi trẻ sẽ được tham gia cùng làm với cô, từ đó trẻ không chỉ biết được cách làm mà còn biết được tác dụng, cách sử dụng, đặc điểm của đồ dùng đồ chơi đó. Thông qua hoạt động làm và sử dụng đồ chơi còn phát triển ở trẻ khả năng tư duy, sáng tạo, tích cực trong hoạt động. Với những đồ dùng, đồ chơi được phát và tự làm khi tôi đưa vào sử dụng trong tiết dạy môi trường xung quanh, tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng thú học, trẻ hiểu biết nhiều, quan sát rất tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu cô đưa ra, so sánh và phân loại cũng rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ rất phát triển, trẻ thuộc rất nhiều thơ ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các câu đố về các con vật, các cây hoa, các loại quả Tư duy của trẻ cũng nhanh và chính xác hơn . g. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay việc ứng dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên nhằm gây hứng thú lĩnh hội kiến thức cho trẻ. Tôi thường lựa chọn cách ứng dụng CNTT một cách phù hợp để đổi mới phương pháp giảng dạy, kích thích sự chú ý, hứng thú của trẻ vào mỗi hoạt động. VD: Hoạt động: Khám phá khoa học Đối với những tiết dạy cô cung cấp kiến thức, giáo viên có thể sử dụng các băng, đĩa tư liệu. cắt phim, tìm hình ảnh, phim trên mạng để tạo thành giáo án điện tử để dạy cho trẻ. - Lồng ghép âm thanh, hình ảnh sống động để tạo hứng thú - Vẽ, can cắt tạo ra các quy trình phát triển của con vật, sự vật, hiện tượng để giải thích cho trẻ hiểu. - Chơi các trò chơi trong chương trình Kidsmart: Phân loại, sắp xếp theo quy tắc, tạo chuỗi logic Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy.
- III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Bằng sự tìm tòi nghiên cứu, áp dụng những biện pháp trên. Tôi thấy kết quả đạt được đáng kể như sau: 1. Đối với trẻ: - Trẻ tích cực hơn trong các hoạt động một cách hào hứng tự nguyện. - Phát huy được tính tích cực của trẻ, khả năng tư duy, óc quan sát và đưa ra ý kiến của bản thân về vấn đề bàn luận. - Trẻ có những thói quen hành vi văn minh lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, biết cách điều khiển hành vi của mình. - Trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với cô và mọi người xung quanh, tự tin vào bản thân khi trả lời câu hỏi. - Trẻ có thói quen tự suy nghĩ và tìm ra đáp án, không ỉ lại người khác. Kết quả đạt được của trẻ Khả năng hứng Đầu năm học Cuối năm học Tăng thú, tích cực hoạt động và TT Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số kiến thức, kỹ Tỷ lệ % lượng % lượng % lượng năng đạt được sau mỗi tiết học 1 Loại tốt 7 24 19 65,5 12 41,5 2 Loại khá 8 27,5 8 27,5 0 0 3 Trung bình 8 27,5 2 7 0 0 4 Loại yếu 6 21 0 0 0 0 2. Đèi víi phụ huynh. - Các bậc phụ huynh có nhận thức sâu sắc về chương trình GDMN, luôn có sự phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Tin tưởng gửi con vào nhà trường, nhiệt tình sưu tầm ủng hộ nhà trường đồ dùng, đồ chơi, tạo môi trường học tập thuận lợi cho nhà trường. 3. Về giáo viên - Biết cách sắp xếp môi trường học tập phù hợp với độ tuổi.
- - Chất lượng chuyên môn của bản thân được nâng lên rõ rệt. - Nắm vững phương pháp dạy lấy trẻ làm trung tâm, có hình thức các tiết dạy linh hoạt sáng tạo, tự tin khi thực hiện các hoạt động CSGD, linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng và thực hiện kế hoạch. Qua kết quả nghiên cứu chúng ta thấy được: Nếu mỗi người giáo viên có ý thức học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và linh hoạt áp dụng có sáng tạo các phương pháp tổ chức hoạt động dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ thì sẽ tạo được rất nhiều cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện và góp phần đặt nền tảng vững chắc đầu tiên về phát triển thể lực, trí tuệ để đào tạo những chủ nhân tương lai cho đất nước. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên) (Xác nhận) Tống Thị Phương
- PHÒNG GD&ĐT (Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Nghĩa Hưng Trường Mần non Nghĩa Minh Tôi tên là: Tống Thị Phương – Giáo viên lớp 5 tuổi Tỷ lệ (%) Trình Ngày đóng góp Số Nơi công Chức độ Họ và tên tháng năm vào việc TT tác danh chuyên sinh tạo ra sáng môn kiến 1 Tống Thị Phương 30/6/1988 Trường Giáo ĐHSP 80% Mầm non viên Nghĩa MN Minh hạng II - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 6/9/2018 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Đưa ra các biện pháp, phương pháp giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. - Những điều kiện cân thiết để áp dụng sáng kiến: Đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng, các nguyên vật liệu phế thải, các phương tiện hiện đại. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Trẻ hứng thú, tích cực, sáng tạo trong hoạt động, khả năng tư duy tốt. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Minh, ngày tháng năm 2019 Người nộp đơn (ký và ghi rõ họ tên)
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Nghĩa Hưng Trường Mần non Nghĩa Minh Tôi tên là: Tống Thị Hương Giang – Giáo viên lớp 4 tuổi Tỷ lệ Trình (%) đóng Ngày Số Nơi công Chức độ góp vào Họ và tên tháng TT tác danh chuyên việc tạo năm sinh môn ra sáng kiến 1 Tống Thị Hương Giang 15/3/1983 Trường Giáo ĐHSP 90% Mầm non viên Nghĩa MN Minh hạng II - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp 4 – 5 tuổi trong trường mầm non”. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 6/9/2018 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Đưa ra các biện pháp, phương pháp giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. - Những điều kiện cân thiết để áp dụng sáng kiến: Khu phát triển thể chất có đồ dùng vận động phong phú, đa dạng, các nguyên vật liệu phế thải, các đồ dùng hiện đại. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Trẻ hứng thú, tích cực, sáng tạo trong hoạt động, khả năng tư duy tốt. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Minh, ngày tháng năm 2019 Người nộp đơn (ký và ghi rõ họ tên)